Lại nói, trong lúc các vị tướng soái của Bắc quân tranh cãi phân phân, không biết nên rút lui hay tiếp tục ở lại mai phục thì đoàn chiến thuyền của Thần Thánh quốc cập vào bến An Phong, chuẩn bị cho quân đổ bộ, đã khiến cả bọn ngừng tranh cãi.
Cơ Bá Trọng Nguyên soái truyền chúng tướng trở về vị trí, chuẩn bị hành động theo kế hoạch.
Bắc quân thượng hạ đều hồi hộp chờ đợi, ánh mắt khẩn trương nhìn về phía bến sông.
Sau một lúc chuẩn bị, quân đội của Thần Thánh quốc lần lượt rời chiến thuyền lên bờ.
1 vệ … 2 vệ … 3 vệ … 4 vệ.
Khi 4 vệ Thủy quân hoàn tất việc đổ bộ lên bờ, toàn bộ liệt trận ngay sát mé nước chứ không tiến sâu hơn vào trong lục địa.
Một viên Đại tướng bên phe Bắc quân thấy đối phương không có hành động gì tiếp theo, liền hỏi Cơ Bá Trọng Nguyên soái :
- Nguyên soái.
Chúng ta tấn công chứ ạ ?
Cơ Bá Trọng tức giận vung kiếm gõ lên Đồng khôi của gã, quát khẽ :
- Tấn công ? Ngươi muốn kỵ binh của chúng ta rơi xuống sông hết sao ?
Quả thật lúc này Bắc quân mà phát động kỵ binh xung phong tấn công, quân đội của Thần Thánh quốc chỉ cần tản ra là kỵ binh sẽ lỡ đà mà rơi xuống sông hết.
Viên Đại tướng kia ngơ ngác hỏi :
- Vậy chúng ta phải làm sao ?
Cơ Bá Trọng hừ lạnh nói :
- Chờ.
Tiếp tục chờ.
Bắc quân cẩn tuân thượng lệnh, đều ngưng thần chờ đợi.
Việc chờ đợi làm cho cả bọn căng thẳng vô cùng.
Các vệ Thủy quân của Thần Thánh quốc đổ bộ lên bờ xong, không tiến sâu hơn vào lục địa mà lại thuận theo bờ sông hành quân về hướng bắc.
Hành động này của đối phương hoàn toàn nằm ngoài ý nghĩ của Bắc quân.
Đối phương ở sát bờ sông, không thể sử dụng ưu thế kỵ binh được rồi.
Các viên Đại tướng lại tập họp bàn bạc.
Một gã khẩn trương nói :
- Nguyên soái.
Nếu không hạ lệnh truy kích là đối phương sẽ đi mất đó.
Một gã khác lại nói :
- Nguyên soái.
Hay là cho bộ binh tấn công ? Dù sao quân ta vẫn đông hơn địch quân rất nhiều lần.
Bắc quân phục kích ở đây có tất cả 5 sư, gồm 3 sư bộ binh và 2 sư kỵ binh.
Chỉ riêng bộ binh thôi cũng đã đông hơn địch quân 7,5 lần rồi.
Ỷ đông hiếp ít cả bọn đều hứng thú.
Nhưng rồi một gã khác nữa lại cãi :
- Địch quân đã hành quân xa như vậy rồi.
Bộ binh của chúng ta truy đuổi có kịp không ?
Đó cũng là vấn đề.
Đều là bộ binh cả.
Không ai dám chắc Bắc quân bộ binh chạy nhanh hơn Thần Thánh quốc bộ binh.
Hơn nữa, một khi bị truy sát, tiềm lực của con người ta có thể được khích phát, biểu hiện qua tốc độ nhanh hơn lúc bình thường nhiều.
Dụng bộ binh không được rồi, Cơ Bá Trọng suy nghĩ giây lát, đoạn phát lệnh :
- Truyền lệnh kỵ binh giữ nguyên đội hình, vòng xuống phía đông nam, rồi chuyển hướng men theo bờ sông mà truy kích địch quân.
Tuyệt đối không được để địch quân chạy thoát.
Hai viên Kỵ binh Đại tướng lớn tiếng vâng dạ, lui về chỉ huy bản bộ kỵ binh.
Tuy cho kỵ binh chuyển một vòng như thế hơi mất thì gian, nhưng chỉ còn cách đó mới có thể giữ được đội hình tiến công mà đuổi theo kịp địch quân.
Dù sao thì 4 chân của chiến mã vẫn chạy nhanh hơn 2 chân của con người.
Bọn họ không phải không muốn tấn công đoàn chiến thuyền của Thần Thánh quốc.
Có điều khi 4 vệ Thủy quân đổ bộ hoàn tất, đoàn chiến thuyền đã rời bến, ngược dòng Dĩnh Thủy chèo về phía thượng lưu, đi song song với quân đội ở trên bờ.
Bắc quân kỵ binh được lệnh xuất trận, lập tức phóng ngựa chuyển một vòng, rồi men theo bờ sông Dĩnh Thủy đuổi theo địch quân.
Chiến mã rầm rập tung vó, 2 sư kỵ binh toàn lực xuất kích, khí thế hung hãn vô cùng.
Các vệ Thủy quân của Thần Thánh quốc đang mải hành quân, chợt thấy địch quân kỵ binh đuổi theo phía sau, lai thế hung hung, thảy đều cả kinh, vội cố sức chạy nhanh hơn về phía trước.
Bắc quân kỵ binh phóng mã cuồng bôn, khoảng cách với địch quân ở phía trước ngày càng rút ngắn.
Cả bọn hớn hở trong lòng, giật cương giục chiến mã phóng nhanh hơn, tay nắm chặt chiến đao, chuẩn bị chiến đấu, à không, chuẩn bị tàn sát địch quân.
Dụng 2 sư kỵ binh đối phó 4 vệ bộ binh, quân số đông hơn gấp 5 lần, lại còn có ưu thế của kỵ binh, lẽ nào không thắng cho được.
Nhiều kẻ đã nghĩ đến quân công, tưởng thưởng sau chiến thắng.
Bắc quân kỵ binh xung phong ở phía trước, 3 sư Bắc quân bộ binh đương nhiên cũng lập tức đuổi theo phía sau.
Nhiệm vụ của bộ binh là truy sát địch quân bị kỵ binh truy cản lạc đội.
Kỵ binh một khi đã xung phong, chẳng ai cho quay đầu trở lại truy sát địch quân lạc đội cả.
Nếu không ưu thế tốc độ của kỵ binh còn đâu nữa.
Bắc quân kỵ binh quả là tinh nhuệ thiện chiến, dù đang phóng mã cuồng bôn mà vẫn có thể giữ vững đội hình chiến đấu.
Kỵ binh của Bắc triều Hoàng tộc vang danh thiên hạ, quả là danh bất hư truyền.
Truy đuổi được một lúc, hậu đội của địch quân chỉ còn cách tiền đội kỵ binh chưa đầy 2 dặm (800 mét), viên kỵ binh Đại tướng dẫn đầu đoàn quân hưng phấn vô cùng, giơ cao chiến đao quát to :
- Toàn quân thính lệnh, tăng tốc, chuẩn bị chiến đấu.
Toàn thể kỵ binh nhất tề dạ ran, giật cương tăng tốc, tay nắm chặt chiến đao, chuẩn bị sẵn sàng.
Phía trước mặt bọn họ là một đoạn dốc không cao lắm, mặt dốc thoai thoải, đối kỵ binh không ảnh hưởng gì nhiều.
Địch quân chạy thẳng lên trên đỉnh dốc, sau đó nhanh chóng hạ dốc, thân ảnh dần bị đỉnh dốc che khuất.
Bắc quân kỵ binh không hề chần chừ, lập tức tung ngựa tiến lên dốc đuổi theo.
Boong.
Boong.
Boong …
Rầm rập.
Rầm rập.
Rầm rập …
Đột nhiên, những hồi chiêng dồn dập nổi lên.
Rồi mặt đất chấn động, rung chuyển.
Phía trước mặt bụi tung mù mịt, mặt đất chấn động liên hồi, uy thế hơn cả mấy vạn kỵ binh đồng loạt xung phong.
Tiếp đó, trên đỉnh dốc xuất hiện cự hình quái vật, đang rầm rập vượt qua đỉnh dốc, rồi tiếp tục đổ dốc.
Một số viên tướng lĩnh Bắc quân biết nhiều hiểu rộng, nhận ra đó là Đại tượng, xuất sản từ phương nam, thảy đều cả kinh thất sắc.
Tượng binh của Thần Thánh quốc gồm 200 thớt Đại tượng dàn thành 2 hàng rầm rập đổ dốc, lai thế hung hung.
Mỗi bước chân Đại tượng đều làm mặt đất chấn động rung rinh.
Những tiếng voi gầm rống cũng làm chiến mã kinh khủng, lông bờm dựng ngược.
Bắc quân kỵ binh đang tăng tốc, dù thấy thế nguy, nhưng cũng không thể kịp thời ghìm cương dừng ngựa lại được.
Một số kỵ binh dù có dừng ngựa thành công, thì cũng bị chiến mã phía sau dồn tới giẫm đạp, thảm tử trong đám loạn quân.
Phần lớn số chiến mã còn lại bị tiếng voi gầm rống làm cho kinh sợ, kỵ binh không thể điều khiển chiến mã được nữa.
Thế là song phương lao thẳng vào nhau.
Đại tượng thân thể cao lớn nặng nề, lại đổ dốc từ trên xuống.
Còn Bắc quân kỵ binh lại đang leo dốc.
Hơn kém quá rõ ràng.
Hơn nữa, toàn thể quân đội của Thần Thánh quốc trước khi xuất chiến đều đã được Giang Phong thi triển Thiên thuật “Quân hồn”, làm cho sĩ khí, công kích lực, phòng ngự lực và tốc độ của quân đội đại tăng.
Kết quả chiến đấu không có huyền niệm gì nữa.
Khi song phương tiền đội lao thẳng vào nhau, Bắc quân kỵ binh lập tức nhân ngưỡng mã phiên, rồi bị Đại tượng giẫm đạp, tử thương thảm trọng.
Tiếp đó, những đội kỵ binh ở phía sau đổ dồn tới, tiếp tục nhân ngưỡng mã phiên.
Các đội Tượng binh của Thần Thánh quốc chỉ việc đều đặn tiến tới, giẫm đạp địch quân dưới bước chân voi, địch quân tử trạng vô cùng thê thảm.
Chỉ có hậu đội của Bắc quân kỵ binh là kịp ghìm cương dừng ngựa, thấy thảm trạng của chiến hữu phía trước không khỏi lạnh người.
Khi thấy các đội Tượng binh vẫn đang đều đặn áp tới, không gì ngăn nổi, cả bọn kinh sợ vội quay ngựa tháo lui.
Nào ngờ, cùng lúc đó từ hai bên có mấy nghìn Trọng kỵ binh đổ ra, rầm rập sát đến, khí thế hung hãn tuyệt luân.
Bắc quân kỵ binh đa phần là khinh kỵ, tốc độ tuy nhanh, chuyển chiến linh hoạt, nhưng một khi đã mất ưu thế tốc độ, phải hỗn chiến cùng Trọng kỵ binh thì chỉ có vận mệnh bị tàn sát.
Trọng kỵ binh của Thần Thánh quốc xung vào trong đội hình Bắc quân kỵ binh, lập tức xung loạn đội hình.
Chiến mã kinh sợ hý vang, chạy loạn cả lên.
Không dừng lại đó, hơn vạn binh sĩ, pháp sư, cung thủ của Thần Thánh quốc cũng đổ ra vây đánh.
Chiến huống thảm liệt vô cùng.
Phía trước bị chặn, phía sau có Tượng binh đuổi dồn đến.
Tình thế cực độ nguy cấp, Bắc quân kỵ binh chỉ còn cách điên cuồng liều mạng đột phá vòng vây.
Sau một phen thảm liệt tê sát, cuối cùng cũng có hơn nghìn kỵ binh chạy thoát về phía nam.
Thần Thánh quốc quân đội nào chịu bỏ qua.
Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh thân tự suất lĩnh Trọng kỵ binh, Tượng binh đuổi dồn tới.
Giang Phong cũng suất lĩnh bộ binh theo sau tiếp ứng, chỉ để lại 1 vệ quân ở lại thu dọn chiến trường.
chú:
Tả trận này làm tui liên tưởng đến Hai Bà Trưng.
Theo bà con, Hai Bà Trưng tài giỏi hay không ?
Có thể nhiều người sẽ nói ngay Hai Bà Trưng đương nhiên tài giỏi, dù gì cũng là anh hùng dân tộc mà.
Nhưng theo tui, Hai Bà Trưng trước giỏi sau dở.
Trước giỏi thì quá rõ ràng rồi.
Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định, chiếm lĩnh 65 thành đất Lĩnh Nam (kể cả vùng nam Trung Hoa và bắc Việt Nam ngày nay).
Con số 65 thành này là rất nhiều nha.
Nhà Hán chia cả nước thành các Châu (13 châu), chỉ có huyện trở lên mới có thành.
Các châu ở Trung Nguyên, như Thanh Châu còn chưa có đủ 65 thành, đừng nói chi Giao Châu đất rộng người thưa.
Đất Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng gồm cả Giao Châu, Kinh Nam (nam Kinh Châu), và Ích Nam (nam Ích Châu).
Sau khi hai bà xưng vương, nhà Hán sai Phục Ba Tướng Quân Mã Viện đem quân sang đánh.
Trận Lãng Bạc, quân Hán đóng trên đồi cao, dưới đồi là đồng ruộng lầy lội.
Vậy mà Hai Bà Trưng mang quân và voi đến đánh.
Voi bị sa lầy, còn quân của Hai Bà Trưng thì bị quân Hán trên đồi đánh xuống, không có voi hỗ trợ, thua chạy.
Hai Bà Trưng dẫn tàn quân chạy về phía sông Hát, bị kỵ binh của quân Hán đuổi sát, thấy không thể chạy thoát nên hai bà nhảy xuống sông tự tận.
Quả như cổ nhân nói : phú quý hại người.
Hai Bà Trưng chỉ làm vua có hơn 2 năm mà đã như vậy rồi.
Tiếc thay.