Xuyên Đến Cánh Đồng Lúa Xanh Xanh

Quyển 2 - Chương 105: Khô hạn




Thu Dương cưới vợ, cả người nhìn càng thêm sáng láng. 

Lý thị vợ Thu Dương đối với Thu Dương vừa kính vừa yêu. nàng tuy không biết chữ, nhưng từ nhỏ thích người có học, huống chi Thu Dương nhân phẩm tướng mạo đều xuất chúng!

Cuối tuần được nghỉ, Thu Dương về, muốn giúp việc nhà. Lý thị vừa thấy Thu Dương đưa tay, vội đoạt lấy chổi đẩy Thu Dương vào phòng, để hắn chuyên tâm đọc sách. Nàng hầu hạ Thu Dương việc gì cũng không cần làm; trong nhà có đồ ngon cũng không nỡ ăn, chờ Thu Dương trở về ăn cùng.

nhà Thu Dương chỉ có vài mẫu ruộng, Lý thị cảm thấy mình có thể trồng được nên không để Thu Dương động tay, huống chi còn có hai vợ chồng Lý lão!

Có thể nói rằng Lý thị chiều Thu Dương không kém Tây Viễn chiều em trai. mấy đứa Vệ Thành toàn lấy chị dâu ra trêu Thu Dương. Thu Dương không phản bác, đôi mắt to cong cong cười.

Hắn tuy thành thật nhưng không phải không biết cân nhắc. ai tốt với mình tất sẽ để trong lòng. Vợ mình vừa tốt vừa giỏi, Thu Dương thỏa mản lắm.

Thu Dương thương vợ tần tảo đến trai tay, chạy qua nhà Tây Viễn xin cao làm mềm da tay do Tây Viễn và tiểu Cẩu Đản cùng nghiên cứu làm ra về bôi cho vợ, cũng dặn dò nàng phải thường dùng, dùng hết thì lại xin Tiểu Viễn.

Lý thị là con gái nhà nông, làm sao hưởng thụ qua ôn nhu bực này, đối tượng còn là phu quân yêu dấu! Kích động cả đêm không ngủ nổi, càng đối tốt với Thu Dương.

Nàng biết Thu Dương và Tây Viễn quan hệ tốt nên cũng hay ghé nhà họ Tây, rất tôn kính và thân cận với người lớn trong nhà. Đại Yến cũng hay qua nhà, hai người vợ trẻ gặp nhiều, tính cách khá giống nên rất nhanh thành chị em kết nghĩa.

hai lão nhân Vương gia và ngay cả Thu Dương đều là người thành thật. nhà họ đúng là cần nhất một nhân tố tràn ngập sức sống, mà vừa hay Lý thị là một người như vậy.

Mấy người vui mừng mấy người lo.

Từ sau khi Thu Dương thành thân, Trịnh Hiên lại khôi phục cách sống cà lơ phất phơ trước kia, mỗi ngày lưu luyến Tần lâu sở quán, còn ngang nhiên nuôi một tiểu quan chọc giận Trịnh lão gia, tẩn cho hắn một trận rồi bán tiểu quan kia đi, có điều Trịnh Hiên cũng không chịu hối cải.

ảnh sáng duy nhất trong cuộc sống đã không còn, hắn lấy gì làm dũng khí, phá tan gông xiềng hắc ám đây?

Bởi vì quá yêu, Trịnh Hiên chưa bao giờ dám có chút hành động dâm loạn, sợ không tôn trọng người kia. hắn thật cẩn thận tiếp cận, nghĩ rằng năm rộng tháng dài, người kia sẽ dần dần hiểu ý mình, dần dần yêu như vậy, hắn sẽ lấy dũng khí tuyên chiến cùng mọi người! Có điều người kia căn bản không có ý này, hoàn toàn không biết tâm tư của hắn. đối với Thu Dương, hắn Trịnh Hiên chẳng qua là một người bạn vô lý thích quấn quít mà thôi. Trịnh Hiên trong lòng vô cùng rõ ràng.

một đêm nọ, Minh Vũ đứa hầu bên người Trịnh Hiên không tìm thấy công tử của mình. hắn tìm tới nửa đêm trời gần sáng mới ngoài cửa lớn ở nhà họ Vương tìm được người.

Trịnh Hiên hai tay ôm đầu gối, lẳng lặng ngồi đó, tràn ngập nước mắt.

Vĩnh biệt tình yêu của ta!

bỏ qua phiền não cá nhân, hiện giờ trong lòng nhân dân ở Ngạn Tuy và cả phủ Tân Giang đều thực lo âu. từ tháng năm đã hơn hai tháng, trời luôn không mưa, hạt mạch vào thời điểm này nên vàng óng lại héo quắt rũ xuống. Cây ngô và đậu nành vừa nhỏ vừa vàng, không có sức sống.

Năm nay là một năm đại họa, cho dù giờ có một trận mưa lớn cũng không cứu được cái nạn này. năm nay lương thực tất phải mất mùa.

So với thôn trang lân cận, thôn hoa sen đỡ hơn nhiều. thôn họ có kênh nước, từ khi bắt đầu khô hạn, người trong thôn liền lấy nước từ đó để tưới tiêu. Tuy giảm sản lượng nhưng vẫn thu hoạch được sáu bảy thành.

Hiện giờ kênh nước đã gần khô cạn, lúa mạch đã sắp thu gặt không cần tưới nước, nhưng vẫn còn ngô và đậu tương trong ruộng.

Kênh nước không có nước, nguồn nước duy nhất trong thôn chính là cái giếng lớn. nước rất quý nên trẻ con uống nước làm vương vãi cũng sẽ bị mắng. Đợi mãi mà ông trời chỉ cho hai cơn mưa bụi, mọi người bắt đầu phải lấy nước từ giếng ra tưới.

Một cái giếng vừa muốn cung cấp ăn uống vừa muốn tưới tiêu làm sao đủ dùng, thôn dân thường bởi vì tranh đoạt nước giếng mà đánh nhau.

người nhà họ Tây không phải chịu cái khổ này. bọn họ có giếng riêng mà còn là giếng nước sâu, nguồn nước còn dư dả hơn giếng của thôn. Lúc đầu hoa màu trong ruộng thiếu nước, hai anh em Tây Minh Văn dùng xe lừa kéo nước ra ruộng, cho nên nhà họ tuy cũng bị ảnh hưởng nhưng đỡ nhiều lắm.

“May mà đích tôn nhà mình năm ấy thu xếp đánh cái giếng nước sâu, bằng không năm nay lấy gì tưới? ông khi đó còn nói Tiểu Viễn lãng phí tiền. thế nào? Giờ biết tốt rồi chứ?” Bà nội cảm thán nói với ông nội.

“Ôi!” ông nội thở ra một hơi. nhà nông đều coi hoa màu như mạng, “Ai mà ngờ được? chẳng người nào được như thằng Viễn nhà ta cứ như biết tiên tri?”

Tây Viễn được ông nội khen là nhìn xa trông rộng, lúc đánh giếng nước sâu chỉ nghĩ có nước giếng mát lạnh, lại nghĩ trong nhà nuôi gà, nhà chú hai làm đậu hũ, dùng nhiều nước giếng nên mới quyết định, làm sao tính được năm sáu năm sau gặp phải nạn hạn hán.

Người trong thôn bởi vì nước giếng mà đánh nhau khắc khẩu, Trình Nghĩa khó xử. Người ta giờ là Lý chính, phải lo mọi chuyện trong thôn.

nhìn tình huống hiện tại, khả năng bảo tất cả hoa màu không lớn, chỉ có thể chọn bỏ đi một phần. Trình Nghĩa tập trung đàn ông trai tráng của thôn lại để thương thảo.

Cuối cùng kết quả thương lượng là bỏ qua chỗ ruộng vườn bên ngoài thôn, có mấy người tiếc hoa màu rớt nước mắt ngay tại chỗ, mọi người trong lòng cũng không dễ chịu, có cách nào đâu!

Nhà nhà hạn chế lượng múc nước, mỗi ngày phái người đặc biệt giám sát bên cái giếng lớn của thôn, sau này ngoài nước dùng để uống thì không cho múc nước tưới.

chạng vạng hôm đó Trình Nghĩa tới nhà họ Tây đánh tiếng. cái giếng cổ c thôn căn bản không đủ dùng, Trình Nghĩa muốn hỏi nhờ nhà họ cho thôn dân đến lấy nước. có điều vào cía lúc nước quý vô cùng này, mở miệng xin nước chẳng khác nào đi nài tiền.

anh em Tây Minh Văn và Tây Minh Vũ thấy Trình Nghĩa khó xử, chủ động nói sẽ để thôn dân đến lấy nước, điều kiện là phải cam đoan nhà họ Tây đủ nước dùng.

Đây cũng là Tây Viễn dặn đi dặn lại. Có thể giúp đến đâu thì giúp hết sức.

Trình Nghĩa cảm khái nhà họ Tây thấu tình đạt lý, phân thôn dân làm hai nhóm, một lấy nước ở giếng thôn, một lấy nước bên nhà TV.

Tây Viễn thấy mùa màng không tốt, nhân lúc giá lương thực chưa lên mua vào, dùng xe ngựa trộm chở về thôn hoa sen.

Hắn không mua nhiều một lần mà theo từng nhóm, để Lý Đắc Mạch, lão Triệu, Trương Tài tách ra đi cửa hàng lương thực mua, chỗ lương thực đó đủ nhà mình ăn ba bốn năm.

Qua lập thu, Tây Viễn bắt đầu kế hoạch giảm bớt lượng gà. Gà chủ yếu ăn cám trấu, nhưng năm nay thứ đó đã thành lượng thực cứu mạng, người không có ăn, sao có thể cho gà ăn.

Trong nhà nuôi hơn bốn nghìn con gà, một phần bán đi, một phần bị Tây Viễn làm thành gà khô. làm như vậy sẽ giữ được trong thời gian dài hơn, vào đông thời tiết bên ngoài như một tủ lạnh thiên nhiên lại càng không sợ hỏng, có thể ăn vào đầu xuân năm sau. Hạn hán mà còn có thịt ăn, còn tốt hơn được sao.

Có điều cũng không phải toàn bộ gà đều xử lý, Tây Viễn để lại hơn một trăm con. người già trẻ nhỏ trong nhà phải chú ý dinh dưỡng, chứ không hạn hán làm thể xác suy sụp, dù tránh được tai hoạ cũng mất nhiều hơn được.

chuẩn bị đầy đủ cho mình rồi Tây Viễn không quên báo hiệu cho mấy người quen, Trình Nghĩa, Thu Dương, bác Vương Thuận, còn có Tôn Diệp.

Trình Nghĩa nghe xong, trầm mặc rất lâu rồi triệu tập thôn dân. Trình Nghĩa chỉ nói đây là lo lắng của mình, sợ hạn nặng lương thực mất mùa, có thể có nạn đói, đương nhiên sẽ có người nghĩ muốn mua lương thực để đề phòng.

Nhà nông đều là bán lương thực, nào có ai tiêu tiền mua về? Rất nhiều người dè bỉu, cũng có kẻ tâm tư thâm trầm, trong tay có chút tiền dư, mua một ít.

hoa màu c Thôn Hoa Sen tốt hơn các thôn khác, bắt đầu từ khi ngô lớn, Trình Nghĩa liền tổ chức thôn dân ngày ngày đêm đêm tuần tra trông coi, cho đến cuối thu thu hoạch. Ngay cả như vậy, cũng chỉ thu về năm sáu bảy thành, thế là còn tốt, những thôn khác chỉ được đến ba bốn thành, hoặc là càng ít.

Cảm giác được trong thành không Thái Bình, Tây Viễn hết lời khuyên Diệp tiên sinh tới thôn Hoa Sen tránh né.

Diệp tiên sinh chần mãi rồi nói là trong lòng lo lắng nên không thể đồng ý. Tây Viễn bất đắc dĩ mang theo hai mẹ con Lý Đắc Mạch, Trương Tài, Lý Nguyên về thôn Hoa Sen. nhà Lão Triệu còn thân bằng không thể đi cùng, kiên trì quay về thôn của mình, lúc gần đi Tây Viễn để cho hắn hai bao tải lương thực.

Mãi cho đến tháng chạp, tuyết trắng phủ khắp thế gian, thiên hàn địa đống, không có lương thực no bụng, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đói chết người, châu huyện xuất hiện dân lưu lạc bạo động, sơn phỉ xuống dưới cướp bóc thôn trang, cả phủ Tân Giang bao phủ trong bất an.

Trình Nghĩa quyết đoán hạ lệnh phong thôn, cửa thôn đóng chặt, dùng tuyết và thủy từ bên ngoài làm tường vây. cả thôn Hoa Sen trở thành một cái thôn băng trúc cô độc, trong không ra ngoài không vào. Có ai tự tiện ra thôn hoặc tự tiện dẫn người ngoài vào thôn, một nhà già trẻ đuổi ra hết.

trước khi mệnh lệnh Phong thôn truyền ra, Tây Viễn đã phái Vệ Thành và Lý Đắc Mạch, Tây Vi và Trương Tài, tách ra đến đón nhà Diệp tiên sinh và nhà ông ngoại.