Xung đột đầu tiên giữa văn minh du mục và văn minh nông nghiệp
Hoàng Hà là dòng sông lớn nhất khu vực Hoa Bắc, và cũng là con sông rất đặc biệt.
Không chỉ dòng chảy hung hãn, thường dâng lũ tràn bờ, mà lượng nước chênh lệch giữa các mùa cũng rất lớn.
Có khi mặt sông còn đóng băng vào mùa đông.
Mùa hè, nhiều đoạn ở trung thượng lưu, nước cạn đến nỗi có thể đi bộ qua được.
Thời bấy giờ, dù cảnh băng thiên tuyết địa không còn, nhưng thời tiết vẫn còn khá lạnh.
Vào mùa đông, mặt nước Hoàng Hà thường xuyên đóng băng.
Đó là một trong những cơ hội để các bộ lạc ở nam và bắc Hoàng Hà giao lưu với nhau.
Miền Nam là khu vực của Thần Nông thị, còn miền Bắc là lãnh địa của Hoàng tộc.
Ban đầu cả hai tộc vẫn yên ổn sống cạnh nhau, tương an vô sự.
Cho đến năm nọ, thời tiết bỗng nhiên trở lạnh.
Khu vực Hoàng Hà về phía bắc càng lạnh hơn, tuyết rơi dày mặt đất.
Thú nuôi không tìm được thức ăn, dã thú ngày càng hiếm.
Cuộc sống của Hoàng tộc rơi vào khó khăn.
Trước tình cảnh đó, nhiều bộ lạc thuộc Hoàng tộc di cư về phía nam, vượt Hoàng Hà vào định cư ở khu vực của Khương tộc, một nhánh tộc nhân của Thần Nông thị.
Do hai bên đều gặp khó khăn, nên khoảng thời gian đầu vẫn chưa xảy ra chuyện gì.
Nhưng Thần Nông thị trồng ngũ cốc, chỉ cần có nơi trồng trọt, nguồn lương thực ổn định, không đến nỗi đói khổ.
Còn Hoàng tộc sống nhờ chăn nuôi, tộc nhân ngày càng đông mà đồng cỏ ngày càng giảm, vì thế khó khăn ngày càng nhiều.
Rồi đến ngày nọ, một bộ lạc của Hoàng tộc không tìm được đồng cỏ cho thú nuôi, thấy gần đó có cánh đồng của Khương tộc xanh mơn mởn, liền để mặc cho thú nuôi tự ý vào đó ăn.
Xung đột phát sinh.
Sự kiện đó trở thành một mồi lửa làm bùng nổ xung đột giữa hai tộc.
Chú : Khương tộc là một bộ phận của Thần Nông thị, do ban đầu định cư bên bờ Khương Thủy nên lấy tên sông làm họ.
Hậu duệ họ sau này vẫn gọi là Khương tộc, Khương nhân.
Họ tự hào mình là hậu duệ chính thống của Viêm Đế.
Trong suốt lịch sử Trung Hoa, Khương tộc có thế lực khá mạnh, thậm chí có lúc uy hiếp chính quyền trung ương.
Các triều đại phong kiến vẫn cho họ được tự trị.
Và ngày nay vẫn vậy.
Phần tiếp : nguyên nhân sâu xa của xung đột