Vụng Dại Tuổi 17

Chương 9: Chương 9





Tiếng chuông điện thoại vang lên gắt gỏng khiến Huy choàng tỉnh, mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Huy nhấc máy. Bên kia đầu dây, giọng con gái nhẹ nhàng:
- Huy vẫn thức đấy à? Duyên thấy đèn nhà Huy còn sáng, sợ Huy học quên giờ nên gọi điện nhắc thôi mà! Ngủ đi Huy nhé!
Huy cúp máy, đứng tựa lưng nhìn sang dãy nhà đối diện. Đợi nhìn thấy cái dáng thướt tha của Duyên khom lưng tưới hoa như mọi ngày, lúc đó Huy mới an tâm tin mọi việc khủng khiếp xảy ra với mình chỉ là một giấc mơ. Người con gái trong giấc mơ ấy chính là Duyên. Chỉ nghĩ thôi, Huy đã thấy thương Duyên đến quay quắt.
Huy ngả lưng xuống giường, biết chắc mình sẽ chẳng ngủ lại được. Trên bàn thờ, ánh mắt đong đầy tin yêu của cha như muốn nói với Huy: “Cố gắng lên con trai, tương lai đang nằm trong bàn tay con đấy!”.

Lần nào nhìn vào đôi mắt ấy, Huy cũng tự hứa với lòng mình không được để cha thất vọng. Bây giờ cũng thế, Huy lại hứa.
Con gái
Một ngày quá mệt mỏi, quá chán chường và nhớ anh. Đấy là ngày cuối năm. Lạ thật! Cả một năm ròng tất bật, chỉ mong thời điểm này để nghỉ ngơi. Ấy vậy mà nó lại diễn ra như thế này.
Tôi ngồi tựa lưng vào gốc mai, nắng chiều chỉ còn vài vệt mỏng vương vãi trên khóm tường vi. Gió có ghé nhưng ra đi vội vã. Giọng cô phát thanh viên vang lên từ cái loa rè bên xã. Chương trình thời sự buổi chiều dường như có tác dụng báo giờ hơn là nội dung mà nó đề cập. Đã sáu giờ, tức là còn sáu tiếng nữa mới đến giao thừa, đồng nghĩa với việc tôi nên làm gì đó cho thời gian trôi qua mau bởi tôi biết, nó sẽ rất dài nếu không có anh.
Đứa bạn ghé ngang hỏi: “Năm nay đi chơi đâu?”. Tôi đáp nhanh: “Cũng như mọi năm”. “Ừ, tụi này cũng thế, luẩn quẩn ngoài đường đợi đến giao thừa rồi về. Chán thật!”. Tôi cũng đáp lại: “Ừ, chán thật!”, nhưng rõ ràng chẳng thấy chán chút nào. Người ta chỉ khát khao những thứ chưa đạt được hoặc những thứ đã mất đi nhưng hầu như ít ai ý thức được cần phải tôn trọng những gì mình đang có. Nếu không mất anh, tôi đã không nhận ra mình cần anh như thế này. Chấm dứt những cuộc hẹn với anh, cảm tưởng như thời gian thừa thãi quá nhiều. Mẹ bảo: “Đi ngủ sớm cho khỏe”. Tôi ngoan ngoãn lên phòng, nghe bên dưới mẹ thì thào với chị dâu: “Con bé dạo này dễ bảo hẳn, lại ít đi chơi khuya”. Được khen nhưng sao tôi chẳng thấy vui chút nào, càng thêm lạc lõng. Mẹ thương tôi, lo cho tôi, nhưng quan tâm đến tôi thì không. Tuổi hai mươi, cuộc sống đâu đơn giản chỉ là những bữa ăn, giấc ngủ...
Chiếc đồng hồ ì ạch nhích lên từng giây. Sáu tiếng đồng hồ mà cảm giác thật dài, dài đến độ phải hoang mang. Có khi nào cây kim mỏng manh kia mệt mỏi quá thôi không chạy nữa?

Ra đường ư? Không khéo gặp chúng bạn, tụi nó bu lại hỏi thăm, rồi thương hại, rồi tội nghiệp. Khi ấy, hàng loạt câu từ an ủi sẽ tuôn ra. Sau đó, tụi nó xem tôi như một con búp bê bằng thủy tinh, chẳng đứa nào dám nói nặng hay trách mắng gì. Cả bọn giành nhau để được chở tôi. Vở kịch này, tôi cũng đã diễn đi diễn lại rồi. Cốt chỉ để cho “nạn nhân vô tội” không có ý nghĩ bị bỏ rơi, chứ vui thú gì khi chở mấy chục ký kèm theo tiếng tiếng sụt sịt đằng sau ấy. Tiếp theo là đi ăn, đó cũng là phương pháp hữu hiệu để giải sầu mà. Trong bàn ăn, tôi vẫn là nhân vật được chăm sóc chu đáo nhất, đối xử tử tế nhất. Nạn giành ăn và “nhường” nhau trả tiền tuyệt đối không xảy ra. Ăn xong, chở nhau đi vòng vèo, đứa nào cũng len lén nhìn đồng hồ, dường như lo sợ kéo dài như thế này mãi sẽ không còn là “mình” nữa. Bực bội vì mất tong một buổi tối đẹp trời (chứ nói chi là thời khắc cuối năm lý tưởng như hôm nay!). Nhưng bạn bè mà, hy sinh cho nhau những lúc hoạn nạn mới đáng quý. Thế nên không đứa nào dám hé răng than vãn, chỉ ngấm ngầm đoán xem tên phản bội kia giờ đang ở đâu. Tụi nó bắt đầu quan tâm hơn đến bọn con trai đi trên đường, thấy tên nào cũng nhang nhác giống kẻ mình đang truy tìm.
Nhóm chỉ có năm đứa con gái mà đã phải diễn ba màn kịch như thế. Bắt đầu là con Hoa và gần đây nhất là Tiên. Chúng tôi chỉ vào ba thằng con trai còn lại, kết luận: “Chỉ tại các người ưa thay lòng đổi dạ!”. Có đứa gân cổ lên chanh chua: “Thế con gái các người chung thủy lắm chắc. Chẳng lẽ mỗi lần bị đá, tôi tỉ tê kể lể, khóc than với mấy bà?”. Hóa ra chuyện thất tình chẳng phải dành cho riêng ai, cũng không lớn lao to tát gì cho lắm. Tuổi trẻ mà, có thế mới khát khao hạnh phúc chứ! Biết là vậy nhưng không tránh khỏi hụt hẫng.
Mà có gì khó hiểu đâu? Tôi với Thắng cũng chỉ là con người trong hàng tỉ tỉ con người ở trần gian này. Một khi đã quá rõ ràng về nhau thì cuộc tình hoặc khép lại, hoặc kéo dài một cách nặng nề. Nếu là Thắng, tôi cũng sẽ chọn cách này. Biết thế nhưng vẫn thấy buồn. u đó cũng chỉ là thói quen của con người mà thôi. Đã là thói quen thì khó thay đổi lắm!
Tôi cũng đã quen có anh trong những ngày lễ Tết.

Chiếc đồng hồ cũ xỉn, treo sát góc tường nhìn tôi như thách thức. Không thể ngồi mãi như thế này được. Chẳng lẽ lại rủ Phát chui vào một quán cà phê nào đó, dù có phải nghe những câu chuyện trẻ con vụn vặt, vẫn thấy dễ chịu hơn.
Mà Phát trẻ con thật! Nếu không thì làm gì nó lại hăm hở báo cái tin làm tôi chết điếng người, lại còn hồ hởi khoe: “Anh Thắng nói sẽ đưa chị dâu tương lai về ra mắt trước giao thừa”. Lúc ấy, mặt tôi nghệt ra. Nó hiểu lầm tôi buồn vì nó lỡ khen đứa con gái khác đẹp hơn trước mặt tôi – đứa con gái mà hơn một lần chính miệng nó thốt ra tiếng “yêu”. Nó lóng ngóng đỡ lời: “Đấy là với anh Thắng thôi, với Phát thì chẳng ai có thể đẹp hơn một người. Người đó là Nghi đấy!”. Câu này tôi đã nghe ở đâu rồi, trong một... tập truyện ngắn hay bộ phim nào đó. Nhưng chắc chắn không dành ột đứa trẻ con, vì thế mà khi nó nói ra, nghe rất ngượng.