Tháng 11 năm thứ tư Trị Bình, chiến tranh giữa Đại Tống và Tử Hạ cuối cùng cũng bùng nổ, Lư Doãn suất lĩnh tám vạn đại quân và Lưu Trọng Cát suất lĩnh mười vạn đại quân Tử Hạ gặp nhau trên biên cảnh hai nước, lập tức liền triển khai chiến cuộc. Vốn Lưu Trọng Gát đã biết chiến lực quân đội Đại Tống không tầm thường, nhưng lần này ông ta suất lĩnh quân đội vương bài Tử Hạ do mấy ngàn tượng binh tạo thành. Dựa theo kinh nghiệm trước đây của ông, chỉ cần xuất động tượng binh trên chiến trường thì gần như đã chiến thắng.
Lại nói Lưu Trọng Cát cũng không phải hạng tầm thường, có kinh nghiệm phong phú đối với chiến tranh, nếu không cũng sẽ không được vinh dự là người đứng đầu trong hàng võ tướng. Chỉ tiếc Tử Hạ là nước nhỏ, không đông người như nước Tống. Tượng binh lại là binh chủng mạnh nhất trên chiến trường, có thể đánh bại hầu hết các loại binh chủng khác, mà nước Tống lại không có loại tượng binh này, cho nên Lưu Trọng Cát mới có lòng tin như vậy.
Cũng chính vì có suy nghĩ như vậy, Lưu Trọng Cát mới phán đoán sai lầm. Đợi đến lúc tượng binh xuất hiện, không ngờ quân binh nước Tống lại sử dụng hỏa khí, cường nỏ bắn bị thương rất nhiều. Mặt khác, Lư Doãn đã sớm có nghiên cứu về tượng binh. Lão ra lệnh tạo ra một loại trường đao chuyên môn đối phó với mũi voi, huấn luyện cho sĩ tốt dùng loại binh khí này. Kết quả là khiến cho tượng binh phát cuồng chạy về phía sau, giãm chết, làm bị thương không ít quân Tống lẫn quân Tử Hạ. Có thể nói đội tượng binh của quân Tử Hạ đã không phát huy ra thực lực vốn có, ngược lại còn làm cho chiến trường càng thêm hỗn loạn.
Thừa dịp tượng binh tạo ra hỗn loạn, Lư Doãn chỉ huy quân đội tiến lên xung phong liều chết, kết quả là đánh tan đại quân Tử Hạ. Lưu Trọng Cát thấy tình thế không ổn, lập tức hạ lệnh cho quân đội rút về phía sau. Đáng tiếc Lư Doãn lại đánh lén từ phía sau, càng khiến cho người Tử Hạ tổn thất thảm trọng. Cuối cùng sau khi kiểm kê, người Tử Hạ chết gần hai vạn người trong trận chiến này, bị thương không ít mà quân Tống thì chết không đến vạn người, có thể nói là thăng trận.
Trận đầu thắng lợi, Lư Doãn lập tức ra lệnh cho toàn quân tiến tới, đằng đằng sát khí đi vào cảnh nội Tử Hạ. Bởi vì cảnh nội Tử Hạ khó đi, khiến cho lương thực. vận chuyển khó khăn nên Lư Doãn thực hiện cướp lương của địch, quân Tống vừa đi vừa cướp bóc. Lại nói trong tám vạn người này có bảy vạn là hàng quân Tây Hạ, ngoài ra còn có một ít người Đảng Hạng, những người này trời sinh cường đạo. cho nên không có bất kỳ mâu thuẫn gì với mệnh lệnh của Lư Doãn, thậm chí còn có loại cảm giác như rồng vào biển rộng.
Chán các website khác lấy cắp quá nhiều quá. Bên mình sẽ ra chậm lại các chương.
Quân Tống một đường đốt giết cướp, khiến cho người Tử Hạ vô cùng căm hận. Vua Tử Hạ Lưu Thiên Đạo một mặt bàn kế sách đả kích triều đình nước Tống, một mặt thúc giục Lưu Trọng Cát ngăn chặn quân Tống lại. Bất quá lần này Đại 'Tống xuất binh một mặt là để thỏa mãn dã tâm mở rộng bờ cõi, một mặt muốn mượn Tử Hạ để tiêu hao thực lực của hàng quân Tây Hạ, có dự mưu từ trước cho. nên không dễ dàng triệt binh. Về phần Lưu Trọng Cát, tuy rằng biết mình không được trang bị khí giới tốt như quân đội nước Tống, khó có thể đánh lại, nhưng để bảo vệ đất nước, theo lệnh nhà vua, cuối cùng chỉ có thể kiên trì ngăn chặn quân Tống ở sông Thái Ân.
Lại nói Lưu Trọng Cát cũng không hổ danh là người đứng đầu trong các võ tướng Tử Hạ, ông thừa dịp quân Tống kiêu ngạo tiến thẳng, không tránh khỏi sơ suất, đợi đến lúc quân Tống vượt sông, Lưu Trọng Cát phái quân ra ngăn chặn. Kết quả là vừa mới đánh, quân Tống đã chết trận năm sáu ngàn người. Đây cũng là trận chiến đầu tiên người Tử Hạ đại thắng quân Tống từ khi bùng nổ chiến tranh khiến cho trên dưới Tử Hạ khôi phục lại một chút tin tưởng.
Lưu Trọng Cát vốn muốn mượn nhờ sông Thái Ân ngăn trở quân Tống. Dù sao quân Tống không thể ở lại Tử Hạ, đến khi bọn chúng không chống đỡ được tự nhiên sẽ phải lui binh. Đương nhiên Lư Doãn cũng biết tính toán của Lưu Trọng Cát, nhưng lão lại nghĩ ra được đối sách. Đầu tiên là từng bước điều quân dời khiến cho nhân số trong quân doanh từ từ giảm bớt. Dùng cách này quân đội đối phó với địch sẽ yếu đi, nhưng số quân đội dời đi lại mai phục trong núi rừng gần đó, chờ cơ hội đánh lén.
Mặt khác Lư Doãn còn để mật thám rêu rao tin tức ở Tử Hạ, bịa đặt Lưu Trọng Cát sợ hãi Đại Tống, không dám giao chiến. Kết quả tin tức này khiến cho triều đình chấn động lớn, ngay cả Lưu Thiên Đạo cũng có chút hoài nghỉ, hơn nữa ông †a cũng biết nhân số quân Tống giảm bớt nên bắt đầu tạo áp lực cho Lưu Trọng Cát, muốn ông xuất binh giao chiến với quân Tống.
Kỳ thật Lưu Trọng Cát vốn hoài nghỉ số lượng quân Tống đối diện giảm bớt có phải là một âm mưu không, cho nên mới không dám xuất binh. Nhưng vì Lưu Thiên Đạo nghỉ ky khiến cho ông ta không thể không mạo hiểm, rốt cuộc triệu tập đại quân giết qua sông Thái Ân. Lúc mới bắt đầu, Lư Doãn sai người giả vờ bại trận, liên tiếp rút lui vạn dặm, đợi lúc đại quân của Lưu Trọng Cát truy kích, phục binh mai phục ở núi rừng hai bên xông ra, nhất thời quân Lưu Trọng Cát đại bại. Mặt khác, thừa cơ hội này, Lư Doãn sai người đoạt chiến thuyền của người Tử Hạ, vượt qua sông Thái Ân.
Kỳ thật thủ đô Hạ Vũ phủ của nước Tử Hạ cũng ngay ở bờ nam sông Thái Ân. Có thể nói sông Thái Ân chính là tấm chắn cuối cùng của Hạ Vũ Phủ, hiện tại ngay cả tấm chăn cuối cùng cũng bị quân Tống đột phá, hơn nữa quân Tử Hạ tinh nhuệ do Lưu Trọng Cát suất lĩnh cũng bị tổn thất thảm trọng trong trận chiến cho nên Hạ Vũ Phủ giống như một nữ nhân bị cướp sạch quần áo, không có bất kỳ năng lực phản kháng nào nữa.
Tuy nhiên, Lư Doãn cũng không vội tấn công Hạ Vũ Phủ mà nghỉ ngơi và chỉnh đốn vài ngày ở bờ nam sông, thuận tiện cũng để Lưu Trọng Cát đại bại quay về có thể thu thập một ít tàn binh bại tướng, sau đó lại quyết một trận tử chiến với y ở Hạ Vũ Phủ. Lại nói đoạn đường này tuy rằng Lư Doãn đánh vô cùng thuận lợi, nhưng y cũng trở thành mục tiêu của triều đình. Chủ yếu là vì tướng sĩ chết quá ít, bảy vạn hàng quân Tây Hạ chỉ thương vong không đến hai vạn người, con số này so với lượng thương vong mà triều đình âm thầm định ra cho y còn chưa đến một nửa.
Vài ngày sau, Lư Doãn rốt cục điều động đại quân xuất phát về hướng Hạ Vũ Phủ. Lúc này trên dưới Tử Hạ đã loạn thành một bầy, có không ít đại thần đề nghị Lưu Thiên Đạo cầu hòa với Đại Tống. Kỳ thật không cần những đại thần này nói, Lưu Thiên Đạo đã sớm đã phái ra mấy vị sứ tiết đến Đại Tống cầu hòa rồi, đáng tiếc bên Đại Tống lại không có bất cứ phản ứng gì, dường như muốn quyết tâm tiêu diệt Tử Hạ.
Chính trong tình huống cầu hòa không được này, Lưu Thiên Đạo đành phải lựa chọn tử chiến đến cùng, giao tất cả binh lực có thể triệu tập trong Hạ Vũ Phủ cho Lưu Trọng Cát, hy vọng ông ta có thể bảo vệ Hạ Vũ Phủ trước quân đội Đại Tống. Lại nói Lưu Trọng Cát mấy lần đối mặt với quân Tống đều bại trận khiến cho. không ít đại thần trong triều dị nghị, thậm chí cũng không thiếu người đề nghị đổi tướng. Tuy nhiên Lưu Thiên Đạo lại hiểu rất rõ, toàn bộ Tử Hạ cũng chỉ có Lưu Trọng Cát mới có thể ngăn trở quân Tống. Nếu là tướng lĩnh khác, chỉ sợ bại trận còn thảm hơn, cho nên y mới khư khư cố chấp chọn Lưu Trọng Cát làm thống soái toàn quân.
- Không dễ đánh mới tốt, ta còn đang lo lắng không hoàn thành nhiệm vụ triều đình giao cho đây! Lư Doãn nghe đến đó cũng chỉ cười, nói. Trên ngọn núi này chỉ có hai người bọn họ, cũng không cần lo lắng lời này truyền ra ngoài. Trên thực tế trong đại quân cũng chỉ có hai người bọn họ biết được mục đích của chiến lược lần này. Thậm chí những tướng lĩnh quân Tống khác cũng đều bị cố ý giấu diếm.
- Tuy nói vậy, nhưng nếu chúng ta thương vong quá lớn, chỉ sợ cũng không đánh hạ được Hạ Vũ Phủ. Dương Hoài Ngọc nghe đến đó thì cau mày mở miệng nói. Hạ Vũ Phủ được xây dựng vào triều Đường, lúc ấy nơi này là lãnh thổ Đại Đường, Hạ Vũ Phủ thì được gọi là Tống Yên, sau lại đổi tên là Đại Lăng. Trải qua mấy trăm năm phát triển, Hạ Vũ Phủ đã trở thành đại thành đệ nhất ở cảnh nội Tử Hạ. Tuy rằng không thể so sánh với thành Đông Kinh, nhưng đặt ở cảnh nội Đại 'Tống cũng coi như là một tòa thành kiên cố.
- Không đánh hạ được thì thôi. Dù sao lần này chúng ta cũng không thật sự muốn tiêu diệt Tử Hạ. Nghe đến đó, Lư Doãn cũng không thèm để ý chút nào nói. Vốn sự thống trị của Đại Tống ở phía nam vô cùng bạc nhược, cho dù lần này thực sự tiêu diệt Tử Hạ, chỉ sợ cũng vô lực thống trị, cuối cùng chỉ tiện nghi cho. các nước xung quanh như Đại Lý, Tỉnh Thành. Cho nên chỉ cần đánh cho bọn họ sợ là được.
Dương Hoài Ngọc cũng biết tiêu diệt Tử Hạ không phải là một quyết định sáng suốt, thậm chí trước đó y cũng không hy vọng xa vời đánh hạ Hạ Vũ Phủ. Dù sao Hạ Vũ Phủ là thủ đô của Tử Hạ, muốn đánh hạ cũng không phải là một chuyện dễ dàng. Nhưng trước đó y từng nhận được một phong thư của Triệu Nhan, cũng khiến cho y thay đổi ý nghĩ. Hiện tại y đang suy nghĩ có nên đưa phong thư này ra thuyết phục Lư Doãn thay đổi suy nghĩ nữa hay không.