15
Hôm sau Kim-điệu trở về đội, các đội viên khác đã phân tán hết về đồng bằng bám địch. Ở lại đội chỉ còn có Mừng. Đội trưởng giao cho Kim giữ chân
thư ký đội. Công việc chẳng có gì nhiều. Thỉnh thoảng chú đọc những báo
cáo của các tổ dưới đồng bằng gửi lên tập hợp tình hình và viết thành
báo cáo gửi Ban tham mưu trung đoàn. Có trình độ văn hoá lại thông minh, nhanh nhẹn, Kim làm công tác thư ký đội khá giỏi. Mấy lần chú được đội
trưởng biểu dương.
Dạo này Kim và Mừng đã trở thành một đôi bạn khá thân.
Trước đây hai đứa tuy cùng một tổ nhưng không chơi thân với nhau. Hay nói đúng hơn, Kim không thèm thân với Mừng.
Trong đội, Kim chỉ chơi thân với những bạn được học hành như nó, hoặc mặt mũi sáng sủa, xinh trai. Những đứa như Hoà-đen, Mừng, Tề, Bồng-da-rắn…
ngoài miệng Kim cậu cậu tớ tớ, nhưng trong bụng vẫn có ý coi khinh. “Mấy đứa nớ còn thua cả thằng Rọm, đầy tớ nhà mình!“. Kim thường ngắm nghía
một số bạn trong đội mà nghĩ vậy.
Bồng-da-rắn là chú bé từng trải. Cuộc sống vật lộn để kiếm sống từ tấm bé đã cho em cặp mắt xét đoán người khá tinh.
Em đọc chữ còn bập bõm nhưng lại đọc rất nhanh những ý nghĩ dù đã được che giấu kín đáo của những người chụng quanh. Em đánh hơi rất thính sự khác ý, sự giả dối và cả lòng chân thật vụng về ở những người em tiếp xúc.
Hồi ở Huế, mới về đội được haỉ hôm, thấy Kim anh anh em em với đội
trưởng và với các anh lớn khác giọng ngọt như mía lùi, Bồng đã nói riêng với Hoà-đen: “Thằng nớ dạ trước mặt nhưng trẽ [bad word] sau lưng đó mi ơi! Loại con nhà nghèo như mi với tao ở đây cùng đợi với nhau thì hắn
phải cậu cậu tớ tớ rứa, chứ ở chỗ khác ạ, hắn chỉ ê một tiếng rồi ngắc
tay gọi tụi mình như gọi đày tớ nhà hắn!“. Hoà-đen có vẻ không tin: “Làm chi đến nỗi“. Bồng cau mặt, xùy một tiếng: “Những đứa như hắn, tau còn
lạ chi!“.
Trong đội, bạn nào gọi Bồng là Bồng-da-rắn cũng được, riêng Kim gọi, là Bồng sừng sộ ngay: “Đề nghị anh Kim kêu tên tui cho tử tế!
Kêu da rắn, da trăn là không xong với tui mô!“.
Lượm kể với Bồng hồi
làm liên lạc trung đoàn bộ ở đồn Mang Cá, Kim có cả một tá anh nuôi, chị nuôi, hầu hết là các anh chị y tá, cứu thương ở bệnh viện trunng đoàn.
Và hai ông anh nuôi thân thiết nhất của Kim là Nguyễn Tri và Lê Thành.
Cả hai thằng này mưu mô ăn cắp gạo của Vệ Quốc Đoàn, bị bắt tống vô cải
hốì thất. Bồng nói: “Anh mô em nấy!“.
Cái buổi chiều Mừng chạy về báo tin với đội: Kim vượt tù, cướp súng giặc, chạy lên chiến khu, Bồng cũng chạy theo các bạn ra trạm gác. Nhưng em không vồ vập đón Kim như nhiều
bạn khác. Em đứng ở vòng ngoài lặng lẽ nhìn Kim. Trên đường trở về, Bồng nói với Tư-dát: “Hắn ở tù mà coi bộ béo tất đã gớm!“. Bồng nhớ đến
những người tù bọn Tây đưa đến làm cỏ-vê ở mấy vị trí mà em làm nhiệm vụ bám địch; anh mô anh nấy chỉ còn da bọc xương, bị tụi lính Tây đánh đập suốt ngày bằng báng súng, roi [bad word] bò. Tư-dát nghe giọng mỉa mai
của Bồng, liền bênh: “Hắn kể: may còn sống được trở về với chiến khu là
nhờ có gia đình đến thăm nuôi thường xuyên“. Bồng bĩu môi: “Chưa chừng
vô đó hắn nhận vài thằng Tây, thằng Bảo Vệ quân làm anh nuôi cũng nên!“. Tư-dát khen chuyện Kim vượt tù mà còn cướp được súng của giặc: “Hắn
cũng gan cóc tía đó chớ mi?“. Bồng nhăn mặt: “Chó ngáp phải ruồi chứ gan cứt chi hắn! Hồi ở mặt trận Huế mấy lần đi trinh sát, liên lạc cùng với hắn, tau còn lạ chi!“.
Mừng trở nên thân thiết với Kim, trước hết là vì em phục, em hãnh diện với chiến công của bạn. Chạy liên lạc vào các
Xê-ca Mừng đến đâu cũng khoe: “Ở đội em có anh Kim, được cử về dưới Huế
rải truyền đơn, đánh đồn Hộ Thành, bị Tây bắt đập gần chết. Rứa mà anh
lập mẹo vọt khỏi ô tô lúc đang chạy, giật luôn cả khẩu súng thằng Tây
gác tù, chạy lên chiến khu.
”Ui chao, anh nớ gan chi mà gan đã gớm!“. Mừng còn hứng chí khoe thêm: “Bữa đó, tui biết anh Kim về đầu tiên? Tui chạy một mạch về đội báo tin các bạn mới biết chạy ra đón đó chớ!“.
Những lúc rảnh việc, Kim đi dạo chơi vùng Tiền chiến khu Mừng đều đi theo,
như bóng với hình. Em mượn được lây cái danh tiếng của Kim “Ban chỉ huy
trung đoàn khen thưởng và đề nghị lên cấp trên tặng thưởng huân chương“. Kim lại thường rủ Mừng vào các quán ăn mà trước đây gần như Mừng không
khi nào bén mảng đến, vì em không có tiền. Kim thường cho Mừng ăn thả
xăng, khi bánh bột lọc, khi chè đậu đen, khi bún bò… Được bạn cho ăn no
nê, Mừng thích lắm nhưng cũng tò mò hỏi: “Ở tù mà răng anh có nhiều tiền rứa?“. Kim nói: “Trước ngày định trốn tù, tau báo cho mạ tau biết. Mạ
tau đến chỗ tau làm cỏ-vê, nhét vô túi tau cả một cục tiền: “Cho con để
lúc lên Chiến khu mà ăn uống bồi dưỡng cho lại“. Hôm đầu tiên, Kim dắt
Mừng vô quán mụ Tào, nói:
- Mi thích ăn chi thì ăn đi.
Mừng thiệt thà:
- Tui thích ăn chè.
Chè chỉ có đường với gạo đập thêm tí gừng. Kim không thể nuốt trôi nửa
chén. Mừng ăn luôn hai chén mà coi bộ còn thàm thèm. Kim mua thêm chén
nữa đưa cho Mừng, hỏi:
- Mi không được ăn chè khi mô à?
- Tui làm
chi có tiền mà ăn? Các cậu tê dược về đồng bằng bám địch, hay được các
mệ, các chị dưới đó cho ăn đủ thứ ngon. Tui ở trên ni, cả mấy tháng cũng chẳng được miếng chè. - Mừng thành thật trả lời - Mỗi lần qua quán ni,
ngửi thấy mùi chè tui rệu nước miếng cục!
Khi đã thân thiết với Kim hơn, Mừng lấy số tiền mười đồng mà trung đoàn trưởng thưởng cho em, giấu trên mái lán, đưa ra khoe:
Tui cũng có tiền đây chứ anh tưởng!
- Ở mô mà mi có đó?
Trung đoàn trưởng thưởng cho tui vì tui chỉ được chỗ đặt đài quan sát ngon
lành, ở Xê-ca Bảy. Nhưng thèm chè rệu nước miếng tui cũng không đem mua
ăn. Tui muốn cất để dành, khi mô Huế giải phóng, tui đem về biếu mạ tui, nói với mạ: “Của trung đoàn trưởng thưởng cho con đó mạ nớ“.
- Mi thuộc hết địa hình cả chiến khu hay răng mà chỉ được chỗ đặt đài quan sát ngon lành rứa?
- Thuộc làu làu như thuộc bài “Bao chiến sĩ anh hùng?” - Mừng nói không
giấu được vẻ tự đắc. - Tui thuộc cả đường thẳng lẫn đường tắt. Từ Xê-ca
Một đến Xê-ca Bảy, cơ quan mô, đơn vị mô đóng ở chỗ mô, tui ngó vô bản
đồ, tui chỉ đúng phắp phắp. Bữa đó tui ngó vô bản đồ mà chỉ đúng chỗ đặt đài quan sát trung đoàn trưởng mới thưởng đó chớ!
- Rứa thì mi giỏi
thiệt! - Kim khen, mắt chăm chăm nhìn Mừng, nói tiếp sau một lát nghĩ
ngợi. - Tao mà ngó vô bản đồ cũng như anh mù chữ ngó vô tờ báo… Nhưng mi học cách răng mà coi được bản đồ?
- Nhờ tui mê coi bản đồ nên tui
mới thạo. Mỗi lần tui đi vô liên lạc chỗ ban Hoạ đồ, tui đứng coi các
anh hoạ địa đồ cả buổi không chán mắt. Đội trưởng cũng có tấm địa đồ
chiến khu mình như của trung đoàn trưởng, thỉnh thoảng anh cũng cho tui
coi. Tui chỉ chỗ mô trúng chỗ đó, đội trưởng khen tui: “Em đọc bản đồ
thạo chẳng kém chi tham mưu trưởng trung đoàn. Em gắng học vài năm nữa,
anh sẽ đề nghị với trung đoàn trưởng cho em về công tác ở ban Hoạ đồ
trung đoàn“.
Kim cười bả lả:
- Chắc là mi nói trạng chơi để lòe tao? Chừ mi thử lấy cái bản đồ của đội trưởng ra đây chỉ cho tao coi tận mắt, tao mới tin!
- Tui không nói trạng! Nhưng tấm địa đồ đó là tối mật, tự ý lấy coi có mà chết! Khi mô đội trưởng cho coi mới được coi!
Những chuyện huyên thuyên, ngây thơ, thật thà và có đôi chút khoe khoang kiểu con nít của Mừng lại làm cho Kim đặc biệt quan tâm. Nó thường làm như
vô tình, hỏi đi hỏi lại Mừng không chán, và lần nào Mừng cũng hào hứng
kể lại đúng như lần trước kể. Mừng không hề một thoáng thắc mắc tại sao
anh Kim lại hay hỏi chuyện về cái tài đọc bản đồ của em, và nhất là về
tấm bản đồ tối mật mà đội trưởng cất kỹ trong xà cột, đi mô cũng mang
theo. Mừng còn cho Kim biết tấm bản đồ tối mật là tấm bản đồ bố phòng
chiến khu.
Nếu Mừng có cặp mắt tinh đời như Bồng-da-rắn, có thể em sẽ tránh khỏi những tai hoạ bi thảm sẽ được kể trong những chương cuối của cuốn sách này. Và cũng có thể em sẽ trở thành một cán bộ quân đội tốt,
có vợ, con, gia đình, được hưởng thụ những quyền lợi, những tiêu chuẩn,
mà một chiến sĩ như em chắc phải được hưởng. Nhưng em ngây thơ quá,
trong sạch quá. Em không hiểu và cũng không tin, trong cuộc sống mà em
đang sống yẫn còn tồn tại cái ác, cái xấu xa phản trắc, những âm mưu lọc lừa… nên em đã phải vĩnh viễn sống mãi cái tuổi mười ba.
16
Trên
thế giới người ta đã viết và kể nhiều về những tính cách gần như khó tin của những người lái buôn người Do Thái trước đây. Các lái buôn người Do Thái đẩy những xe hàng hoá, thực phẩm lẵng nhẵng bám theo những đoàn
quân ra tận nơi trận mạc, xông pha giữa chốn tên bay đạn lạc, để buôn
bán, đổi chác. Họ bán hàng, chào mời khách hàng với quân sĩ của cả hai
phe đối địch, giữa những phút tạm ngừng giữa hai trận đánh. Giữa chiến
trường ngổn ngang xác chết, họ vẫn buôn, vẫn bán, vẫn kỳ kèo bớt một
thêm hai, vẫn riết róng bóp nặn khách hàng từng đồng xu một, như giữa
chợ thời bình.
Nhưng những ai đã được tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến trường Bình Trị Thiên, được chứng kỉến cảnh đội ngũ con
buôn đi lại buôn bán từ vùng địch tạm chiếm lên chiến khu, từ chiến khu
về vùng địch tạm chiếm, họ sẽ nhận rằng đội ngũ con buôn này không một
chút kém cạnh các lái buôn người Do Thái.
Đội ngũ con buôn lên về chiến khu hầu hết là phụ nữ.
Chiến khu càng mở rộng, phát triển, đội ngũ này càng đông đảo. Họ mua hàng
hoá, nhu yếu phẩm từ vùng địch tạm chiếm đưa lên bán cho bộ đội, cán bộ ở chiến khu. Và họ mua các hàng lâm sản của đồng bào địa phương đưa về
bán ở vùng địch tạm chiếm.
Từ đồng bằng lên chiến khu, trong đêm tối, họ phải vượt qua cả một hệ thống đồn bốt dày đặc, vượt qua các khu vành đai trắng, vượt qua đường quốc lộ đường sắt mà không đêm nào vắng các ổ giặc phục kích. Họ phải men theo những lối mòn vắt qua những lớp lớp
đồi trọc, đồi cỏ tranh có rắn rết, thú dữ, lội qua hàng chục con suối
cạn, suối sâu… Họ vượt qua không phải như những người lính, chỉ một ruột tượng gạo ngang lưng, một khẩu súng hoặc một quả lựu đạn trong tay.
Họ phải vượt qua với gánh hàng hoá nặng trĩu trên vai. Để kiếm được đồng
tiền lãi, những phụ nữ bình thường ấy đã trở nên gan góc, liều mạng hơn
cả những người lính gan góc, liều mạng nhất. Lúc phải lội qua những con
suối sâu đến bụng, đến ngực, họ không chút e thẹn, cởi truồng, quần đội
lên đầu để khỏi ướt. Không mấy đêm họ không chạm trán những ổ giặc phục
kích. Nhiều o, nhiều chị đã ngã xuống trong chớp lửa đạn phơi xác dọc
các lối mòn. Hàng hoá lăn lóc trong các vũng máu.
Bọn giặc đánh hơi
thấy tiền bạc, hàng hoá ngày một nhiều trên đường lên về chiến khu,
chúng càng tăng cường các trận phục kích để cướp đoạt. Nhiều lần chúng
để cho cán bộ, bộ đội lọt qua ổ phục kích và chờ cho đến lúc các toán
con buôn xuất hiện mới nổ súng. “Bắn chết Việt Minh thì chỉ kiếm chác
được ghẻ ruồi với rận!“. Bọn địch thường kháo nhau như vậy. Việc buôn
bán với chiến khu ngày càng trở nên nguy hiểm, khốc liệt, nhưng đội ngũ
con buôn vẫn không ngừng đông đúc thêm.
”Tụi hắn bắn chết, bị thương
lăn ngã ra rứa mà các o, các chị không thất kinh à?“. Cán bộ, bộ đội hỏi họ như vậy. Các chị, các o cười rúc rích trả lời: “Chị em tui mà nghe
nói dưới âm phủ buôn bán được thì chị em tui cũng mò xuống buôn bán, nữa là lên về chiến khu!“.
Rồi cả địch và ta đều lợi dụng cái máu mê
buôn bán của họ để phục vụ cho những yêu cầu về quân sự, chính trị. Bên
ta đặt mua, những hàng hoá cần thiết cho kháng chiến như thuốc men, bông băng máy chữ, mực in, giấy, pin đèn để bắn ba-dô-ka… Còn bọn địch thì
bắt họ phải cung cấp tin tức, tình hình chiến khu, bộ đội… Chúng cài vào đội ngũ này những nhân viên tình báo, chỉ điểm nhà nghề. Một số con
buôn từ chỗ tham lời lãi đã trở thành tay sai giặc, làm gián điệp, tình
báo.
Việc chống gián điệp, tay sai giặc trong đội ngũ con buôn trở thành một vấn đề nghiêm trọng, quyết liệt của chiến khu ngày đó.
17
Lê Kim, biệt danh là Kim-điệu, đội viên đội Thiếu niên Trinh sát của trung đoàn 101, trong danh sách điệp viên của Sở Mật thám Phòng Nhì Pháp, có
mật danh là “M.13“. M.13 được bố trí tung lên chiến khu Hoà Mỹ - chiến
khu đầu não của kháng chiến Thừa Thiên - với nhiệm vụ đặc biệt là chụp
ảnh, đánh cắp bản đồ bố phòng chiến khu: Đó là một trong những nhiệm vụ
khẩn cấp nhất của kế hoạch tấn công tiêu diệt chiến khu của giặc. “M.13” trong thời gian hoạt động sẽ được sự hỗ trợ, hợp tác và liên lạc với
hai điệp viên khác: “B.15”, một cô gái hăm mốt tuổi, chuyên buôn bán
hàng lậu quan trọng cho chiến khu, có chân trong tổ chức kinh tài của
kháng chiến tỉnh, và “H.21”, một người đàn ông trạc ba lăm tuổi trong
vai nông dân ở đồng bằng lên chiến khu, tìm mua mây, giang về làm nhà.
Kim-điệu ở chiến khu thấm thoát đã gần được hai tháng. Hắn đã ba lần bắt liên
lạc với “B.15”, và gửi báo cáo về Sở Phòng Nhì Pháp, tình hình tiến
triển của kế hoạch “F.20” (kế hoạch đánh cắp bản đồ bố phòng chiến khu). Hắn cũng nhận được lời khen và chỉ thị của cấp trên, cần phải tiến hành thật gấp kế hoạch “F.20“. Cách đây mười ngày hắn nhận được hàng đặc
biệt phục vụ kế hoạch, do “B.15” chuyển giao: một máy ảnh tình báo loại
hiện đại nhất, súng lục, đạn và tiền. Những thứ này, Kim-điệu đựng trong một túi chất dẻo, và chôn giấu cạnh cái hố tiểu của đội, cách lán chừng trăm mét.
Cái hố xí này các em đào chỉ để vậy, ít khi dùng đến.“Nhất lá me nhì khe nước chảy”, cái thú đi vệ sinh ở vùng đồi núi sông
suối này được các em tổng kết thành vần vè như vậy. Cây me dại có hoa
tím, mọc bạt ngàn trên các ngọn đồi trọn vùng Tiền chiến khu. Lá me dày
và mịn như nhung the, loại giấy vệ sinh thiên nhiên tuyệt vời. Còn gì
thích thú hơn, ngồi một mình trên đỉnh đồi lộng gió, xung quanh hoa me
nở tím ngắt, các cành cây như những cánh tay chìa ra cho bạn những tờ
giấy vệ sinh xanh mịn như nhung the! Và cũng thích thú không kém khi
ngồi dạng chân “trút bầu tâm sự” giữa hai tảng đả sạch bóng và ẩm ướt,
bên dưới là dòng nước trong như lọc loang loáng, rì rào, hai bên là vách núi hoang vắng vang vọng tiếng vượn hót chim kêu…
Kim-điệu đã chọn
được chỗ giấu “hàng” vừa kín đáo, vừa thuận tiện, cần lúc nào có thể lấy ngay lúc đó. Đồng thời lại tránh được những cặp mắt tò mò của những
người chạm trán bất ngờ.
Cả đội Kim-điệu gờm sợ nhất là Bồng -da-rắn, còn gờm sợ hơn cả đội trưởng. Mỗi lần nó bất ngờ chạm phải cái trán
thấp chằn chặn, hai má sần sùi những vết đen như vẩy rắn, cặp mắt húp
với tia nhìn chằm chặp của Bồng, không hiểu sao Kim-điệu cứ thấy gai
người và lạnh dọc xương sống. Nó có cảm giác tia mắt Bồng cứ dính chặt
vào người nó, bám theo từng cừ chỉ, lời nói. Và sẽ đến một lúc nào đó,
Bồng sẽ bất ngờ chỉ vào mặt nó, hét tướng lên: “Mi là thằng Việt gian!“. Kim-điệu cảm thấy mừng rỡ thật sự là Bồng ít khi có mặt ở chiến khu.
Chiều hôm qua, lúc ngồi ăn cơm, đội trưởng nói với Kim-điệu và Mừng: “Trong
khoảng một tuần nữa, cả đội sẽ rút hết về chiến khu. Công việc bám địch
nặng nhọc ở đồng bằng sẽ giao lại cho các anh lớn. Anh vừa nhận được chỉ thị của Ban tham mưu trung đoàn sáng nay“.
- Rứa bọn em thì làm chi? - Mừng hỏi.
- Các em sẽ thay nhau làm việc tại các đài quan sát của chiến khu. Thì
giờ còn lại sẽ tập trung học văn hoá để chuẩn bị đầu năm sau ra khu Bốn
vào trường Thiếu sinh quân của Bộ Tư lệnh quân khu Bốn.
Đội trưởng nói thêm:
- Chính uỷ trung đoàn đã quyết định rút anh Thuật ở phòng Chính trị,
trước đây đỗ tú tài Tây, về đội dạy văn hoá cho các em. Tuần sau đội
mình tha hồ vui!
Tin của đội trưởng cho biết làm Kim vô cùng lo ắng,
hoảng sợ bồn chồn. Nếu đội tập trung về đông đủ, công việc của nó sẽ trở nên khó khăn nguy hiểm gấp trăm lần. Nó có thể bị bại lộ bất ngờ trước
mấy chục cặp mắt của bọn trẻ thường xuyên nhìn ngó nó… Cách đây nửa
tháng, Lê Mãi, một điệp viên lợi hại của ty An ninh, đã bị cơ quan bảo
vệ chiến khu theo dõi phát hiện. Lê Mãi bị toà án quân sự tỉnh tuyên án
tử hình và xử bắn tại chỗ.
Nỗi nguy hiểm thường trực của nghề gián
điệp làm cho Kim-điệu mỗi lần nghĩ đến đều toát mồ hôi hột. Nó tự trấn
an: Nhưng tuy vậy tất cả những nguy hiểm ấy vẫn còn xa, còn có thể thoát khỏi nhờ vào tài trí, sự bình tĩnh và gan dạ của mình. Trong khi đó
những điều hứa hẹn vô cùng hấp dẫn của Sở Mật thám Phòng Nhì Pháp lại ở
ngay trước mắt, coi như gần cầm chắc trong tay. Trước hôm bố trí để nó
nhảy lên chiến khu, chính tên quan ba Sô-lê đã gọi nó đến gặp, và nói:“Tên bé con ngu ngốc, cứng đầu Trần Lượm, bạn của em, chúng tôi đã bắn
chết trong một vụ hắn mưu tính vượt tù mới gần đây. Còn em là một chú bé thông minh, khôn ngoan, nên em đã sống và sẽ sống hết sức sung sướng
trong tương lai. Sau khi em hoàn thành kế hoạch “F. 20”, em sẽ được rút
khỏi chiến khu, sẽ được chúng tôi thưởng nhiều tiền. Và sau đó chúng tôi sẽ gửi em sang Pháp hoặc sang Mỹ theo học tại một trường tình báo vào
loại lớn nhất. Nước Pháp cần đào tạo nhiều nhân tài cho Việt Nam“.
Sau hai đêm trằn trọc, thức trắng đêm trên cái sạp nứa trần trụi lạnh lẽo,
cạnh thằng Mừng ghẻ lở đầy người, tanh tưởi như cá chết, Kim-điệu suy đi tính lại và quyết định phải hành động thật gấp trước ngày cả đội về tập trung. Nhưng còn một điều trở ngại làm cho nó do dự, chưa thể quyết
định dứt khoát sẽ hành động vào ngày giờ nào. Nó chưa bắt được liên lạc
với điệp viên “H.21“. Theo chỉ thị của cấp trên trực tiếp, “H.21” sẽ lên tiếp tay cho nó trong việc chuyển tấm bản đồ chụp ảnh được ra khỏi
chiến khu. Theo ám hiệu được quy định từ trước, “H.21”, người đàn ông
đóng vai nông dân ở đồng bằng tìm lên Hoà Mỹ mua mây giang về dựng lại
nhà bị giặc đốt, sẽ mặc áo bà ba vải đà, vai áo bên trái vá một miếng
vải đen, một khăn bông cáu bẩn vắt vai phải, quần xắn cao quá gối, ống
trái xắn cao hơn ống phải, vai vác cái đòn có treo một cuộn dây mây. Cho đến hôm nay, đã quá mất một ngày thời hạn “H.21” phải có mặt ở chiến
khu theo như quy định. Hai hôm nay, ngày nào Kim-điệu cũng thơ thẩn đi
ìại trên con đường xuyên qua làng Hoà Mỹ Tiền chiến khu, hong hóng chờ
người đàn ông mặc áo đà, vác đòn xóc có treo cuộn dây mây…