Lúc này trong nhà đã trở nên náo nhiệt vô cùng.
Bọn trẻ đã tan học được đón về, đang chơi với Niên Sinh, Lâm Lâm, còn có Kế Kế.
Tuy nhiên, anh cả và anh hai đều nghiêm túc sửa lại cách gọi của Niên Sinh: “Sau này không được thêm nhũ danh của bọn anh trước từ “anh” nữa. Bọn anh đã đi học rồi, em phải gọi tên chính thức.”
“Thế thì phải gọi như thế nào?” Niên Sinh hỏi.
“Gọi anh là anh cả đi.” Đứa thứ nhất nói.
“Gọi anh là anh hai.” Đứa thứ hai cũng nghiêm túc nói.
Niên Sinh nhếch miệng nở nụ cười: “Được.”
“Gọi anh là anh ba.” Đứa thứ ba tiếp lời.
“Nhưng em nhỏ hơn anh mà.” Niên Sinh sửa lại: “Em nên gọi anh là anh Niên Sinh mới đúng.”
Đứa thứ ba nhìn cậu bé với vẻ mặt vô cảm.
Đứa thứ tư nói: “Anh Niên Sinh, anh đừng hy vọng anh ba kêu anh bằng anh. Sau khi anh ấy ăn bánh kem sinh nhật lần thứ tư thì trực tiếp gọi anh cả và anh hai là thằng cả và thằng hai, không chia lớn nhỏ!”
Khi Chu Lâm xách hai con vịt quay về nhà cũng là lúc bọn trẻ đang nói chuyện rôm rả.
Lý Đại Ni đang ở trong nhà nấu cơm, Trương Kiều Mai đang phụ giúp cô bé.
Cậu út Cố và mợ út Cố chỉ đứng bên cạnh cười ha ha nhìn lũ trẻ trong nhà.
Khi Chu Lâm xách vịt quay về, lũ trẻ lập tức bị thu hút sự chú ý.
Niên Sinh nói: “Lần trước ông bà về cũng có mang theo vịt quay, ngon lắm ạ. Chỉ là bị ông bà ngoại chia đi nhiều, chúng cháu chưa ăn đã hết.”
“Hôm nay cứ ăn thoải mái, ăn bao nhiêu cũng được, ăn mạnh miệng lên. Lâm Lâm cũng vậy.” Đứa út nghe vậy liền hào phóng nói, còn đặc biệt quan tâm đến cô chị họ Lâm Lâm này.
Lâm Lâm mỉm cười ngại ngùng, trước đây cô bé vẫn hay chơi cùng bé ba và bé út nhưng chắc chắn là không nhớ gì rồi.
Còn Kế Kế, cậu bé còn nhỏ, đang cầm một miếng bánh ngọt ăn ngon lành. Bé tư đưa cho cậu bé ăn, nó chỉ nhìn anh trai rồi mỉm cười ngốc nghếch.
Bạch Minh Châu cũng biết hôm nay cậu út Cố và mợ út cùng mọi người sẽ đến nên không nán lại trường lâu, đến giờ tan học liền về nhà.
Cô còn chưa bước vào nhà, tiếng ồn ào náo nhiệt trong nhà đã truyền ra ngoài.
“Cậu út, mợ út.” Nhìn thấy cậu út Cố và mợ út, Bạch Minh Châu liền cười chào hỏi.
“Về rồi à? Qua đây uống ly nước trước đã.” Mợ út cười nói.
Cậu út Cố nhìn thấy cháu dâu cũng gật đầu.
Trương Kiều Mai nghe tiếng động liền đi ra từ trong bếp, nhìn Bạch Minh Châu cười nói: “Nữ thủ khoa về rồi à.”
“Chị dâu, lâu rồi không gặp.” Bạch Minh Châu cười ôm cô ấy một cái.
“Lâu rồi không gặp nhưng sau này bọn chị sẽ làm phiền đấy.” Trương Kiều Mai cười nói.
“Phiền gì chứ, càng đông người càng vui, em chỉ chờ anh Quảng Thu và chị dẫn các cháu đến thôi.”
Bàn trong nhà không nhỏ nên họ kê thêm hai chiếc ghế dài cũng đủ chỗ ngồi.
Có nhiều đứa trẻ quây quần bên nhau như vậy, bữa tối này không cần nói cũng biết là sẽ náo nhiệt hơn bình thường.
Sau khi ăn xong, Chu Lâm và cậu út Cố liền dẫn theo đám con trai đi tắm rửa, ngay cả Tiểu Kế Kế cũng bị Chu Lâm bế đi.
Bạch Minh Châu cùng mợ út và Trương Kiều Mai, Lý Đại Ni dẫn theo Lâm Lâm cũng đến nhà tắm để tắm rửa.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ xong xuôi, họ mới về nhà uống trà, tán gẫu.
Trương Kiều Mai liền hỏi Chu Lâm và Bạch Minh Châu về việc làm hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh buôn bán.
Chu Lâm là người trả lời, anh hỏi Trương Kiều Mai muốn bán đậu phụ hay bán bánh bao có nhân, bánh bao trắng.
Nếu không yên tâm, cũng có thể tiết kiệm vốn, chỉ cần dựng một quầy hàng là có thể bắt đầu kinh doanh. Đến khi việc làm ăn tốt, có lãi rồi, lúc đó mở cửa hàng cũng không muộn.
Nhưng dù là bán đậu phụ hay bánh bao có nhân, bánh bao trắng, Trương Kiều Mai cũng không thể làm một mình được vì không có ai trông nom con cái.
Bạch Minh Châu liền nói với cô ấy không cần lo lắng quá nhiều, bảo mợ út và cậu út Cố qua bên kia ở, để Trương Kiều Mai lo liệu việc buôn bán là được, chuyện của con cái không cần cô ấy phải lo nhiều.
Mợ út nói để cậu út Cố qua bên kia ở là được, mợ út sẽ ở lại đây ngủ, buổi sáng sẽ qua phụ giúp nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.
Nhưng Chu Lâm và Bạch Minh Châu đã bàn bạc chuyện này rồi, Trương Kiều Mai và mấy đứa con mới đến thủ đô, đương nhiên cậu út Cố và mợ út phải qua bên kia ở, chuyện này không có gì phải bàn cãi.
Còn về nhà bên này, so với hai năm trước, Đâu Đâu và Đô Đô đã lớn hơn nhiều, hiểu chuyện không ít, còn có bé ba và bé út nữa, tuy chúng còn nhỏ nhưng họ cũng không cần phải lo lắng nhiều.
Hơn nữa, hàng xóm xung quanh đều nhiệt tình, còn có Lý Đại Ni và Sư Tử nữa, cho dù Chu Lâm không ở nhà cũng không cần quá lo lắng.
Dù sao thì ở đây ai mà không biết gia đình anh có bối cảnh lớn, ai dám làm càn?
Tuy nhiên, Chu Lâm vẫn ra ngoài ôm hai con ch.ó nhỏ về nhà nuôi, nuôi lớn rồi sau này cũng có thể để chúng trông nhà giữ cửa.
Hơn nữa anh cũng đã nhờ vả Ngô nhị gia bên kia.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-sach-hanh-trinh-tim-kiem-hanh-phuc-hoan-hao-cua-nu-phu/chuong-274.html.]
Ngô nhị gia cũng nói cho anh biết, từ trước khi nhận bé ba làm con nuôi, anh ta đã sớm truyền tin ra cho người trong giới rồi.
Anh ta chỉ có một đứa con nuôi và cậu bé đang sống ở đó!
Làm sao có thể để những chuyện bẩn thỉu xấu xa kia làm phiền đến cậu bé được chứ?
Những nơi khác có thể xảy ra vài vụ móc túi vặt, nhưng hiện giờ, khu nhà anh ở là nơi an toàn nhất!
Chu Lâm yên tâm rồi, trước khi vào nam, anh còn dẫn cậu út Cố và mợ út sang quán cơm của anh dạo chơi, đúng lúc giờ cơm, quán cơm đã chật kín người.
Hai ông bà thực sự nể phục.
Chỉ là một quán cơm bình thường lại có thể đông khách như vậy.
Nhưng hiện giờ mới đến đâu chứ? Lần sau về, Chu Lâm còn muốn lấy tiền kiếm được từ quán cơm này để mở thêm quán thứ hai, dù sao chỉ cần chọn địa điểm và bỏ tiền ra là được.
Trương Kiều Mai cũng được khích lệ, đồng thời cũng quyết định, cô ấy sẽ bán đậu phụ.
Bởi vì đây là món cô ấy giỏi nhất, Bạch Minh Châu cũng từng khen đậu phụ mà cô ấy làm ra là rất ngon.
Chu Lâm cũng đồng ý, bởi vì bây giờ làm gì cũng không sợ ế hàng. Thẩm Gia Hưng mở một tiệm bánh bao không ngon cũng có thể làm ăn được, bán đậu phụ đương nhiên sẽ không có vấn đề gì.
Chỉ cần không lười biếng chịu khó làm, tùy tiện ở nhà làm gì đó mang ra ngoài bán cũng có thể bán được.
Anh cũng giúp đỡ, gọi người mang đến cho cô ấy một cái cối đá không nhỏ, còn giới thiệu nguồn hàng cho Trương Kiều Mai, dẫn Trương Kiều Mai đến chỗ lấy hàng.
Không phải trong nhà còn một chiếc xe đạp nhàn rỗi sao? Có thể cho cô ấy dùng tạm trước.
Chiếc xe đạp này để ở nhà ít khi dùng đến, thường chỉ khi anh trở về từ miền nam mới dùng, những lúc khác trong nhà không ai dùng đến.
Cứ trực tiếp để cho Trương Kiều Mai đi chở hàng bán đậu phụ vậy.
Trương Kiều Mai cũng không chần chừ quá nhiều, trong lòng cô ấy ghi nhớ sự giúp đỡ của vợ chồng em họ đối với gia đình mình.
Hơn nữa, tốc độ của cô ấy cũng rất nhanh. Chu Lâm mới đi về phương nam, cô ấy đã lập tức chuẩn bị.
Cần dụng cụ và nguyên liệu gì để làm đậu phụ, cô đều tất bật chuẩn bị.
Đến khi Bạch Minh Châu nghe nói, quầy bán đậu phụ của Trương Kiều Mai đã được dựng lên.
“Hôm nay đã bắt đầu bán đậu phụ rồi, nhanh thế à?” Bạch Minh Châu nghe mợ út nói thì kinh ngạc hỏi.
Mợ út cười nói: “Đúng vậy, háo hức kiếm tiền mà.”
Chuyện này không thể nghi ngờ cũng là thể hiện rằng người con dâu Trương Kiều Mai này có thể làm chỗ dựa. Đừng quên, lúc trước cô ấy chính là người phụ nữ có thể làm việc kiếm công điểm bằng với sức của đàn ông, đương nhiên là bản lĩnh không tầm thường.
“Hôm nay chị dâu bán hàng thế nào?”
“Làm không nhiều nhưng bán hết sạch.” Mẹ chồng lấy đậu phụ từ bên kia mang sang, cười nói.
Sáng sớm nay, Trương Kiều Mai đã chở đậu phụ đi bán. Ngày đầu tiên, cô ấy chỉ làm một mẻ đậu phụ. Trương Kiều Mai không dám làm nhiều, sợ bán không hết. Bởi vì cô ấy chưa hiểu rõ thị trường và cũng không biết đậu phụ của mình có được ưa chuộng hay không.
Giá vốn của một cân đậu nành là một hào rưỡi. Vào thời điểm này, giá cả cả nước đều tương đối giống nhau, ở nông thôn cũng vậy, ở đây cũng vậy.
Đậu phụ có giá tám xu một cân, giá này cao hơn một xu so với thị trấn ở quê.
Sáu cân đậu nành có thể làm ra một mẻ đậu phụ, một mẻ đậu phụ nặng khoảng ba mươi cân.
Giá vốn của sáu cân đậu nành là chín hào.
Ba mươi cân đậu phụ có thể bán được hai đồng bốn hào, tính ra lợi nhuận của một mẻ đậu phụ là khoảng một đồng rưỡi.
Mẻ đậu phụ mà Trương Kiều Mai làm sáng nay chỉ mất chưa đến một tiếng đã bán hết, còn có người muốn mua nhưng đã hết hàng.
Điều này khiến Trương Kiều Mai cảm thấy yên tâm.
Nhưng mà cô ấy là người rất kín đáo, cũng không biểu hiện ra vẻ vui mừng, vì còn phải xem sau này có bao nhiêu người là khách hàng quen thuộc, xem có bao nhiêu người còn muốn đến đây mua đậu phụ của cô ấy về ăn.
Sau vài ngày như vậy, trên khuôn mặt Trương Kiều Mai mới thực sự nở nụ cười.
Bởi vì có khá nhiều khách hàng quen thuộc, họ còn khen đậu phụ của cô ấy làm rất thơm ngon, tay nghề rất tốt.
Vậy nên mấy ngày nay lượng đậu phụ của Trương Kiều Mai cũng liên tục tăng lên. Ngày đầu tiên một mẻ, ngày thứ hai cô ấy thử làm hai mẻ nhưng hai mẻ đậu phụ ngày thứ hai vẫn nhanh chóng bán hết, chỉ là Trương Kiều Mai không làm mẻ thứ ba. Không vì lý do gì khác, mỗi ngày làm hai mẻ đã là giới hạn của cô ấy.
Xay đậu phụ và rèn sắt, chèo thuyền được xếp vào ba công việc cực khổ nhất quả không phải là nói đùa.
Thời gian sau đó, việc bán đậu phụ của Trương Kiều Mai d.a.o động quanh số lượng hai mẻ mỗi ngày, việc buôn bán của cô ấy thực sự chỉ mất vài ngày là đã đi vào guồng.
Bạch Minh Châu cũng chúc mừng cô ấy vì điều này.
Cô hiểu rõ tính cách của người chị dâu họ Trương Kiều Mai này, có lẽ bởi vì nhà họ Trương không có con trai nên cô ấy thực sự coi mình như đàn ông để gánh vác.
Làm việc cũng rất nhanh nhẹn, dứt khoát. Nếu có thể, cô ấy sẽ không muốn đặt gánh nặng gia đình lên một mình vai Cố Quảng Thu.
Vì vậy, cô ấy mới coi trọng việc bán đậu phụ như vậy.
Một mẻ đậu phụ kiếm được một đồng rưỡi, hai mẻ đậu phụ là ba đồng, tính ra một tháng ba mươi ngày thì là bao nhiêu? Chín mươi đồng!
Lương của người ta bốn mươi, năm mươi đồng một tháng coi như là cao lắm rồi, có thể thấy lợi nhuận của việc làm chủ hộ kinh doanh cá thể rốt cuộc là như thế nào.