Vì chuyện đá núi lăn, đội ngũ loan giá không có hoàng đế vẫn phải dừng lại. Thiên tử lục quân bắt đầu tìm kiếm các vùng phụ cận trong vòng 10 dặm, nhất là ngọn núi có đá lăn xuống kia. Tuy Dương Quảng không ở trong Ngự Liễn nhưng nếu không dừng lại vậy thì chẳng khác nào làm lộ cái nhân bánh. Làm gì có ông hoàng đế nào biết một tảng đá lớn từ trên núi lăn xuống như vậy mà lại không tức giận? Mà không tra hỏi lại cứ tiếp tục lên đường?
Nhưng hạ lệnh lục soát núi không phải là Văn Ngoạt, ông ta vẫn chưa có quyền này.
Người hạ lệnh là Tiêu hoàng hậu.
Hoàng hậu Tiêu Thị tên là Di Chân, là con gái của Tây Lương Hiếu Minh Đế Tiêu Vị, được sinh vào tháng hai năm Lương Thiên Bảo thứ năm ở thủ đô Giang Lăng, phong tục của Giang Nam là con gái sinh vào tháng 2 sẽ không có may mắn vì thế Tiêu Vị đã đưa nàng cho người em họ là Tiêu Cao nuôi nấng. Nhưng sau khi nuôi Tiêu Chân được năm tuổi thì vợ chồng Tiêu Cao chết. Vì thế mọi người đã đồn đại Tiêu Chân chính là điềm xấu Nữ Oa khắc làm vợ chồng Tiêu Cao chết. Tiêu Vị lại không dám mang nàng về. Không có ai đồng ý nuôi dưỡng Tiêu Chân nhưng ông cậu Trương Kha gia cảnh bần hàn, vốn quý mến công chúa Tiêu Chân từ thuở nhỏ cho nên đã mang bà về cùng làm việc đồng áng, cuộc sống vô cùng gian khổ.
Hoàng đế Cao Tổ Văn Đại Tùy là Dương Kiên chịu nhường ngôi đế lập Đại Tùy, phong con cả là Dương Dũng làm Thái Tử, con thứ Dương Quảng làm Tấn Vương. Vì mối giao hảo với Lương Hiếu Minh Đế Tiêu Vị đã nói với Tiêu Vị muốn lấy một công chúa Tây Lương phong làm Tấn vương phi. Tiêu Vị vội vàng phái người đi chọn lựa, kết quả những con cô con gái bên cạnh ông ta không ai là quẻ cát. Tiêu Vị lại không dám đắc tội với Tùy Văn Đế Dương Kiên, đang lúc khổ tâm thì ông ta nhớ ra còn có một cô con gái chỗ Trương Kha. Vì thế đã phái người đi đón Tiêu Di Chân về cung, sai người bói toán thì lại bói được quẻ cát. Ông ta lại phái người đi trang điểm cho Tiêu Chân và đưa đến Đại Tùy.
Tiêu Di Chân được gả cho Dương Quảng làm Tấn vương phi, vợ chồng ân ái, tính nàng dịu dàng, hiền phục. Tuy thuở nhỏ nghèo khổ nhưng thích đọc sách, tài văn chương của nàng cũng cực kì xuất chúng. Mỗi lời nói đều có kiến giải, Dương Quảng vô vùng kính yêu, sau đó Dương Quảng lên làm Hoàng đế đã phong cho nàng làm hoàng hậu.
Tình cảm của Dương Quảng và Tiêu hoàng hậu rất tốt, tuy hậu cung có không ít Tần phi nhưng từ đầu chí cuối Dương Quảng vẫn chỉ yêu tha thiết một mình Tiêu Di Chân, đối xử với nàng không tiếc thứ gì. Mỗi khi đi tuần, đều mang theo Tiêu hoàng hậu đi bên mình. Chỉ một ngày không thấy đã như ba thu không gặp, cho nên lần này viễn chinh Liêu Đông, Dương Quảng cũng dẫn Tiêu hoàng hậu đi theo. Những ngày này họ du ngoạn bên bờ biển Vọng Hải Đột ngày nào cũng vui đùa cùng nhau, cuộc sống vô cùng vui vẻ.
Trước đó mấy ngày tấu chương của Thượng thư Hữu Thừa Lưu Sĩ Long được đưa đến Vọng Hải đột đã chọc tức Đại Nghiệp hoàng đế Dương Quảng. Dương Quảng tức giận nảy sinh ý tưởng phải cải trang quay về Liêu Đông để âm thầm giám sát chư tướng Liêu Đông có buông thả làm bậy hay không? Tiêu hoàng hậu đã khuyên bảo mấy lần, nhưng tính tình của Dương Quảng đến nàng cũng không thể khuyên can nổi. Vốn Dương Quảng muốn dẫn nàng đi theo nhưng nàng lắc đầu không đồng ý. Lúc đó, nàng nói với Dương Quảng: “Bệ hạ cải trang một mình đi trước, thiếp ở loan giá sẽ không có người nghi ngờ. Nếu thiếp cũng đi cùng bệ hạ trở về, chỉ e có người đoán trước trong giá không có bệ hạ”.
Dương Quảng giật mình vì thế đã để lại Tiêu hoàng hậu còn mình thì dẫn theo thị về về Liêu Đông trước.
Từ Vọng Hải đột trở về Liêu Đông, những ngày này tất cả những sự vật đều theo chỉ thị của Tiêu hoàng hậu. Tuy nàng là phụ nữ, nhưng kiến thức rộng rãi, hơn nữa là người tinh tế, cho nên mặc dù có người nghi ngờ Hoàng đế không còn ở đó nữa nhưng lòng quân vẫn ổn. Mỗi ngày nàng đều cố tình xuất hiện trước mặt triều thần và binh lính thể hiện bệ hạ vẫn có ở bên trong ngự liễn.
Đá lăn từ trên núi xuống làm chết mấy con ngựa, bị thương mấy người chỉ là chuyện nhỏ, chuyện lớn là trên hòn đá kia có chữ viết, vụng về mà dễ hiểu, vừa nhìn là đã biết nó xuất thân từ tay của mãng phu nhưng mấy chữ này thực sự quá đại nghịch bất đạo. Văn Ngoạt không dám giấu diếm liền đi lên xin chỉ thị của Tiêu hoàng hậu.
Tiêu hoàng hậu nghe xong không có biểu hiện gì là sợ hãi, nàng suy nghĩ rồi nói với Văn Ngoạt:
- Nhất Đao, trong số những cận thần của bệ hạ ngươi là người đáng tin nhất. Ngươi cũng hiểu rõ bệ hạ nhất, theo ý ngươi, nếu bệ hạ có ở đây, chuyện này nên xử trí thế nào?
Văn Ngoạt cúi đầu cười khổ một tiếng rồi nói:
- Nếu bệ hạ tin thần thì sẽ không cải trang quay về Liêu Đông mà giấu thần.
Tiêu hoàng hậu nói:
- Còn không phải sợ ngươi ngăn cản sao?
Nàng để cuốn sách trong tay xuống, chỉ bên ngoài nói:
- Hay là nghĩ cách xử lý bên ngoài trước đi, xem ra rất giống những gì người Cao Cú Lệ đã làm, kỹ xảo vụng về, không phải sao?
Văn Ngoạt cúi đầu nói:
- Thần cũng cho là như vậy.
Tiêu hoàng hậu nói:
- Đi thăm dò đi, đại quân chắc chắn là dừng lại rồi. Tính cách của bệ hạ chính là muốn lật mặt đám giả thần giả quỷ kia. Nếu không xử lý mà cứ đi như vậy người dưới sẽ nghi ngờ.
Văn Ngoạt nói:
- Thần hiểu rồi.
Tiêu hoàng hậu lại cầm quyển sách, lật trang tiếp theo rồi dừng lại, khuôn mặt hơi trầm tư, long mi dài như phủ cả ánh mắt.
- Nhất Đao!
Lúc Văn Ngoạt sắp đi, nàng bỗng nhiên gọi lại.
- Có thần.
Văn Ngoạt quay lại khẽ khom lưng nói.
Tiêu hoàng hậu cũng không ngẩng đầu lên mà nhẹ giọng chậm rãi nói:
- Phải nhanh, tốt nhất là trong ba ngày phải bắt được đám mọi rợ Cao Cú Lệ kia, phải bắt nhanh, giết cũng phải nhanh. Chuyện hôm nay…. hẳn có người không muốn bệ hạ vội vã trở về, mà người này chắc không ở Liêu Đông.
Văn Ngoạt ngẩn người ra, lập tức nói:
- Thần… hiểu!
Văn Ngoạt biết, Tiêu hoàng hậu nói không sai. Bệ hạ đã trở về Liêu Đông bình an, người đưa tin đã quay về bẩm báo hoàng hậu. Chư tướng Liêu Đông đều biết bệ hạ không ở trong loan giá, cho nên không thể phái người đi làm chuyện ngốc nghếch này. Nếu như có người vố tình làm ra vẻ huyền bí, vậy đó chỉ có thể là người Cao Cú Lệ, đúng cũng được, không đúng cũng được.
Sau khi ra khỏi ngự liễn, Văn Ngoạt truyền ý chỉ của bệ hạ, hạ lệnh thiên tử lục quân lục soát. Chỉ hai ngày, người của Long Đình Vệ ở một ngọn núi khác bắt được sáu, bảy người Cao Cú Lệ biết khắc chữ vào đá. Văn Ngoạt tự thẩm vấn, xác định là tướng quân Ất Chi Văn Đức của Cao Cú Lệ có ý đồ mưu sát hoàng đế. Vụ án được điều tra rõ ràng, vì thế mấy người Cao Cú Lệ này rất nhanh đã bị lôi ra chém đầu, vứt xác nơi hoang dã.
Binh sĩ Phi Hổ quân mà Lý Nhàn phái ra đã sớm trốn đi mất dạng, bắt được người Cao Cú Lệ thì làm được gì?
Người Cao Cú Lệ thực sự là người Cao Cú Lệ nhưng chắc chắn không phải do họ làm. Bọn họ đều là dân chúng của thành Liêu Đông chạy loạn, sau khi bị lục soát, thẩm vấn rồi lập tức bị chém đầu thị dân. Họ đều chết oan và vô tội.
Đại quân chỉnh đốn, Văn Ngoạt truyền chỉ đại quân tăng tốc đi trước chạy về đại doanh thành Liêu Đông. Nguyên nhân là, bệ hạ tức giận, phải quay về đích thân chỉ huy đại quân phá thành Liêu Đông.
Trước sau chỉ kéo dài hai ngày, Lý Nhàn không biết nhưng như này cũng đã đủ.
Vốn dĩ ba ngày nữa là quay lại đại doanh quân Tùy ngoài thành Liêu Đông nhưng loan giá muộn hai ngày mới đến. Mà lúc này, Lý Nhàn đã dẫn Tả đồn vệ xuất chinh đi được hai ngày đêm rồi.
...
Trước xuất chinh
Lý Nhàn dẫn theo đám người Lạc Phó và hai mươi mấy thân tín của Phi Hổ quân đến hậu đội Truy Trọng doanh. Theo quân chế của Đại Tùy cứ năm mươi người làm một đội, thiết lập một đội trưởng. Một trăm người là một lữ, thiết lập một Lữ Suất. Ba trăm người là một đoàn, chỉ huy Đoàn quan là Giáo úy. Làm đến Giáo úy thực ra mới được tính theo thể chế quan của triều đình. Nói cách khác, đội trưởng và Lữ suất chưa được vào trong biên chế quan viên của triều đình, quân tiền là trong quân đội chuyển đến chứ không phải triều đình. Đội trưởng và Lữ suất cũng không cần phải báo cáo lên triều đình. Còn Giáo úy thì không giống như vậy, được coi như quan viên theo thể chế ở mức thấp nhất. Lý Nhàn được hưởng tiền trợ cấp và và đãi ngộ của triều đình.
Đoàn này cũng không có các loại phiên hiệu như Ất Tự Doanh hay Đinh Tự Đoàn, Bính tự Doanh, Giáp tự Đoàn gì cả…..
Đoàn này không thuộc biên chế chiến binh, cho nên ý nghĩa của đoàn này hơi chút tùy ý.
Lý đoàn trưởng mang theo đội ngũ thân tín của mình, mặc áo giáp đen do Tinh công chế tạo ra, cưỡi con Đại hắc mã oai phong lẫm liệt, nhậm chức trước sự bao vây của mọi người.
Đoàn suất Lý Nhàn, Qủa Nghị giáo úy Đại Tùy Chính Lục Phẩm đến rồi.
Vương Khải Niên rất bực bội, vô cùng bực bội, khá bực bội.
Tuy y dẫn theo một đoàn hơn 300 binh lính xếp thành hàng trước doanh trại nghênh đón Giáo úy đại nhân, tuy nhìn vẻ mặt không có gì là tức giận phiền não nhưng thực ra y đang nghẹn uất rất muốn hét lớn để giải phóng cơn bực tức trong lòng. Giáo úy hộ binh tiền nhiệm Thôi Thanh được coi như con cháu đời thứ nhất của Bác Lăng Thôi thị, dùng tiền mới lên ngồi chức Giáo úy này, chỉ có điều lòng người không đủ rắn nuốt voi. Một Giáo úy bảo vệ lương thực như Thôi Thanh cũng phải kiên trì giết địch trên chiến trường, còn nói gì là nam tử hán đại trượng phu? Lấy công danh trên lưng ngựa, tặng một vòng kim châu đổi lấy một chiến binh giáo úy. Hăng hái ra trận giết địch, kết quả trong trận chiến qua sông cùng lão tướng quân Mạch Thiết Trượng và hơn một ngàn võ sĩ Tả Đồn Vệ chết trận, cũng có cả Thôi Thanh nữa.
Không chỉ có thế, hai Lữ suất hộ lương của hai binh đoàn khác đều có xuất thân là thân binh của Thôi Thanh. Thôi Thanh chết rồi cũng dẫn hai người này đi, để trống một ghế Giáo úy, hai Lữ suất. Vương Khải Niên cảm thấy dù thế nào vị trí Giáo úy này cũng sẽ đến lượt y. Vì thế y đã biếu không tất cả của cải, tặng lên trên mấy trăm quan Nhục Hải vàng sáng lấp lánh, có được câu trả lời chắc chắn nhất định sẽ giúp y có được chức vị Giáo úy trước mặt Đại tướng quân Tân Thế Hùng.
Tiêu tiền một tháng, tin từ từ đến không phải là tin tức gì tốt, mà là Đại tướng quân Tân Thế Hùng đích thân bổ nhiệm Giáo úy. Họ Yến, tên Yến Vân, chính là người anh hùng hắc giáp Hắc mã hắc đao chém người Cao Cú Lệ như chém rau bên bờ đông Liêu Thủy kia.
Vì thế Vương Khải Niên rất tức giận, đau lòng cho mấy trăm quan tiền đã vất vả tích lũy ném ra ngoài như bánh bao thịt cho chó ăn đã một đi không trở lại. Càng tức giận hơn khi mình lại phải ngoan ngoãn đứng ở đây nghênh đoán Tân thủ trưởng.
Đời người thường buồn đau như vậy, làm thì tốt nhưng nhận lại chỉ được sáu chữ thê thê thảm thảm ưu tư.
Y đã 50 tuổi rồi, trong quân Đại Tùy đã là một lão lữ suất hai mươi mấy năm. Tuy gan y hơi bé nhưng, sức khỏe cũng không phải là cường tráng lắm nhưng tối thiểu việc bảo vệ lương thực cũng không có ai đuổi được y. Mấy năm nay xu nịnh được nhiều lần đảm nhiệm chức thủ trưởng, tích góp được ít tài sản, vốn định đến qua năm mươi tuổi về nhà dưỡng lão nhưng không ngờ Hoàng đế ra lệnh một tiếng, cả Đại Tùy dốc lực chinh phạt Cao Cú Lệ.
Giáo úy Thôi Thanh đi rồi, Vương Khải Niên vốn đang bực bội liền phát hiện ra cơ hội đã đến.
Kết quả là cơ hội không đến mà Yến giáo úy đến rồi, mẹ kiếp lại còn là kẻ giết người như ngóe. Vương Khải Niên vốn định ủng hộ bọn thủ hạ ra đòn phủ đầu cho tân Giáo úy mới tới, nhưng nghe nói tân Giáo úy là Yến Vân giết người Cao Cú Lệ bên bờ Liêu Thủy cướp lại thi thể của Mạch lão tướng quân thì không ai dám đến quấy rầy nữa.
Vương Khải Niên thầm mắng trong lòng, mắng tiền của mình không làm nên chuyện gì, mắng bọn thủ hạ ăn cây táo rào cây sung, lúc quan trọng không cho mình thể diện, mắng lên Giáo úy kia xuất hiện bất thình lình, còn mắng bản thân mình.
Nhưng lúc con Đại hắc mã kia xuất hiện Vương Khải Niên lập tức thẳng sống lưng, y gào một câu:
- Ty chức Đinh lữ lữ suất Vương Khải Niên, đặc biệt nghênh đón Giáo úy!
Ba trăm lính hộ lương cũng hô to:
- Bái kiến Giáo úy!
Âm thanh lớn chứa đầy trung khí.
Lý Nhàn híp mắt nhìn lữ suất tóc hoa râm, nhảy từ trên Đại hắc mã xuống cười vang nói:
- Từ nay trở đi là người nhà rồi không cần giữ lễ như vậy.
Cơ thể hắn cao lớn, cao hơn Vương Khải Niên khoảng nửa cái đầu. Mặc áo giáp đen, đứng trước mặt Vương Khải Niên như che nửa bầu trời.
Bóng đen che khuất mặt trời, cũng khiến cho Vương Khải Niên chột dạ.
Người này, thật cao!
Vương Khải Niên bỗng nghĩ đến sự bi ai, đến lúc già mình có bao trùm thiên hạ như bóng đen này không.