Xuyên Không Tới Vương Triều Đại Khang

Chương 431




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

“Không sao”, Kim Phi vỗ vai Thiết Chùy: “Chuyện hôm qua đừng nói ra ngoài”.  

“Tiên sinh yên tâm, ta là người biết điều mà”.  

Thiết Chùy nhanh chóng đảm bảo.  

“Thông báo cho mọi người tới nha hành đi, làm xong việc sớm để quay về sớm”.  

Lúc này Kim Phi đã không còn tâm trạng ở lại quận thành vui chơi rồi.  

Để không bị dòm ngó như ngày hôm qua, hôm nay mọi người không cưỡi ngựa, các binh lính nữ cũng không mặc áo giáp.  

Một nhóm người cùng nhau đi tới nha hành của quận thành.  

Nơi được gọi là nha hành chính là nơi được các thương nhân chuyên sử dụng để buôn bán, tương tự như chợ đầu mối ở kiếp trước, không chỉ buôn bán các mặt hàng thiết yếu hàng ngày mà còn còn bán cả la, ngựa, gia súc và cừu.   

Nhóm người Kim Phi không dừng lại ở đây, được Đông Đông dẫn đường, bọn họ đi thẳng tới nơi sâu nhất của nha hành.  

Địa vị của nô bộc ở Đại Khang tương tự như hàng hóa, nhưng khác với các hàng hóa khác, nha hành đã đặc biệt xây dựng một vòng nhà lá để giam giữ những nô bộc chưa được bán.  

Lúc này là thời điểm nhộn nhịp nhất của nha hành, các nhóm nam nữ bị trói đứng ở cửa chòi tranh, ngoài những người trẻ khỏe còn có một số người già và trẻ em.  

Những người này thường là phạm tội trong gia tộc hoặc là nợ tiền địa chủ và quý tộc, bị quan phủ đem bán.  

Còn có một bộ phận là do nhà chủ cần tiền gấp nên gửi nô bộc tới đây để bán.  

Người qua đường giống như chọn gia súc, đầu tiên là nhìn bề ngoài. Có người còn mở miệng của nô bộc ra, xem có bị câm không, hoặc là cởi áo ra xem có khỏe mạnh không.  

Một số nô bộc mới tới còn chưa quen, khi có người mua mở miệng hoặc vén quần áo lên thì sẽ vô thức chống cự, mỗi lần như vậy, nha lang đứng canh ở bên cạnh sẽ cầm roi quật vào người bọn họ.   

Dần dần những người mới tới sẽ chấp nhận số phận của mình, trở nên tê liệt, mặc kệ người khác muốn làm gì thì làm.  

Ngoài những người do quan gia bán, bên đường còn có một số người bị dán cỏ quanh cổ, đa số là trẻ em.  

Đây đều là những gia đinh không sống tiếp nổi nữa, muốn bán con hoặc là bản thân đi, tìm một con đường sống.  

Tuy nhiên, những người như vậy, dù là người lớn hay trẻ em, thân hình gầy gò như da bọc xương cũng không mấy ai chịu mua.  

Nhiều đứa trẻ vẫn không biết những vết cỏ trên cổ của chúng có ý nghĩa gì, và nhìn những người qua đường với ánh mắt mong đợi.  

Bởi vì cha mẹ của chúng nói rằng, nếu như có người mua bọn họ thì bọn họ sẽ có cơm ăn.  

Mặc dù Kim Phi đã chuẩn bị tâm lý trước khi đến, nhưng y vẫn rất khó chịu khi nhìn thấy tình cảnh này.