Qua vài ngày, Mẫn Trúc biết được cô xuyên qua trong một gia đình giàu có ở nông thôn thời cổ đại, nhưng không biết chính xác là thời nào. Cha cô tên Lâm Hải, nương của cô thì có lần nghe cha gọi là Mai Nhi họ Dương, cô còn có hai ca ca. Đại ca là Cẩn Minh 7 tuổi, nhị ca là Cẩn Tuệ 4 tuổi. Nghe danh sách mời đầy tháng của mình mà cha nương bàn bạc thì cha cô có một vị đại tỷ tên Lâm Tuyền, một vị ca ca tên Lâm Sơn, và một vị đệ đệ tên Lâm Giang. Còn cha mẹ của cha cô nữa.
Tạm thời Mẫn Trúc mới biết như vậy, còn gia cảnh và tình huống trong nhà thì bây giờ Mẫn Trúc lực bất tòng tâm. Cô cả ngày chỉ thức được một vài tiếng đồng hồ còn đâu là ngủ vùi.
Thêm một vấn đề làm Mẫn Trúc cực kì đau khổ là cô không thể tự đi vệ sinh được kia. Làm trẻ sơ sinh mà có ý thức của một người lớn cũng đâu phải chuyện tốt gì...
Trong lúc Mẫn Trúc đang đau khổ vì vấn đề đau khổ của mình thì thấy Lâm Hải bước vào phòng nói chuyện với Dương thị:" nàng xem, ta nghĩ lấy tên con là Mẫn Trúc được không? Con gái chúng ta sẽ vừa thông minh vừa thanh nhã". Mẫn Trúc nghe vậy thì thấy may mắn, tên họ như cũ. Tên này là do trưởng cô nhi viện đặt cho nàng, lấy theo họ của bà, nên nhếch miệng cười, Dương thị nhìn thấy thế ôn nhu nói:" con thích cái tên này, chàng xem con cười này". Lâm Hải nhìn hai mẹ con như vậy thì cười ngốc ngốc.
Ba người đang ta nhìn ngươi, ngươi nhìn ta thì có hai đứa bé ùa vào, Cẩn Tuệ nhanh nhảu nói:" cha, nương hôm nay đại ca được nghỉ học, con muốn đại ca dẫn con đi tới chân núi chơi". Cẩn Minh cũng dùng ánh mắt trông mong nhìn cha mẹ. Lâm Hải định từ chối thì Dương thị đã mở miệng:" đi đi, nhớ về trước giờ cơm trưa, không được đi quá xa, Cẩn Minh phải chăm sóc đệ đệ cho tốt". Nghe được như vậy hai anh em gật đầu lia lịa đáp ứng, rồi chạy nhanh như một làn khói ra khỏi phòng, chỉ sợ chậm một chút thôi sẽ bị cha túm được.
Dương thị cười lắc đầu rồi cúi xuống nhìn con gái nhỏ thì thấy bé đang nhìn chằm chằm ra cửa thì bật cười:" chàng xem, con gái nhỏ đang muốn theo hai ca ca đi chơi này". Lâm Hải nhìn thấy con như vậy cũng cười theo, ôm lấy Mẫn Trúc và nói:" áo bông nhỏ của cha, sau này cha sẽ dẫn con đi chơi".
Mẫn Trúc như ba đào mãnh liệt đang ầm ầm vỡ òa trong lòng. Hai mươi sáu năm ở kiếp trước, chưa ai nói với cô như vậy. Chưa ai dùng ánh mắt yêu thương nhìn cô như vậy. Thật lạ lẫm, thật ấm áp, Mẫn Trúc cảm thấy mình như dần bị cảm giác lạ lẫm này làm cho hòa tan, thật muốn ở trong sự yêu thương này mãi mãi. Mẫn Trúc cười, nhưng nước mắt lại rơi, dọa cho Lâm Hải sợ hết hồn đưa con cho Dương thị nói:" con sao thế? Ta đi gọi đại phu" nói dứt lời thì lao như bay ra khỏi phòng. Dương thị cũng cuống quít lên rồi, vội vã xoa xoa nhẹ lưng Mẫn Trúc nói:" không sao, không có chuyện gì, nương ở đây, nương ở đây", giọng nói Dương thị ấm áp, nhẹ nhàng. Mẫn Trúc bình tĩnh lại, chợt hoảng hốt: "mình chỉ là trẻ sơ sinh, biểu tình như vừa rồi hẳn rất quái dị. Đã làm cha, nương sợ hết hồn rồi... Khoan đã, "cha, nương", mình có thể suy nghĩ không chút xa lạ nào như vậy? Mà cũng đúng thôi, họ bây giờ chính xác là cha, nương của mình mà" nghĩ tới đây Mẫn Trúc coi như đã âm thầm chấp nhận bắt đầu dung nhập vào gia đình nhỏ này rồi. Cô cảm khái " có cha, nương thật tốt". Trong khoảng thời gian 3 khắc (tầm 45 phút), Lâm Hải mang theo một vị lão đại phu vào phòng, ông xem xét cho Mẫn Trúc một hồi rồi nói:" không có chuyện gì, có lẽ chuyện chảy nước mắt là do ngủ không tốt khiến mắt tổn thương một chút thôi, cố gắng dỗ con bé ngủ là tốt rồi." nói xong xách hòm thuốc đi về, cũng không lấy tiền khám bệnh của Lâm Hải. Mẫn Trúc cũng thở phào may mắn, phải biết thời cổ đại người ta rất tin vào thần thánh, ma quỉ. Nếu cô không cẩn thận có ngày sẽ bị lôi đi thiêu sống mất.
Lâm Hải cảm tạ đại phu, tiễn ông ra cửa rồi cũng vội vã đi làm việc vì Lý thị đã cao giọng gọi hắn rồi.
Đến chiều hai ca ca của Mẫn Trúc trở về, vẻ mặt cười rạng rỡ đưa cho Dương thị xem, là trứng chim. Dương thị xoa đầu Mẫn Tuệ nói:" nhờ cha con luộc cho hai đứa ăn đi". Tuệ mẫn chu cái môi nhỏ nhắn của mình lên:" nương, con đi nhặt trứng chim về là cho nương với muội muội ăn, mới không phải để con và đại ca ăn".
Dương thị cười nhẹ nhàng nhìn hai con trai ngoan ngoãn đứng trước mặt, lại nhìn con gái bé nhỏ đang tròn xoe mắt nhìn hai ca ca, lòng nàng mềm nhũn, cười nói:" các con hiếu thuận nương vui lắm, nhưng nương có trứng gà ăn rồi, muội muội còn nhỏ, chưa ăn được, hai đứa tự ăn đi thôi. Trời tháng hai, còn rất lạnh, hai đứa mau lau mình rồi thay đổi quần áo đi, cẩn thận bị cảm". Cẩn Minh nói:" vậy để con dẫn đệ đệ đi thay quần áo rồi đi luộc trứng, cả nhà mình chia nhau ăn". Dương thị cười gật đầu, Cẩn Minh cầm tay đệ đệ đi ra ngoài.
Mẫn Trúc thấy vậy thầm tán thưởng nương biết cách giáo dục trẻ em. Phải biết người cổ đại, tư tưởng không thể phóng khoáng như hiện đại được. Cách dạy con của phụ nữ cổ đại cũng sẽ rập khuôn rất nhiều.
Vì Mẫn Trúc sinh vào ngày 2 tháng 2, lúc này công việc nông vụ chưa bận lắm nên Lâm Hải muốn làm tiệc đầy tháng lớn một chút vì lễ tắm ba ngày nương hắn nói là vì sinh con gái nên không cần rườm rà. Nhưng nương hắn giờ lại nói phải lo tiền cho nhị ca và đệ đẹ hắn đi thi vào tháng tư nên sẽ không làm cả đầy tháng luôn, chỉ làm một mâm cơm trong nhà thôi.
Lâm Hải nghe vậy về nói với nương tử hắn, Dương thị nói:" bà bà muốn tiết kiệm tiền cho nhị ca và đệ đệ thôi, chàng cũng đừng buồn, sau này làm lễ tròn tuổi cho con luôn".
Lâm Hải nghe nương tử nói thì cười mỉm nhưng ánh mắt hắn hiện lên tia đau lòng. Nếu không phải vì hắn thì sao vợ con hắn lại phải khổ như vậy? Hắn biết nương tử và con gái của hắn lần này đã chịu uất ức rất lớn rồi. Hai tay hắn nắm chặt thành quyền âm thầm quyết tâm phải đối xử thật tốt với nương tử với các con.
Hai vợ chồng đang nói chuyện thì nghe giọng Tuệ Cẩn hô to:" ông ngoại, bà ngoại, đại cữu cữu mọi người tới xem muội muội sao? Bà ngoại con dẫn người đi xem muội muội, muội muội ngoan lắm, đi nhanh, đi nhanh bà ngoại".