Ngoại truyện: Cuộc sống mỗi ngày 6
Phú Quý không ngờ Đường Văn Sinh lại nói như vậy, thấy ông bà nội, ông cố và bà cố suốt ngày chiều chuộng mình cũng không nói gì, lồng n.g.ự.c cảm thấy tức giận quay người chạy ra ngoài.
“Đi thì đi! Ai thèm ở lại đây!”
Nguyên Đản khẽ hừ một tiếng, lớn tiếng nói: “Chạy nhanh lên, chúng tôi cũng không muốn giữ cháu ở chỗ này.”
Phú Quý thực sự chạy nhanh hơn.
Thấy đã đến cửa thôn, nó quay đầu nhìn về phía sau, phát hiện không có người đuổi theo.
Nhất thời Phú Quý cảm thấy tủi thân.
Nó cố ý nán lại ở cửa thôn hơn mười phút, vẫn không có người đi qua.
Thực sự tức giận?
Phú Quý nghĩ đến ngày thường ông cố đối xử nó rất tốt, lại nghĩ đến bộ râu như bị bị chó gặm của ông cố, trong nội tâm liền xuất hiện sự áy náy.
Nhưng nó không thể bỏ sĩ diện của mình đi được. Nếu bây giờ quay lại, chẳng phải nó sẽ bị chê cười sao?
Vì vậy, Phú Quý chậm rãi đi về phía trước.
Nó nghĩ rằng khi đám người Đường Văn Sinh đuổi theo nó thì sẽ có thể nhìn thấy nó.
Kết quả là, nó gần như đi bộ đến vị trí của công xã cũng không thấy có ai đến.
Lần này Phú Quý thực sự hoảng sợ và tức giận.
Nó cũng lanh lợi, chạy ra chỗ có điện thoại, móc tiền ra gọi về nhà bà ngoại, kết quả là mẹ nó bắt máy.
Nghe nó nói muốn trở về, A Trân liền cười nhạo nói: “Không phải nói nhà này không giữ được con sao? Giờ nơi duy nhất con có thể ở chính là ở quê. Nếu như con không nghe lời, mẹ sẽ đưa con về quê ngoại của con! Bên kia chỉ có một căn nhà cũ nát, không có người thân, xem con sống như thế nào!”
Nói xong liền cúp điện thoại.
Trên thực tế, trước đó Nguyên Đản đã gọi cho cô ấy nên A Trân biết rõ có chuyện gì.
Phú Quý - người bị cúp điện thoại, đỏ mắt.
Nhưng dù sao nó cũng là một đứa trẻ thông minh, cũng không thực sự bốc đồng chạy đến những nơi xa lạ.
Nó cứ đứng giữa chốn đông người cho đến khi trời gần tối, Phú Quý nghiến răng quyết định quay lại nhận lỗi.
Càng đi, trời càng tối.
Khi đến gần thôn, nó đã không còn nhìn thấy đường.
Lúc này, bác cả Đường cầm đèn pin đi tới tìm người, vừa tìm vừa gọi tên.
Trong lòng Phú Quý đau xót, vội vàng lớn tiếng nói: “Ông cố, con ở chỗ này! Ông đừng đi, để con đi qua!”
Biết rõ bác cả Đường đã già, Phú Quý sợ ông ấy sẽ ngã nên vội vàng chạy đến nơi có ánh đèn pin.
“Chậm chút.” Bác cả Đường dựa vào Đường Văn Sinh nói: “Nếu con thực sự không thể ở lại được nữa. Sáng sớm mai để ông ba đưa con đến nhà ga.”
Ông ba là Đường Văn Sinh.
“Con không đi.” Phú Quý sụt sịt, nắm lấy bàn tay già nua và thô ráp của ông cố: “Con chỉ ở lại đây thôi.”
Trên thực tế, so với thành phố, cuộc sống ở nông thôn khiến Phú Quý cảm thấy thoải mái hơn. Những người bạn nhỏ ở đây sẽ đưa nó chạy xung quanh, so với thành phố rộng rãi hơn nhiều, lên cây bắt chim, xuống sông bắt cá, rất tự tại. Mấy người ông cố còn rất yêu thương nó.
Nghĩ đến đây, Phú Quý ngẩng đầu lên nhìn bộ râu đã cạo sạch của ông cố, nó khóc nói: “Con xin lỗi ông cố.”
“Tha lỗi cho con rồi, đi thôi, chúng ta về nhà ăn cơm.”
Bác cả Đường mỉm cười, Phú Quý nhanh chóng nói rằng sẽ không có lần sau.
Họ đi được một lúc, Nguyên Đản cầm một chiếc đèn pin đi từ hướng Phú Quý quay lại. Sau khi Phú Quý rời đi, Nguyên Đản đi theo đường nhỏ đến công xã bên kia, sau đó đi theo Phú Quý trên con đường phía trên.
Vì Phú Quý vốn cho rằng không có người tìm mình nên cũng không nhìn xung quanh. Tất nhiên không phát hiện cách đó không xa có người đi theo.
Khi về đến nhà, Phú Quý thấy Đường Văn Sinh đang nói chuyện với ông nhưng không thấy chú họ đâu.
Đến giờ ăn thì chú họ về.
Nguyên Đản liếc nhìn nó một cái: “Yô, cháu đã về rồi à?”
Giọng điệu tự nhiên.
Phú Quý muốn bĩu môi nhưng kìm lại được, thản nhiên đáp: “À.”
“Ăn đi, ăn đi.” Bác cả Đường rất vui vẻ, vội vàng gọi Nguyên Đản tới ngồi: “Cháu vất vả rồi.”
"Chuyện này không có gì đâu ạ.” Nguyên Đản cũng cười nói.
Phú Quý không phát hiện bọn họ có gì bất thường.
Hiện tại nó vẫn có chút sợ hãi Đường Văn Sinh cùng Nguyên Đản. Chỉ hy vọng mình ăn cơm rửa ráy thật nhanh rồi tranh thủ thời gian trở về phòng nghỉ ngơi, để không nhìn thấy bọn họ.
Thấy nó có vẻ sợ Đường Văn Sinh và Nguyên Đản, chị dâu họ mỉm cười. Sau khi Phú Quý chạy trở về phòng, chị dâu họ thì thầm với cha con Đường Văn Sinh: “Đây là nó sợ mấy đứa đấy.”
“Cuối cùng cũng có người khiến nó biết sợ.” Bác cả Đường cười nói.
“Cháu sẽ quay lại thường xuyên khi có thời gian.” Đường Văn Sinh hài lòng với việc Phú Quý sợ mình.
Nguyên Đản đáp: “Trong viện của chúng cháu, không có đứa nhỏ nào không sợ cha.”
Đây là sự thật.
Đường Văn Sinh còn từng vì vậy mà buồn rầu.