Ông Văn ngồi nhìn chằm chằm vào người đàn ông trẻ tuổi mặc quân phục đang ngồi trên sô pha nhà mình, ông thở dài, lắc đầu.
Kể từ con gái ông rời khỏi nhà cho đến nay, hầu như tuần nào người đàn ông này cũng ghé.
Bất quá không cụ thể ngày, có khi ngày thứ, có khi cuối tuần.
Có lúc buổi sáng, có lúc đêm tối.
Ông than thở với bà Văn:
- Không lẽ tôi kêu nó dọn vào nhà mình ở luôn đi cho rồi.
Nhìn thấy nó đến mà tôi đã ngán đến tận cổ đây.
- Ông dọa nó chạy mất đến lúc con gái mình về thì ông lấy đâu ra đền? Bà Văn nằm dài trên giường vẻ mặt chăm chú nhìn vào album hình ảnh trước mặt, nói bằng giọng lười biếng.
- Nhưng vợ à, khi nó đến em phiền nó tự nấu cơm ăn được không? Lí do tại sao anh là ba vợ mà phải nấu cơm cho nó chứ? Ông Văn nỉ non với bà.
- Ừm, anh muốn không nấu à? Vậy để em nấu cho.
- Không không..
Ông Văn lắc đầu như trống bỏi.
Anh chỉ tức không thể bỏ thuốc vào cho nó "ngủm củ tỏi" cho rồi.
Con gái mình thành ra như vậy mà nó..
nó vẫn đẹp trai ngời ngời như thế! Thật là quá thể.
Ổng vỗ đùi, tức giận.
- Anh à, mưu sát sĩ quan đang làm nhiệm vụ quốc gia có tính là chống phá nhà nước không? Em vẫn muốn tái giá đấy!
- ..
"Bác, bác sao thế?" Tiếng nói của Sâm Phol kéo ông Văn ra khỏi mớ bòng bong mà ông vừa nghĩ tới.
Ông đang suy tư, liệu vợ mình thật sẽ tái giá nếu mình xảy ra chuyện sao? Ai da, ông đã già rồi mà sao bà vẫn chưa già nhỉ? Người ta thường nói rằng "trẻ không chơi già đổ đốn".
Hồi trẻ ông là thanh niên nghiêm túc lắm nên bây giờ ông "đổ đốn" suy nghĩ lung tung về vợ mình à? Vợ mình, mình phải tin tưởng chứ nhỉ? Ông lắc lắc đầu:
- Không có gì.
Mà này, hôm nay bao giờ cậu mới rời khỏi nhà tôi? Có ăn tối hay không đây để tôi biết mà nấu cơm.
- Dạ không ạ.
Lát nữa cháu đi ngay thôi.
- Ừ, hôm nào muốn ở lại ăn cơm phải nói trước nhé.
Vợ tôi khó tính lắm à!
- ..
Sâm Phol rời khỏi nhà Thư ngay sau đó.
Anh không về nhà mà ghé café sân thượng Milk ngay ngã bảy.
Ngồi trầm tư một mình.
Thư đã rời đi gần một năm.
Ngày đó cô không nói gì với anh.
Đến khi anh biết thì đã không thể tìm được cô.
Tại đám tang Hà Tuyên, anh thấy cô khóc rất thương tâm nên nghĩ tình cảm của cô và Hà Tuyên rất tốt mà cô ấy lại vì cô mà qua đời cho nên ngoài an ủi Thư, khuyên nhủ cô, anh cũng không làm gì thêm.
Sau khi cô biệt tích một tháng anh tìm mọi cách đều không thể thấy cô.
Đến trường, khu nhà trọ, thậm chí là nhà cô anh cũng đóng quân tại chỗ..
tất cả đều vắng bóng cô.
Lúc này anh mới biết mọi việc.
Hóa ra anh thật vô tâm đến mức đáng giận.
Có lẽ thời gian đó cô đã phải đau khổ, lẻ loi, cô độc và mất phương hướng biết bao nhiêu.
Anh lại không hiểu, không thể đem lòng mình mà nói rõ.
Lại thêm, cái ngày cô và Hà Tuyên xảy ra tai nạn, anh không ở đó.
Mãi đến khi đám tang sắp kết thúc, anh mới kịp về.
Anh tức giận chính mình, tức giận luôn cả cô.
Vì sao cô luôn đặt anh ra khỏi suy nghĩ và tình cảm của cô.
Có phải lúc đó cô thấy bất lực với chính mình và bất lực với cả anh? Và vì vậy nên cô mới rời anh mà đi.
Anh biết hiện tại cô cũng đã tốt hơn, nhưng vì sao cô không chịu gặp anh? Anh không quan trọng với cô? Anh chẳng là gì trong tim cô hay sao? Cô có thể đau đớn đến thương tâm phế liệt vì Hà Tuyên là điều anh có thể chấp nhận nhưng vì sao lại đối với anh như thế? Anh thật sự nhớ cô.
Nhớ đến mức từng hơi thở, từng lời nói từng nụ cười của anh cũng đều in dấu bóng dáng cô.
Suốt một năm qua, anh không ngừng tự huyễn hoặc mình rằng cô cần thời gian để bình tĩnh lại, để hiểu rõ về người đã mất và để hiểu rõ chính mình.
Phải, có lẽ cô cần ngần ấy sự yên tĩnh và đã hiểu ra mọi việc từ lâu.
Nhưng vì sao cô không hiểu được tình cảm của anh?
Khi bạn yêu ai đó thật sâu sắc, yêu đến tận tâm can, khắc ghi đến tận xương tủy, sự hờ hững của người ấy sẽ khiến bạn như mất hết mọi thứ.
Như cuộc sống không lí tưởng, như đường đi hết lối, như cà phê không đường, như..
Đôi lúc anh tự nghĩ, trong tình yêu của anh và cô, anh phải chăng là người tham lam? Tham lam bóng dáng cô, tham lam hơi thở cô, tham lam cảm xúc của cô, tham lam..
tất cả mọi thứ thuộc về cô.
Có lẽ anh đã quên mất một điều, tình yêu xây đắp từ một phía có gọi là tình yêu hay không? Ai đó nói, khi tốc độ bạn trưởng thành không kịp tình yêu thì hôn nhân tan vỡ.
Vậy khi cô không kịp trưởng thành thì tình yêu của anh sẽ ra sao? Cho đi thật nhiều mà không cần nhận lại sẽ thật hạnh phúc sao? Sẽ thật không có chuyện gì xảy ra để người ta phải tiếc nuối ư? Ta sẽ hài lòng ư? Người đời có thể ca ngợi ai đó dũng cảm yêu đơn phương, thầm lặng hi sinh vì người ấy mà không cần một phần đáp lại.
Như Hà Tuyên.
Anh tôn trọng, nhưng anh không thể.
Anh không thể chấp nhận tình yêu của mình không có kết quả.
Đã biết không có kết quả thì sao bắt đầu? Hay ngay từ lúc bắt đầu, tình yêu đã lụi tắt? Anh thật sự đã mệt mỏi rồi? Anh có đợi được cô hay không? Anh, đúng, anh có thể đợi được tình yêu của anh trở về bên anh không?
Chờ đợi là hạnh phúc ư? Có lẽ nó chỉ là lý thuyết thôi.
Mà "lý thuyết thì màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi.
Đối với anh, chờ đợi là những ngày thảm thương.
Anh thảm thương cho chính mình.
Tình yêu giày vò anh.
Cô giày vò anh.
Nỗi nhớ giày vò anh.
Sự hi vọng giày vò anh.
Làm việc để quên? Không thể, có làm việc bất kể ngày đêm vẫn không thể.
Có say men rượu, men bia cũng không thể.
Tình yêu ấy đã ăn sâu vào máu thịt, cắm rễ trong lòng anh.
Tình yêu tưởng nở hoa nhưng không ngờ, hoa chưa nở thì nụ đã tàn rụi.
Cô ra đi, chỉ còn lại anh với nỗi cô đơn, trống vắng.
Đêm vắng em.
Cả một khoảng trời kia lấp lánh ánh sao cũng không còn thơ mộng.
Con đường tấp nập nhưng vẫn lẻ loi.
Ly cà phê thêm đường đến không tan nổi vẫn đắng chát.
Chuyến xe chiều như nghiêng lệch một bên.
Ngày vắng em, nắng trên đầu vẫn không xua được bóng tối.
Bóng cây sau nhà, không thể che hết những niềm đau.
Nụ cười xã giao của bao nhiêu người khác vẫn không làm tan được nụ cười của em đã đọng lại nơi tim anh.
Anh sẽ chờ, sẽ đợi em.
Đợi đến một lúc nào đó anh không thể đợi được nữa.
Vì vậy, em hãy mau quay về đi.
Về với anh, về với góc phố quen, về với quán cà phê tình cờ, về với nơi ta đã hẹn hò, đã yêu thương nhau.
Sâm Phol gõ cửa rồi bước vào phòng, sau khi giơ tay chào, anh trực tiếp nói:
- Sếp, em muốn xin nghỉ phép dài hạn.
- Lí do? Người đàn ông mặc quân phục với quân hàm ba sao 2 gạch trên vai hỏi lại.
- Thất tình.
- ..
Sâm Phol quyết định nghỉ phép để trở về quê nhà của anh một thời gian.
Đã lâu rồi anh không về thăm nhà, viếng mộ ba mẹ.
Ba mẹ anh đã là người quá cố, họ đều đã hi sinh.
Hi sinh giữa thời bình.
Gia đình anh người gốc Khmer, dòng họ anh vốn dĩ còn phải mang họ mẹ.
Nhưng ba mẹ anh tiếp xúc với thời đại mới, tư tưởng mới nên những ràng buộc dòng tộc không còn quan trọng với họ.
Bởi nó không còn xứng khi so sánh với những gì mà họ ghi vào sử sách gia phả dòng họ Krai.
Ông nội của anh là cán bộ cách mạng nằm vùng trong thời chiến, sau giải phóng, ông tiếp tục tham gia vào mặt trận chống chế độ diệt chủng rồi hi sinh trên nước bạn.
Tiếp sau đó, con trai lớn của ông tham gia đội đặc công hi sinh khi làm nhiệm vụ lúc đất nước đang xây dựng và phát triển mạnh mẽ.
Người ta ca ngợi ông anh, ca ngợi ba anh là những anh hùng của thời đại, nhưng ít ai biết rằng, những gì mà những người anh hùng thời đại ấy để lại cho vợ con là những vất vả lo toan của cuộc sống không có bờ vai gánh gồng của người đàn ông.
Mẹ anh bệnh tật liên miên do hậu quả của chiến tranh để lại và do cả sự hi sinh của người chồng.
Đời của bà cũng gói gọn trong chữ hi sinh của người phụ nữ Việt Nam.
Còn nhỏ, hi sinh tuổi thơ cắp sách đến trường vì những đứa em thơ côi cút.
Khi lớn lên lập gia đình, cùng với chồng hi sinh sức lực và tài năng để xây dựng đất nước.
Khi chồng qua đời, lại hi sinh để vun đắp cho gia đình chồng, để nuôi dạy con cái.
Đến cuối cùng là hi sinh vì sự nghiệp xây dựng tình hữu nghị với nước láng giềng.
Bây giờ chỉ còn lại hai anh em trai anh.
Người em trai giờ đang là bác sĩ ở thành phố C ít khi trở về nhà họ.
Thỉnh thoảng hai anh em vẫn gọi điện mà tán phét với nhau.
Hai anh em chỉ cách nhau có một tuổi nhau nên cứ như hai đứa bạn thân.
Mỗi đứa một chí hướng khác nhay nhưng cả hai đều luôn tự hào về ba mẹ, về gia đình, vì dòng họ Krai.
- Anh hai, anh định về nhà họ sao? Ở lại bao lâu? Krai Sâm Châu vui vẻ hỏi trong điện thoại?
- Khoảng một tháng hay hai tháng gì đó.
Sâm Phol hờ hững.
- Anh, đừng nói là anh bị khai trừ nhá? Sâm Châu thắc mắc gần như là muốn hét vào tai anh.
- !
Sâm Phol nhăn mày, đưa điện thoại ra xa, để mặc cho thằng nhóc lải nhải.
Bác sĩ, lương y, từ mẫu gì mà nói chuyện không thể đàng hoàng được cứ phải thét lên như mẹ kế thế này.
- Này..
này anh, sao không trả lời? Sâm Châu tiếp tục kêu gào.
Khi Sâm Phol cảm thấy hắn mệt rồi mới trả lời ngắn củn" nghỉ phép".
- Lý do? Lại thêm một người hỏi lí do.
- Thất tình!
- ?
Đầu dây bên kia bỗng im lặng bất ngờ như chưa thể tiêu hóa nổi thông tin cấp trên đưa xuống.
Lúc lâu sao, Sâm Phol định ngắt máy thì tiếng Sâm Châu lại vang lên:
- Anh! Được, về đi em sẽ chữa lành vết thương cho anh!..
bla bla bla..
Và Sâm Phol quyết định tắt máy.
Chữa lành vết thương sao? Anh tự cười một mình.
Người cần đến thì không thấy đến, còn kẻ ngơ ngẩn tự cho mình là thần tình yêu!.