“Heo dịch không ăn, chó bệnh không cắn”
“Tôi mang tới cho các khán giả phía dưới một điệu múa đơn, “Tiễn hành người Berber”.”
Điệu múa này tôi học cũng không dễ dàng gì. Lúc mới học ngày nào tôi cũng xem băng ghi hình của các đại sư, học như say như mê, nhắm mắt rập khuôn mà múa. Lão nương Bì diễn dịch ra một phiên bản, đại sư múa hiện đại người Đức lại diễn dịch ra một phiên bản khác, nhưng cuối cùng lão nương Bì không cho phép tôi bắt chước theo, cô sợ tôi không ra khỏi cái bóng, không nhảy thành công hơn được.
Không ánh đèn cũng không có tiếng nhạc, thoạt đầu tôi nhẹ giọng ngâm nga tự đệm nhạc cho mình, nhưng chẳng mấy chốc tất cả đều không quan trọng nữa. Một điệu múa át trăm hoa, thúc sanh vạn vật.
Không ngừng điên cuồng trong điệu múa ngẫu hứng, linh hồn tôi bay cao, nó đưa mắt nhìn xuống chàng vũ công trẻ tuổi dưới sân khấu.
Khi thì hắn bay lên không trung, khi thì lại xoay tròn, lúc hắn khom gối, nấp trong lòng mẹ vô hình, lúc lại dang rộng tay, lửng lơ như sương như khói. Hắn thể hiện hết sinh mệnh qua điệu múa này, sự hèn mọn và cao quý của hắn, sự ôn hòa và giãy giụa của hắn, nỗi khổ đau và hạnh phúc của hắn, sự kiên cường và vô lao.. lúc này đây, tất cả đều được thổ lộ hết qua cơ thể hắn.
Nhảy một điệu múa không đầu không đuôi, thể như trên đời này không còn một Viên Lạc Băng.
Cuối cùng tôi cũng không nhớ rõ mình dừng lại thế nào, tôi lả đi ngã xuống đất, nhìn chăm chú vào bóng người duy nhất trong thính phòng.
Không biết Lê Kiều đã xuất hiện trong đây từ khi nào, dường như hắn đã âm thầm đứng lặng một lúc lâu, kiên nhẫn chờ tôi kết thúc.
Sau đó hắn đi tới chỗ tôi, giọng nói không mang theo chút tâm tình gì: “Lau khô đi.”
Sàn nhựa mới tinh in dấu chân bẩn, còn có một chuỗi nước kì lạ. Đường nhìn của tôi đã mờ đi từ lâu, cũng không rõ đây là mồ hôi hay là nước mắt.
“Lau khô đi.” Lê Kiều nhấc chân đá tôi, nói lại một lần nữa.
Chẳng rõ dũng khí từ đâu tới, tôi thế mà lại cứng rắn chống đối lại hắn: “Muốn lau thì tự đi mà lau, ở trên sân khấu tôi chỉ là một vũ công.”
Lê Kiều bị thái độ của tôi chọc giận, tăng lực chân đạp tôi, còn tôi thì vẫn quỳ thẳng đờ như thế.
Cú đạp kia không thể đá ngã tôi, cuối cùng hắn cũng không đạp nữa. Hắn đứng yên bên cạnh tôi, bàn tay giơ lên đè xuống gáy tôi, lực tay nhẹ vô cùng, thể như gây áp lực, lại thể như xoa dịu.
Trên đường về tâm tình tôi vẫn không tốt lắm, Lê Kiều ngồi ghế phụ cũng vậy, cả dọc đường hai chúng tôi đều không nói gì, trong buồng xe là một cơn bão lặng thinh.
Đi được một phần ba đường, cuối cùng sự trầm mặc cũng bị phá vỡ, đột nhiên Lê Kiều quát: “Dừng xe lại!”
Xe dừng lại. Người đàn ông bên cạnh cởi dây an toàn, đi xuống xe ——
“Gia! Gia, tôi sai rồi ——” Tôi biết không ổn rồi, tận lực xin tha thứ.
Lê Kiều mở cửa bên ghế tôi, túm cổ áo tôi tống ra ngoài —— Tôi không chống lại hắn được, bị lôi ra khỏi xe.
“Cút. Tôi không muốn gặp lại cậu nữa.” Hắn tự ngồi vào ghế lái.
Chiếc Rolls Royce khởi động trong nháy mắt liền dừng lại —— ba lồng bánh bao được đóng gói cẩn thận bị ném ra khỏi cửa sổ.
Tôi bị ném ra đầu đường, không hiểu sao Lê Kiều lại lên cơn lôi đình như vậy, nhưng có một điều tôi hiểu rõ, không thể vứt bỏ công việc này dễ dàng như vậy được.
Có lẽ là vì diện tích công trình và tiền vốn đầu tư, trung tâm nghệ thuật kia ở chỗ khá hẻo lánh, còn xa hơn cả chỗ ngôi nhà hẻo lánh của tôi. Tôi không bắt xe về nhà được, thật ra trong túi cũng không có mấy đồng. Lúc này tài xế xe buýt đã về nhà ôm vợ ngủ say rồi, mà đồng hồ tính tiền của xe taxi thì nhảy điên cuồng như huyết áp của người cao tuổi không bằng.
Trước không thôn phía sau không điếm, thân tôi không còn đồng nào cứ đi một đoạn lại nghỉ một đoạn, sau đó chẳng nhúc nhích nữa, ngồi xổm xuống vệ đường gặm chiếc bánh bao đã cứng lạnh từ lâu.
Đúng lúc này có một anh trai lái xe khuyết tật chạy qua tôi, dừng xe lại kêu với tôi: Muốn ngồi xe hay không?
Tôi không có tiền. Tôi phất phất tay với anh chàng kia, anh đi tìm người khác làm ăn đi.
Anh chàng kia nở nụ cười: “Biết cậu không có tiền rồi, có tiền thì việc gì phải ngồi chổm hổm trên đường gặm bánh bao chứ? Giờ còn đang lang thang ngoài đường thì chỉ có mấy người mệnh khổ mà thôi, hai chúng ta là những người cùng khổ, anh đưa cậu đi một đoạn.”
Chiếc xe này tuy cũng được bọc lán, nhưng lán cũng bị rách rất nhiều, bốn vách xung quanh gió thốc vào. Xe nghiêng nghiêng ngả ngả mà chạy, động cơ cũ kỹ kêu ù ù. Gió lạnh thốc tới, như con dao cắt vào mặt.
Anh trai tàn tật nói nhiều, một lúc sau đã rút ngắn được khoảng cách giữa hai người xa lạ, cũng làm vơi đi cảm giác mệt mỏi dọc đường.
Anh ta nói mình là cha đơn thân, có một cô con gái mắc chứng Down, hai năm trước làm việc nghĩa hăng hái dũng cảm cứu người dưới bánh xe, kết quả người được cứu giở mặt không thừa nhận, bản thân thì lại không công mất đi cái chân.
“Làm ơn không cần hồi báo, cũng đâu phải vì cái gì mới cứu người đâu, đúng là.. tâm lạnh thấu..”
Anh ta kể mấy hôm trước đó bị lấy phải tờ 100 tệ giả, người đưa tiền cho anh ta ăn mặc cực hợp mốt, quần áo mũ nón toàn là hàng hiệu, anh ta không thể tin một người được ông trời chiếu cố như vậy lại trả tiền giả, nhưng đúng là đã nghĩ lầm rồi.
“Tôi thấy mình thật con mẹ nó chẳng ra gì. Hôm nay tôi mua một bao thuốc lá ở bên kia, đưa tờ một trăm giả kia.”
Anh ta nói người bán thuốc kia mù một mắt, cho nên không nhận ra tờ 100 tệ kia là giả.
“Cửa son rượu thịt ôi, ngoài đường xương chết buốt. [1]” Anh ta khạc nước bọt ra đường, cười mắng: Đầu năm nay anh hùng tương tích anh hùng. Cẩu hùng chỉ có thể bắt nạt cẩu hùng. (Cẩu hùng: gấu chó, còn chỉ kẻ vô tích sự)
Tôi đắc tội vị anh hùng Lê Kiều này, tôi tự đánh đổ bát cơm nuôi gia đình mình. Tôi thầm thở dài trong lòng, con mẹ nó tôi còn ngu hơn cả cẩu hùng.
Tôi với anh trai tàn tật kia đúng là hận gặp nhau quá muộn, tiếc là hai chúng tôi không thể ở bên nhau, qua mấy con phố, anh cho tôi xuống. Mãi đến khi chiếc xe cũ kỹ kia nặng nề chuyển bánh, tôi mới nhớ ra mình quên hỏi tên anh là gì. Suy nghĩ một chút, tạm gọi anh là Lôi Phong đi. Anh ấy không chỉ chở tôi một đoạn đường, còn lấy khổ nạn của mình ra để an ủi tôi —— Tôi cũng không phải người bất hạnh gì, chí ít tôi còn tuổi trẻ, tứ chi vẫn còn đầy đủ.
Con đường phía trước ngắn lại, bóng đêm cũng nhạt dần, bầu trời giống như mảnh sắt cũ hoen gỉ, sắc đỏ sắc đen sắc vàng nhơ kéo từng vệt hỗn loạn trên nền trời. Lại đi một lúc lâu, tôi thấy mặt trời đỏ hừng hực nhô cao lên dưới đường chân trời, đánh tan sự hỗn loạn đen tối, như muốn đoạt lại đất trời.
Bên đường có đóa hoa dại mọc lên giữa khe đá, hoa mang màu chàm hiếm thấy, vô cùng tươi, vô cùng đẹp.
Đến khi tôi về đến nhà thì trời đã sáng rõ, hai cẳng chân như không còn là của tôi, cả bộ khung xương trên người này cũng không phải, chỉ có bọc bánh bao vẫn như cũ nằm trong tay tôi.
Còn chưa đi tới cửa, mẹ Phạm Tiểu Ly đột nhiên xuất hiện, chân đi dép lê, mặc đồ ngủ, kéo tay tôi không chịu buông.
“Cậu ngửi đi! Cậu ngửi đi! Bố cậu đái trước cửa nhà tôi.”
Tôi đoán chắc là bố tôi lại lén chạy ra khỏi nhà đi uống rượu, ông say rượu không quản được bàng quang mình, tìm bừa một chỗ để đi tiểu. Cái người này, tôi từng muốn mỗi lần đi đâu đều nhốt ông ấy trong nhà, nhưng ông ấy làm loạn với tôi, nói không muốn bị nhốt trong nhà như một con chó.
“Thím à, làm gì có ai lại đi đái trước cửa nhà hàng xóm.” Tâm tôi lạnh phân nửa, nhưng vịt chết vẫn còn cứng mỏ, “Thím không biết thì đừng nói lung tung, nhỡ chó nhà ai thì làm sao?”
“Còn có thể là chó nhà ai nữa, chính là lão cẩu nhà cậu.”
“Mẹ, mẹ nói chuyện tử tế với anh Băng ——” Phạm Tiểu Ly còn đang ngái ngủ xuất hiện phía sau cửa sắt, vừa mới ló đầu ra đã bị mẹ cô bé quát đi vào.
“Cậu hỏi Tiểu Ly xem, con bé cũng nhìn thấy, ba cậu vội vội vàng vàng, còn chưa nói cái gì đã đái ngay trước cửa nhà tôi! Cậu xem! Cậu xem đi! Vẫn còn ướt đây này!”
Dưới tường bị rêu xanh bám quanh năm suốt tháng, đã nấm mốc lại còn ẩm ướt, tỏa ra mùi không thể yêu thương nổi. Tôi nhìn theo hướng ngón tay mẹ Tiểu Ly chỉ liền choáng váng, có chút không phân biệt được mùi này đến từ đâu, là mùi cá muối phơi nhà cô, hay là mùi nước tiểu của cha mình.
Không đợi tôi tỏ thái độ, mẹ Tiểu Ly lại bắt đầu mắng: “Bố cậu đầu óc không bình thường, nếu cậu không trông ông ấy kỹ được thì đưa tới viện tâm thần đi, đừng gây phiền toái cho hàng xóm láng giềng!”
Mẹ Tiểu Ly đưa ra chủ ý cho tôi, nhưng tôi thì vẫn không nỡ. Mặc dù bình thường rất ít khi tôi gọi cha mình là cha, nếu không phải “Viên Quốc Siêu” thì cũng trách “Lão già kia”, thế nhưng tôi vẫn không nỡ.
“Được rồi được rồi, có mỗi tí chuyện này, mới sáng sớm ngày ra!” Đi cả một đêm, lúc này tôi vừa mệt lại vừa buồn ngủ, tôi xốc tinh thần đảm bảo với thím ấy, “Lát nữa cháu sẽ lau cho cô, nếu cô còn ngại có mùi, cháu mang cả thùng sơn đến quét cho cô!”
“Nói quét thì quét đi, quét cả bên kia nữa ấy!” Mẹ Tiểu Ly hài lòng, bỏ lại một câu nhớ dọn dẹp sạch sẽ rồi ngáp dài, xoay người quay trở về phòng.
Cuối cùng cũng có thể về nhà. Mở cửa phòng, trước mặt là phòng bếp kiêm phòng khách, tôi thấy bóng lưng một ông lão bạc đầu quay về phía mình, trong tay nâng một cái bát. Trên bàn cơm bày một cái nồi rau và nồi cơm cách đêm thêm nước đun nhão như cháo, không nói khoa trương chút nào, nồi cơm kia đun đến nát vụn.
Trong nhà nồng mùi rượu, loạn như vừa bị trộm viếng. Hạt gạo trắng bóng rơi đầy đất, dầu muối giấm tương cũng ngã đông đổ tây. Thèm rượu tới một trình độ nhất định cũng giống như nghiện thuốc, mỗi khi lão Viên lên cơn nghiện rượu lại bắt đầu như vậy, không tìm rượu thì cũng là tiền lẻ, dưới giường, trong vại gạo, mặc kệ tôi giấu ở đâu, giấu tốt đến mấy, ông cũng có thể tìm ra bằng được, tinh như cảnh khuyển không bằng.
Tôi mệt tới cực điểm, cũng tức tới cực điểm, ông ấy không thể tiếp tục chạm vào thứ này nữa, bác sĩ nói, sớm muộn gì ông ấy cũng chết chìm trong hang rượu.
Lồng bánh bao trong tay còn chưa buông xuống, tôi quát to với lão già kia: “Con đã nói ở nhà ăn uống phóng uế thích sao thì thích, sao còn cứ gây rắc rối cho con?! Nuôi con rùa trong lon nó còn biết co lại, ngựa già biết đường, trâu già biết liếm nghé con, chỉ có lão Viên là bản lĩnh kê ba, phía trước mã nhãn phía sau thí nhãn, chẳng còn mặt mũi đâu cho người ta nhìn nữa rồi.” (mã nhãn: chỉ nơi xuất tinh / thí nhãn: ass / kê ba = aka tiểu kê)
“Mày nói với bố mày như thế à? Mày coi bố mày như con mày à mà chửi? Tao.. hôm qua..” Mặt lão Viên xanh lên, bờ môi run rẩy, mỗi khi ông ấy quýnh lên đều nói lắp, như muốn giải thích cái gì đó, rồi lại không biết nói nên câu hoàn chỉnh thế nào.
“Được rồi được rồi, không nói nữa…” Heo dịch không ăn, chó bệnh không cắn, giờ tôi lấy tăm dựng mí mắt lên cũng không chống nổi, đến cái miệng lưu loát thường ngày cũng không động được. Tôi miễn cưỡng hít sâu một hơi, giơ tay lên quơ quơ bánh bao cua trong tay, “Đừng ăn cơm nát nữa, bánh bao cua này để con hâm nóng lên ——”
Lúc này lão Viên nghe lời quay về làm việc, thế nhưng không cẩn thận, giơ tay lên làm xốc đổ tấm kính dày trên bàn cơm ——
Tấm kính dày vỡ làm hai, cơm chén cũng chia năm xẻ bảy, nồi cơm nát vụn, hơn nửa đều vẩy lên người tôi.
Cúi đầu liếc mắt nhìn vật ô uế trên người mình, chúng nó giống như cây mềm đè chết lạc đà, tôi sụp đổ, tôi khóc. Tôi như cây nến tàn chảy xuống đất, không đứng lên nổi nữa.
“Bố không thể không uống sao.. Mẹ bị bố uống say lên cơn bỏ đi, bố uống nữa cái nhà này liền tàn, không còn.. Con xin bố, dù chỉ một lần thôi, bố thương con một lần thôi, được không? Có được không?”
“Bố..” Tôi gọi ông một tiếng, nước mắt chẳng thể kìm nén được nữa, khóc một cách khó coi: “Bố, đối nhân xử thế thật mệt mỏi…”
[1] Cửa son rượu thịt ôi, ngoài đường xương chết buốt:Đây là hai câu trong bài “Trường An khốn đốn” của Đỗ Phủ. Bài thơ này tổng kết 10 năm Đỗ Phủ ăn nhờ ở đậu tại Trường An. Trong mười năm đó, Đỗ Phủ đã tận mắt chứng kiến sự xa hoa thối nát của giai cấp phong kiến thống trị: “Cửa son rượu thịt ôi, Ngoài đường người chết đói”. (Nguồn: thivien)
Mình lấy bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng. Vì bài thơ khá dài nên không tiện cop ra đây.