[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 6




TÂN ĐẠI SỨ HOA KỲ

Herry Cabot Lodge đến trong khung cảnh rộng mở đón chào. Chúng tôi bắt tay thân thiện. Vấn đề suy luận giữa các nhà báo là Nolting sẽ “bị nhấn chìm hay bơi cùng với chính quyền Ngô Đình Diệm” đang được thay thế bằng quan điểm đòi hỏi hơn nữa quyền con người, tự do chính trị, tiềm lực quân sự và trách nhiệm giải trình.

Những đồng nghiệp của tôi cho rằng nếu ai có thể vực dậy được tình hình thì đó sẽ là Lodge, Halberstam và Sheethan, cả hai đều sành sỏi, hiểu biết đã cười vào chiếc xe được hộ tống của chúng tôi qua những con đường im lặng hướng ra sân bay để đưa tin Đại sứ tới. Bổ nhiệm Lodge là một thách thức với chính quyền Cộng hòa vì “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”.

Lodge trả lời bộ đàm từ trên máy bay rằng sẽ không tuyên bố gì cả. Nhưng dáng người cao lớn xuất hiện trên chiếc máy bay DC-C bước xuống lanh lẹ đã không làm cho chúng tôi thất vọng khi ông ta nhìn thấy đèn truyền hình và vài chục gương mặt vui mừng hướng lên. Ông ta có vài lời thân thiện về dân chủ Mỹ, vai trò cần thiết của báo chí và nói về những ngày làm việc với tờ New York Herald Tribue khi lần đầu tiên tới Việt Nam với tư cách một phóng viên trẻ. Ông ta hứa giúp đỡ công việc của chúng tôi và dành đôi chút thời gian cho người vợ của mình, Emily.

Chẳng có thông tin gì mới trong tuyên bố của Lodge nhưng cũng an ủi: Việc đảm bảo hỗ trợ của ông ta cho thấy sự cô lập của chúng tôi đã chấm dứt. Với cử chỉ thiện chí, ông ta cho phép bốn phóng viên đi cùng máy bay từ căn cứ không quân Tachikawa, một trong số họ là Robert Eunson, Giám đốc điều hành AP ở châu Á. Eunson dẫn tôi ra một bên nói rằng “Đại sứ đứng về phía chúng ta” và sau đó giới thiệu tôi với một trong những phụ tá của Lodge, thiếu tá John Michael hay “Mike” Dunn gật đầu đáp lại.

Vài ngày sau đó Lodge mời Mal Browne tới dự bữa trưa thân mật và nói rằng ông ta đã nhìn thấy bức ảnh vị sư Thích Quảng Đức tự thiêu của Mal trên bàn Kennedy. Sau này Mal kể tỉ mỉ cho tôi nghe những gì Lodge nói, “Tôi nhớ khi bước vào Văn phòng bầu dục, có bức hình một người đàn ông già ngồi xếp chân tự thiêu và Tổng thống Kennedy nói rằng “Nhìn cái đó đi! Nhìn những gì xảy ra ở Việt Nam. Tôi tin tưởng cậu, tôi muốn cậu tới đó xem có phải chúng ta không thể khiến Chính phủ đó xử sự tốt hơn”.

Nếu vào thời điểm đó chúng tôi không quá phóng đại sự đồng tình của Lodge với quyền báo chí thì cũng không phủ nhận ông ta khá thoải mái với báo chí. Ông ta đến Sài Gòn với mục đích chỉ đạo của Kennedy nhằm thức tỉnh Chính quyền Sài Gòn. Không giống vô số bài bình luận của chúng tôi, ông ta không hạn chế chúng tôi mà ngược lại động viên các bài phân tích và xem đó là thứ vũ khí khác để thay đổi.

Lodge nhanh chóng hiện hữu có hiệu quả ở Sài Gòn. Buổi sáng đầu tiên, ông ta lái xe dọc những con đường bị phong tỏa của thành phố qua các đoạn đường giao nhau nơi lính được trang bị vũ khí với lưỡi lê rút ra khỏi vỏ và đi qua những công viên trong thành phố có xe tăng và xe bọc thép đang chờ lệnh. Trên các góc phố, người dân hốt hoảng tụ tập xì xào những tin đồn mới nhất và tự hỏi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Dọc một con đường lớn gần khu Trường Đại học Sài Gòn, hơn hai nghìn xe đạp, xe ga và xe máy xếp trên vỉa hè dưới những cây me, câm lặng chứng kiến việc bắt giữ hàng trăm học sinh và hoạt động tống giam họ liên tục.

Đại sứ tới thăm hai vị sư được bảo lãnh an toàn tại Sở Chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ trên đường Pasteur. Ngay cuối tuần đầu tiên, ông ta đưa các giấy tờ ủy quyền của mình cho Tổng thống Diệm, gặp Ngô Đình Nhu và nói riêng với các nhà báo rằng ông ta không ấn tượng với cả hai và sẽ tiếp tục khâu sức ép cải cách. Lodge làm cho chúng tôi yêu mến khi đi dạo quanh thành phố cùng vợ và một hay hai phụ tá.

Ngài Đại sứ bất chấp những tay vệ sĩ an ninh của mình, mời mười lăm người trong số chúng tôi đi dạo ngắm cảnh không chính thức, đi qua đại lộ Catinat về phía Dinh Tổng thống và với chiều cao khoảng 1m89 thì cao hơn hầu hết chúng tôi, ông ta trông thư thái trong áo sơ mi mở cổ. Chỉ trước đó vài giờ, một cuộc biểu tình Chính phủ lớn diễn ra trong khu vực lân cận. Hàng nghìn người la hét ủng hộ chế độ, những đội lính đứng gác ở các ngả đường liếc nhìn ngạc nhiên nhận ra Lodge. Những cậu bé bán báo cố gắng mời chào ông ta tờ báo địa phương bằng tiếng Anh - tờ Bưu điện Sài Gòn có bài về cuộc tấn công sắc bén vào Quốc hội Hoa Kỳ. Lodge mỉm cười với chúng nói rằng “không, cảm ơn, tôi có rồi”. Ông ta dừng lại trước hai lính Mỹ 19 tuổi đang đi dọc đường Catinat hỏi thăm họ và chúc họ may mắn. Một viên chức Việt Nam Cộng hòa thò đầu ra cửa sổ xe và thét vào người bán báo” “Cái khỉ gì đang diễn ra ở đây vậy?”. Anh chàng bán báo trả lời “Một cuộc cách mạng. Đây là Đại sứ Mỹ đầu tiên từng đi bộ dọc con đường Catinat”.

Lodge bắn phát súng đầu tiên cảnh báo Chính quyền Diệm, nhưng Diệm lờ đi sự bảo hộ lớn và những cuộc tấn công. Khi Đại sứ chính thức phản đối kiểm duyệt báo chí thì chính quyền đơn giản thắt chặt việc kiểm soát.

Sài Gòn thách thức không chỉ việc làm tin của chúng tôi mà cả việc đưa tin ra ngoài. Hàng rào đầu tiên là văn phòng kiểm duyệt nằm trong tòa nhà chính quyền gần chợ trung tâm nơi chúng tôi được yêu cầu mang toàn bộ bản sao tin và ảnh tới nhân viên kiểm duyệt quân đội và sau đó là nhân viên dân sự để làm rõ thông tin. Họ bắt bẻ từ những chi tiết nhỏ nhất.

Ngày 27-8, một nhân viên kiểm duyệt cắt xén một trong những bản gửi đi của tôi, họ cho phép viết câu “Chúng tôi đã bước vào ngày thứ bảy Luật Quân sự” nhưng lại gạch chéo bằng bút đỏ đậm câu tiếp theo “Tập trung quân đội trong các khu vực thành thị chủ chốt vẫn dày, đặc biệt khu trung tâm thương mại trước Nhà thị chính thành phố”. Tôi được phép viết các hàng rào thép gai được dọn đi vào sáng sớm thứ ba từ khu vực trung tâm, nhưng nhân viên kiểm duyệt lại gạch phần còn lại của câu như sau “…ở các khoa Luật, Y và Dược của Đại học Sài Gòn. Nhiều sinh viên bị cảnh sát bắt ở đó vào Chủ nhật vì họ tụ tập biểu tình”. Tối muốn nói rằng nhân viên kiểm duyệt dân sự đảm nhận công việc đọc bản tin nhưng tôi lại bị cấm viết rằng rất nhiều người bị bắt đầu tuần được thả tự do. Nhân viên kiểm duyệt đóng dấu, ký đồng ý và sau đó, ý kiến cuối cùng cần thiết từ văn phòng hội đồng quân sự nơi những con dấu đóng vào từng trang. Có đến 90% các bản gửi đi của chúng tôi bị cắt xén và đôi khi cả bản bị giữ lại. Thậm chí họ cắt cả việc miêu tả Tổng thống Diệm là người theo đạo Thiên Chúa.

Chuyển tin ảnh rất khó khăn. Nhân viên kiểm duyệt cho phép chuyển những bức ảnh Đại sứ Lodge trình giấy tờ ủy nhiệm cho Tổng thống Diệm nhưng sau đó văn phòng Hội đồng quân sự từ chối và không được gửi đi. Phóng viên phát thanh và truyền hình mất liên lạc trực tiếp với văn phòng tổng đài khi tất cả đường dây điện thoại quốc tế đều bị cắt. Thậm chí, ông Peter Kalischer, người đại diện cơ quan phát ngôn chính thức của Chỉ huy quân sự Mỹ, tờ Người quan sát, tuyến bố việc kiểm duyệt chặt chẽ hơn cả ở Liên Xô.

Chúng tôi đấu tranh bằng mọi khả năng, gửi những bản chì câu chuyên và những bản in ảnh phụ bằng tay qua những người du lịch, thường là những người phương Tây rời sài Gòn trên chuyến bay chiều tối tới Bangkok, Hongkong và Manila nơi đó hy vọng họ có thể chuyển tài liệu về văn phòng của chúng tôi. Chúng tôi hối lộ những người đưa thư bán chuyên với giá 50 hoặc 100 đôla và đề kiện thư là “bó thư gửi cho Bassett” mượn chức danh người biên tập ngọai sự, Ben Bassett. Chúng thường được gửi đi mặc dù có vài kiện không lọt. Chuyện đó giống như ném chai được đánh dấu xuống Biển Đông với hy vọng điều tốt nhất sẽ đến. Đôi khi chúng tôi gửi được rất nhanh. Mal ghi được cú hích bài tin khi thay thế lời chú thích vô tội của một bức ảnh đã được duyệt về một cảnh trên đường phố bằng một tin gây ấn tượng giật gân về Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mậu đã cạo trọc đầu và từ chức để phản đối những cuộc đột kích chùa. Bức ảnh và lời chú thích dùng mẹo để được in rộng rãi. Trụ sở ở New York rất hài lòng với công việc của chúng tôi, đến nỗi họ viết một câu chuyện về nó cho hàng trăm hãng mua tin, trong đó đài tiếng nói Hoa Kỳ đã phát trở lại Sài Gòn. Chúng tôi chắc rằng chính quyền biết tin, bài và ảnh lậu đang lọt qua sân bay nhưng không thể chặn được chúng tôi. Có lẽ vì họ muốn tránh những đối đầu lộn xộn.

Có những người thuộc dòng truyền thông chính thống của Mỹ không thích những gì chúng tôi đang làm và kêu ca các tin, bài của chúng tôi đang hủy hoại chính sách quan trọng của Mỹ. Họ đổ tội sự “không nhạy cảm” của chúng tôi là do thiếu kinh nghiệm. Joseph Alsop, người phụ trách chuyên mục có ảnh hưởng rất lớn bắt đầu gọi chúng tôi là “những kẻ tham gia thập tự chinh trẻ tuổi” và kêu ca : “vẽ một bức tranh căm phẫn và tăm tối rất dễ khi không cần quan tâm tới thực tế là nếu bỏ qua phần đông người Mỹ thán phục những người Việt nam chiến đấu và chỉ ra một sỹ quan Mỹ trong mười người nghĩ rằng những người nước ngoaì chiến đấu thật tệ”. Một phóng viên nổi tiếng từ chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Thế gới thứ hai, Marhuerite Higgins cũng thường tới Sài Gòn. Cô ta nghi ngờ chúng tôi không yêu nước, chĩa những lời nói chua cay vào Halberstam. Anh ta cũng phản đòn không kém cạnh. Có tin đồn cô ta nói với những người quen ở sài Gòn, “phóng viên ở đây thích nhìn thấy chúng ta thua trong cuộc chiến để chứng minh họ đúng”. Tạp chí Time cho rằng chúng tôi là những thanh niên trẻ bị kích động bởi những câu chuyện và sai lầm trầm trọng trong cách làm tin. Charles Mohr, Trưởng phân xã Time ở Đông Nam Á, bỏ việc trong tức giận cùng tay cộng tác viên của tờ Time ở sài Gòn, Merton Perry.

Vài tuần sau đó, tờ Time tóm tắt những đánh giá bằng một câu chuyện, “Một ngày nào đó sẽ có những cuốn tiểu thuyết về những tên tuổi đắt giá của các phóng viên thường trú Mỹ làm tin chiến tranh ở Việt Năm 1963. Thử giả tưởng họ sẽ làm cho mọi thứ trở nên rõ ràng và mọi thứ đều trở nên đúng như vậy. Nhưng ngày hôm nay nói sự thật với giới báo chí Sài Gòn là một việc khó khăn”. Bài báo tiếp tục nói rằng “Theo quan điểm cá nhân, các phóng viên thường trú nghiêm túc một mặt nào đó về tuổi trẻ, tham vọng, chè chén và yêu công việc. Họ nhận thức nhiệm vụ rõ ràng”. Chúng tôi cũng có những người ủng hộ, thường là các biên tập từ các tờ báo Mỹ tới tận mắt chứng kiến những mớ lộn xộn đó và thường làm việc trong văn phòng Sài Gòn của chúng tôi, tham gia làm tin với chúng tôi và những đối mặt xã hội.

Những rắc rối với trụ sở chính AP được giải quyết khi trận ẤP Bắc chứng minh nỗ lực của chúng tôi, gim chặt những công nhận tích cực chính thức của Washington. Cuộc đấu tranh biểu tình của các Phật tử đẩy câu chuyện lên đầu mọi tờ báo ở Mỹ, mang lại vị trí mà AP hằng mong mỏi. Bây giờ chúng tôi được văn phòng chính hoàn toàn ủng hộ. Hàng ngày báo chí Sài Gòn tấn công chúng tôi bằng tiếng lóng, gọi chúng tôi là cộng sản đang cố gắng phá hoại đất nước cùng những bức tranh biếm hoạ miêu tả các phóng viên thường trú nước ngoài như những kẻ thù chính trị nguy hiểm, xuất hiện thường xuyên, thể hiện tính hoang tưởng và sự hận thù của chính quyền.

Các nhà phê bình dò xét, chú ý tới tuổi trẻ của chúng tôi và cả những con số nhỏ nhoi tới mức độ tràn lan những câu chuyện và sự giống nhau trong cách làm tin để kết luận rằng chúng tôi đều trong một kết cấu. Nhưng khi câu chuyện tiếp diễn, dành vị trí thường xuyên trên trang nhất thì Luật báo chí thương mại bắt đầu thi hành, các biên tập viên về nhà bắt đầu đánh giá hoạt động của AP, UPI và tờ Thời báo New York. Tất cả chúng tôi đều mong mỏi là người đầu tiên viết những sự kiện mới nhất hoặc những bài phân tích sâu sắc nhất, nhưng Phòng Ngoại sự luôn nhắc nhở nếu chúng tôi quá chậm.

Phóng viên thường trú có ảnh hưởng nhất là Mal Browne và Dave Halbrstam, cả hai đều viết những bài phân tích gây tranh cãi và đều viết không biết mệt mỏi. Văn phòng AP luôn luôn đông đúc, Roy Essoyan thường đến từ Tokyo cùng với Ed White để giúp chúng tôi. Tất nhiên là có Horst với những bức ảnh về chiến sự ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên tới các cuộc hỗn loạn ở các đại lộ Sài Gòn.

Chia sẻ suy nghĩ của họ với chúng tôi có Beverly Deepe – phóng viên nữ duy nhất sống ở Sài Gòn vào lúc đó làm cộng tác cho tờ New York Herald Tribune, Francois Nivolon của tờ Le Figaro, người sống trong căn hộ cùng toà nhà với chúng tôi và phóng viên ảnh tự do Maichael Renard. Bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể tập hợp được những người bạn tâm giao giúp chúng tôi viết bài về những sự kiện phức tạp trong thành phố. Halberstam là tay trụ cột trong nhóm khác gồm Neil Sheehan và Ray Herndon của UPI, Nick Turner của Reuter và Mert Perry cùng các thành viên làm báo thường xuyên tới thăm.

Hai nhóm phóng viên cạnh tranh, những phóng viên tham vọng không tạo ra sư thông đồng. Chúng tôi cạnh tranh từng ngày và có xu hướng bí mật. Chúng tôi bảo vệ nguồn tin đặc biệt bên trong. Bài tin về Thích Quảng Đức tự thiêu của Browne là bài tin quốc tế và tạo nên cơn sốt báo ảnh. UPI làm tốt hơn chúng tôi với những bài tin đầu tiên về các cuộc tấn công chùa chiền. Halberstam thì ghi điểm bằng những bài phân tích quân sự sâu sắc. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Sau những cuộc tấn công chùa chiền, chúng tôi nhận thấy UPI, Thời báo New York và Reuter đang trở thành mầm mống trong tranh giành quyền lực ở vương triều báo chí. Mal xem nhẹ điều đó.

Chính sách của Mỹ như được Lodge đổ dầu thêm lửa khi những phụ tá của ông ta rỉ ra thông tin cuộc gặp với Tổng thống Diệm. Ông ta không thích phong cách lạnh nhạt, cách thí tốt của Diệm và luôn lảng tránh những trao đổi thực tế về những vấn đề cấp bách nhất. Cảm giác không thích nhau rõ ràng ở cả hai phía. Madame Nhu miêu tả Lodge như một tay “Thống đốc”. Tổng thống Kennedy nói với Walterr Cronkite trong cuộc phỏng vấn của CBS mà Chính quyền Diệm “mất sự ủng hộ của người dân”. Đài tiếng nói Hoa Kỳ trích lời quan chức Washington như lời đe doạ giảm chi phí hỗ trợ trọn gói 1,5 triệu đô la 1 ngày nếu gia đình trị không giảm bớt quyền lực của mình. Tất cả đều là dấu hiệu Mỹ mong muốn Ngô Đình Nhu và vợ rời khỏi chính trường.

Khi những dấu hiệu phản ứng của Lodge càng trở nên rõ ràng thì bản tin hàng ngày của chúng tôi giáng thêm đòn vào bản cáo trạng. Trẻ em thuộc tầng lớp trung lưu thành thị cũng tham gia vào những cuộc biểu tình của các Phật tử. Học sinh bắt đầu biểu tình trong lớp học tại các thành phố lớn trong cả nước. Lái xe tới đường Đoàn Thị Điểm, tôi thấy vài trăm xe đạp ném lên vỉa hè dưới gốc cây, sau đó được biết chúng thuộc về toàn bộ học sinh Trường nữ sinh Marie Curie. Binh lính Cộng hoà bắt nữ sinh trên đường tới trường và dồn lên xe tải vì họ biểu tình chống lại chính quyền. Những người quanh đó chứng kiến cảnh tượng khẳng định những chiếc xe đó mang sao, vạch và còng tay biểu tượng của lực lượng hỗ trợ Hoa Kỳ cho miển Nam Việt Nam. Chữ “U.S” được in dập khuôn màu đen trên thắt lưng của binh lính. Cuối buổi chiều, những phụ huynh đang mệt mỏi tìm kiếm xe đạp của con gái họ, trao đổi những việc về tra tấn và các hành động tàn bạo khác. Giữa những khuôn mặt phụ huynh đầy nước mắt là nhân viên quân đội cấp cao mặc thường phục và nhân viên Chính phủ ăn mặc chỉnh tề. Tôi không hiểu nổi những đàn áp thô bạo và ngu ngốc của chính quyền đương nhiệm.

Phòng Ngoại sự New York yêu cầu tôi viết một bài phân tích “mùi mẫn” về cuộc nổi loạn của học sinh ngày 14-9. Ngày hôm sau bài viết xuất hiện trên toàn bộ hệ thống cung cấp thông tin toàn quốc của AP:

“Cậu bé học sinh nhảy chân sáo với chiếc cặp trên vai ở miền Nam Việt Nam đã trở thành biểu tượng phản kháng mới nhất với Chính quyền Ngô Đình Diệm. Trước đây chưa bao giờ cậu bé chịu nhiều áp lực trong đất nước của mình tới vậy. Nhưng trong con mắt của người dân Việt Nam cậu này ngày càng trở nên nổi tiếng trong cuộc đấu tranh với lính và lực lượng cảnh sát. Đến nay, Chính quyền Sài Gòn đã bắt gần ba nghìn học sinh ở trường cậu và ném họ vào nhà tù và trại tập trung. Hơn một nghìn học sinh vẫn bị giam giữ. Trong những đêm gần đây, lính và mật thám đã đột kích nhà ở của cậu với danh nghĩa Luật Quân sự, kéo cậu và chị em của cậu đi thẩm vấn. Sự phản kháng mà một nhà quan sát ngoại quốc đặt cho sự phản kháng “ngu ngốc vẻ vang” vẫn tiếp diễn khi cậu để lại nhiều rắc rối hơn với nhiều trường học hơn. Khi được hỏi tại sao chống lại Luật Quân sự, cậu ném lọ mực và nghế vào đội lính lưỡi lê và nói: “Chúng tôi là những Phật tử và họ (Chính quyền Diệm) đang cố gắng tiêu diệt chúng tôi”.

Tôi kết luận bài viết nói rằng cuộc nổi dậy của học sinh là kết quả trực tiếp từ sự phản kháng Chính quyền Diệm của các bậc phụ huynh và trích lời một nhân chứng phương Tây không có tên, chứng kiến cuộc biểu tình như một thách thức của cộng sản, vào thời gian đó được xem như lực lượng thống nhất mạnh nhất ở Việt Nam: “Đây là sự biểu lộ thái độ công khai thực sự của dân chúng trong một Việt Nam tự do từ khi Diệm lên nắm chính quyền”, tôi trích lời người quan sát. Không có một người địa phương nào trong câu truyện của tôi hay một cái tên nào vì những thông tin này có thể dẫn tới một cuộc đàn áp xa hơn. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Roy Essoyan thêm vào một bài phân tích thẳng thắn, sắc bén về tình hình chính trị bùng nổ khi trích lời một trong mười bốn nghìn quân nhân Mỹ ở Việt Nam nói rằng “chúng ta sẽ mất bao lâu nữa để họ xoay vần chúng ta?”. Một cố vấn khác được trích lời khi kêu ca: “ba tháng trước đây khi tôi tới Việt Nam, vợ tôi nghĩ rằng tôi sẽ trở thành một anh hùng, nhưng bây giờ cô ấy viết thư cho tôi và hỏi xem tôi có giúp đỡ chính quyền Diệm bắt bớ những học sinh không?” Essoyan nói thêm “rất nhiều người Mỹ ở đây – quân nhân, tướng, bí thư của Đại sứ quán và các nhà ngoại giao bắt đầu cảm thấy cái đuôi của con chó đã vẫy quá lâu và đã đến lúc phải dừng lại. Câu hỏi lớn đặt ra là bằng cách nào?”.

Nếu chúng ta có thể tin bản báo cáo rò rỉ từ nguồn tin bên trong Đại sứ quán Mỹ thì Lodge đã quyết định sự thay đổi chỉ có thể xảy ra cùng với việc lật đổ Chính quyền Diệm vào thời gian thích hợp. Quan điểm này chưa bao giờ được công khai chính thức nhưng dường như cài vào những lời đồn dại có chủ ý. Sau này Lodge nói với tôi: “Khi lần đầu tiên tôi tới đó có những lời đồn đại đảo chính và làm sao tôi được cử ra khỏi Washington để nhấn nút và gây ra đảo chính. Thực tế tôi phát hiện ra chả có cái nút nào, chẳng có gì phải mở màn, điều này là một sự lãng mạn. Các tướng Việt Nam Cộng hoà không sẵn sàng tin tưởng chúng ta vì họ nghĩ người Mỹ nói quá nhiều và rất khó giữ bí mật. Chính vì vậy mà được gọi là đảo chính đã bay hơi”.

Quan hệ giữa Đại sứ quán Mỹ nằm trên đường Hàm Nghi và Dinh Tổng thống đối diện văn phòng chúng tôi ở đường Pasteur ngày càng xấu đi. Quan sát về cuộc đảo chính bắt đầu khi chúng tôi nghe thấy tín hiệu khởi nghĩa. Gia đình trị đã sử dụng những trang báo của tờ Times of Vietnam bằng tiếng Anh do một người bạn người Mỹ của gia đình họ Ngô, Anne Gregory điều hành. Dưới nhan đề bài viết 5 cột trên trang nhất nói rằng chuyến thăm Sài Gòn của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mc Namara ngày 24-9 là nhằm dọn đường phá hoại chính quyền. Ngày hôm sau dưới một tít màu đen kích cỡ tương tự, bà Gregory xác nhận CIA đã cố gắng đảo chính hai lần nhưng thất bại, giờ đang tiến hành lần thứ ba. Những gì thực sự xảy ra khi vào ngày 4-8, Quốc hội đánh điện cho Đại sứ Lodge thể hiện mối quan tâm của người Mỹ với những vị tướng Việt Nam về tình hình hiện thời, một đường dây được hiểu là bật đèn xanh cho cuộc đảo chính. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Madame Nhu đang đi du lich nước ngoài, phát biểu tại cuộc họp báo ở Rome rằng những người lính Mỹ trẻ đóng quân ở miền Nam Việt Nam đang “sử xự một cách vô trách nhiệm và hành động giống những cậu lính nhỏ tuổi”. Chúnh tôi chuyển những bài đánh máy telex về những lời nhận xét này tới Đại sứ quán Mỹ, kéo Lodge ra khỏi yên lặng phát ngôn của mình. Ông ta đọc lời phúc đáp được phụ tá báo chí chuyển trên điện thoại cho chúng tôi: “Đó là một tuyên bố gây sốc. Những sĩ quan trẻ tuổi này đang mạo hiểm cuộc sống của họ hàng ngày. Một số đã bị giết bởi chính những người bạn Cộng hoà. Tôi không hiểu tại sao có người lại nói một cách tàn nhẫn như vậy. Những người này nên được cảm ơn thay vì bị xúc phạm”.

Chiến tranh lời nói luôn đi kèm chiến tranh tinh thần. Một chiều Mal nói với tôi là anh ta được biết Lodge ngồi tại bàn làm việc cùng khẩu súng đã được nạp đạn bên mình vì mối đe doạ ám sát đã được truyền tới Sứ quán. Những mối đe doạ từ mạng lưới an ninh chính quyền được cử bảo vệ Lodhe và cộng đồng ngoại quốc.

Cuối mùa thu, có một số người mang trọng trách của Mỹ lại cho rằng Tổng thống Diệm đang xử sự biết điều với những yêu cầu của người Mỹ về thay đổi chính sách. Ông ta đồng ý bãi nhiệm em trai và em dâu của mình và ông ta chuẩn bị giảng hoà với các Phật tử. Các sỹ quan của tướng Harkin cho rằng, tình hình quân sự bị quên lãng cũng không tệ hơn và những cuộc cải cách hành chính cần được tiến hành. Đối với giới báo chí điều đó được tính là sự đầu hàng của Diệm khi Mỹ bắt đầu ngừng viện trợ cho miền Nam Việt Nam. Chính quyền Kennedy cũng tuyên bố thay đổi rõ nét nhằm ngăn chặn các nhà phê bình trong nước và ngoài nước khi tuyên bố đầu tháng 10 các cố vấn Mỹ sẽ rút an toàn khỏi Việt Nam vào năm 1965 và một nghìn người đầu tiên sẽ được về nhà vào Giáng sinh. Trong một bài phân tích viết cho AP hôm đó, tôi đã viết:

“Chính uyền Kennedy dường như đã tính toán cả khi dự báo phần lớn nhiệm vụ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 1965. Một nguồn tin đáng tin cậy của Mỹ tiết lộ ngày thứ 6 rằng bản báo cáo lạc quan do Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara trình Kennedy nói rằng “phải tính đến những điều không thể lường trước liên quan tới lực lượng vũ trang Việt Nam về khả năng tổ chức đánh du kích mà họ đang sử dụng và mức độ quân sự cũng rất chuyên nghiệp”.

Trong những năm sau đó, chủ trương âm mưu quanh những quyết định của Kennedy khi bắt đầu rút quân vào năm 1963. Chủ trương đó cho thấy ông ta bị ám sát sau đó bởi những phần tử cực đoan tin rằng những chính sách đó sẽ giao miền Nam Việt Nam cho cộng sản. Nếu chính sách của Kennedy hoàn thành thì theo tôi không có điều gì nghi ngờ những người cộng sản rơi vào vị trí tự thiết lập chiến tranh cho chính họ, nhưng cũng có lúc tôi tin rằng Tổng thống Mỹ dự định những hành động xúc tiến nếu những yếu tố khác không đảm bảo hoà bình. Trong câu chuyện của tôi, tôi trích dẫn những nguồn tin cấp cao nói rằng mục đích những hành động quân sự đã hoàn thành của Chính quyền Kennedy là nhằm giảm những cuộc tấn công mà quân đội Việt Nam Cộng hoà phải giải quyết đó là chiến tranh du kích từ phía sau và không thể tổ chức những cuộc tấn công như vậy xảy ra vào đầu năm.

Tôi kết luận” Ấn tượng chung ở Sài Gòn là McManara và Taylor yêu cầu những lãnh đạo quân sự đưa ra dự đoán khi nào Hoa Kỳ rút lui thì thích hợp. Một nguồn tin cấp cao nói rằng “McManara muốn biết nếu chúng ta có thể thắng, nếu chúng ta có thể chiến thắng cùng Diệm và nếu chúng ta có thể rút lui. Chính sách mới này đưa ra ba yếu tố trong đầu”. Nhìn lại tôi thấy Kennedy đang thực hành các lựa chọn chính trị của mình nhằm ám hiệu cho Ngô Đình Diệm ngoan cố rằng Mỹ không cần thiết tham gia vào cuộc chiến tới hồi kết thúc và chỉ cho các nhà phê bình trong nước của Chính quyền Sài Gòn rằng ông ta khá thoáng ở Đông Nam Á.

Vào ngày 5-10, một phụ nữ Việt nam gọi cho vài phóng viên thường trú và cam đoan rằng “hôm nay sẽ có sự kiện xảy ra ở chợ Trung tâm”. Roy Essoyan đi bộ ra chợ tìm những đội cơ động “chống tự tử” lượn qua các đường trên xe Jeep chở đầy dụng cụ cứu hoả và lính có vũ trang. Những máy ảnh nhỏ được giấu kín trong túi của chúng tôi. Phóng viên tờ Washington Post. John Sharkey đã ở đảo giao thông cố gắng không để lộ nhưng không thành công. David Halberstam đi cùng với Grant Wolfkill của NBC cùng chiwcs máy ảnh hiệu Bolex vững chắc sau lưng. Các đại diện trong giới phóng viên đủ để làm cho nhân viên an ninh lo lắng và tôi nhận ra một vài gương mặt quen thuộc theo dõi chúng tôi từ phía xa đường Lê Lợi. Khi giao thông thưa dần sau giờ cao điểm buổi trưa, chúng tôi đoán đã bị bám theo và quyết định ăn trưa trên đường.

Tôi không nhận ra chiếc Taxi Sài Gòn màu xanh đi quanh đảo giao thông, sau đó dừng lại cách tôi 10 thước. Cửa xe mở và một thanh niên trẻ nhanh chóng xuất hiện, cài một cái gì đó trên cơ thể. “Chúa ơi, một vụ tự tử”, tôi nghe thấy Essoyan thét lên nhưng nghi ngờ điều đó. Người đàn ông này cạo trọc đầu nhưng mặc trang phục tôn giáo màu nâu, không phải bộ lễ phục màu vàng của nghi lễ tự tử.

Khi chiếc xe biến mất, người đàn ông kéo một chiếc can nhỏ từ trong túi của anh ta, ngồi theo thế đài sen. Đôi mắt nhìn xa xăm, anh ta để can vào lòng, lôi chiếc hộp giấu từ tay áo bên phải ra châm diêm. Ngọn lửa màu vàng bập bùng khi cháy đến quần áo. Anh ta để tay trên đầu gối và không kêu ca gì hết, thậm chí khi ngọn lửa nhỏ đã bốc quanh mình. Khi ngọn lửa đã cháy lên mặt, tôi phải đứng xa vì độ nóng. Tôi nhìn thấy anh ta cau mày và nghiến răng.

Tôi đang nhớ tới những lời miêu tả nói móc máy của Madame Nhu về những vụ tử tự vì đạo Phật như những vụ “nướng thịt”. Tôi bấm máy vài lần và cố gắng ghi chú nhưng tay tôi run lên hoảng sợ.

Essoyan tái mét mặt cạnh tôi. Tiếng rên rỉ lớn dần từ đám đông tụ tập. Tôi nghe thấy một người đàn bà cười điên dại, đứa trẻ bồng trong tay của một người đàn bà khác đang khóc còn đôi mắt của người mẹ thì đang dán vào vị sư bị bốc cháy. Một thanh niên trong đám đông đập tay vào Essoyan và tôi nói rằng: “Các ông hãy chụp ảnh, viết bài. Các ông phải nói với Kennedy về những gì đang diễn ra ở đất nước này”. Một người đàn bà giật áo tôi, nước mắt chảy đầm đìa trên khuôn mặt khi bà ta định nói gì đó nhưng không thành lời. Bà ta không ngừng chỉ vào vị sư và giật áo tôi khi ngọn lửa đã cháy quanh cơ thể anh ta. Một cảnh sát giật nón trên đầu một phụ nữ bán rong để dọn đường qua đám đông, cố gắng dập tắt đám cháy nhưng nỗ lực của anh ta chỉ làm bạn với lửa và làm nó cháy cao hơn. Viên cảnh sát loạng choạng nắm lấy bụng anh ta, tiếng lầm bầm của đám đông lớn dần thành tiếng gầm câm lặng trong tiếng khóc thét và rền rĩ. Cuối cùng, một người đàn ông mặc quân phục ném chiếc chiếu dày vào thân hình đổ gục nằm xấp và lính cứu hoả xịt bình vào ngọn lửa. Đội y tế bó thân hình anh ta trong một cái túi, ném vào xe cứu thương chờ sẵn và biến mất. Tất cả những gì còn lại là đống than trên vỉa hè chất đầy hoá chất cứu hoả.

Đội chống tự tử đã bỏ lỡ cơ hội nhưng nhân viên an ninh thì xua đuổi phóng viên ảnh chỉ trước 1 phút sau khi vị sư châm lửa. Tôi giấu máy ảnh vào túi hy vọng chuồn đi với vài kiểu đã chụp. Những kẻ ngu đần đang chú ý vào Grant Wolfkill, cố gắng giật máy ảnh của anh ta, nhưng anh ta cao lớn, giữ nó qua vai và thậm chí trên đầu của những nhân viên an ninh Việt Nam nhỏ bé. Wolfkill là một cựu chiến binh và bị bắn hạ ở Lào trong một trực thăng vào năm 1961, bị bắn bởi Pathet, và bị giam 6 tháng trong một nhà kho bằng gỗ: anh ta sẽ không từ bỏ phần thưởng của mình một cách dễ dàng.

Tôi nhìn thấy Halberstam và Sharkey chạy tới hỗ trợ, có tiếng thét và những đôi tay vụt quật, tôi chạy về phía họ cho tới khi tôi cảm thấy bàn tay của nhân viên an ninh đang động vào cơ thể mình. Tôi nhận thức rằng phải cứu những bức ảnh và tôi chuồn khỏi họ, luồn lách qua đám đông băng qua chợ khi lính xe tăng bắt đầu kéo tới. Trên đường Lê Thánh Tôn, tôi chạy nhanh hơn và chạy về phía sau Dinh Gia Long về văn phòng.

Horst gửi những chú giải về trụ sở báo ảnh ở New York tối hôm đó, giải thích những gì xảy ra: “Tôi bước vào văn phòng và At thở hổn hển, “có một vụ tự thiêu khác” và đưa cho tôi hai chiếc máy ảnh. Chiếc Minolta mà Essoyan sử dụng bị tắc trước khi anh ta chụp được hình. Chiếc Leica, At sử dụng bị đọng nước bên trong từ chiến dịch quân sự lần trước và tất cả năm bản âm bị mờ. Với trái tim trĩu nặng, tôi cố gắng làm việc với những bản âm của At, tráng chúng nhanh hơn bình thường và in chúng vào những bìa cứng đặc biệt. Chúng giống như bản in từ máy quay phim 8mm nhưng có thể sử dụng được. Khi Essoyan vội vàng viết lời tựa cho bản tin, At chạy ra ngoài và tìm một người chuyển tay chuẩn bị đáp máy bay đi Hồng Kông. Trong vòng 80 phút của vụ tự thiêu, bồ câu đưa thư đã trên đường. Chính quyền Sài Gòn chặn việc chuyển ảnh của chúng tôi từ bưu điện nhưng bồ câu đưa thư đã lọt qua. Và At đã cố gắng đọc trích dẫn ba bức ảnh của bài viết tới Paris bằng điện thoại”.

Essoyan có nhiều điều hơn để nói. Hàng tá nhân viên áo vải tấn công những đồng nghiệp của chúng tôi. Họ giật máy quay của Wolfkill, chiếc duy nhất tại vụ tự tử. Anh ta đã đến giúp chúng tôi trong ngõ hẻm trước đó vài tháng, Halberstam cũng tới giúp Wolfkill, chạy qua những kẻ đần độn. Tay quay phim bị đâm vào một chiếc xe đỗ nhưng anh ta đã kịp chuyển máy quay cho John Sharkey, người sau đó đã chiến đấu với tay an ninh nhảy lên chiếc vai chắc nịch của anh ta. Sharkey chuyển qua cho halberstam cố gắng chạy về phía khách sạn gần đó nhưnh bị hạ gục và chiếc máy quay văng trên vỉa hè. Wolfkill để đôi chân bảo vệ lên dụng cụ nhưng một người đàn ông mặc thường phục đá nó dưới anh ta và ném dây văng vào tay của một cảnh sát khác mà lấy tay nắm nó và biến mất.

Những gã đần đọn bắt đầu đánh nhau. Khi Sharkey cuí xuống giúp Halberstam đứng dậy trên vỉa hè, một cảnh sát đã đánh bằng gậy gỗ vào đầu anh ta, để lại một vết thương với sáu mũi khâu. Wolfkill bị đập vào lưng bằng bằng súng lục và nhìn lên để xem một tay cảnh sát đang đung đưa khâu súng lục trước mặt. Sau này, anh ta nhớ lại điều đó chưa phải là thô bạo bằng việc tức giận mất tin sốt dẻo, “những trái tim tan vỡ vì đáng lẽ có những cuộn phim về một sự kiện nhạy cảm mà lại để bị ăn trộm”.

Đại sứ Lodge ra mặt phản đối. Sự hy sinh của người đàn ông trẻ tuổi nảy sinh ra sự xung đột khác giữa chính quyền Mỹ và chế độ Diệm, nhưng tệ hơn thế, điều này làm sống lại nỗi ám ảnh về những vụ tự tử hãi hùng. Những cuộc biểu tình phản đối nhiều hơn và một điều gì đó mà chính quyền đã nhận ra là họ phải dừng tấn công chùa chiền sáu tuần trước.

Nhưng những cố gắng báo chí của chúng tôi không làm cảm động người mua tin. Một bài xã luận ở báo New York Herald Tribune kêu ca rằng giới báo chí Sài Gòn có những xử sự sai, đáng lẽ chúng ta phải cứu vị sư thay vì để anh ta chết.

Cõ lẽ câu đáp lại của tôi là tôi có thể ngăn cản vụ tự sát bằng cách chạy tới vị sư và dập lửa đi nếu tôi có mưu kế. Là một con người tôi muốn làm điều đó, nhưng là một phóng viên tôi không thể. Nếu tôi cứu anh ta, mật thám quan sát từ xa sẽ bắt anh ta ngay lập tức và mang anh ta đến một nơi mà chỉ Chúa mới biết, và đây là lúc chúng ta tin rằng những vị sư phản kháng bị giết một cách bí mật. Nếu tôi cố gắng ngăn cản họ làm diều này thì chính tôi đã tự đẩy mình vào tình hình chính trị Việt Nam. Vai trò của tôi là một nhà báo sẽ bị huỷ hoại cùng danh tiếng của mình.

Trong bài phân tích dễ hiểu mối quan hệ giữa báo chí và quân đội trong suốt cuộc chiến tranh Việt nam của mình, nhà sử học quân sự William M.Hammond trích câu trả lời của tôi nhưng đưa ra chú ý về những lý do của tôi và tuyên bố điều đó bằng cách đưa ra những gì tôi đã cho thế giới thấy thì có nghĩa tôi đã can thiệp vào chính trị miền Nam Việt Nam cứ như thể tôi là người châm lửa cho vị sư. Tôi không nghĩ điều đó công bằng khi đổ lỗi cho người mang thông điệp về nội dung những gì anh ta truyền tải. Người Hy Lạp thường giết những người báo tin về những đợt thuỷ triều xấu.