Tầng hai mươi tám ở trụ sở chính của Tịch thị, Đường Lâm thấy trợ lý Cẩu ôm một đống sách dày đi tới, cô tò mò hỏi: “Từ khi nào mà anh hứng thú với sách lịch sử vậy?”
Mấy quyển “Bản thảo về Thiên Tấn”, “Bí mật Thiên Tấn”, “Giải thích mười bí mật lớn của Thiên Tấn”, “Ghi chép về lịch sử” và “Truyện về các danh thần” đều có liên quan đến thời Thiên Tấn, chẳng lẽ công ty định khai thác hạng mục gì đó liên quan đến lịch sử của Thiên Tấn sao?
“Không phải tôi hứng thú,” Trợ lý Cẩu ôm đống sách có chút khó khăn, cố gắng đẩy đẩy lên trên để tránh sách bị rơi xuống, “Mấy quyển này đều là ông chủ bảo tôi tìm về.” Nói xong trợ lý Cẩu cũng không quan tâm Đường Lâm nghĩ gì, lập tức đi đến văn phòng tổng giám đốc.
Đường Lâm đứng tại chỗ suy nghĩ một chút, không biết như thế nào lại nghĩ đến tranh của Công Tây Kiều, người ta đồn các tác phẩm của Công Tây Kiều đa số đều thuộc phong cách thời Thiên Tấn, được người ta tôn sùng vô cùng, chẳng lẽ là vì muốn tìm đề tài chung với người yêu nên mới đọc mấy quyển này?
“Ông chủ.” Trợ lý Cẩu đặt từng quyển sách lên gia, quay đầu nhìn ông chủ đang cầm “Truyện về các danh thần”, nhân tiện nói, “Hoàng đế lập nước Thiên Tấn cũng rất tàn nhẫn, người giúp đỡ ông ấy giành chính quyền cũng không ít, nhưng lại không có kết cục tốt.”
Tịch Khanh lật mục lục ra xem, ánh mắt dừng ở phần của Cung tướng, từ từ mở miệng nói: “Cũng không phải ai cũng đều có kết cục thê thảm, Cung thừa tướng chết cũng khá là ấn tượng.”
“Thì cũng đúng.” Trợ lý Cẩu nhún vai, “Trong phim Cung tướng khiến bao nhiêu khán giả nữ phải khóc vì cả đời chẳng hề cưới vợ.
Theo tôi thấy thì, Cung tướng cả đời không cưới vợ cũng không có con nối dõi là vì không muốn đế vương nghi kỵ.
Để một người không có con cái nối dõ, không có gia tộc của vợ làm thuộc hạ đáng tin hơn những người khác, nếu không thì sao có thể trở thành người được trọng dụng của quốc gia được.”
Tịch Khanh dựa vào số trang trên mục lục rồi lật đến bài của Cung tướng, thấy được một đoạn giới thiệu mở đầu.
Cung Thiếu Kiều (1321-1360 sau Công Nguyên), tên tự là Chi Lương, hiệu là Không Vân Cư Sĩ, nguyên quán ở tỉnh Phù Dung ngày nay, là chính trị gia, nhà văn học nổi tiếng trong lịch sử.
“Chỉ tiếc là mạng người này ngắn quá, lúc chết hình như mới khoảng bốn mươi, lúc chết thái tổ Tấn khóc đến phát ngốc, còn cho chôn cất trong lăng của hoàng đế, coi như là đến chết cũng được nở mày nở mặt một lần,” Trợ lý Cẩu xếp xong sách, quay đầu lại thì cũng trùng hợp thấy ông chủ đang xem phần liên quan đến Cung Thiếu Kiều, sẵn tiện nói, “Ông chủ, nếu anh cảm thấy có hứng thú với vị tướng này, hay là xem quyển “Ký sự Không Vân” này đi, nghe nói nội dung quyển sách này đáng tin cậy hơn.” Nói xong, anh ta rút ra một quyển sách có bao bìa tinh tế từ trên giá sách.
Tịch Khanh ngừng một chút, sau đó nhận quyển sách mà trợ lý Cẩu đưa đến, dáng vẻ người thanh niên đội mũ lông trên bìa sách trông có vẻ như là một thư sinh phong lưu vậy.
Toàn bộ nội dung quyển sách này đều liên quan đến vị Cung tướng nổi danh trong lịch sử này, hơn nữa nội dung miêu tả đều dựa trên lịch sử có thật chứ không phải do tác giả miễn cưỡng nhét vào, nội dung được biên soạn từ những nguồn tài liệu lịch sử không chính thống để chứng minh luận điểm của mình.
Việc khiến Tịch Khanh càng ngạc nhiên hơn chính là, trên quyển sách này có liệt kê ra vài cố vấn lịch sử, tên của Công Tây Kiều được xếp ở vị trí đầu tiên.
Cái tên Công Tây Kiều này tuyệt đối không phải là một cái tên thông dụng, cho nên Tịch Khanh cố ý lật xem thời gian xuất bản của quyển sách, là một năm trước.
Một năm trước… Không phải Công Tây Kiều đang quay phim sao, sao lại có thời gian đảm nhiệm ví trí cố vấn lịch sử cho một quyển sách?
Lật đến trang nội dung chính, bình thường Tịch Khanh chỉ cảm thấy hứng thú với kinh tế, bây giờ cũng nhịn không được mà tiếp tục đọc.
Không biết có phải do Cung tướng và tiểu Kiều có chút giống nhau hay không, mà hắn lại cảm thấy mình có hơi tò mò về vị danh nhân trong lịch sử này.
Thấy ông chủ có vẻ đặc biệt hứng thú với lịch sử về bị Cung tướng, sau khi trợ lý Cẩu rời khỏi văn phòng tổng giám đốc, anh ta cố ý lên mạng tìm tư liệu liên quan đến Cung tướng kia, mới phát hiện tỷ lệ tìm kiếm về Cung tướng trên mạng khá cao.
Sau đó anh ta lại phát hiện được một bái post trên diễn đàn Hải Giác, lượt xem và lượt bình luận bài post này khá cao.
Tên đầy đủ của bài post này là: Thảo luận về việc chủ nhân của vị trí bị bỏ trống tổng bức “Cung yến” là ai.
Người đăng bài post này hẳn là yêu thích lịch sử, mở đầu bài post là toàn bộ bài “Khai quốc tử” trong sách giáo khoa trung học được ngâm để thể hiện sự náo nhiệt và phồn vinh của bữa tiệc khai quốc Thiên Tấn.
Sau đó lại dùng các loại tư liệu trình bày và chứng minh chỗ ngồi bỏ trống trong bức “Cung yến” là dựa vào thân phận của người thời đó và thứ tự sắp xếp chỗ ngồi của họ.
Từ khi bức “Cung yến” của Công Tây Kiều khiến cả thế giới chấn động, đã có vô số tranh luận trong nước về nội dung bức tranh, nhưng Công Tây Kiều hết lần này đến lần khác vẫn không đứng ra giải thích, cho nên khiến cho những người yêu thích lịch sử tranh luận đến mức mặt đỏ tai hồng.
“Thời Thiên Tấn dựng nước, những văn nhân, danh tướng phò tá Tấn thái tổ giành lấy chính quyền đều ở đó, vị trí ở đây là bên phải, ghế ngồi thứ hai, chứng tỏ địa vị của người này không thấp, hơn nữa khẳng định là người phò tá vua để giành chính quyền, hơn nữa còn là người vua rất tin tưởng.
Mọi người nhìn sang phía góc đi, có người được cung nữ cầm đèn dẫn đường, tuy tới muộn, nhưng bước chân và vẻ mặt của cung nữ không hề có chút lo lắng nào, ngược lại vẻ mặt còn mang theo ý cười, chứng minh người đó không chỉ được vua thích, mà có thể ngay cả các cung nữ cũng vô cùng yêu thích người đó.”
Trợ lý Cẩu mở bức “Cung yến” được đính trong bài đăng lên, hơn nữa còn cẩn thận quan sát bóng người bị che gần phân nửa, cảm thấy người đàn ông có thể khiến cho cung nữ thích này dáng vẻ hẳn là rất được.
“Trong “Truyện về các danh thần” có nói, Cung Thiếu Kiều cao bảy xích (một xích = 33,3 cm), dáng vẻ phi phàm, bất kỳ chỗ nào xe Cung Thiếu Kiều đi qua đều sẽ đơm hoa kết trái.
Lúc bệnh chết, vô số nữ giới khóc lóc đốt thơ thương tiếc, còn than oán thế gian không còn Cung lang nữa.
Còn Tấn thái tổ mỗi lần nhớ đến cũng chảy nước mắt nói với trăm quan rằng: Người đi rồi, trẫm giống như mất đi một tay, có thể thấy được sức ảnh hưởng của Cung Thiếu Kiều lớn bao nhiêu…”
“Cung Thiếu Kiều tuy sống không thọ, nhưng lại có kết cục tốt nhất trong những người đi theo vua giành chính quyền, sau khi chết lại được tôn vinh, bởi vì lúc còn sống vị này không lấy vợ, Tấn thái tổ lại bảo các con cháu có thân phận hoàng tử tự mình an táng, làm đại thần mà có thể được như vậy, coi như là rạng danh.”
Cách nói chuyện của chủ post khôi hài, lại hợp lý mà còn có chứng cứ, trợ lý Cẩu cảm thấy vô cùng hứng thú, lúc đọc đến kết luận của chủ post cho rằng chủ nhân vị trí trống kia hẳn là Cung tướng, anh ta cũng vô cùng tán thành với quan điểm của đối phương.
Bởi vì tuy Cung Thiếu Kiều được vua tín nhiệm, nhưng lúc vừa dựng nước, thân phận và tuổi của anh vẫn còn hạn chế, cho nên tuyệt đối không có khả năng ngồi ở vị trí đầu tiên, nhưng vua lại đặc biệt yêu thích anh, cho nên vị trí thứ hai bên phải là thích hợp nhất.
Là người hiện đại, trợ lý Cẩu không hiểu được sự gian khổ của việc hoàng quyền và thế gia của thời phong kiến phải dựa vào nhau mà sống, nhưng Cung Thiếu Kiều lại là một người có xuất thần nghèo hèn, có thể trở thành Quốc Tính Gia, năm ấy ba mươi mà có thể trở thành thừa tướng thật sự là kỳ tích.
Thế nhưng… Sao chủ post lại không đi hỏi người sáng tác bức tranh này? Thay vì cùng người khác tranh luận đến mức nước bọt bay vèo vèo, để thời gian đó đi tìm người sáng tác là Kiều đại thiếu có phải hay hơn không.
Tắt trang mạng, trợ lý Cẩu đi vào văn phòng tổng giám đốc, thấy ông chủ đã đóng sách, bắt đầu xử lý công việc, anh ta cũng không thể nào không biết xấu hổ mà nhắc đến chuyện bức “Cung yến” kia.
“Làm sao vậy?” Thấy trợ lý Cẩu bước vào, Tịch Khanh ngừng bút, ngẩng đầu nhìn một cái.
“Không có việc gì,” Trợ lý cẩu gượng cười nói, “Chỉ là thấy sắp tan làm rồi, tôi muốn nhờ ông chủ hỏi giúp tôi một chuyện.”
Tịch Khanh nhìn trợ lý Cẩu, ý bảo anh ta tiếp tục nói.
“Chuyện là tôi muốn nhờ ông chủ hỏi Kiều thiếu giúp, trong bức “Cung yến” kia, chủ nhân của vị trí thứ hai bị bỏ trống kia có phải là Cung tướng không?” Trợ lý Cẩu có chút ngượng ngùng, “Tôi có chút tò mò thôi, không hỏi cũng không sao.”
Tịch Khanh sửng sốt một chút, gật đầu nói: “Ừ.”
Chờ trợ lý Cẩu rời đi, Tịch Khanh nhìn tài liệu trước mặt, không có tâm trạng mà đọc nữa, hắn buông bút, thời dài.