Xuân Lai Triêu Triêu

Chương 11




Sau này còn xảy ra một vài chuyện tương tự.

Tóm lại là Tứ tiểu thư còn nhỏ, khi kiêu ngạo thì ngoài việc lén lút ra khỏi phủ, còn cãi nhau với Lục tiểu thư ở nhị phòng, Lục tiểu thư không cẩn thận ngã xuống bậc thang bị thương ở đầu.

Nhị phu nhân không chịu bỏ qua, nâng lên thành cuộc cãi vã giữa những người làm dâu, Chu thị liền đau đầu để ta quỳ xuống nhận lỗi, nói thẳng là ta ở gần nhất mà không kéo được Lục tiểu thư.

Tiện thể ta vừa khóc vừa kể lể để giải thích thay cho Trương Phục: "Tứ cô nương thực sự không đụng đến nàng ấy, là do nàng ấy trượt chân, tự mình lăn xuống."

Lần này thì hay rồi, đắc tội với Nhị phu nhân, lại ăn thêm một cái tát.

Sau đó, Chu thị hài lòng thưởng cho ta một miếng điểm tâm, vỗ tay ta, khen ta thông minh lanh lợi.

Năm Trương Phục cập kê thì thì tâm hồn bắt đầu bay bổng, thích thầm Tưởng Đình, thế tử của Trung Dũng hầu phủ ở Khai Bình.

Tưởng Đình đã từng gặp Trương Phục vài lần, chỉ vì hắn được huynh trưởng của Trương Phục mời nên đã đến phủ mấy lần.

Trưởng công tử của phủ Ngự sử là Trương Ngạn Lễ, là một người khá thú vị, học vấn không ra sao nhưng dựa vào gia thế mà làm một chức quan nhỏ ở kinh thành, nhỏ đến mức nào ư? Thậm chí còn chưa được coi là Hương xạ điển nghi bát phẩm, đến nỗi khi cha hắn là Trương Ngự sử đại nhân nhắc đến còn thấy mất mặt.

Mặc dù không nên thân nhưng hắn cũng có sở trường của riêng mình.

Ví dụ như sở trường kết bạn, kết giao với rất nhiều con em quan lại ở kinh thành, hôm nay thì rủ nhau đánh cờ, ngày mai thì rủ nhau chơi đánh cầu. Hắn có tài ăn nói, khéo léo ứng xử, đó chính là bản tính của hắn.

Trong một lần tình cờ, Trương Phục đã gặp Tưởng thế tử, lần đầu chỉ chào hỏi từ xa, vậy mà đã để lại ấn tượng trong lòng nàng.

Tưởng Đình, thế tử của Trung Dũng hầu, có một dung mạo phong lưu tuấn tú, phong thái phi phàm.. Truyện Phương Tây

Người này phóng túng không bị trói buộc, thực sự là một kẻ lão làng trong chốn phong nguyệt, chỉ liếc mắt đã nhìn thấu tâm tư của Trương Phục.

Nếu là tiểu thư nhà bình thường thì không có ai mà hắn không dám trêu chọc nhưng Trương Phục thì khác, nàng là tiểu thư của phủ Ngự sử.

Nếu trêu chọc vào thì khó mà toàn thân trở ra.

Vì vậy, Tưởng Đình nhướng mày, tỏ ra hiểu lễ nghĩa, giữ gìn phép tắc, coi như không biết tâm tư của một thiếu nữ như nàng.

Cái gì không có được thì luôn là tốt nhất, Trương Phục ngày đêm nhớ nhung, đến lúc tết Nguyên tiêu, nàng lại định ra khỏi phủ, chỉ vì nghe huynh trưởng nói đã hẹn Tưởng thế tử và những người khác đến Minh Nguyệt lâu ngắm đèn.

Ta biết nếu giấu Chu thị thì chắc chắn ta lại là người phải gánh tội, vì vậy ta nói rằng sẽ đi xin phép phu nhân.

Trương Phục đương nhiên không chịu, sau một hồi giằng co, nàng giơ tay tát ta một cái.

Nàng mắng: "Mẹ đã chọn cho ta rất nhiều tỳ nữ, ta chỉ gần gũi với ngươi, vậy mà Tiểu Xuân ngươi lại quên mất thân phận của mình, cũng muốn quản ta sao."

Ta im lặng một lúc, cúi mắt nói: "Thế gia cao quý, thân phận của cô nương cũng cao quý, chính vì vậy, không thể cứ theo ý của cô nương được."

"Ta chỉ muốn ra khỏi phủ một chuyến thôi."

"Việc này phải được phu nhân đồng ý."

"Ngươi biết rõ bà ấy sẽ không đồng ý."

"Vậy thì cô nương không nên đi, phu nhân đã nói rằng cô nương đã cập kê, không thể như trước kia được nữa, bà ấy đã đặc biệt dặn dò, mọi hành động của cô nương đều phải cho bà ấy biết."

"Tiểu Xuân! Ngươi..."

Trương Phục tức giận, chỉ tay vào ta, nói được nửa ngày, cuối cùng lại xì hơi (xiè le qì: hết giận).

Nàng thở dài một tiếng, như thể đã hiểu ra điều gì, bỗng lại kéo tay ta: "Vừa nãy ta không cố ý đánh ngươi, ngươi sẽ không trách ta chứ?"

Trên khuôn mặt xinh đẹp động lòng người ấy, thoáng hiện lên một tia áy náy, đôi mắt vô tội và trong sáng... Ta không khỏi nhớ lại câu nói "rồng sinh rồng, phụng sinh phụng."

Nàng và mẹ của nàng, quả thực rất giống nhau.