Vương Mệnh

Chương 229: Tam Quốc Sứ Đoàn






Nguyên Thành, kinh đô của Thần Thánh quốc độ, thường gọi Nguyên đô, Thần đô; theo ý muốn của Giang Phong, hoàn toàn không đối người chơi khai phóng.

Tại Nguyên Thành, trừ Giang Phong, toàn thể đều là NPC, toàn thể đều là thành tín đồ của Thần Miếu, và số cuồng tín đồ cũng không hề ít.

Đó là công lao của Tổ Miếu cùng mấy lần tế tự.
Giang Phong từ Thần Sơn trở lại Nguyên Thành, việc đầu tiên đương nhiên là ra lệnh khởi công xây dựng Nữ Oa Tổ Miếu.

Đã có được Nữ Oa Thần Tượng, theo yêu cầu của nhiệm vụ, hệ thống tự động cho phép xây dựng Tổ Miếu cùng lúc với việc tạc Thần Tượng.
Tiếp đó là khai triều hội.

Giờ đây đã kiến quốc, Giang Phong không thể tùy tiện hội diện đại thần nghị sự như trước kia, những việc trọng đại đều phải thiết triều nghị bàn.

Tòa Vương cung nguy nga đồ sộ ở ngay giữa kinh đô giờ đã xây dựng xong, kiến trúc toàn dùng bạch thạch, gỗ quý, từ ngoài nhìn vào tuyệt đối huy hoàng tráng lệ hơn hẳn Vương cung, Hoàng cung của các nước khác.

Quốc khố hiện đang rất dồi dào, Vương quốc lại yên bình, nên các đại thần yên tâm vung tay xây dựng Vương cung.

Có lẽ Giang Phong là vị quân chủ duy nhất yêu thích màu trắng, các kiến trúc đều dùng bạch thạch, cẩm thạch trắng, khiến cho kiến trúc ngoài phần nguy nga tráng lệ còn thêm phần trang trọng thánh khiết.

Bên trong, các tòa cung điện cũng đều ngân bích huy hoàng, đặc biệt Thần điện, nơi triều hội càng ngân quang sáng lạn, khắp nơi đều được khảm bạc, phản chiếu dương quang lấp loáng.

Do màu trắng là chủ đạo nên cung điện khảm bạc chứ không khảm vàng.

Bảo tòa của Giang Phong được được các đại sư của Nguyên Thành chạm khắc từ Đàn hương mộc, cống vật của một bộ tộc ở nam phương.
Sau khi xử lý xong quân chính sự vụ, cùng những vấn đề buộc phải được Giang Phong quyết định, Ngoại vụ đại thần Âu Khang Tử xuất ban tâu :
- Bệ hạ.

Sứ đoàn của Cửu Lê tộc đã đến Nguyên Thành từ hai ngày trước, vì lúc đó bệ hạ không có trong triều nên thần đã thu xếp cho bọn họ nghỉ ngơi ở Sứ quán.

Không biết có cho triệu kiến bọn họ không ?
Giang Phong hỏi :
- Khanh có biết bọn họ đến bản triều vì việc gì không ?
Âu Khang Tử đáp :

- Trình bệ hạ.

Trên danh nghĩa thì sứ đoàn đến chúc hạ bản triều lập quốc.

Nhưng theo bọn họ cho biết thì Cửu Lê tộc muốn cùng bản triều thiết lập đồng minh.
Giang Phong nói :
- Đồng minh ? Bản triều và Cửu Lê tộc xa xôi cách trở, một nước ở tây nam, một nước ở đông bắc, vì nguyên nhân gì mà bọn họ chủ động đề nghị cùng bản triều thiết lập đồng minh.

Các khanh có ý kiến gì không ?
Quân vụ đại thần, Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh xuất ban tâu :
- Bệ hạ.

Theo thần được biết, Cửu Lê tộc đang chuẩn bị đông tiến, trên danh nghĩa là giúp Viêm triều đánh đuổi Bắc triều Hoàng tộc đại quân, nhưng thực tế là có ý muốn kiêm tính phần đất đai của Viêm triều bị Bắc quân chiếm đóng.

Bọn họ chủ động cùng bản triều thiết lập đồng minh, trọng điểm là ở quân sự đồng minh, muốn bản triều cùng bọn họ xuất quân, để phân tán bớt sự phản đối của chư quốc.
Chính vụ đại thần Lâm An nói thêm :
- Bệ hạ.

Xưa nay mỗi khi bọn họ phát động chiến tranh với Viêm triều thì không sao cả, nhưng khi chiếm lĩnh đất đai của Viêm triều, lập tức bị các tộc liên hợp phản đối.

Các tộc tuy chẳng ưa thích gì Hà tộc, nhưng cũng không muốn Cửu Lê tộc trở nên hùng mạnh hơn, bọn họ hiếu chiến quá.
Giang Phong ngẫm nghĩ giây lát, đoạn phán :
- Bản triều chủ trương trung lập, quan hệ hữu hảo với tất cả các nước.

Thiết lập đồng minh thì không nên.

Nhưng bản triều có thể cùng Đông Hải Liên minh của Cửu Lê tộc ký kết hòa ước không xâm phạm lẫn nhau và mở rộng thông thương, giống như hòa ước với Man tộc vậy.

Còn việc xuất quân bắc tiến, các khanh có ý kiến gì không ?
Quân vụ đại thần, Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh nói :
- Bệ hạ.


Thần tán thành xuất quân.

Trên danh nghĩa thì giúp Viêm triều đánh đuổi ngoại xâm, chúng ta có được đạo nghĩa.

Chỉ cần chúng ta chiếm lĩnh một mảnh đất nho nhỏ thôi thì chư tộc sẽ không vọng động can qua đâu.

Có điều, bản triều tuyệt đối không nên chiếm đất quá nhiều.

Ở đó là vùng thường niên chiến loạn, khó quản lý và bảo vệ.
Ngoại vụ đại thần Âu Khang Tử cũng nói :
- Bệ hạ.

Thần cũng tán thành xuất quân.

Triển hiện một lần thực lực quân sự của bản triều, đối quan hệ với chư quốc cũng là việc tốt.
Chính vụ đại thần Lâm An nói :
- Bệ hạ.

Thần cũng tán thành xuất quân.

Chúng ta cần một lãnh địa ở phía bắc để tiện giao thương với bắc phương chư quốc.

Lãnh địa không cần lớn, chỉ một tòa thành cũng đủ rồi.
Các đại thần đều ủng hộ xuất quân, Giang Phong suy nghĩ giây lát, rồi phán :
- Vậy bản triều sẽ xuất quân bắc tiến, quân vụ giao cho Vương khanh gia toàn quyền xử lý.

Điều động quân đội bao nhiêu thì đủ ?
Quân vụ đại thần, Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh tâu :
- Trình bệ hạ.


Các châu đất Tượng gần đây có cống rất nhiều voi và ngựa.

Thần đã cho thành lập 1 vệ Tượng binh, gồm 200 voi, 200 quản tượng và 911 quan quân.

Mỗi tiểu đội gồm 2 voi, 2 quản tượng, 8 cung thủ và 1 Đội trưởng.

Còn ngựa của đất Tượng thể hình có hơi nhỏ hơn chiến mã của phương bắc, tốc độ cũng không nhanh bằng, nhưng có sức bền cao và tải trọng lớn.

Thần đã cho thành lập 3 vệ Trọng kỵ binh.

Lần này xuất quân bắc tiến, chỉ cần điều động 1 vệ Tượng binh, 3 vệ Trọng kỵ binh, 5 vệ Thủy quân, 5 vệ Lục quân, 1 vệ Pháp sư, 1 vệ Tế tự là đủ.
Quân đội cả nước có 1 sư Thủy quân, 2 sư Lục quân (Trường thương binh, Đại đao binh, Cung thủ), 2 vệ Pháp sư, 2 vệ Tế tự, và khoảng 3 vệ địa phương quân phòng thủ các trấn, mỗi trấn tùy quy mô lớn nhỏ, vị trí hiểm yếu hay không mà có từ 5 đội cho đến 3 đoàn trú phòng.

Nay lại có thêm 1 vệ Tượng binh và 3 vệ Trọng kỵ binh mới thành lập, tổng quân số đã hơn 4 vạn rưỡi.

Trừ 1 sư hỗn hợp Lục quân, Pháp sư, Tế tự hiện do Đại đô đốc Nguyên Phương thống lĩnh đang chinh chiến ở phương nam, họ Vương đề nghị điều động bao nhiêu quân đội đó, trong nước trừ địa phương quân thì chỉ còn lại 5 vệ Thủy quân và 5 vệ Lục quân chia nhau phòng thủ các yếu địa như Phong Khê, An Phú và Nguyên Thành, đồng thời phụ trách tuần phòng trên dòng Nguyên Giang.

Các thành trấn khác hầu như đều ở nơi hẻo lánh, giao thông bất tiện, lại không có người chơi nên chỉ cần lực lượng Nha dịch là có thể ổn định trật tự.

Thần Thánh quốc độ hầu như miễn thuế, dân chúng no đủ, tín phục độ lại cao nên cũng không đến nỗi xuất hiện loạn dân, và cũng chưa thấy có cường sơn thảo khấu chiếm núi tự xưng Sơn đại vương.

Địa phương quân chủ yếu là lực lượng dự bị bổ sung cho chính quy quân đội.
Ngẫm nghĩ giây lát, Giang Phong phán :
- Được.

Cứ như vậy đi.

Đồng thời điều động 2 đoàn Thần Miếu Cấm Vệ hộ giá, ta thân chinh.
Chúng đại thần kinh hãi.

Quân vụ đại thần, Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh vội nói :
- Bệ hạ.

Chiến trường nguy hiểm, bệ hạ thân trọng, không nên ngự giá thân chinh.
Giang Phong mỉm cười nói :
- Các khanh không cần quá lo lắng.


Ta thân chinh để cổ vũ sĩ khí cho quân đội, chứ ta không có ý định trực tiếp tham chiến.

Việc hành quân đánh trận đã giao hết cho Vương khanh gia rồi mà.

Giờ còn việc gì nữa không ? Nếu không thì cho triệu kiến sứ tiết Cửu Lê tộc.
Ngoại vụ đại thần Âu Khang Tử nói :
- Bệ hạ.

Ngoài sứ đoàn Cửu Lê tộc, sứ đoàn của Kinh Man lưỡng tộc cũng đều đã đến đây vào chiều qua.

Bọn họ đến để bàn việc nghị hòa.
Giang Phong nhớ rằng trước đây đã giao cho Âu Khang Tử phụ trách làm trung gian cho Kinh Man lưỡng tộc nghị hòa.

Xem ra hiệu suất làm việc của y rất cao.

Giang Phong hài lòng nói :
- Sau khi Kinh Man lưỡng tộc nghị hòa xong, khanh hãy đại diện bản triều ký kết hiệp ước với Kinh tộc.

Ta chỉ yêu cầu hai vấn đề chính : thông thương và trung lập.

Mọi sự khanh tùy nghi liệu định.
Chỉ cần ký kết hiệp nghị với Kinh tộc và Cửu Lê tộc, địa vị của Thần Thánh quốc độ sẽ chính thức ổn định.

Còn lại hai nước lớn là Viêm triều và Bắc triều có công nhận hay không cũng chẳng sao.

Viêm triều quá yếu, Bắc triều quá xa.

Có quan hệ hữu hảo hay không cũng không quan trọng lắm.
Giang Phong lại bảo Vương Nguyên soái :
- Khanh hãy cho tập hợp quân đội, lát nữa ta tiếp kiến sứ tiết các nước xong sẽ tổ chức duyệt binh, rồi sau đó Âu khanh gia mới ký kết hiệp nghị với bọn họ.
Mọi người hiểu ngay Giang Phong muốn phô trương lực lượng quân sự để tạo thế nước lớn, như thế sẽ có lợi hơn khi ký kết hiệp nghị với các nước khác.

Nước nhỏ yếu không thể có ngoại giao.

Do đó họ Vương lập tức tuân chỉ đi điều đồng quân đội chuẩn bị duyệt binh.
Mọi người bàn bạc vài việc nữa, chờ họ Vương bố trí xong, Giang Phong mới lần lượt triệu kiến sứ đoàn các nước nhập triều.