Vương Mệnh

Chương 46: Học Viện Tuyển Sinh






Bên bờ sông cạnh Bến thuyền, vật tư chất cao như núi.

Tổng cộng 4400 đơn vị gỗ và 4400 đơn vị đá, Giang Phong cho chất lên 19 tiểu thuyền và 2 bè.

Mỗi tiểu thuyền 200 gỗ và 200 đá, mỗi bè 300 gỗ và 300 đá.

Còn lại 3 tiểu thuyền, 1 dành cho Giang Phong, Long nhi và 2 gã hộ vệ.

Chuyến này đi Giang Lâm thôn, Giang Phong cho cả Long nhi đi theo.

Hai chiếc kia chở 2 hộ gia đình gồm 7 người dân cùng 100 lương thực.

Sĩ binh chia nhau lên bảo vệ 2 chiếc bè.

Mười chiếc thuyền câu cũng được kéo theo phía sau.
Chuẩn bị xong xuôi, Giang Phong lệnh cho Nhà tạo thuyền đóng thêm 6 chiếc tiểu thuyền và 12 chiếc thuyền câu nữa, rồi truyền lệnh khởi trình.

Cả đoàn thuyền bè rần rần rộ rộ hướng hạ lưu thẳng tiến.
Mới đi được vài dặm, chợt thấy phía trước có một chiếc tiểu thuyền đang hối hả chèo sát vào bờ sông tránh đường cho đoàn thuyền bè đi qua.

Giang Phong cười khẽ.

Trên thuyền có Long Đại Thiếu Gia và đội hữu.

Không thấy Long Nhị Thiếu Gia.
Long nhi cũng nhìn thấy tiểu thuyền, vừa chỉ vừa nói :
- Ba ba.

Thuyền.
Giang Phong gật đầu nói :
- Ừ.

Thuyền của Nghĩa Khánh thôn.
Bên kia, Long Đại Thiếu Gia cũng đã nhìn thấy Giang Phong, đứng dậy chắp tay chào hỏi :

- Tôn sư.
Giang Phong chỉ nhìn gã gật đầu.

Rồi đoàn thuyền lướt nhanh qua.
Qua Yên Hạ thôn, qua Nghĩa Khánh thôn, rồi tiếp tục đi thêm khoảng 20 dặm nữa là đến Giang Lâm thôn.

Lão thôn trưởng thấy Giang Phong đến, lại mang theo rất nhiều lương thực vật tư, vô cùng mừng rỡ, vội suất lãnh thôn dân ra bờ sông phụ vận chuyển lên bờ.
Long nhi nhìn cảnh quan toàn thôn, so sánh với An Phú Trấn, gục đầu vào lòng Giang Phong nũng nịu nói :
- Ba ba.

Thôn nghèo quá hà.
So với An Phú Trấn thì quả là nghèo khó, nhưng so với Yên Hạ thôn và Nghĩa Khánh thôn trước khi Giang Phong đến thì vẫn còn có thể gọi là sung túc, bởi trong thôn không chỉ có thợ săn và ngư dân, còn có cả mục dân, thợ may, thợ mộc.

Nói chung việc ăn mặc cũng tạm ổn.
Giang Phong xoa đầu Long nhi, nói :
- Thế nên chúng ta mới đến đây sửa sang lại.
Khảo sát địa thế Giang Lâm thôn, trước tiên vẫn phải xây dựng Bến thuyền, gã thợ mộc theo Giang Phong đến hợp lực cùng gã thợ mộc của Giang Lâm thôn bắt tay xây dựng Bến thuyền ở vị trí Giang Phong lựa chọn.
Có Bến thuyền, thuyền bè có chỗ neo đậu, ngư dân có thể điều khiển thuyền câu đi đánh cá.
Tiếp đó là đến nơi ăn chốn ở.

Toàn thôn hiện còn 5 hộ gia đình, thêm 2 hộ theo Giang Phong đến nữa là 7.

Thế là 7 gian biệt viện được khởi công xây dựng.

Biệt viện hiện là kiến trúc nhà ở tốt nhất có thể xây dựng ở thôn, còn Trang viện và Lâu các phải đến cấp Hương trở lên mới có thể xây dựng.
Tiếp đó là đến giếng, rồi Dược điếm, Hiệu y phục, Tiệm tạp hóa, Kho, những công trình phục vụ dân sinh.
Xong những kiến trúc trong thôn, Giang Phong dẫn 2 gã thợ mộc ra ngoài thôn xây dựng 1 Mục trường và 2 Trại mộc.

Thế là thôn dân ai nấy đều đã có việc làm, 3 gã thợ săn cùng ngư dân và mục dân nếu cố gắng, mỗi ngày ít ra cũng thu hoạch hơn 100 lương thực, lương thực sẽ có dư, không những không còn đói kém nữa mà còn có thể đảm bảo lương thực khi thôn thăng cấp lên làng.
Giang Lâm thôn là nguyên quán của Long nhi, vì thế nên được Giang Phong đặc biệt quan tâm.

Theo kế hoạch, Giang Lâm thôn cùng Yên Hạ thôn sẽ được ưu tiên thăng cấp.
Khi đã xây dựng xong những kiến trúc cần thiết, Giang Phong lại tiếp tục hành trình.

Đương nhiên, để có thể xây dựng các kiến trúc ở nơi sắp đến, 1 gã thợ mộc được lệnh tùy hành.


Đoàn thuyền đi tiếp về hạ du, Giang Phong tiếp thu thêm Dương Đình thôn, Đông Giang thôn, Tây Giang thôn, Kiến Đức thôn, An Khánh thôn.

Các thôn này cũng đều nghèo khổ khó khăn, và vì cách tuyệt với bên ngoài nên cũng hết sức thiếu thốn, chẳng ai để ý và cũng chẳng ai quản lý.

Thôn đông dân nhất cũng chỉ có 8 nóc nhà với 36 nhân khẩu.

Mỗi thôn đều được xây dựng Bến thuyền, cấp cho 1 tiểu thuyền và một số thuyền câu tương ứng số ngư dân trong thôn.
Địa bàn lúc này đã trải dài hơn trăm dặm.

Đi thêm nữa là đã qua đến Hưng An Châu.

Giang Phong quyết định quay lại.

Về ngang Giang Lâm thôn, cho gã thợ mộc ở lại, rồi hồi trấn.

Sau khi bổ sung nhân lực vật tư, đoàn thuyền lại ngược lên thượng lưu, tiếp thu thêm Tân Hòa thôn và Hòa Mỹ thôn.

Đến lúc này thì danh ngạch đã hết, đành phải quay lại.

Theo lời lão Tổng trấn cho biết, triều đình quy định tiểu trấn chỉ có thể quản lý tối đa 10 thôn làng, Hương trấn là 20 và Đại trấn 30.

Vì thế, công việc hiện tại cần làm của Giang Phong là cố gắng thăng cấp An Phú Trấn.

Vả lại, lãnh địa của Giang Phong hiện giờ trải dài đến 180 dặm, nếu tính trung bình từ bờ Nguyên Giang vào sâu trong rừng 10 dặm (chỉ là tối thiểu, vì trong rừng là khu vực quái vật tập trung, cũng là nơi người chơi sát quái luyện cấp, các trấn thành không quản đến, Giang Phong có quản thì cũng chẳng ai nói gì được, miễn sao đủ thật lực để quản thôi, 10 dặm là phạm vi hoạt động an toàn của thôn dân các thôn 2 bên bờ, đi xa hơn nữa thì nguy hiểm, cần sĩ binh hộ vệ), diện tích đã là gần 4000 dặm vuông (tương đương 640 kilômét vuông), đã rộng hơn các trấn khác rất nhiều, thậm chí tương đương một phần ba địa bàn quản hạt của Định An Châu (địa bàn quản hạt là những vùng nằm trong phạm vi quản lý của trấn thành, lãnh địa của Giang Phong hoàn toàn do mở mang mà có, lúc trước không thuộc quản hạt của Định An Châu).
Quay lại An Phú Trấn, nhìn hoàn cảnh hiện tại, Giang Phong quyết định phải có những điều chỉnh thích hợp.

Trong trấn hiện không còn là thuần NPC tiểu trấn, đây đó đã thấy bóng dáng người chơi, lăng xăng chạy qua chạy lại, phần lớn đang tìm hiểu hoàn cảnh.

Đặc biệt, trên đại lộ trước cổng Học Viện và Thần Miếu tập trung đến hàng trăm người, chỉ trỏ bàn tán xôn xao.

Cũng may lão sư gia đã điều mấy đội sĩ binh đến duy trì trật tự nên cũng chưa xảy ra điều chi đáng tiếc.


Còn những xung đột nhỏ phát sinh giữa những nhóm thế lực đối nghịch nhau thì khó tránh khỏi.
Trên đường từ Bến thuyền lên Nha Phủ, lúc đi trên đại lộ, chợt đâu Long Đại Thiếu Gia từ trong lề đường hướng về Giang Phong cung kính vái chào :
- Tôn sư.
Gã lên tiếng khiến những người xung quanh đều đổ dồn sự chú ý vào Giang Phong.

Giang Phong đưa mắt nhìn gã.

Long nhi lại vẫy tay chào, vui vẻ nói :
- Ê.

Gặp lại rồi.
Long nhi thấy gã đối Giang Phong rất cung kính nên có ít nhiều hảo cảm.

Giang Phong khẽ cười, nói :
- Xem ra Long nhi có vẻ thích hắn.
Long nhi nói :
- Hắn tốt.

Hiểu lễ.
Giang Phong bật cười, nhìn Long Đại Thiếu Gia nói :
- Sao ngươi vẫn còn ở đây, không đến Lục Hoa Trấn sao ?
Long Đại Thiếu Gia cung kính nói :
- Hồi Tôn sư.

Hiện giờ đã khá muộn, bọn vãn bối định sẽ tạm thời ở lại đây, nhân tiện tham quan trấn, sáng mai đến Lục Hoa Trấn cũng chưa muộn.
Giang Phong cười khẽ, nói :
- Tham quan trấn hay tham quan Học Viện và Thần Miếu.
Long Đại Thiếu Gia gượng cười, nói :
- Tôn sư.

Chẳng hay Học Viện và Thần Miếu có tuyển học viên không ạ ?
Thấy gã hỏi đến chính đề, những người xung quanh đều áp lại gần, lắng tai nghe ngóng.

Trầm ngâm giây lát, Giang Phong mới nói :
- Thần Miếu là nơi tế lễ thái cổ chư thần, Học Viện mới tuyển học viên.

Ngày mai sẽ có khóa tốt nghiệp nên hiện giờ đã bắt đầu xét tuyển học viên cho khóa mới, hiện đang tuyển sinh 14 bộ môn : chính trị, thuật số, y dược, âm nhạc, tế tự, pháp thuật, kỵ thuật, tiễn thuật, thương thuật, bổ ngư, phạt mộc, canh nông, thái tập, đoán tạo.

Tổng chỉ tiêu toàn khóa chỉ có 287 học viên.

Nghe danh mục 14 bộ môn, ai nấy đều chấn kinh, vừa kinh vừa hỉ.

Cả sinh hoạt kỹ năng, chiến đấu kỹ năng và phụ trợ kỹ năng đều có đủ.

Đặc biệt là những đặc thù kỹ năng tế tự, kỵ thuật và đoán tạo, hiện chẳng thể học ở đâu được.

Riêng Long Đại Thiếu Gia biết được “thông tin nội bộ” nên càng chú ý bộ môn chính trị.
Một kẻ buột miệng hỏi :
- Tôn sư.

Muốn nhập học có yêu cầu gì không ?
Kẻ khác lại nói :
- Đã gia nhập môn phái khác thì có thể nhập học không ?
- Thời gian học là bao lâu ?
- Học phí thế nào ?

Mọi người nhao nhao cả lên.

Giang Phong lắc đầu, mặc bọn họ, đi thẳng về Nha Phủ.

Lát sau, trên các bảng thông cáo của trấn xuất hiện mấy bản công cáo :
“Tử Long Học Viện chính thức mở cửa cho mọi người vào tham quan.

Lệ phí vào cửa là 1 ngân tệ mỗi người.

Chỉ tiêu và điều kiện tuyển sinh cho khóa mới sẽ được đăng trên bảng thông báo trước cổng Học Viện.

Nếu có thắc mắc có thể tìm gặp các vị giáo sư của Học Viện để được giải đáp.”
“Thần Miếu vào đầu giờ Dậu ngày mai sẽ tiến hành đại tế, sau đó sẽ mở cửa cho khách thập phương vào lễ bái thái cổ chư thần và xem triển lãm về tế tự pháp khí.

Lệ phí vào cửa là 1 ngân tệ mỗi người.”
“An Phú Trấn chính thức khai trương dịch vụ lữ du trên dòng Nguyên Giang.

Đồng thời cho thuê các trang viện trong trấn.

Mọi chi tiết liên hệ Nha Phủ.”
Sau khi các công cáo xuất hiện, mọi người đổ dồn về Tử Long Học Viện.

Đại môn chen chúc toàn người là người.