Bạch Minh Châu đã chi hẳn một vạn bốn nghìn đồng (14.000 NDT).
Khỏi phải nói về vị trí, phong cách tổng thể cũng không có gì phải bàn, tất nhiên giá cả cũng đặc biệt đắt đỏ.
Hơn nữa, quyền sở hữu và các phương diện khác đều rất rõ ràng, minh bạch, không có vấn đề gì, khác xa với tứ hợp viện hai phòng đầu tiên mà cô tự mua.
Vì thế mà giá cả cũng không hề rẻ.
Nhưng cho dù với giá một vạn bốn nghìn tệ, Bạch Minh Châu vẫn mua nó mà không hề chớp mắt.
Và đó là cách thức đầu tư của cô.
Việc thì nhàn lương lại cao, lợi nhuận lại càng cao, còn như việc mở cửa hàng hay tương tự thì cũng đừng tìm đến cô.
Chỉ là do người đàn ông của cô không chịu ngừng lại, lần quay về này lại đẻ thêm ba quả trứng cho cô.
Sau này khi ra ngoài làm việc sẽ phải thu tiền các loại, nhưng Bạch Minh Châu không có ý định tiếp tục làm việc này mãi nên cô đã có ý thức bắt đầu huấn luyện cho Lý Đại Ni.
Đến lúc đó sẽ tăng lương cho Lý Đại Ni, để Lý Đại Ni dùng thời gian rảnh rỗi để đối chiếu sổ sách cho cô, khi làm xong sẽ mang về đưa cô, rồi cô sẽ xem qua một lần nữa.
Lần quay về này Chu Lâm không chỉ mở thêm cửa hàng, còn thương lượng một số vấn đề khác cùng Bạch Minh Châu.
Chính là lắp đặt điện thoại trong nhà.
Với phí lắp đặt năm nghìn đồng, tương đương với nửa gia đình vạn tệ ở đây.
Đối với một gia đình bình thường thì không cần phải nói nhiều, thậm chí cũng đừng nghĩ đến chuyện đó.
Nhưng đối với Chu Lâm, số tiền này vẫn có thể chi trả được.
Lý do muốn lắp đặt điện thoại cũng là vì nó hữu ích, đỡ hơn khi xa nhà, hay lúc nhớ nhà, muốn gọi điện nói chuyện với vợ con mà không thể gọi được.
Nếu kinh tế gia đình ở mức trung bình thì không cần phải làm việc quá khả năng, nhưng đối với gia đình anh, năm nghìn đồng thực sự không phải là vấn đề gì lớn.
Cho nên Chu Lâm đã nghĩ ra ý tưởng này.
Bạch Minh Châu đã có ý nghĩ này từ lâu, chỉ là cô chưa nói ra mà thôi, nghe anh nói về việc lắp đặt một chiếc điện thoại, cô liền vui vẻ nói: “Vậy thì anh hãy tìm người lắp đặt đi.”
Ngày hôm sau Chu Lâm liên lạc cho người tới lắp đặt điện thoại.
Khi trong ngõ được biết là có người lắp đặt điện thoại thì có phần kinh ngạc không nhỏ.
Nhưng cũng không quá ngạc nhiên, bởi vì nhà họ Chu xưa nay đều không phải hạng tầm thường.
Trong nhà còn gì mà họ không có nhỉ? TV màu lớn, máy giặt, tủ lạnh, quạt bàn,… Bây giờ cả việc lắp đặt thêm một chiếc điện thoại cũng là điều không khó chấp nhận.
Chỉ là khiến cho nhà ông Hoàng, và nhà ông Thẩm trở nên kinh ngạc mà liên tục ca ngợi.
Cậu út và mợ út Cố cũng vừa được biết cháu trai muốn lắp điện thoại, đương nhiên họ biết cháu trai mình kiếm được tiền rồi nên chắc chắn sẽ có đủ khả năng chi trả, nhưng điện thoại cũng thực sự quá đắt.
“Nếu cháu đi xa mà lại nhớ nhà, cháu có thể trực tiếp gọi về, cả anh Quảng Thu cũng vậy. Chỉ cần ở nhà nói chuyện qua điện thoại mà không cần phải ra ngoài, khá hữu ích, nên lắp liền ngay thôi.” Chu Lâm nói.
Hai người cậu mợ út Cố còn có thể nói gì được nữa?
Sau khi lắp điện thoại, Chu Lâm gọi điện cho Ngô nhị gia và nhờ anh ta ghi lại số điện thoại của nhà.
“Còn lắp cả điện thoại cơ đấy.” Ngô nhị gia cười nói.
“Kiểu gì cũng phải dùng đến, nên phải lắp thôi.” Chu Lâm cười nói: “Tối nay sang nhà tôi dùng bữa nhé?”
“Lát nữa tôi có việc ra ngoài rồi, tôi đã hẹn với một người bạn, lần sau nhé.”
“Được thôi.”
Sau khi gọi điện cho Ngô nhị gia, anh gọi điện vào trong nam, để xem Cố Quảng Thu hoặc Lý Thái Sơn ai rảnh thì trả lời cuộc gọi.
Cố Quảng Thu nhận điện thoại, Chu Lâm cũng nói cho anh ấy biết trong nhà đã có điện thoại rồi, sau này nếu nhớ nhà có thể gọi về nói chuyện với chị dâu và các con.
Cố Quảng Thu mỉm cười viết lại số điện thoại, còn hỏi anh khi nào tới đây.
Chu Lâm nói sẽ mất vài ngày nữa.
Đã gần hai tháng kể từ lần cuối anh đi xa, hiện tại anh vẫn chưa thực sự đủ quan tâm đến vợ nên phải tiếp tục quan tâm đến cô ấy.
Về phần Niên Viễn Phương thì không cần phải gọi điện, không có điện thoại cố định. Anh gọi một cuộc đến Cơ tứ gia, nhưng anh ấy lại không có ở nhà nên đành nhờ người khác ghi lại số điện thoại, buổi tối về đến nhà, Cơ tứ gia lại gọi đến.
Chu Lâm ra ngoài nghe điện thoại, nói chuyện cùng anh ấy hơn nửa giờ, lúc cúp điện thoại, Cơ tứ gia vẫn còn muốn nói thêm.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-sach-hanh-trinh-tim-kiem-hanh-phuc-hoan-hao-cua-nu-phu/chuong-299.html.]
Mời anh đến Tây Bắc sớm hơn, vì sắp tới sẽ là sinh nhật của anh ấy, đó lại là một sự kiện lớn, và anh ấy cũng muốn giới thiệu anh với mọi người.
Đương nhiên Chu Lâm không thể bỏ qua cơ hội này, anh muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh ở Tây Bắc cho nên dịp trọng đại như vậy không thể thiếu anh được.
Tuy nhiên, anh đã ở nhà thêm ba ngày, gây rắc rối cho vợ thêm ba ngày nữa rồi mới lưu luyến cầm ví đi xa.
Vừa vào Nam, anh đã phải làm thêm giờ để giải quyết những vấn đề về sổ sách và tài chính chồng chất.
Bước tiếp theo là anh liên lạc với nguồn hàng, anh muốn đưa một lô hàng về Tây Bắc, mở thêm đường đi về Tây Bắc, anh đã hỏi Cơ tứ gia về việc này thông qua điện thoại.
Cơ tứ gia bảo anh chỉ cần gửi hàng bằng tàu hỏa, cháu gái của anh ấy là người phục trách cửa hàng ở đó, khi hàng đến cháu anh ấy sẽ lái xe đón về và chuyển về cửa hàng.
Chu Lâm cũng mang theo giấy chứng nhận kinh doanh chính thức của mình để làm thủ tục gửi hàng bằng tàu, nếu có giấy tờ thì tất nhiên mọi việc sẽ không thành vấn đề.
Vì vậy ở phía nam không lâu, Chu Lâm lại mang theo lô hàng này đi về phía Tây Bắc.
Nhưng lần này vào trong Nam, anh cũng cho Lý Thái Sơn nghỉ phép, để Lý Thái Sơn có thể về nhà một chuyến, dù sao kể từ lần dắt mẹ và vợ anh ta lên thủ đo ra thì anh ta cũng không có mấy thời gian rãnh rỗi trở về, cho nên bảo anh ta quay về thăm nhà, cho nghỉ nửa tháng.
Về phần Cố Quảng Thu, anh ấy không được nghỉ phép và phải tiếp tục làm việc ở đây, vì Chu Lâm khá bận nên anh ấy và Lý Thái Sơn phải thay phiên nhau nghỉ phép.
Lý Thái Sơn cũng không chần chừ, ngay ngày hôm đó đã mua vé chuyến tàu trở về thủ đô.
Kim Tiểu Linh không khỏi vui mừng, mẹ Thái Sơn cũng vui vẻ không kém, nhưng điều đáng vui mừng hơn chính là việc mua căn nhà sắp tới.
Lần này Lý Thái Sơn trở về để mua căn nhà từ Bạch Minh Châu.
Căn nhà này có giá bốn nghìn một trăm đồng, nhưng Lý Thái Sơn đã tích lũy đủ số tiền này rồi.
Bạch Minh Châu cũng sẵn sàng chuyển giao căn nhà cho anh ta.
Sau khi trở về và mua được căn nhà, anh ta đã ở lại đó thêm ba bốn ngày nữa. Sau đó Lý Thái Sơn mới khăn gói đi vào trong nam kiếm tiền.
Mẹ Thái Sơn cũng muốn bảo con trai út của mình nghỉ ngơi thêm vài ngày nữa.
Nhưng bản thân Lý Thái Sơn thì không nghĩ như thế, nghỉ ngơi làm gì cơ chứ? Có biết ở trong Nam bây giờ anh ta kiếm được rất nhiều tiền hay sao?
Bắt đầu từ nửa cuối năm nay, khi làn gió xuân thổi qua càng ngày càng mạnh mẽ, công việc kinh doanh của anh Chu ở đó đã đạt đến một tầm cao mới.
Công việc kinh doanh của Chu Lâm càng tốt thì anh ta và Cố Quảng Thu, với mức lương cơ bản cộng thêm tiền hoa hồng, sẽ kiếm được càng nhiều tiền hơn.
Trong nửa cuối năm qua, mỗi tháng anh ta và Cố Quảng Thu đều kiếm được hơn ba trăm đồng, đặc biệt trong một hai tháng gần đây, kiếm được gần bốn trăm đồng.
Bốn trăm đồng một tháng cơ á! Thật sự là rất nhiều đấy?
Vậy thì làm sao bây giờ chỉ trong tháng 10 mà anh ta lại có thể trả đứt tiền mua căn nhà cho Bạch Minh Châu mà không thiếu một xu nào cả?
Tất nhiên, có một phần tiền là do anh ta lấy từ mẹ, nhưng phần lớn số tiền đó là do anh ta và vợ kiếm được, anh ta kiếm được nhiều hơn, vợ anh thì kiếm được ít hơn.
Dù sao bây giờ Lý Thái Sơn cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ muốn kiếm tiền, mục tiêu của anh ta là trở thành một gia đình vạn tệ.
Phấn đấu trở thành gia đình vạn tệ trước khi Chu Lâm thu hồi việc kinh doanh ở trong nam.
Mẹ Thái Sơn đặc biệt cảm động trước người con trai cầu tiến bây giờ, bà ấy đã đề cập đến vấn đề này khi bà ấy và mợ út Cố đang ra ngoài buôn bán.
Trước đây, đứa con trai này đã khiến bà ấy nhiều lần lo lắng, trong hai năm khi Chu Lâm xa nhà, nó và Vương Nhị Anh rất thân thiết. Giờ đây nhìn mà xem, trong số các người con trai của bà ấy thì nó đã trở thành người có ý chí cầu tiến nhất, có thể mua một căn nhà ngay tại thủ đô và đang thực sự dần ổn định ở đây.
Cuối cùng, mẹ Thái Sơn kết luận rằng: “Con nó đã gặp đúng người, chỉ sau khi đi theo Chu Lâm, đứa con này mới trở nên hiểu chuyện và vươn lên như vậy”.
Mợ út Cố nói: “Bà lo nghĩ cái gì? Với công đức của mẹ chồng bà, thế hệ con cháu của bà cụ Lý sẽ không có ai kém cỏi cả, bà đừng quá lo lắng.”
Những lời này khiến mẹ Thái Sơn vô cùng vui mừng, nhưng bà ấy thực sự cảm thấy đứa con trai út Lý Thái Sơn có triển vọng như thế và được ngôi sao may mắn chiếu sáng như vậy thì chắc là có liên quan gì đó đến công ơn của mẹ chồng bà.
Nếu không, tại sao Chu Lâm lại không chọn một người nào khác để đi cùng, mà lại dắt Thái Sơn của nhà bà ấy đi cùng?
Phải nói rằng góc suy nghĩ của mẹ Thái Sơn khá kỳ lạ.
Nói về Chu Lâm.
Sau khi cập bến ga Tây Bắc cùng với lô hàng này, anh liền gọi điện thoại sang cho Cơ tứ gia.
Cơ tứ gia trực tiếp sai người đến vận chuyển lô hàng này sang cửa hàng nơi cháu gái anh ấy ở, còn Chu Lâm thì gọi xe đưa về nhà.
Chu Lâm còn tặng trước cho Cơ tứ gia một món quà sinh nhật, đó là một chiếc đồng hồ, thoạt nhìn giống như hàng nhập khẩu, chất lượng cực tốt.
“Người khác thì thôi đi, cậu không cần phải chuẩn bị quà gì cho anh Tư, hằng năm cứ vào dịp sinh nhật của, cậu có thể đến tham dự là anh Tư này đã rất vui rồi.” Cơ tứ gia nhìn thấy chiếc đồng hồ này, không khỏi nghĩ về những ngày ở trại cải tạo lao động.
Năm đó vào sinh nhật của mình, anh ấy chỉ nói với Chu Lâm, người em kết nghĩa của anh ấy, không có ý nghĩ gì khác, với điều kiện khi đó thì còn mong ý nghĩ gì nữa chứ? Chỉ đơn giản là nói ra thôi, thậm chí không ai biết về ngày sinh nhật của anh ấy.
Cuối cùng không biết vì sao Chu Lâm lại mang đến cho anh ấy một bát mì, nói đó là mì trường thọ, rồi đưa cho anh ấy ăn.