4.
Trưa ngày mồng 6 tháng 2 năm 1947, quân tiếp viện của giặc đã chọc thủng phòng tuyên sông Nong.
Cũng trưa hôm đó các em trong đội Thiếu niên trinh sát đang chiến đấu Ở Huế
cùng với nhiều đơn vị khác, được lệnh chuẩn bị rút khỏi thành phố. Ngoài cánh quân lớn tiến dọc theo đường quốc lộ số Một, bọn giặc tiếp viện đã cho đổ bộ thêm nhiều cánh quân dọc bờ biển Phú Vang, Quảng Ðiền, hình
thành những gọng kìm với ý đồ bao vây tiêu diệt quân ta.
Tờ mờ sáng
trời đổ mưa tầm tã. đến chiều mưa có tạnh bớt, nhưng gió lạnh thổi hun
hút không ngớt. Mặt sông Hương dăn dúm, sóng ì oạp vỗ bờ.
Khắp thành
phố tiếng súng của bọn giặc bị vây hãm nổ ran ran. Phấn chấn vì tiếng
súng giải vây mỗi lúc một thêm gần, chúng chui hết ra khỏi những hang Ổ
bấy lâu ẩn náu, liên tiếp mở những trận phản kích điên cuồng vào những
đơn vị quân số ít ỏi của quân ta Pháo hiệu xanh đỏ chúng bắn lên tới tấp từ bốn phía, như những lằn roi bầm tím quất lên bầu trời thành phố u ám mây chì.
Một giờ ba mươi chiều, đội trưởng Lê Thắng dẫn các em từ
Mặt trận khu C, vượt cầu Bạch Hổ, trở về bên này sông. Chỉ vắng hơn chục em mà hàng ngũ đội thưa hẳn đi.
Mới chưa đầy hai chục ngày tham gia
chiến đấu mà các em trông cũng khác lạ hẳn so với cái hôm náo nức vượt
sông sang Mặt trận- Cuộc sống căng thẳng, hiểm nghèo và nỗi vất vả kinh
người của chiến trận đã in lên gương mặt và dáng dấp của các em sâu đậm
hơn gấp bao nhiêu lần so với người lớn.
Em nào cũng đen nhẻm, gầy
sắt, ánh mắt mệt mỏi vì đói ngủ, vì phải làm việc quá sức- áo quần, ba
lô, túi dết, ướt sũng nước mưa, lấm láp bùn đất chiến hào. ÐỒ đạc trong
ba lô túi dết có vợi đi, nhưng trên thắt lưng em nào cũng thêm lỉnh kỉnh nào lựu đạn, dao găm, lưỡi lê...
Ðặc biệt trên gương mặt trẻ thơ của các em đều hằn lên khá rõ cái vẻ suy nghĩ lo toan thường thấy trên
gương mặt những người phải đảm đương những trách nhiệm nặng nề và nghiêm trọng- tình nguyện gắn bó đời mình với vận mệnh và sự sống còn của Nhân Dân và Ðất Nước.
Tính nết các em cũng thay đổi nhiều như vẻ mặt.
Không một tiếng cười đùa, không một lời trêu chọc.
Chúng đi lặng lẽ, lầm lủi, đầu cúi thấp nghiêng nghiêng để tránh làn mưa bay
chênh chếch như kim châm tạt vào mặt. Thỉnh thoảng có em trượt chân vồ
ếch, nhưng chẳng có bạn nào cười- Và em vồ ếch lồm cồm đứng dậy, sửa
sang cái gì đó trên người rồi tiếp tục lặng lẽ chạy đuổi theo các bạn.
Ngay cả Tư-dát, vốn tính liến láu suốt ngày cũng chẳng thấy mở miệng.
Nỗi uất ức đau buồn vì sắp bỏ lại thành phố quê hương cho quân giặc, cũng
nặng trĩu trong tim các chiến si nhỏ tuổi này không kém gì với các chiến sĩ lớn tuổi khác. bởi vậy mà các em chẳng còn lòng dạ nào để cười đùa.
Hiền đi cuối đội, đầu đội mũ ca lô của Vệ-to-đầu để lại đeo tòng teng cái
ống nhòm trước ngực- Từ hôm Vịnh-sưa hy sinh, gần như không một phút nào cái ống nhòm rời khỏi ngực em. Em quả quyết nói với các bạn- “Mỗi lần
đưa ống nhòm lên mắt, mình đều thấy Vịnh-sưa đứng trong đó, Trần truồng, buộc ngang người vào cột thép thu lôi, đang phất phất cờ tín hiệu đánh“móc” về cho đài quan sát“.
Tư-dát xin bạn cho nhìn thử. Ðưa ống nhòm lên mắt, vẻ mặt rất chăm chú, sau một lát Tư-dát nghiêm trang gật đầu.
- Ðúng là cậu Vịnh-sưa đang đứng trong đó thật các cậu ạ.
Vẻ mặt và giọng nói của Tư-dál làm nhiều đứa trong đội dựng cả tóc gáy.
5.
về đến cửa Chánh Tây, đội trưởng cho đội dừng lại.
Khắp cả khu vực cửa Chánh Tây, người đi lại nhộn nhạo- Vệ Quốc Ðoàn, tự vệ.
cán bộ các cơ quan tỉnh. - Tất cả đều ướt át lấm láp, mệt mỏi. Từng tốp, từng tốp ngồi phệt xuống bờ cỏ trát đầy bùn, bên các gốc cây, hút
thuốc, uống nước, chuyện trò nho nhỏ... đội trưởng cho đội tập họp dưới
bóng một cây mù u rồi chạy đi tìm cơ quan chỉ huy cuộc rút lui- Lát sau
anh chạy về, vỗ vỗ tay nói:
- Mỗi tổ cử ngay một em theo anh vào trạm tiếp lương, lãnh bánh tét ăn đường.
Nghe nói bánh tét, nét mặt cả đội tươi tỉnh lên một chút.
Bánh tét lãnh về, các tổ khác mỗi đứa được một đòn, riêng tổ Tư-dát - do nó
đi lãnh - mỗi đứa được hai đòn. Cả đội nhao nhao hỏi:
Cậu làm răng mà tài dữ rứa?
Tư-dát đắc chí cười hề hề.
Tớ ba hoa thiên địa với mấy chị phát bánh một hồi làm các chị cứ ôm bụng
là cười, rồi quăng luôn cho tớ thêm ba đòn nữa - “Ði đi ông tướng! - Các chị nói, - chú mà còn đứng đây thì các chị cười đến đứt ruột mà chết
thôi!“. Lần đầu tiên cả đội thấy cái miệng liến láu của Tư-dát được
việc.
Ba giờ chiều, có tin quân giặc đã tiến đến sân bay Phú Bài. Lệnh trên: Tất cả phải cấp tốc rời khỏi thành phố.
Trước lúc xuất phát, đội trưởng tập hợp đội thành hàng ngũ chỉnh tề. Anh báo
cho cả đội biết: Sẽ phải hành quân suốt cả đêm hôm nay. Chúng ta sẽ rút
lên chiến khu- Các em soát lại ba lô đồ đạc, xem có thứ gì không cần
thiết thì vứt bỏ lại để đi đường xa đỡ nặng.
Cả đội yên lặng nhìn
anh- Như đoán biết các chiến sĩ nhỏ bé của anh trong giờ phút nghiêm
trọng này, đang nghĩ gì và đang chờ đợi cái gì, anh bước ra chính giữa
hàng quân, hắng giọng nói:
- Các em! Chúng ta phải rút khỏi thành
phố, nhưng không phải chúng ta chịu thua chúng! Không! - Anh quắc mắt
chặt mạnh bàn tay vào không khí, nét mặt đanh hẳn lại- Theo chủ trương
của HỒ Chủ Tịch và của Chính Phủ, cuộc kháng chiến của chúng ta được
chia ra làm ba giai đoạn. giai đoạn thứ nhất: phòng ngự, giai đoạn thứ
hai: cầm cự, giai đoạn thứ ba: tổng phản công- Hiện nay chúng ta đang
bắt đầu giai đoạn thứ nhất- Thế giặc lúc này đang còn mạnh, chúng ta tạm thời rút khỏi thành phố, lên vùng núi cao thành lập chiến khu- Chúng ta vừa củng cố xây dựng lực lượng vừa tổ chức đánh giặc. Lúc đầu đánh nhỏ, dần dần ta đánh lớn. Khi thế giặc đã suy yếu, bấy giờ ta sẽ chuyển sang giai đoạn tổng phản công. Chúng ta sẽ dùng đại quân đánh chiếm lại
thành phố, làng mạc quê hương, giải phóng hoàn toàn đất nước. Giành lại
hoàn toàn độc lập. Bấy giờ tất cả chúng ta sẽ được sống cuộc sống sung
sướng hạnh phúc như có lần anh đã nói với các em.
Những lời giải
thích tình hình kháng chiến hết sức đơn giản đó của đội trưởng đã làm
cho gương mặt ỉu xìu của cả đội vụt rạng rỡ phấn chấn hẳn lên. Thật ra
các chiến sĩ nhỏ bé này đâu có cần đến những lời giải thích thật thuyết
phục với lý lẽ thật đích đáng, điều mà lúc này chúng cần là được người
chúng hoàn toàn tin cậy, khẳng định niềm tin. khẳng định chiến thắng- Mà khẳng định không phải bằng lý lẽ mà bằng thái độ, tình cảm. Bởi một lẽ, các em yêu Cách Mạng, yêu TỔ Quốc, yêu những lý tưởng.cao đẹp của cuộc sống với tình yêu thơ ngây gần gũi như tình yêu cha, yêu mẹ, yêu ông
bà... Lẫn trong nỗi đau khổ, uất ức chân chính của người chiến sĩ khi
cảm thấy mình phải tạm thời thua giặc có cả lòng tự ái của trẻ con khi
bị thua một keo vật, một trận bóng đá...
Hòa-đen hôm về tập trung
đội, dọc đường ghé vào quán mua viên kẹo bi ngậm chơi. Trong quán, ngoài bà bán hàng còn có hai ông khách mặc áo dài đen quần lụa xa xị trắng,
đang ngồi sát vách hút thuốc lá Cẩm Lệ.
Nhìn qua cách ăn mặc, Hòa-đen cũng đoán biết hai ông này thuộc loại giầu có hoặc làm quan ngày trước. Hai ông vừa hút thuốc vừa nói chuyện thời thế. Lúc đầu em chẳng để ý
câu chuyện của hai ông- Em còn mải mê với viên kẹo bi của bà bán hàng
vừa trao cho. Chà, viên kẹo dinh dính trong như thủy tinh, có điểm những vằn xanh, đỏ đẹp' mê người. em thận trọng đút viên kẹo vào mồm, ngậm
vào một bên má để mút dần- Chất ngọt mát cứ lan dần Ở đầu lưỡi- Ðịnh
bước ra khỏi quán em bỗng nghe một trong hai ông khách nói:
- Cà
cuống chết đến đít vẫn còn cay? Tây họ đuổi cho chạy ré còi vẫn còn nói
cứng- Những là toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, những là
trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi! Thắng lợi chạy dài!
ông khách thử hai có hàng ria mép đen nhánh, vắt vẻo điếu thuốc lá sâu kèn trên cặp môi thâm sì cười khẩy tiếp lời:
Bác không nhớ ngay cái bữa đầu tiên nổ súng tôi đã nói ngay: Việt Minh răng cũng thua Tây. Ðời thuở mô mác lào đâm thủng xe tăng!
Hòa-đen đứng
khựng lại Ở ngưỡng cửa. Em đỏ mày say mặt vì tức. còn tức hơn cả cái hồi còn Ở nhà, khi có đứa réo tên cha mẹ ra mà chửi. Em muốn cãi lại hai
cái lão già mặc áo đen ni để bênh vực cho kháng chiến, cho Việt Minh,
cho Vệ Quốc Ðoàn. Nhưng em không biết phải cãi như thế nào- Ðúng là quân ta phải rút lui Ở Mặt trận Ruổi thật. Nhưng.-- nhưng...em giận run lên
vì cảm thấy mình bất lực, vì bị xúc phạm một cách cay đắng. viên kẹo bi
vừa ngậm, mới suýt được có hai cú nước bọt, ngọt ngon đến chết được, thế mà em nhổ phăng ngay xuống đất, em quay lại nhìn hai ông khách, trợn
mắt chửi:
- TỔ cha bay? Hai đứa bay là đồ Việt gian?
Rồi ù té chạy- ông khách có ria mép chụp chiếc guốc đang xỏ Ở chân, nhảy chồm ra cửa ném theo.
Thằng cha ném rất bợm, suýt nửa trúng đầu em- Em vừa chạy vừa chổng mông về phía ông khách, vỗ bồm bộp. gào to:
- TỔ cha hai thằng Việt gian có ăn đít tao đây!
Chửi, vỗ đít mà cơn giận vẫn không sao nguôi được.
Càng nghĩ đến câu chuyện của hai lão già mặc áo dài đen, máu trong người em
càng sôi lên. Em bặm môi, nghiến răng, trợn mắt, quát to lên một mình:
- Tao mà có khẩu súng, tao nã cho hai thằng bay hai phát vô giữa lỗ miệng ngay!...
Lúc này đứng trong hàng, Hòa- đen như nuốt từng lời giải thích của đội
trưởng- Em chặc lưỡi xuýt xoa tiếc mãi chưa được đội trưởng giảng cho
nghe về ba giai đoạn kháng chiến như bữa ni. Mình sẽ giảng cho hai cái
thằng già mặc áo đen dài phải cứng họng, trắng mất ra.
Mình mô có thèm chửi cho nhớp miệng, vỗ đít cho nhớp tay. Tư-dát quay sang nói với Lượm đứng bên cạnh, giọng buồn buồn:
- Nếu rút lên chiến khu mà đánh không thắng thì làm răng mi hè? Chắc tụi
mình phải Ở luôn trên đó, làm lấy nhà mà ở, trồng lấy khoai sắn mà ăn,
rồi đóng khố để tóc dài như người thượng cà răng căng tai CÓ chết thì
chôn luôn trên đó.
Lượm sửa lại hai quả lựu đạn mỏ vịt đeo trước bụng, nói giong lộ vẻ đau đớn.
Theo tao thà Ở luôn trên núi, ăn sắn đeo gùi đóng khố, chết thì chôn luôn
trên đó, còn hơn là phải về Ở chung Ở lộn với ba thằng Tây. ba thằng
Việt gian. ngày ngày phải ngó tụi hắn đi lại nghênh ngang trên đường phố mình như ngày chưa Cách Mạng!
- Ðúng đó anh Lượm ạ. Em cũng nghĩ như anh rứa.
- Mừng đứng sau lưng Lượm, bật lên nói- Em a, em thà chết đói chứ không thèm ăn một hột cơm của tụi Tây, tụi Việt gian!
Mừng níu tay Tư-dát hỏi:
Anh Tư này, ba giai đoạn cái chi chi anh hè?
Tư-dát giọng chê trách:
- Phòng ngự, cầm cự, tổng phản công! có rứa mà không nhớ- Tối bụng tối dạ như mi mà đi học thì cứ gọi lấy bồ mà đựng trứng vịt lộn.
Mừng không để ý đến lời chê trách của Tư-dát. Em còn mải nhẩm đi nhẩm lại cho nhớ: “Phòng ngự, cầm cự, tổng phản công. Phòng ngự, cầm cự, tổng phản
công...” Tự nhiên em rớm rớm nước mắt nghĩ thầm:
”Chao, ước chi chừ
được gặp mạ, nói cho mạ nghe cái ba giai đoạn, để mạ khỏi lo khỏi buồn
mà bệnh thêm nặng. Mạ ơi, Vệ Quốc đoàn ta răng cũng đánh đuỗi được tụi
Tây, nước mình răng cũng được độc lập, mạ răng cũng được Chính phủ cho
vô nhà thương to nhất, nhiều thứ thuốc qúy nhất chữa cho mạ lành bệnh
suyễn... Mạ đừng lo chi cả mạ ơi! “.
6.
Các đơn vị lũ lượt lên
đường rời khỏi thành phố. Một hồi còi dài. Ðội Thiếu niên trinh sát nối
theo sau một đơn vị Vệ Quốc đoàn, rời khỏi cửa Chánh Tây, theo con đường số Một, đi về phía cầu An Lỗ.
Chốc chốc các em ngoái đầu lại, cặp
mắt buồn rười rượi, thương tiếc xót xa- Một ngọn lửa rất to bùng lên từ
phía cầu Bạch Hổ. Quân ta đang rưới xăng đốt cầu.
Lúc này mưa đã bớt
nặng hạt và chuyển thành một màn bụi mờ dày đặc. gió lạnh thổi bời bời.
thành phố xa dần, chìm khuất sau màn mưa. Chốc chốc trong cái biển bụi
mưa đặc sệt đó lại rộ lên những tràng súng dài ằng ặc- Tiếng súng như
muốn nhắc cho đoàn quân rút lui biết:
”Huế Ở phía ni, Huế Ở phía ni!”- Xa xa, phía nam thành phố, tiếng đại bác giặc nổ rền như sấm đất.
Tư-dát mải ngoái đầu nhìn Huế chân vấp phải hòn đá, kêu “ối!” Mặt em nhăn nhó
xuýt xoa, nhắc bàn chân đau lên nhảy lò cò một quãng:
- Tớ vấp sứt mất cái móng chân rồi các cậu ơi' - Em rên rỉ.
Bồng cúi lượm một hòn đá, ném ngược trở lại căm tức chửi:
Mả cha ba thằng Tây? Lúc ni trong các vị trí chắc cha con giòng giống tụi
hắn đang ôm nhau mà nhảy đầm với hát xì lô, xì la điếc cả đít?
Hình
ảnh Bồng bất ngờ gợi lên đó làm khơi ngòi giận đang ám ỉ trong lòng cả
đội. Các em cùng nhao lên thi nhau tìm hết lời độc địa để nguyền rủa tui thực dân cướp nước.
ôi! quả thật không gì làm cho người chiến sĩ đau đớn uất giận hơn khi hình dung quân thù đang ôm nhau nhảy múa trên đất
đai quê hương mình!
Tư-dát chân vẫn nhảy lò cò, nói như muốn an ủi các bạn.
- Ðược, cứ để cho tụi hắn ôm nhau nhảy đầm với hát xì lô xì la. đến ngày
tổng phản công, tụi ta về chiếm lại Huế- Tụi ta sẽ dùng súng cắm lưỡi lê lùa tuốt tuốt cả Tây đầm, lớn, nhỏ, già, trẻ ra sân vận động Ðất Mới
Xung quanh sân vận động, tụi ta sẽ bố trí toàn F.M- Hốt kít- Chiêu Hòa
hai nòng, rồi ra lệnh cho cha con tụi hắn phải ôm nhau mà nhảy đầm với
hát xì lô xi la đúng như hôm ni. đứa mô không chịu nhảy, chiu hát, ta
kéo cổ ra, tạch tạch “phơ” luôn? Rồi các cậu coi tụi hắn vừa nhảy vừa
hát vừa đái hết cả ra quần, ra váy làm thối inh cả sân vận động?
Cái
viễn cảnh trả thù giặc mà Tư-dát vừa tưởng tượng ra đó làm cho cả đội
nguôi nguôi bớt giận. Chúng tranh nhau bàn tán thêm bớt cách thức tổ
chức trả thù của Tư-dát.
Ra đến cầu An Lỗ, người chạy giặc ùn ùn càng đông. Ngoài bộ đội, cán bộ, còn cơ man nào là đồng bào- Kẻ gánh người
khiêng, người dắt xe đạp, người đẩy xe bò, người dắt con, người bế
cháu..- ồn ào nhốn nháo như vỡ chợ. Nhiêu đoạn đường bị tắc nghẽn không
sao nhích lên được- suốt dọc đường đồng bào vứt lại không biết bao nhiêu đồ lề, của nả mà chẳng ai buồn nhặt- Ngang qua Hương Cần cái làng có
xuýt ngon nổi tiếng, đội đuổi kịp một đơn vị súng cối tám mốt ly..- Anh
Vệ Quốc Quân vác cái nòng súng đi giữa hàng quân cao vượt lên. Anh vác
cái nòng thép to như cột nhà mà coi bộ nhẹ không. Ðầu anh đội mũ sắt,
quần xắn đến bắp-vế, hai cẳng chân to và đen không khác chi hai cái nòng súng cối tám mốt. Trông bộ anh quen quen- Mừng nhận ra anh đầu tiên. NÓ mừng rỡ chạy vượt lên gọi to:
- Anh So? Anh So?
Anh đổi vai vác
nòng súng, rồi quay lại, phướn mày nhìn bọn trẻ- Anh mở rộng miệng cười
hồn hậu phô hết cả hai hàm răng to, vàng khè khói thuốc lá, cả đội liền
nhận ra chính là cái anh công binh phụ trách bom cầu Bạch HỒ hôm nào.
Ðội trưởng bước lại, bắt tay anh:
- đồng chí lại chuyển qua moóc-chê tám mốt à? Răng không Ở công binh nữa?
Anh So cười hề hề:
- Trời sinh ra tui là cốt để ăn no vác nặng. Cấp trên thấy tui sức vóc ra ri mà giao cho cầm sợi dây bom quá nhẹ, uổng! Các ông mới điều tui qua
để vác cái cột nhà sắt ni đây đồng chí ạ. Anh đưa bàn tay hộ pháp vỗ
đánh bộp cái vào nòng súng moóc-chê.
Tư-dát đứng gần đó làm bộ hớt hải kéo.tay anh:
ối, anh vỗ nhè nhẹ chớ vỗ mạnh rứa lỡ bẹp mất nòng súng, Tây đến lấy chi mà bắn anh?
Chú đưa tay sờ vào chỗ nòng súng anh vừa vỗ miệng xuýt xoa:.
- Chết cha rồi, hơi bẹp, hơi bẹp!
Anh trung đổi trưởng moóc-chê cho trung đội nghỉ giải lao mười phút. Ðội
trưởng cũng thổi còi cho đội lánh sang bên đường nghỉ cùng với các anh
moóc-chê- Mừng từ nãy tới giờ vẫn đứng sát sau lưng anh So- Em ngập ngà
ngập ngừng muốn hỏi anh cái gì nhưng thấy anh còn mải nói chuyện nên lại thôi. Anh So sực nhớ, quay lại:
- Mừng đó em? Chút nữa thì anh quên mất. Cách đây nửa tháng, anh có công tác phải về Bao Vinh.
Ngang qua nhà em anh tranh thủ tạt vô, thì may cách chi, đúng lúc mạ em đang
sửa soạn đồ lề gánh gióng để đi tản cư. Anh liền kể với mạ chuyện anh
gặp em- thằng con chị nó đi Vệ Quốc Ðoàn Ở Dội Thiếu niên trinh sát
Trung đoàn Trần Cao Vân coi bộ oách lắm“.
Nhưng mạ em nhất định không tin, cứ khăng khăng nói:
” Chú thương chị, bảy đặt chuyện ra mà nói cho chị vui lòng, chứ thằng
con chị còn sống làm răng được chú ơi? Từ ngày cháu mất đi không đêm mô
chị không nằm mê thấy cháu về ngồi dưới chân giường chị, ôm mặt khóc tỉ
tê: “ con chết oan uổng lắm mạ nớ.. Anh chưa biết làm cách răng cho mạ
em tin thì vừa vặn sực nhớ đến bó lá tầm gửi em gửi anh dạo nọ. Rứa là
anh mở ba lô lấy ra đưa luôn cho mạ em- 'Chị không tin thì đây, lá tầm
gửi thằng con chị nó nhờ tui mang về cho mạ nó, để mạ nó sắc uống lành
bệnh suyễn kinh niên đây NÓ còn dặn chị chặt nhỏ lá ra, sao vàng, hạ
thổ, đổ năm bát nước sắc lấy một. Uống bốn năm lần là khỏi bệnh. Chị
biết không nó khoe với tui là phải trèo lên đọt ngọn cây bút bút cao
nhất Huế vào giữa lúc nửa đêm để hái nó đó. Công trình hắn ra rứa nên
tui phải giữ cái bó lá nớ con hơn cả thần giữ của. chị nghĩ coi, nếu con chị nó không nói thì làm răng tui biết được chị mắc bệnh suyễn kinh
niên? Với lại làm răng tui có sẵn lá tầm gửi trong ba lô để đưa ra ngay
cho chị?” Lúc đó mạ em mới cầm lấy bó lá, ngó trân trân một lúc, mặt coi bộ dại hẳn đi Anh sợ quá tưởng mạ em mừng quá hóa điên. Mạ em kêu lên
một tiếng làm anh rúng cả tim: “ỦI chao ôi! - Ðúng là thằng con tui nó
còn sống thiệt rồi chú ơi” Rồi mạ ôm rịt bó lá vô ngực vừa khóc vừa cười và nói- “Ai ngờ con còn sống con ơi? Rứa mà con làm mạ khóc hết nước
mắt nước mũi-..” Mạ kể với anh: “Hồi còn Ở nhà hễ mỗi lần tui lên cơn
hen, là cháu của chú ngồi bên tui suốt ngày suốt đêm chườm ngực cho tui. Rồi lần mô hắn cũng nói: “Mạ ạ, con nghe cụ Ba Trà nói thứ lá cây tầm
gửi đậu trên ngọn cây bút bút thật cao, trèo lên đúng lúc nửa đêm mà hái về, phơi khô, sao vàng rồi sắc uống, thì bệnh suyễn nặng mấy cũng lành. Con ước chi có cây bút bút ngọn cao thấu trời, đậu thật nhiều tầm gửi,
để con trèo lên hái về sắc cho mạ uống. Cháu của chú nó hiếu nghĩa như
rứa đó chú nớ...“. rồi mạ em lục gánh, lôi trong bị quần áo ra một bộ áo quần của em còn mới tinh, quần sóc xanh với áo sơ mi trắng cụt tay- Ðưa bộ áo quần cho anh, mạ nói: “Bộ áo quần ni chị may cho cháu nhưng cháu
chưa kịp mặc- Mấy lần cháu nó đòi mặc chị lại không cho, nói để dành đến Tết mặc, mình con nhà nghèo, ăn mặc tùng tiệm răng xong thì thôi...
Hôm chị mời thầy pháp làm lễ cầu hồn cho cháu chị định đốt về dưới đó cho
cháu nó mặc. Nhưng thầy pháp nói ma chỉ biết mặc quần áo giấy thôi- Rứa
là chị phải thuê thợ mả dán một bộ quần áo giấy giống in như bộ ni, đốt
cho cháu-.. Chừ may mắn được gặp chú đây, chị muốn nhờ chú đưa giúp cho
cháu, nói với cháu giúp chị:
Biết con còn sống, theo Vệ Quốc Ðoàn mạ
mừng lắm, mạ không giận con mô. Con phải cố gắng theo kịp bầu bạn, anh
em, Vệ Quốc Ðoàn giao cho việc chi phải làm đến nơi đến chốn, phải chăm
chỉ giỏi giang. Với lại con nhớ đừng đi giang nắng nhiều mà phải cảm thì khổ mạ.--” Anh nói với mạ em- “Chuyến ni về chưa chắc tui đã gặp lại
được nó. Tôi sợ mang theo mà làm mất của cháu thì tội cháu lắm. Chị cứ
giữ lấy, răng rồi cũng có bữa hắn được cấp trên cho về phép thăm chị
thôi...” Kể đến đó anh tắc lưỡi: “Tiếc quá, biết rứa hôm đó anh mang bộ
áo quần đi cho xong. có phải chừ em được mặc áo mới rồi không?” Nghe
chuyện mạ, Mừng cơ hồ ngồi không vững nữa- Bàn tay nhỏ bé, đen đũi, các
ngón tay bị móp vì dầm lạnh, cứ bíu chặt lấy vai áo anh, như sợ ngã. em
úp mặt vào ngực anh, nước mắt nó thấm qua áo anh, nóng bỏng.
Và lạ lùng chưa, cả đội và cả các anh trong trung đội moóc-chê, mắt người nào cũng đỏ hoe.
Chiều hôm sau, đội rút đến cầu Hiền Sĩ- CÓ tin quân giặc đã tràn vào thành phố.
đi bộ một ngày một đêm, bàn chân đứa nào cũng rộp phồng. đây là lần đầu
tiên trong đời các em phải chuyến đi bộ xa đến thế. Nhiều em phải cởi cả áo, cả quần dài, xé ra bọc bàn chân mới bước nổi- đội trưởng đi giày
săng-đá không bít tất. hai bàn chân anh cũng rộp phồng, nhưng nhất định
anh không cởi giày. Phải lội qua nhiều quãng đường ngập nước mưa nhen
thỉnh thoảng anh lại nằm dài xuống đất, giơ ngược hai chân lên trời để
dốc nước trong giày ra. Các em gọi đùa ỉa Ðội trưởng tập xiếc- Nhắc đến
xiếc, cả đội lại nhớ đến những bạn hiện vắng mặt: Vệ-to-đầu, Lai, Du,
Nghĩa, Ðoàn, Trà, Tề.- Từ hôm các bạn rời Huế theo các đơn vi bổ sung
cho Mặt trận phía Nam, không em nào có tin tức gì về- Hiện lúc này các
bạn đang Ở đâu- có còn đầy đủ cả không- có bạn nào bị thương hay hy
sinh- Trưa hôm qua, các em gặp một đơn vị thuộc tiểu đoàn Mười tám, vừa
từ trong đó rút ra. Các anh kể: “Trong trận kịch chiến Ở đèo Mũi Né, có
một chú liên lạc không rõ Ở đơn vị nào, trạc tuổi các em, đã trúng đạn
hy sinh.
chú ta chết mà mặt cứ tươi rói, không ai dám nhìn lâu đau
ruột quá! vì phải rút lui gấp nên không mang chú ta theo được, phải dùng lưỡi lê đào huyệt chôn trên đỉnh đèo. Trước khi chôn, các anh đã cẩn
thận lấy cái áo súng khẩu đại liên Hốc-kít bọc xác. Chú ta nằm vừa vặn
cái áo súng...” Một anh trong đơn vị này nghe xong câu chuyện đã trầm
ngâm kết luận: “Rứa đó các em ạ. đời chiến sĩ Vệ Quốc chúng ta không
phải là da ngựa bọc thây mà áo súng bọc thây? Cuộc chiến đấu của chúng
ta hôm nay dữ dội và quyết liệt hơn xưa nhiều lắm“.
Không hiểu sao cả đội em nào cũng nghĩ chú liên lạc “áo súng bọc thây” đó có thể là
Vệ-to-đầu. Cả đội đều biết đứa thân nhất với Vệ là Hiền. Hai đứa đã nhận nhau làm anh em kết nghĩa. Chúng hẹn nhau khi mô đánh Tây xong sẽ về Ở
với nhau. Cùng làm cùng ăn, cùng sống cùng chết.
Bởi vậy em nào cũng
tránh nói ý nghĩ đó ra trước mặt Hiền, sợ bạn buồn tội. Riêng Hiền không mấy khi thấy nhắc đến Vệ. Và hễ thấy bạn nào đang nói chuyện Vệ-to đầu
là em lảng xa, Nhưng đêm đến, nhiều bạn ngủ cạnh em phải bừng tỉnh vì
tiếng Hiền khóc thổn thức trong mơ-em ú Ớ gọi tên bạn-..
7.
vượt qua cầu Hiền Sĩ, các đơn vị rút lui rời bỏ quốc lộ số Một, rẽ trái theo con đường rải đá đi về phía làng CỔ Bi.
Bây giờ núi xanh đã Ở trước mặt đoàn quán rút lui- Ðêm đến, đội cùng với
các đơn vị rút lui được lệnh nghỉ lại Ở làng CỔ Bi. đồng bào Ở đây đã
chạy lên núi hết- Nhà cửa bỏ trống toang.
Làng nằm cạnh con sông BỒ
nước xanh rợn người- Khoảng hai giờ sáng, đội trưởng đánh thức cả đội
dậy, đi ra bến sông. Ngoài bến đứng đặc người, lố nhố súng đạn, ba lô,
túi dết... Dưới sông, đò đậu thành dãy dài.
Từng toán, từng toán lần lượt xuống đò- đội xuống một con đò dài như con thoi có một ông cụ và một o chèo đò.
Bóng tối nhòa nhòa không nhìn rõ mặt. Con đò rẽ nước nối đuôi các đò đi
trước, ngược sông. Mặt sông gợn sóng lốm đốm sao và ánh lửa chài đây đó. Nhiều quãng núi đá dựng thành vại sát bờ sông- Con đò lướt đi trong
bóng núi đen thăm thẳm như chui vào hang sâu- Tảng sáng, đò cập bến làng Trò. Làng nằm giữa một thung lũng hẹp, một mặt là sông xanh rợn người,
ba mặt kia vây quanh núi cao trùng điệp, bên kia sông cũng là núi, vách
núi hoang vu, chim kêu vượn hú, san sát chuối rừng, song mây.
Nhân
vật quan trọng đầu tiên các em gặp lại khi vừa đặt chân lên bến làng Trò là “ông-già-bảy-lăm” khẩu sơn pháo cổ lỗ độc nhất của trung đoàn và
đồng thời là niềm tự hào đặc biệt của toàn Mặt trận Huế - Thừa Thiên.
Bây giờ nhìn “ông” mới tiều tụy làm sao?
Nòng một nơi, bánh, càng một nẻo. Tất cả các bộ phận trên thân thể “ông” được tháo rời ra chất thành một đống lủng củng dưới gốc cây mít. Nòng ông bị đạn đại bác bô-pho của giặc bắn toe mất đầu hôm ông đứng dưới chân cột cờ khạc đạn- Các anh Ở
xưởng quân giới phải cưa đứt chỗ bị đạn, dài đến hơn gang tay. dạo đó
được tin này chiến sĩ cả mặt trận lo lắng buồn rầu, coi là một tổn thất
không gì bù đắp được...
Cả đội xúm xít quanh ông, em sờ nòng, em
sờ càng, em sờ bánh... nét mặt em nào cũng rầu rầu xót xa. Các em có một mối cảm tình đặc biệt đối với “ông”- “ông” đã góp phần làm nên vinh
quang cho đội, với chiến công lừng danh Mặt trận của Vịnh-sưa. Bởi vậy
mà cả đội nhìn cái thân thể tiều tụy, tàn phế của “ông”, lòng cứ xót xa
quyến luyến không dứt-.
Các anh xưởng quân giới khiêng ra một hòm mỡ súng, tọng vào nòng “ông” chuẩn bị thả “ông” xuống đáy sông Bồ, để“ông” khỏi lọt vào tay giặc- Cả làng Trò nhà nào cũng chật ních cán bộ,
bộ đội rút lui- Rất nhiều kho tàng, công xưởng của tỉnh được di chuyển
lên đây từ trước.
Các em chạy loanh quanh khắp làng- Trong một vườn
mít râm như rừng, các em gặp một cái kho năm gian lớn, chất toàn nôi
đồng- Nồi chất cao từ mặt đất đến nóc nhà đủ các cỡ, từ nồi nấu một hai
người ăn đến loại nồi ba mươi luộc được năm sáu chục đòn bánh tét- Cái
nào đáy cũng bị chọc thủng. ÐÓ là nồi của đồng bào trong tỉnh ủng hộ
trong Tuần-lễ-đồng, để đúc đạn bắn giặc.
Không hiểu sao đứng nhìn cái kho nồi đồng thủng đáy này, cả đội thấy lòng nao nao buồn- Chao, nếu
những chiếc nồi này mà biết nói, chúng có thể kể lại biết bao điều cảm
động, thú vị về cuộc sống của hàng chục nghìn gia đình khác nhau-.- có
những chiếc nồi quanh năm chỉ nấu toàn cơm độn khoai, sắn, lại có những
chiếc mỗi năm chỉ được một vai lần bén hơi lửa, những cái miệng trẻ con
mếu máo, gào khóc bên miệng những chiếc nồi không còn đính hạt cơm.
Các em bàn cãi, ước tính nếu đúc hết tất cả số nồi đồng này thì được bao nhiêu viên đạn?
Tư-dát chỉ một cái nồi sứt quai nằm gần sát mái nhà, quả quyết nói- - Ðúng là
cái chú nồi đồng điếu của nhà tớ- Tớ chỉ -nhìn thoáng là nhận ra ngay-
Chú ta sứt mất một quai.
mỗi lần bắc chú xuống bếp, mạ tớ cứ phải lót gié vô bên mép chú.
Tư dát rút cái súng cao su trong túi ra, lắp viên sỏi bắn một phát trúng luôn cái nồi sứt quai vừa chỉ. Em nói với cái nồi.
Chớ em không nhận ra anh à em? Anh là anh Tư-dát yêu dấu của em đây mà. Hay tại bữa nỉ anh mặc áo quần Vệ Quốc Ðoàn oai quá, nên em lạ? Mạ anh đưa
em đi Vệ Quốc Ðoàn từ cái hồi Tuần-lễ- đồng năm ngoái, cùng với em mâm,
anh xanh, em còn nhớ không?
Từ đó đến nay cả nhà ai cũng chắc là em đã chui vô nằm trong ngực tụi Tây thực dân rồi chớ. Ai ngờ em còn nằm với đơn vị Ớ đây.
Tư-dát nghiêng đầu, khum lòng bàn tay đặt lên vành tai, mắt hấp ha hấp háy làm bộ đang chăm chú lắng nghe cái nồi trả lời Tư-dat hất hất cằm, làm
tuồng mặt giận, hỏi lại:
Răng, em nói là em không nhớ ra anh Tư mô à?
Trí nhớ em răng kém dữ rứa? Hèn chi đít em đen thui?
Em quay lại nói với các bạn - Các cậu không biết, tớ đã học qua. sách xem
tướng nồi, anh nồi đồng mô mà đít đen thui là rất kém trí nhớ- - Em lại
nói tiếp chuyện với chú nồi- - Anh Tư mà mỗi lần đi học về là chạy ngay
xuống bếp dỡ vung em ra, thò luôn tay còn dính đầy mực vô hông em, vét
cơm nguội cục ra ăn với nước mắm dầm ớt ấy mà...
Cậu chuyện ba hoa
thiên địa của Tư-dát làm cho cả đội đâm ngùi ngùi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ
cha. Mừng cũng bắt chước Tư dát nhớn nhác nhìn ngó khắp kho, tìm cái nồi nhà mình- tìm một lúc em mới sực nhớ nhà mình không có nồi đồng- Từ
trước đến nay mạ em chỉ nấu cơm bằng nồi đất.
8.
Ðội được lệnh nghỉ lại làng Trò một ngày: chuẩn bị cơm nắm, muối mè để hành quân vượt núi lên chiến khu Hòa Mỹ.
Sáng sớm hôm sau, khi cảnh vật còn tối mờ sương núi, đội đã tập hợp thành
hàng ngũ, đến trạm tiếp lương, linh cơm nắm, muối mè- Mờ sáng, đội thành hàng một, đi theo một ông lão dẫn đường, rời làng Trò, tiến về phía dãy núi cao trước mặt. ông lão dẫn đường đầu cạo trọc trụi như sư cụ râu
cằm lơ thơ chỉ chừng vài chục sợi. Cặp mắt ông lúc nào cũng nheo nheo
như bị chói nắng hoặc bị khói cay- Hai bên mép ông có hai đường nhăn sâu hoắm như lấy dao mà trổ, ôm vòng lấy cái miệng rộng hơi móm, nhìn rất
hóm. ông đội cái nón mê đan bằng tre cật nặng không thua gì cái mũ sắt,
mặc bộ bà ba vải nâu bạc phếch dầy đặc những mụn vá xanh đen và cái quần xà lỏn màu cháo lòng dải đến gối. đặc biệt ông có cái bụng to tướng như bụng đàn bà chửa bảy tám tháng - bụng của người sốt rét kinh niên thành báng- Chắc do đó mà tên ông là Bụng.
ông Bụng người làng Hòa Mỹ, làm nghề bứt tranh đốt than. ông được Ban chi huy Mặt trận trưng dụng cùng
một số bà con khác trong địa phương, sang làng Trò dẫn đường cho các đơn vị rút lên chiến khu.
ông Bụng dẫn đội vượt núi theo một con đường
dốc ngoằn ngèo, còn nguyên dấu rựa mở đường. Hai bên lối đi lau sậy, cây cối um tùm, hoang vu đến rợn người- Dây leo, giang, mây song bò ngang
bò dọc trên đường như đàn trăn, đàn rắn- Nhiều cây gỗ ba bốn người ôm,
mục gãy đổ ngang lối đi phải khom mình chui qua Trên mặt đất lớp lớp lá
rụng thối, vắt sên như trấu ngo ngoe, ngo ngoe -. Bàn chân vừa lướt qua là chúng bám ngay lấy, cắn hút máu- còn lũ vắt xanh thì đậu trên lá
cây, rình bám vào cổ, vào vai, chui tọt vào nách, vào bẹn, lúc nào không hay. Chúng cắn hút máu cho đến lúc no tròn như quả sim rồi rụng xuống-
Cả đội lúc đầu em nào bị vắt sên bám phải, cũng sợ rúm người lại. Nhưng
rồi thấy sợ không xong với cái tụi hút máu người này, càng co người lại
tui hắn càng bám dử. Các em đành phải nhắm mắt, nghiến răng túm lấy cái
mình trơn nhớt của bọn sên vắt dứt ra ném đi- Vài lần đầu còn thấy ghê
tay, nhưng chỉ sau một buổi đường là hết sợ. Hai cẳng chân em nào cũng
nhoe nhoét máu- con sên dứt ra rồi, máu vẫn cứ tiếp tục chảy, cái giống
này rất tài, bao giờ cũng nhằm trúng mạch máu.
Lần đầu tiên được nếm
mùi leo dốc núi, các em mặt bạc trắng vì mệt thở cả mắt lẫn tai. Nhiều
em bò ra dốc- Leo một đoạn dốc ông Bụng lại phải dừng lại đợi.
ông
ngồi xuống một gốc cây, lôi từ trong túi áo một nùi thuốc lá ngọn rứt ra và quấn những điếu thuốc to bằng ngón chân cái- ông đánh lửa châm thuốc bằng một con dao nhíp, một hòn đá to bằng nắm tay và một cái bùi nhùi - Các em nhìn ông đánh lửa kiểu này phục lăn.
Lạ hơn nữa là hai chân ông không thấy một con vắt nào cắn.
- Làm răng vắt lại không cán ông? - Các em xúm tại hỏi. - hay ông có bôi thứ thuốc chi?
Ông Bụng cười:
- Rứa dọc đường các cháu không gặp cái tụi vắt sên cứ ngo ngoe mà không
chịu cắn à? đó là tụi vô phước cắn nhầm chân miềng nên bị mẻ hết răng
đó.
Bọn tẻ trợn tròn mắt nhìn ông, nửa tin nửa ngờ.
ông phả khói thuốc dày đặc như một đám mây, ho khục khắc nói tiếp:
Cái thứ răng sên răng vất đã thấm béo chi. Mới bữa tê đây thôi, miềng đi từ Hòa Mỹ qua Trò, dọc đường một con chó sói núp trong bụi rậm, nhảy chồm
ra, táp luôn vô bắp chân miềng hai miếng, nhay nhay rồi kêu ăng ắng bỏ
chạy. Miềng thấy bắp chân hơi ngưa ngứa, sờ tay xuống gãi thì thấy rớt
xuống đất tám cái răng chó trắng hếu mà nhọn quá đinh. Té ra anh ta táp
mạnh quá, răng dắt luôn vô da miềng, coi như nhổ răng. Tội nghiệp cái
con chó sói đó rồi đến chết đói mất thôi. Rụng mất tám cái răng cửa thì
còn ăn uống cách răng- ông Bụng tặc tặc lưỡi tỏ vẻ thương xót cho con
chó sói đã cắn ông. Các em hoang mang không biết ông nói chơi hay nói
thật, vì nét mặt, giọng nói của ông không có vẻ một chút gì là đùa vui
hết.
Qua khỏi một dốc núi khá cao, ông chỉ cho các em xem những bãi
cứt voi to bằng cái thúng úp, còn nóng hôi hồi- Chứng tỏ đàn voi vừa đi
qua đây xong- Tư dát ngó bãi cứt voi cười nói:
- Ước chi tụi minh
cũng ỉa được những bãi cứt to như ri hè? Tụi mình chỉ việc kéo nhau đến
trước cổng đồn tụi Tây, ỉa mỗi thằng một bãi, tụi Tây ngó thấy cũng đủ
khiếp mà chết.
Qua khỏi núi rậm, tiếp đến vùng đồi cỏ tranh bạt ngàn
san sát như bát úp. ông Bụng chỉ cho các em những dấu chân cọp mới
nguyên, in trên mặt đất ướt.
Các em nhìn những dấu chân hệt dấu chân mèo nhưng to bằng cái bát, sợ xanh mắt, vội vàng đi sát vào nhau.
- Bồng hỏi:
- ông ơi ông! Ó trên Hòa Mỹ có nhiều cọp không ôông?
ông Bụng ềࠦ#224; nói:
- Tưởng chi chớ cái giống cọp beo thì chẳng thiếu!
Nhiều bữa miềng đi bứt tranh, gánh tranh về nhà mở ra phơi, thấy có hai ba
cái đuôi cọp máu me đỏ lòm, ngúc nga ngúc ngắc, nằm lẫn trong tranh. Té
ra miềng mải bứt, bứt luôn đuôi cả một bày cọp đang ngồi rình mồi mà
không biết!
Cả đội phá lên cười, nhao nhao nói:
- ông nói trạng chi trạng gớm rứa ông ơi!
Ông Bụng mặt vẫn tỉnh khô, ề à kể tiếp:
- Cách đây chừng nửa tháng, một bữa miềng đi bứt tranh về, vừa mở bó
tranh ra thì có một cục chi to cỡ bằng trái bưởi, tròn tròn, nâu nâu,
nhăn nhăn, lăn ra kêu cái bịch- Miếng lượm lên ngó coi, té ra cả một
đùm.-- dái cọp! Cái liềm mới đưa cho thợ rèn cắt lại chấu, sắc đã gớm,
bứt dái cọp mà cứ ngọt xớt như bứt chuối chín!
Tư-dát hỏi ông:
Rứa chừ mô rồi ông?
Cái chi?
- đùm dái cọp ấy?
- Miềng luộc chấm muối ớt ngay bữa đó. Ðể lâu sợ ôi.
- ông chép miệng- - Cái anh dái cọp lơ mơ rứa mà ngọt đáo để, có phần ngọt hơn anh dái voi.
Cả đội bò lăn ra bãi cỏ tranh mà cười, còn ông Bụng mặt vẫn tỉnh khô,
thủng thẳng quấn một điếu thuốc lá cũng to bằng ngón chân cái, đánh đá
lửa hút.
ông Bụng nói trạng chơi mà Mừng cứ tưởng thật.
Em hoảng quá, đi nép sát vào Tư-dát, một tay bíu chặt thắt lưng da. Tư-dát quay sang nói:
- Nì, lỡ cọp nó có nhảy ra vồ thì cậu nhớ bỏ nịt tớ ra nghe, cậu mà níu chặt quá, hắn tha luôn cả tớ đi thì chết tớ đó nghe!
Qua làng Sơn Qua qua khe Nước Nóng, qua làng Thanh Tân. rồi làng Ðất Ðỏ,
mọc đặc một giống tre lồ Ô Từ làng đất đỏ đi men theo bờ con sông Ô Lâu
uốn lượn quanh có nước chảy rì rào giữa hai bờ lau sậy um tùm.
9.
Năm giờ chiều hôm đó, Ðội đặt chân lên đất chiến khu Hòa Mỹ.
Chiến khu! Hai tiếng mới mẻ này đã từng gợi lên trong trí tưởng tượng các
chiến sĩ nhỏ tuổi trong đội Thiếu niên trinh sát biết bao hình ảnh hùng
tráng thơ mộng...
Sau Cách Mạng tháng Tám, lần đầu tiên các em được nghe hai tiếng chiến khu qua bài hát: “Nhớ chiến khu“.
” chiều nay xa chiến khu trong rừng chiều Bên bờ tiếng suối reo ngàn
thông réo...” Hồi còn Ở mặt trận Huế, mỗi lần sinh hoạt đội cất tiếng
hát bài “Nhớ chiến khu” các em lại thấy hiện ra trước mắt những rùng
thông vi vu trong gió ngàn, dòng suối bạc lấp lánh chảy róc rách giữa
hai bờ đá trắng phau-.. Một đoàn chiến sĩ ngồi bên suối mài gươm, lau
súng- Một toán chiến sĩ khác cưỡi ngựa phi vun vút qua đèo.
Bởi vậy mà chiều hôm đó, khi đã đặt chân lên đất chiến khu Hòa Mỹ rồi mà cả đội vẫn không ngớt mồm hỏi ông Bụng:
-Sắp đến chiến khu chưa ông?
- đi chừng bao lâu nữa mới tới chiến khu ông?
ông Bụng khoát tay chỉ bao quát vùng đồi núi trước mặt nói:
- Chiến khu ta đây chớ mô nửa các cháu.
Cả đội sửng sốt:
Chiến khu là đây thiệt hả ông?
Ông Bụng lên giọng giảng giải:
- Cái vùng núi non ni từ đời thủy tổ thì gọi là Hòa Mỹ- Mới đây Chính phủ cải ra tên mới là chiến khu- Chiến khu với Hòa Mỹ cũng là một cả thôi.
Cả đội nhìn nhau tưng hửng. Chẳng có gì giống với những điều các em tưởng tượng trước đây.
Hòa Mỹ là một cái làng ven núi, lơ thơ chừng vài chục nóc nhà nằm rải rác trên một rẻo đất dài và hẹp.
Một bên là núi cao trùng điệp, một bên là con sông Ó Lâu quanh co uốn khúc. Sông hẹp, nhiều khúc vén quần lội qua được, phơi cả sỏi đá dưới dòng.
Từng quãng, từng quãng, người ta đắp những cái kè bằng cọc gỗ và đá chắn ngang sông. Nước chảy ào ào qua những chỗ kè để hở, đẩy những chiếc
guồng nước nặng nề, kĩu kịt quay đều đều vục nước sông lên đổ vào những
cái máng nước trên cao, tưới những thửa ruộng ven sông- Những ngôi nhà
tranh, vách đất nép mình dưới những rặng tre lồ Ô dày rậm như rừng. Một
lối đi nhỏ ngoằn ngoèo chạy xuyên qua làng- Dọc hai bên lối đi là những
dãy sán, khoai chen lẫn với những đám cỏ tranh cao quá đầu người- Trên
các vồng khoái, sán rất nhiều dấu chân lợn lòi CÓ những đám sán rất rộng bị lợn lòi dũi nát.
Ðồng bào Ở đây người nào nước da cũng xanh mai mái bởi bệnh sốt rét kinh niên.
Về chiều, khí núi một màu trắng đục, dâng lên mờ mịt- Mưa rả ních. gió núi thổi ào ào- BỘ đội cán bộ, công nhân các cơ quan, công xưởng của tỉnh,
từ các ngả đường rút lui khác cũng lần lượt nối nhau đổ lên Hòa Mỹ Người nào cũng mệt nhoài, mặt mày phờ phạc ướt mèm lấm láp suốt từ đầu đến
chân.
Khắp làng nhà nào cũng chật ních người, súng đạn ba lô đồ đạc-
Những cây sào lồ Ô dài phơi đầy quần áo- Ðường đi lối lại, bùn sục lên
dưới hàng trăm bàn chân mang vác nặng nề, trơn như đổ mỡ. Tiếng gọi nhau í a ới suốt từ đầu làng đến cuối làng.
Làng Hòa Mỹ được gọi là
tiền-chiến-khu. Chiến khu chính nằm sâu trong dãy núi xanh rì đằng sau
làng. Ðội Thiếu niên trinh sát trực thuộc Trung đoàn bộ, phải vào đóng Ở chiến khu Một, gọi tắt là Xê-ca Một. Từ Hòa Mỹ vào đến Xê-ca Một xa vào quãng hai cây số, qua một dải rừng thấp bằng phẳng. Một con suối khá
rộng nước chảy Ổ ồ, với những tảng đá xanh rêu trơn nhẫy, đâm sâu vào
dãy núi miên man trùng điệp. Men theo bờ suối đi thêm chừng nửa cây số
là đến nơi đóng quân- Một dãy lán một mái, dựng ngay bên bờ suối. Dãy
lán này mới dựng cách đây chỉ vài hôm, lá lợp, cột, kèo, rui, lạt buộc
vẫn còn tươi nguyên. Mỗi bên có một dãy sạp dài suốt từ đầu lán đến cuối lán, để làm giường nằm. Mặt sạp lát bằng những cành cây còng queo, so
le, gồ ghề, nằm lên đó khác nào nằm lên một bó củi.
Ðội được chỉ định Ở cái lán số ba kể từ dưới lên.
Tư-dát sờ tay lên mặt sạp, gật gù nói- Người ta nói đời chiến sĩ nằm gai nếm mật là như ri đây anh em ạ.
Tức cảnh sinh tình, em ứng khẩu đọc luôn một đoạn thơ nhỏ vừa chợt nghĩ ra:
,'Sống thời nằm trên cành cây,
Chết thời áo súng bọc thây chiến trường
Nhưng ta là Vệ Quốc Ðoàn
Gian nguy đâu có sờn gan anh hùng-. “.
Hay! Hay! - Cả đội nhiệt thành khen ngợi. Nhiều em yêu cầu Tư-dát đọc lại để học theo. Chỉ một tí là cả đội thuộc. Em hát, em ngâm nhộn nhạo cả khu
rừng.
Không khí trong đội phút chốc tươi vui phấn chấn hẳn lên.
Vừa đặt ba lô, túi dết xuống sạp nằm, đội trưởng liền huy động cả đội ra
rừng phát củi khô. Trời sập tối, đội trưởng cho nhóm lên Ở giữa lán một
đống lửa to như đống lửa trại. Khói xông mù mịt- ánh lửa bập bùng. Cả
đội vây quanh lấy đống lửa, cởi áo quần ướt ra hơ, trêu chọc nhau cười
nói râm ran.
Hành quân mệt lả thế mà cả đêm đó cả đội đều thao thức
đến quá nửa đêm, không sao ngủ được- Một phần tại cái sạp nằm cứ đâm
nhói nhói giữa lưng, một phần vì những tiếng động dễ sợ của rừng đêm-
tiếng hoẵng kêu, vượn hú, tiếng một đàn voi ào ào đi qua đâu đó trên dốc núi, làm cành cây gãy răng rắc, tiếng chim từ quy khắc khoải buồn thảm
và nhiều tiếng rừng huyền bí khác làm cho cả đội cứ sởn hết gai ốc, cứ
nhích dần nép sát vào nhau.
Hôm sau, đội ăn bữa ăn đầu tiên của chiến khu. Cơm gạo lức với muối tráng, phải bẻ lá rừng cuộn lại làm bát và bẻ cành cây làm đũa ôi, nhớ sao xiết, kể sao hết những gian khổ thiếu thốn của chiến khu những ngày đầu tiên ấy.
Mười năm sau một nhà chép sử đã ghi lại mấy nét tổng quát của hoàn cảnh chiến khu Hòa Mỹ ngày đó như sau:
” Việc tổ chức các chiến khu Ở các vùng rừng núi đều làm rất sơ sài.
Lương thực dự trữ rất thiếu thốn ở Thừa Thiên lúc rút lên núi, lương
thực vẻn vẹn chỉ còn hai tấn gạo. Trong lúc đó số người ăn kể cả cán bộ, bộ đội nhân viên các ngành, tự vệ chiến đấu, công nhân cơ xưởng có tới
hai ngàn người..” Chỉ mấy dòng vắn tắt đó cũng đủ gợi cho chúng ta ngày
nay hình dung được một phần sự gian khổ thiếu thốn đáng sợ của hoàn cảnh chiến khu Hòa Mỹ những ngày đầu tiên ấy.
10.
Hai hôm sau, sau bữa cơm chiều, trung đoàn trưởng hà Văn Lâu đến gặp đội.
Ngay trước mặt lán là dòng suối mấp mô đá phủ rêu trơn tuột, phía sau là dốc núi cao dựng, hai bên là rừng rậm, nên đội không thể tập họp thành hàng ngũ chỉnh tề để đón trung đoàn trưởng như hồi nào. Các em phải ngồi xếp bằng trên sạp nằm để đón ông. Tất nhiên đội trưởng cũng không thể hô
nghiêm khi thấy trung đoàn trưởng bước vào đầu lán.
Chỉ sau mấy tuần
gặp lại mà ông lạ hẳn đi- Người ông gầy sọp, gương mặt hốc hác, hai mắt
trũng sâu, thâm quầng tưởng đâu như có đến trăm đêm nay rồi ông không
chợp mắt.
ông ngồi lên mép sạp, nhìn cả đội khắp lượt- Cặp mắt thâm
quầng mệt mỏi của ông vẫn ánh lên vẻ dịu dàng, trìu mến của người cha.
ông chợt nhíu trán lại hỏi đội trưởng?
-Quân số đội sao ít hẳn đi thế nảy? CÓ em nào đi đâu không?
Ðội trưởng ngồi cạnh ông nói:
Báo cáo anh, đội hiện nay chỉ còn mười chín đội viên. Bốn em đã hy sinh, và tám em được cử vào tham gia chiến đấu Ở Mặt trận phía Nam chưa có tin
tức gì.
Trung đoàn trưởng ngồi yên lặng một lúc khá lâu- Mắt ông đám
đăm nhìn dòng suối Ổ Ổ chảy xiết dưới chân lán- Nhìn nét mặt ông, các em hiểu ngay rằng ông sáp nói với mình những điều quan trọng-..
- Các
em ạ, - ông ngẩng lên nhìn cả đội và nói,- hoàn cảnh chiến khu của chúng ta lúc này gian khổ thiếu thốn như thế nào, anh không nói chắc các em
cũng đã rõ. Và mai đây chắc sẽ còn gian khổ thiếu thốn nhiều hơn nữa.
Sắp đến, cả chiến khu sẽ phải ăn cháo, ăn rau rừng thay cơm.-- Trong
những ngày chiến đấu vừa qua hầu hết các em đã tỏ ra xứng đáng là bạn
chiến đấu của người liệt sĩ thiếu niên anh hùng chết trên cột thép thu
lôi. đội các em đã góp phần không nhỏ công lao và xương máu cho cộng
cuộc kháng chiến cứu nước. Anh xin thay mặt Ban chỉ huy trung đoàn biểu
dương và khen ngợi tất cả các em! Nhưng hoàn cảnh chiến đấu của bộ đội
chúng ta sẽ vô cùng gian khổ nặng nề- Anh sợ rằng sức vóc nhỏ bé của các em khó lòng kham chịu nổi Bởi vậy đêm qua Ban chỉ huy trung đoàn đã họp để giải quyết vấn đề đội của các em- Cuộc họp đã đi đến quyết nghị là
anh sẽ đến gặp trực tiếp các em, hỏi ý kiến các em- em nào muốn trở về
sống với gia đinh thì trung đoàn đồng ý cho các em về. Trung đoàn sẽ bố
trí người đưa các em về đến chỗ mà một mình các em có thể trở về tìm lại gia đình được- Các em thấy thế nào?
Trước ý kiến đột ngột của trung đoàn trưởng, cả đội ngồi lặng đi rất lâu, lòng xao xuyến bồn chuồn khôn tả.
Tiếng củi nổ lép bép, tiếng suối chảy Ổ ồ, lúc này nghe sao mà to mà vang đến thế” Tự nhiên cả đội em nào cũng thấy cổ mình nghẹn lại muốn khóc-
Nhưng chưa rõ tại sao mình muốn khóc? CÓ lẽ đó là cảm giác khi thấy mình sắp phải rời bỏ một cái gì vô cùng thân thiết, -mà nếu mất nó là mất
hết mọi mềm vui trên đời, là chẳng còn biết mình phải sống ra sao đây.
- Các em cho anh biết ý kiến đi? - Trung đoàn trưởng nhắc lại và ngạc
nhiên khi thấy tất cả những cặp mắt đang nhìn ông đều ướt đỏ hoe. Mừng
thì khóc thật sự, nước mắt chảy ràn rụa trên hai gò má đen nhẻm bụi tro
than.
Lượm ngồi Ở gần cuối lán bỗng nhảy xuống đất- Em bước lại gần
đống lửa, nhìn trung đoàn trưởng mím mím môi như đang cố nuốt cái gì cứ
chực trào lên cổ Em nói giọng rung lên:
- Thưa anh, các bạn khác
trong đội nghĩ răng em không biết- Riêng em, em tha thiết xin trung đoàn cho em được Ở lại chiến khu. Dù mai đây có đói khổ gấp mười ri em cũng
xin chịu. Em ưng thà phải Ở truồng, Ở lỗ mà chết đói trên chiến khu còn
hơn phải trở về thành phố mà Ở chung. Ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian.
Những tiếng nói sau cùng của em biến thành tiếng nấc nghẹn ngào.
- Dạ thưa anh, em cũng xin như bạn Lượm.
- Em cũng xin như rứa!
Cực khổ chi em cũng xin Ở lại chiến khu.
Tất cả đội cùng giơ cao tay lên và tranh nhau nói với Trung đoàn trưởng.
Mừng cũng nhảy từ trên sạp xuống đất, bước lại đứng sát bên Lượm, nói giọng gần như van lơn:
- Thưa anh, chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều cho chiến khu thì
trung đoàn cho chúng em ăn ít đi cũng được- Mỗi bửa các anh ăn một chén
cơm thì chúng em chỉ xin ăn nửa chén thôi. Ðừng bắt chúng em phải về
nhà, tội chúng em lắm anh nờ.
ôi, những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được nhận phần gian khổ thiếu thốn, được cùng sống cùng
chết với chiến khu, được chiến đấu hy sinh vì sự sống còn của TỔ quốc,
của các chiến sĩ nhỏ tuổi này.
đã làm cho trung đoàn trưởng phải rơi
nước mắt- ông rút mùi xoa trong túi thấm nhanh hai mắt- ông rời chỗ ngồi bước lại ôm Mừng vào lòng và nói:
- Một lần nữa các em càng làm cho
anh thêm tin rằng các em đã xứng đáng và sẽ xứng đáng là bạn chiến đấu
của em Vịnh- Bây giờ thì thế này: nếu tất cả các em đều tình nguyện Ở
lại chiến khu để tham gia chiến đấu, anh sẽ về báo cáo lại với toàn thể
Ban chỉ huy trung đoàn, chắc chắn các anh cũng sẽ đồng ý để các em Ở lại thôi- Còn bây giờ anh chúc các em đêm nay ngủ một giấc thật ngon Và
sáng ngày mai chúng ta sẽ cùng nhau bắt tay vào việc xây dựng tổ chức
chiến khu.
chuẩn bị để bước vào trận chiến đấu mới.
Ðội trưởng vỗ vỗ hai bàn tay nói với đội:
- Các em, chúng ta hãy hát lên một bài thật to, thật hay để tiễn trung đoàn trưởng nào!
Kỳ đang ngồi xếp bằng trên sạp, vụt đứng ngay dậy. Em thay Quỳnh làm quản
ca của đội. Quỳnh vẫn nằm Ở trạm quân y Mặt trận, nghe đâu trạm đang
trên đường chuyển lên chiến khu. Kỳ ngẩng cao đầu, hơi phướn người lên
rồi cất giọng trong ngần, lanh lảnh cao vút:
”đoàn Vệ Quốc quân một lần ra đi-..” Cả đội vùng đứng hết cả dậy trên sạp, lấy hết hơi sức hòa theo:
”Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi Ra đi ra đi
thà chết không lui.-.” Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua những
lớp lớp cây rừng, tràn qua gai góc tối tăm, quấn quít theo chân trung
đoàn trưởng cho đến tận bìa rừng.
Tiếng hát của các em hôm nay làm
cho ông thấy lòng cảm động, xốn xang khác thường. Trước khi trèo khuất
sang bên kia dốc núi, ông dùng lại lắng nghe cho đến lúc tiếng hát tắt
hẳn. ông bỗng có cảm giác những lời hào hùng quyết liệt và sục sôi nghĩa khí kia không phải do các chiến sĩ nhỏ bé của ông hát lên mà chính là
tiếng đồng vọng thôi thúc của ý chí Nhân Dân và Ðất Nước trong giờ phút
vô cùng nghiêm trọng của lịch sử.
Tiếng hát như một ngọn lửa bùng lên cháy rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, nó làm cho rừng và lòng ông ấm hẳn lại, vui hẳn lên.