Xin Lỗi Em, Anh Đã Yêu Anh Ấy

Chương 51: Khoai lang




Hà ngồi nghĩ về cuộc đời của mình. Dù sao thì đấy cũng là một dòng sông, một số kiếp, một đời người. Và cũng là một hành trình trải qua những kinh nghiệm rất đỗi đau thương.

Khi anh tắm. Nhìn lại mình, Hà thấy mình đầy đủ nguyên vẹn như một người đàn ông thực sự nhưng tại sao não thức của anh lại là não thức của một người phụ nữ.

Hà bắt đầu đi xuyên qua những miền kí ức của mình.

Ba đã bỏ mẹ và nó để đi theo một người đàn bà khác. Điều này cho Hà một cảm giác mông lung để nó không còn tin rằng phụ nữ là người tử tế. Dù mẹ là người phụ nữ hiền lành chân chất, bao giờ cũng quan tâm lo lắng cho Hà, nhưng tự trong sâu thẳm, Hà bao giờ cũng nghĩ rằng người đàn bà kia đã ăn cắp ba từ tay mẹ. Đàn bà nói chung là người xấu. Người đàn bà tốt duy nhất trên đời chỉ có một người, chính là mẹ.

Hà không có anh em như bao trẻ khác. Hà lớn lên trong một khu xóm khi tất cả bọn trẻ đã xúm vào bắt nạt Hà. Chúng đặt cho anh những cái tên như: Bống lại cái, Hà bống, thằng bống… Chúng đánh Hà, ném đá và mắng nhiếc. Trong tâm thức của đứa trẻ ấy đã luôn luôn phải chịu đựng những sức ép và những vết thương đầu đời. Chính những lời nói của lũ trẻ đã khiến nó nghĩ mình đã không được bình thường như bao nhiêu thằng bé khác.

Rồi một lần nó chứng kiến một người đàn bà hộ pháp, khuôn mặt có lưỡng quyền cao, đôi mắt thụt sâu như mắt khỉ. Bà ta đã đến tận nhà rồi xông vào đánh đập mẹ nó túi bụi. Một chiếc vòng cánh gián bị đập nát. Và người đàn bà kia đã nắm áo chồng lôi đi như người ta lôi một con chó. Hà đã ghi tất cả mọi sự vào trong đầu với ý nghĩ bị ám ảnh, đàn bà chỉ là những con người rất hung dữ, tàn bạo, xấu xa.

Rồi một lần khác nó đã bị người đàn bà ấy bóp cổ, đánh đập túi bụi rồi ấn mặt nó xuống mặt ruộng. Lần ấy Hà tin rằng mình đã chết. Tâm thức non nớt của nó đã bị khoắm hằn một vết cắt. Sẹo là nỗi ám ảnh dai giẳng của kí ức. Nó bắt đầu sợ đàn bà, họ ác lắm! Trên đời này chỉ có một người đàn bà duy nhất hiền lương và thương yêu nó chính là mẹ ruột. Tất cả những những người đàn bà khác đều nguy hoểm. Nó sợ! Nỗi ám ảnh không dễ dàng gột bỏ. Đấy là lý do tự trong sâu thẳm của tiềm thức, nó không bao giờ tin tưởng nơi phụ nữ. Nó sợ họ, vì thế cảm gác đối với phụ nữ ở nó không bao giờ có. Một mối đe dọa không định hình. Gần phụ nữ, hệ thần kinh giao cảm của nó bỗng vùng lên họat động. Vì thế nó chỉ biết đánh lừa những người phụ nữ khác bằng vẻ xa lạ bàng quan của mình.

Rồi sự xuất hiện của thằng Hiên với những đùm bọc che chở. Thằng Hiên đã cùng với nó lớn lên trong suốt một khỏang thời gian dài. Hiên luôn đối tốt với nó, bảo vệ và chăm sóc nó như ba nó ngày xưa. Hình ảnh của ba và Hiên đã trở thành một biểu tượng của sự an tòan mà nó luôn tín thác. Hà chợt nhận ra, chỉ có thể tin tưởng và yêu thương đàn ông. Đàn ông hiền lành hơn đàn bà. Thật lòng hơn đàn bà. Đàn ông mới thật sự là chỗ dựa đáng tin tưởng nhất. Ba nó ra đi cũng chính là vì một người đàn bà dụ dỗ. Nếu không thì ba sẽ mãi mãi ở lại với mẹ con nó.

Nó sống với mẹ, chẳng có mô hình người đàn ông nào để nó bắt chước. Mọi mô thức ứng xử nó đều quan sát và học hỏi từ nơi mẹ. Từ mọi sinh họat hàng ngày lẫn những quyết đinh quan trọng, mẹ thường gửi đến nó những bài học có nội dung ứng xử. Ba nó bỏ đi, mẹ càng chăm sóc nó nhiều hơn để bù lại những mất mát cho con trai. Hà được mẹ thương yêu nên không có những cơ hội khám phá cuộc sống. Nó chỉ biết rằng nó được sinh ra để được quan tâm. Nó không biết là chính trong môi trường sống ấy nó đã phát triển một hệ tư duy đầy nữ tính. Đến bây giờ người đàn ông 42 tuổi này mới nhận ra là mình đã có một tuổi thơ phát triển không bình thường.

Rồi sự xuất hiện của thằng Hiên, một thằng bạn luôn đóng vai là một người bảo vệ. Thằng Hiên còn cho nó những cơ hội so sánh. Nó vẫn nhớ đến kỷ niệm thằng Hiên nhờ nó bắt kiến. Rồi thằng Hiên cười bảo phân thân của nó nhìn tức cười. Lần ấy nó đã hoang mang không biết nó có thật sự bình thường hay không? Hiên bao giờ cũng là chỗ dựa tinh thần của nó. Chính thằng Hiên còn nhiều lần bảo nó:

– Mày yếu ớt như con gái hèn chi tụi nó gọi mày là bống!

Tất cả những chi tiết ấy cuối cùng đã là lời giải thích tại sao người đàn ông tên Vũ Hà ấy đã không phải là một người đàn ông thực thụ. Dù anh ta có một phân thân và hai tinh hòan đầy đủ, não thức và tư duy của anh hòan tòan thuộc về nữ tính..

– vậy thì tại sao Hiên cũng đồng tính như mình?

Hà tiếp tục suy nghĩ. Có thể ban đầu chính sự yếu đuối của Hà nên Hiên đã luôn che chở cho mình. Đúng ra là Hiên đã thương Hà vì nó là đứa trẻ không tự bảo vệ được mình. Hà thì luôn dành cho Hiên một sự kính trọng và thương mến. Có cái gì Hà cũng dành cho Hiên. Tình bạn khi đi quá sâu sẽ trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng. Sau đó cũng chính tình cảm thiêng liêng ấy bị cảm xúc đánh lừa, ngoài ra chính sự khác biệt giữa hai đứa lại luôn là một hấp dẫn lạ lùng.

Cao hơn nhục thể của tuổi trẻ là những giá trị trung thành. Những lời thề bị bẻ gập làm đôi rồi nhúng vào nhục cảm. Cảm xúc của con người không hoàn tòan độc lập với hòan cảnh sống. Con người là những sinh thể mang tính xã hội rất cao. Chúng ta có nhu cầu cần quan tâm người khác và được người khác quan tâm. Rồi một lần cả hai đứa bị trò chơi của duyên số ngấm ngầm thông đồng với tuyến nội tiết, hai thân xác ấm áp đã mượn hai quả tim để cùng tấu chung lên một bài giao hưởng.

Hà và Hiên vì thế đã tìm đến nhau bằng những tư tưởng được sống mãi vì nhau. Một điều cả hai đều không nhận ra là con người trong hành trình phát triển kinh nghiệm của mình luôn nhận ra rằg lời thề chỉ mang tính tương đối. Rồi trang sách cuộc đời lật qua một chương khác, những lời thề rạn nứt khi thực tế kéo giãn quá căng.

Chẳng phải lời thề nào cũng may mắn giữ lại được nguyên hình trọn vẹn.

Hà hiểu ra vì sao nó yêu Hiên và vì sao Hiên yêu nó.

Và như thế, cái lán ở giữa vườn cà fê hôm nào chỉ là một bến đậu khi hành trình cuộc đời hai đứa đã đi ngang qua đó. Mưa và gió. Nhục thể và hy vọng. Dưới sức nặng của trọng lực dục năng khốc liệt và sức nắng thiêu đốt của mặt trời số mệnh. Những lời thề chỉ có chút năng lượng là cảm xúc đã bị nghiền ra nát vụn, quăn queo, nứt nẻ. Lời thề, tuỵêt nhiên nó không thể nào là đối thủ ngang hàng của tư duy, của nhận thức và của sự cứng cỏi tàn nhẫn lạnh lùng của định kiến.