Vương Mệnh

Chương 24: Châu Thành






Trải qua hơn một canh giờ bôn trình, Giang Phong cũng lên đến Định An Thành.

Giang Phong sử dụng chính là cao cấp mã xa, nội thất sang trọng, nên gần trăm dặm bôn trình chẳng thấy mệt mỏi chút nào.
Một tòa thành hùng vĩ xuất hiện trước mắt Giang Phong.

Thành cao 5 mét, dài 3000 mét, tổng diện tích 9 triệu mét vuông, bên ngoài có hào rộng 10 mét, muốn vào cổng thành phải đi qua điếu kiều.

Trên thành tường, vô số sĩ binh tay cầm trường thương, khôi giáp tề chỉnh luân lưu tuần phòng.

Cổng thành cao lớn rộng rãi, trên có vọng lâu hai tầng, hai bên cổng có hai hàng sĩ binh đứng gác, tỏ rõ uy thế của một tòa đại thành, thủ phủ một châu.
Định An Châu là vùng đất cực tây, địa giới giáp Ba Thục, là biên cương trọng trấn nên có rất nhiều sĩ binh đồn trú.

Định An Thành là thủ phủ của châu, thành cao hào sâu, dễ thủ khó công.

Trên thành tường, cứ cách một quãng lại bố trí một đội cung thủ, phòng bị nghiêm ngặt.

Định An Thành nghiêng về quân sự thành thị hơn là thương nghiệp thành thị.

Cổng thành yên ắng, không có người xe ra vào náo nhiệt như các thành thị bình thường.

Sự náo nhiệt e rằng còn thua cả Lục Hoa Trấn.
Mã xa đến trước cổng thành, sĩ binh định ngăn lại, nhưng chợt sững người, rồi cung thân nói :
- Hoan nghênh đại nhân.
Làm quan có khác a, có thể tránh được không ít việc phiền phức.

Nhưng thay vì đi luôn, Giang Phong lại vén rèm xe, mỉm cười hỏi :
- Ta mang công văn của Lục Hoa Trấn đến trình Châu mục đại nhân, cần phải nhập thành, có cần thủ tục gì không ?
Gã đội trưởng nói :
- Hồi bẩm đại nhân.

Phổ thông dân chúng nhập thành phải giao 1 đồng tệ thuế thu.

Nhưng đại nhân thì không cần phải giao thuế.

Xin thỉnh đại nhân nhập thành.
Giang Phong khẽ cười, nhìn thấy có 10 gã sĩ binh đứng gác, liền lấy ra 1 ngân tệ đưa cho gã đội trưởng, nói :
- Ta tặng mọi người ít tiền trà rượu.
Gã đội trưởng hai mắt sáng rỡ, nhận ngay, cung kính nói :
- Cám ơn đại nhân.

Giang Phong mỉm cười, ra lệnh cho mã xa tiến thành.

Phía sau, gã đội trưởng lấy ra 80 đồng tệ đưa cho bọn sĩ binh chia nhau.

Riêng phần gã 20 đồng tệ.
Trong thành, đại lộ rộng 40 mét, phủ đá trắng, hai bên vệ đường có bồn hoa cây cảnh.

Những gian cao lâu thẳng tắp, những tòa trang viện rộng rãi (chỉ cao rộng hơn thôn trấn), trải đều hai bên đại lộ.

Đại lộ dài 1100 mét, mỗi bên có 12 tòa trang viện kết hợp cao lâu, mỗi tòa chiếm mặt tiền 80 mét, cứ cách hai tòa là một đường nhánh rộng 20 mét.
Cuối đại lộ là quảng trường lớn, phủ cẩm thạch.

Phía sau quảng trường là Phủ Đường, nằm ngay trung tâm thành thị.

Phủ Đường hùng vĩ tráng lệ, tường vây cao hơn 3 mét, bên trong đình đài lâu các vô số, trông cứ như một tòa tiểu thành thị.

Đại môn có bốn tên nha dịch đứng gác.
Mã xa dừng trước Phủ Đường.

Giang Phong rời mã xa, dặn 2 gã hộ vệ ở lại canh giữ mã xa, rồi bước đến chỗ mấy gã nha dịch, mỉm cười nói :
- Ta mang công văn của Lục Hoa Trấn đến trình Châu mục đại nhân.
Cũng giống như lúc ở trước cửa thành, mấy gã nha dịch cung thân nói :
- Đại nhân.

Châu mục đại nhân hiện đang bận xử trí vụ Man binh gây loạn, chính sự tạm thời giao cho trưởng sử đại nhân xử lý.
Giang Phong nói :
- Vậy a.

Thế thì ta gặp trưởng sử đại nhân cũng được.
Gã nha dịch nói :
- Trưởng sử đại nhân đang duyệt công văn ở Chính vụ sảnh, xin mời đại nhân.
Giang Phong khẽ cười, lại lấy ra 4 ngân tệ đưa cho bốn gã nha dịch, nói :
- Ta tặng mọi người chút tiền trà rượu.
Bốn gã cả mừng, thu nhận tạ ơn, thái độ đối Giang Phong càng thêm cung kính.

Ở đâu cũng vậy, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.

Dù không cần thiết, những Giang Phong thấy rằng chi chút ít chẳng ảnh hưởng gì, có khi còn có hiệu quả bất ngờ.

Quả nhiên, một gã Nha Dịch hạ giọng nói :

- Đại nhân, gần đây trong khu rừng phía tây cách thành hơn 30 dặm thường hay xuất hiện yêu quái.

Quan quân nhiều lần lùng sục khắp khu rừng vẫn không tìm thấy gì khác lạ, nhưng những người đan độc đi vào rừng không thấy ai có thể trở ra cả.

Đại nhân đi đường nên cẩn thận.
Giang Phong cau mày, hỏi :
- Ở đó có hiện tượng gì khác lạ không ?
- Hồi bẩm đại nhân.

Nơi đó ban đêm thỉnh thoảng thấy có những đốm lửa bay lơ lửng khắp nơi, nhiều khi còn nghe thấy sói tru, cọp gào.

Nhưng khi quan quân tổ chức tìm kiếm thì không phát hiện cọp beo gì cả.
Giang Phong gật đầu, đi vào Phủ Đường, rồi đi thẳng đến Chính vụ sảnh.

Một lão già vận quan phục vào hàng tam phẩm, đang ngồi tại công án phê duyệt công văn.

Giang Phong cũng thuộc hàng tam phẩm nên không phải hành đại lễ, chỉ vái chào, rồi mỉm cười nói :
- Trưởng sử đại nhân.

Ta mang công văn của Lục Hoa Trấn đến.
Lão Trưởng sử ngẩng lên, gật đầu nói :
- Hóa ra là Đại anh hùng của chúng ta.

Nhờ ngươi sớm phát hiện âm mưu của giặc, nếu không hậu quả khó lường a.

Được rồi.

Công văn cứ giao cho ta.
Giang Phong giao công văn cho lão.

Lão nhận công văn xong, lại hỏi :
- Ngươi đến đây ngoài chuyển công văn còn có việc gì nữa không ?
Giang Phong nói :
- Còn một chuyện công và một chuyện tư.
Lão Trưởng sử hiếu kỳ hỏi :
- Chuyện công gì và chuyện tư gì ?
Giang Phong nói :
- Đại nhân cũng biết bản trấn vừa mới được thăng cấp lên Thành trấn, chính sự bộn bề, chúng ta muốn thuê thêm sư gia để giúp xử lý chính sự, có thư giới thiệu của Hà Tổng trấn đây.


Ngoài ra, ta cũng muốn mua gian nhà tại đây để mỗi khi đến đây có chỗ trú ngụ.

Không biết có vấn đề gì không ?
Lão Trưởng sử nói :
- Chuyện đó không vấn đề gì.

Muốn thuê sư gia thì phải nộp cho Phủ Đường 20 kim tệ, và mỗi ngày chi trả tiền công 2 ngân tệ.

Còn nhà ở khu vực ngoại vi giá rẻ nhất, chỉ từ 2 đến 4 kim tệ mỗi căn.

Gần Phủ Đường giá cao hơn, từ 5 đến 10 kim tệ.

Còn hai bên đại lộ, mỗi tòa trang viện 20 kim tệ.

Ngươi là người mua đầu tiên nên mới có giá đó đấy.
Giang Phong suy nghĩ giây lát, chọn mua hai tòa trang viện liền nhau ở vị trí sát quảng trường, thuộc về khu thành Đông.

Từ cấp độ Châu Thành trở lên, mỗi tòa thành đều có bốn đại lộ ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc thông với bốn cửa thành.

Vì hướng Đông là hướng về Vương Đô nên nơi đó là khu tụ tập của những người có địa vị cao hay giàu có danh vọng.

Sau đó Giang Phong thuê thêm một lão sư gia.

Tất cả hết 60 kim tệ, và nhờ danh hiệu “Đại anh hùng”, Giang Phong chỉ phải trả 55 kim tệ 20 ngân tệ.

Giang Phong không thuê quản gia, vì khi về trấn có thể lấy ở chỗ lão Tổng trấn.
Sau khi Giang Phong trả tiền, nhận khế ước xong, lão Trưởng sử chợt nói :
- Ngươi có muốn mua nhà ở Vương Đô không ? Ta nghe nói lão Lý thương gia ở thành Đông đang cần tiền, muốn bán rẻ một tòa trang viện ở Vương Đô.

Trang viện trên Vương Đô của lão cũng nằm ở đại lộ đó.
Tin tức đáng giá a.

Đạo Tương Việt cũng là nơi đóng đô của Kinh Vương nên không có Vương Thành mà thay vào đó là Vương Đô.

Giang Phong hỏi :
- Đại nhân có biết lão muốn bán giá bao nhiêu không ?
Lão Trưởng sử nói :
- Đúng ra ở vị trí đó giá phải 100 kim tệ.

Nhưng vì lão ta đang cần tiền nên chỉ bán 80 kim tệ thôi.
Giang Phong kiểm tra lại tiền.

Hiện vẫn còn lại được 184 kim tệ.

Suy tính một lúc, nếu mua nhà thì vẫn còn dư lại hơn trăm kim tệ, đủ duy trì một thời gian.


Nghĩ đến vài hôm nữa là có thể tổ chức đấu giá trang bị, Giang Phong quyết định … mua luôn.

Mỗi tòa thành trấn đều chỉ có vài vị trí hai bên đại lộ còn trống đăng bán.

Cơ hội không trở lại lần thứ hai a.
Từ biệt lão Trưởng sử, Giang Phong rời Phủ Đường, đi qua phía thành Đông tìm lão Lý thương gia.

Trang viện của lão cũng ở đại lộ.

Giang Phong vào gặp lão, nói là do lão Trưởng sử giới thiệu qua, vì thế việc mua bán diễn ra rất nhanh.

Sau khi giao tiền và nhận khế ước, Giang Phong rời nhà Lý thương gia, đi sang Chợ cũng ở gần đấy.

Vì phải xây dựng lại An Phú Hương, nên sẽ cần rất nhiều vật liệu như gỗ, đá.
Có thể mọi người chưa biết:
Trong các xã hội cổ sơ của ta, con người đã từ bỏ bái vật mà tiến tới tâm linh, tức là đã thoát được 2 trong 4 tai họa mà các sử gia hay nói đến : “một là chế độ nô lệ, hai là những quá đáng của tăng lữ, ba là nạn chuyên chế, và cuối cùng là chiến tranh xâm lăng hay nạn đế quốc.” (Grane Brinton – Civilization in the west, I, 167)
Bốn loại tai họa này thường xuyên đổ lên đầu mọi xã hội.

Vậy mà ta đã thoát khỏi 2 tai họa đầu, bởi là miền đất chỉ có một thứ đền thờ gọi là Văn Tổ.
“Đó là một loại đền thờ đặc biệt, vì không phải để cầu kinh hay làm pháp thuật (temple unique au monde : ni prière, nimagie), nhưng để ghi ân tổ tiên, để khắc cốt minh tâm bài học đạo làm người …” (Henri Bernard Maitre – Pour la comprehension de I’Indochine, p.46)
Nói rõ hơn, đó là bàn thờ Văn tổ, thờ bộ ba Thiên - Địa – Nhân, một chứng tích của sự thành công đi lên từ bái vật đến tâm linh (Psychique) không phải đổ máu mà vẫn giành được quyền nhân chủ cho con người.
- Thiên : chỉ những gì còn nằm trong cõi mang mang, mới là tượng.
- Địa : là hình, là thực hữu.
- Nhân : là người, kết nối giữa thiên và địa.
Trong đó, con người là nhân chủ, tức là chủ không cho thiên và địa đàn áp.

Nói rõ hơn là không để bị nô lệ cho tôn giáo (thiên) hay kinh tế (địa), không nô lệ bái vật hay dục vọng, mà cố giữ lấy nền triết lý nhân chủ để vượt đến tâm linh, là căn để của con người.
“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.”
Bàn về cổ tôn giáo ở Việt Nam, Tây Phương có những nhận định trái ngược nhau.

Một số cho rằng người Việt cổ “vô tôn giáo”; số khác lại bảo người Việt cổ “có tinh thần tôn giáo cao độ”.
Cả 2 nhận định đều đúng : người Việt cổ “vô tôn giáo” vì không có nhà thờ, không giáo hội, không kinh thánh, … Còn “có tinh thần tôn giáo cao độ” vì có bao nhiêu gia đình là có bấy nhiêu nhà thờ : thờ Tổ Tiên.
Việc thờ phụng Tổ Tiên mang nhiều ý nghĩa : một là để tỏ lòng biết ơn sinh thành - dưỡng dục; hai là, trước bàn thờ Tổ, họ nguyện nối chí ông cha, giữ vững truyền thống đạo đức gia đình để bảo trì thanh danh cho gia đình dòng họ.
Trong rất nhiều gia đình ở nông thôn hiện nay vẫn còn giữ được truyền thống thờ phụng Văn Tổ.

Có điều ít người biết đến từ “Văn Tổ”.
- Thiên : bàn thờ chỉ là chiếc bàn nhỏ trên bục để giữa trời, có khi chỉ là tấm ván để trên mấy viên gạch ống, dân gian gọi là “bàn thờ ông Thiên”
- Địa : miếu thờ thổ địa nằm ở một góc khu đất, cửa miếu thường quay về hướng Nam, dân gian gọi là “miễu ông địa”
- Nhân : bàn thờ Tổ Tiên được đặt trang trọng giữa nhà, thường là tủ thờ phía trước, chiếc bàn để đồ cúng phía sau.

Trên tủ thờ có lư hương ở giữa và hai đế cắm nến hai bên, đều bằng đồng.

Mỗi năm vào dịp Tết đều lau chùi cho mới.
Ở thành thị thì ít hơn, vì diện tích ko đủ, nên chỉ thờ Tổ Tiên (Nhân), và bàn thờ “ông địa” thì đặt ở góc nhà.