Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 177: Bí thư huyện ủy




Trước khi khai mạc đại hội đảng và đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tỉnh ủy tỉnh N hạ lệnh xóa bỏ toàn bộ cách xưng hô “Hội ủy viên cách mệnh”, thay đổi thành “Chính phủ nhân dân”. Hội ủy viên cách mạng khu giờ đổi tên thành “Công Sở Hành Chính”.

Còn về hội ủy viên cách mạng tỉnh N đã đổi tên thành “chính phủ dân dân tỉnh N” từ cuối tháng ba!

“Hội ủy viên cách mạng” đã tồn tại ở tỉnh N mười bốn năm cuối cùng đã trở thành lịch sử. Còn đồng chỉ Liễu Tấn Tài sau khi trở thành đại cách mạng, đã nhận nhiệm vụ huyện trưởng nhiệm kỳ thứ nhất của chính phủ nhân dân huyện Hướng Dương. Nhưng cái chức huyện trưởng này của ông cũng chẳng làm được bao ngày nữa rồi.

Chính quyền xã và khu ở dưới huyện, cũng đã bỏ cái tên hội ủy viên cách mạng, khu thì đổi thành công sở khu, người đứng đầu hành chính đổi thành khu trưởng, còn xã chưa đổi tên thành hương, nhưng hội ủy viên cách mạng cũng đổi thành hội ủy viên quản lý, người đứng đầu hành chính vẫn gọi là chủ nhiệm.

Ngày 29 tháng 4, đại hội Đảng huyện Hướng Dương khai mạc theo đúng dự định, trên danh sách những người dự tuyển, không có tên của Mạnh Vũ Hàn, ba ngày trước, Mạnh Vũ Hàn đã bị điều động đi làm trưởng cục vệ sinh khu Bảo Châu rồi.

Một người bí thư huyện ủy, giờ nhậm chức cục trưởng cục vệ sinh khu, đã có chút mỉa mai trong đó rồi. Nghe nói là Mạnh Vũ Hàn tự mình xin chuyển đổi công tác, việc này đã có sự xin lỗi với tất cả mọi mặt, đây cũng là sự hãnh diện cuối cùng của ông ta.

Nhưng có lẽ bản báo cáo điều động công tác lần này cũng không phải ông ta thực sự muốn viết. Sự mẫn cảm của Mạnh Vũ Hàn với chính trị vẫn chưa cao đến thế.

Đại hội Đảng lần này đã sinh ra hội ủy viên huyện ủy huyện Hướng Dương gồm 45 người hợp thành và hội ủy viên ban kỷ luật huyện Hướng Dương do ba mươi ba người hợp lại. Tiếp sau đó cuộc họp huyện ủy dựa vào cách bỏ phiếu không ghi danh để tuyển cử ra Liễu Tấn Tài, Đường Hải Thiên, Mã Trí Khoan, Ngô Thu Dương, Chu Hòa Bình, Lý Thừa Ngạn, Lương Quốc Cường, Trần Lập Hữu, Dư Tiêu Hán, Lữ Chấn, cả thảy gồm 14 đồng chí trở thành ủy viên thường ủy, thường ủy phân công, xác nhận Liễu Tấn Tài trở thành bí thư, chủ trì toàn diện những công tác của hội ủy viên huyện Hướng Dương, Đường Hải Thiên, Mã Trí Khoan, Ngô Thu Dương, Chu Hòa Bình trở thành phó bí thư, giúp đỡ cho Liễu Tấn Tài hoàn thành công tác của mình. Cùng ngày, hội ủy viên ban kỷ luật huyện Hướng Dương đã tổ chức hội nghị toàn thể, tuyển cử đồng chí Chu và đồng chí Bình trở thành bí thư.

Ngày hôm sau, hội nghị đại biểu nhân dân huyện Hướng Dương nhất trí để đồng chí Liễu Tấn Tài rời khỏi chức vụ huyện trưởng chính phủ nhân dân huyện Hướng Dương, đồng ý cho đồng chí Mã Trí Khoan rời khỏi chức vụ phó huyện trưởng. Tuyển cử đồng chí Đường Hải Thiên trở thành huyện trưởng chính phủ nhân dân huyện Hướng Dương, tuyển cử Trần Lập Hữu, Lý Dũng trở thành phó huyện trưởng chính phủ nhân dân huyện Hướng Dương.

Lần họp này, sự thay đổi giữa hai tốp cũng là không nhỏ.

Tất nhiên, điều đáng nói hơn cả là cha đã được bầu làm bí thư huyện ủy. Mọi người đều nói, vị trí này đáng lẽ đã là của chủ nhiệm Liễu một năm trước rồi (mặc dù đã vừa đổi tên thành chính phủ nhân dân, nhưng mọi người vẫn quen gọi cha là chủ nhiệm Liễu), nếu như vậy thật, thì có lẽ kinh tế của huyện Hướng Dương sẽ phát triển nhanh hơn một chút, không chừng còn vượt qua được cả thành phố Bảo Châu. Còn có đại biểu nói rằng, thành phố Bảo Châu giờ là nhà của bí thư Nghiêm, vượt qua bí thư Nghiêm có lẽ không hay lắm, bí thư Liễu không làm được việc đó. Nghiêm Liễu cùng mặc chung một chiếc quần, ai không biết điều đó chứ?

Nói như vậy cũng có cái lý của nó, lúc đầu địa ủy quyết định điều động Nghiêm Ngọc Thành trở thành bí thư thị ủy của thành phố Bảo Châu, đã có ý đó trong ấy rồi.

Còn Đường Hải Thiên cuối cùng đã lên chức rồi, giống như ông ta hằng mơ ước, trở thành huyện trưởng, đây cũng là điều mà quần chúng hằng mong muốn. Những đại biểu khác nói, một ông bí thư Liễu một ông huyện trưởng Đường, đều là những lãnh đạo thực sự làm được việc. Kinh tế của huyện Hướng Dương chúng ta về sau sẽ càng ngày càng phát triển, cuộc sống của nhân dân huyện Hướng Dương sẽ càng ngày càng khởi sắc rồi.

Trong ký ức kiếp trước của tôi, Đường Hải Thiên đã tiếp nhận vị trí của Nghiêm Ngọc Thành, trở thành bí thư huyện ủy. Nhưng Nghiêm Ngọc Thành không đề bạt nhanh đến thế, thời gian cụ thể thì không rõ. Tóm lại không thể được điều vào thành phố Bảo Châu trong năm 81. Tính như vậy, Đường Hải Thiên cũng không bị thiệt thòi.

Mã Trí Khoan thì trở thành phó huyện trưởng thường vụ, tiếp chiếc ghế của Đường Hải Thiên, làm phó bí thư Đảng Quần, đứng thứ ba. Mọi người không phục lắm về quyết định này. Ông Mã bình thường thích ra oai, những đánh giá của mọi người về ông ta vốn đã không tốt, lần này Mã Văn Tài lại xảy ra chuyện, làm ông ta mất không ít điểm. Nhưng có điều khu muốn sắp xếp như vậy, mọi người cũng không làm cách nào được.

Ngô Thu Dương tiến thêm một bước trở thành phó bí thư tổ chức nhân sự, điều đó hơi vượt ngoài dự liệu của mọi người. Mọi người bàn luận thế này, đồng chí Ngũ ở tuổi này rồi mà còn thăng chức được nữa sao? Nhưng Ngô Thu Dương thật sự rất liêm khiết, điêu này mọi người đều biết. Địa ủy đã sắp xếp như vậy, mọi người cũng không phản đối.

Chu Hòa Bình, phó bí thư huyện ủy kiêm bí thư hội đồng kỷ luật là cán bộ do khu sắp xếp về. Trước kia là thường ủy hội đồng kỷ luật khu kiêm trưởng khoa khoa giám sát 2. Giờ được điều động đến làm ở huyện, mục đích đánh bóng danh tiếng đã rất rõ. Giống như Tương Lập Quần trước kia, chẳng phải đã dựa vào việc hai năm nay kinh tế huyện Hướng Dương phát triển vượt bậc mà ăn hôi từ đó hay sao? Giờ đây đã hoàn thành ước nguyện lên làm huyện trưởng huyện Bảo Tây.

Huyện Hướng Dương bây giờ, không cẩn thận là có thể trở thành chiếc bánh thơm ngon, không còn là nơi đày đọa cán bộ như trước kia nữa rồi.

Bộ trưởng tuyên truyền Lý Thừa Ngạn, bí thư chính pháp ủy Lương Quốc Cường, bộ trưởng vũ trang Dư Tiêu Hán và bí thư trưởng Lữ Chấn, bốn vị này vẫn ngồi ở vị trí cũ.

Hai vị thường ủy mới tăng thêm là Trần Lập Hữu và Lý Dũng, cũng là những cán bộ rất có thực lực, Trần Lập Hữu thì không cần nói, hai năm liền là điển hình cán bộ trung tầng tiên tiến, là cục trưởng nông nghiệp nhận được nhiều lời khen trong các lần hội họp, công ty “Hướng Dương Viện” và công trình “đưa kỹ thuật nông nghiệp về với nông thôn” đều làm có tiếng tăm lẫy lừng, đã cống hiến rất nhiều cho quần chúng nhân dân, những đồng chí như thế này được đề bạt và trọng dụng, âu cũng là lẽ thường có thể hiểu được. Lý Dũng là người đứng đầu khu Thạch Mã, không có chút ô dù nào cả, rất tích cực làm việc, khu Thạch Mã đã xây dựng được mười mấy hương trấn và các xí nghiệp tập thể, thành tích rất rõ ràng, được bầu làm phó huyện trưởng thường ủy chủ quản công nghiệp và giao thông vận chuyển, đó là điều nên làm.

Đồng chí Ngụy Ngọc Hoa vốn là thường ủy huyện ủy, bí thư hội đồng kỷ luật huyện, do tuổi tác đã đến độ, nên quang vinh rút về tuyến hai, hưởng thụ những đại ngộ cấp sở, đã được coi là rất thấu tình đạt lý rồi. Đối với người làm việc tròn đầy, cống hiến đến tuổi già, nhưng đến những năm tháng cuối cùng vẫn biểu hiện rất tốt như đồng chí Ngụy Ngọc Hoa, mọi người cũng rất khẳng định vị trí của ông.

Tóm lại, dùng một câu rất thời trang để làm lời kết, đó chính là: lãnh đạo của huyện Hướng Dương là tốp lãnh đạo đoàn kết, có chí tiến thủ, là những lãnh đạo giàu sức đấu tranh!

Hội thường ủy huyện ủy lần đầu họp, ngoài việc hoan nghênh các đồng chí như Chu Hòa Bình, Trần Lập Hữu và Lý Dùng, bí thư Liễu cũng không hàn huyên gì nhiều mà đi thẳng vào việc chính, bắt đầu bố trí nhiệm vụ công tác chủ yếu của năm nay.

Mục tiêu của bí thư Liễu rất rõ ràng, trong năm nay, tổng sản lượng nông nghiệp huyện Hướng Dương phải phát triển trên nền tảng năm ngoái, ít nhất phải tăng thêm 50%. Thu nhập tài chính phải tăng hơn 100%.

Vì thế, phải tiếp tục quán triệt và đưa vào thực hiện cải cách chế độ trách nhiệm sản xuất, tiến thêm bước nữa trong việc phát triển tính tích cực của nông dân trong sản xuất. Giống như mô hình “kinh tế hộ gia đình” của xã Hồng Kỳ, xứng đáng trở thành mô phạm trên toàn huyện.

Còn về phía công nghiệp, cần tiếp tục ủng hộ những doanh nghiệp quốc hữu cốt cán như “công ty rượu Ngũ Phong”, phải ủng hộ về mặt chính sách và tài chính, để họ có thể chiếm lĩnh thị trường rộng lớn hơn. Còn xưởng nông cơ huyện, xưởng xi măng khu Sơn Bắc, cũng cần phải giúp đỡ. Xưởng xi măng khu Sơn Bắc có thể nghĩ đến việc xây dựng thêm công trình, đưa hạng ngạch sản xuất năm lên đến ba mươi vạn tấn hoặc bốn mươi vạn tấn.

Còn về các xí nghiệp tập thể các, cũng cần phải giúp đỡ họ, cổ vũ họ để phát triên thêm. Đảng ủy và chính quềnn các cấp phải là ngọn cờ đi đầu không được tham ô hối lộ hay có những tác phong không đúng đắn.

Chu Hòa Bình lần đầu tiên tham gia cuộc họp thường ủy trong huyện, nên rất lấy làm ngạc nhiên. Vốn ông ta nghĩ rằng bí thư Liễu xuất thân từ cán bộ lý luận, lần đầu lên chức mới, chắc chắn sẽ mở một cuộc “diễn thuyết”, thao thao bất tuyệt, không nói đến hai tiếng đồng hồ thì không dừng lại. Ai ngờ chỉ nửa tiếng sau, mọi việc đã kết thúc, hon nữa đều nói đến những công việc hết sức cụ thể.

Cuộc họp này khác rất xa so với những cuộc họp thường ủy mà ông ta từng tham dự ở khu. Mỗi lần bí thư Lưu Văn Cử mở miệng, mọi người đều thở dài một tiếng, chuẩn bị chịu khổ!

Đã nghe nói từ lâu, rằng bí thư Liễu là người lãnh đạo giỏi, xem ra đúng là danh bất hư truyền.

Sau khi bí thư Liễu nói xong, huyện trưởng Đường chỉ nói vài câu đơn giản. Ông ta vừa nhậm chức huyện trưởng, công tác giao thoa còn chưa hoàn thành, nên giờ vẫn chưa nhập vai. Đáng lẽ phải do vị huyện trưởng như ông nói mới đúng, nhưng đều để cho bí thư Liễu nói hết rồi. Đường Hải Thiên cũng không buồn bực, ông ta và cha đã là lão thành cách mạng, mặc dù vẫn không đạt được đến quan hệ thân mật như của cha và Nghiêm Ngọc Thành, nhưng cũng được xem là rất hòa hợp với nhau, hai bên cùng hiểu nhau, biết rằng cha không có ý ra uy với ông ta.

Sau đó là Chu Hòa Bình cũng nói vài câu ngắn gọn, không gì hơn là mấy câu khách sáo như “lần đầu đến nhậm chức, mong mọi người chỉ giáo cho, tôi lời ít ý nhiều, không làm mất thì giờ của mọi người nữa.”

Đến khi Lương Quốc Thành phát ngôn, vị này càng thật thà hơn, thẳng thắn đề nghị được cung cấp thêm kinh phí, cung cấp thêm lực lượng cảnh sát và các thiết bị cảnh sát. Nguyên nhân là trị an xã hội ngày càng đi xuống, các loại hình vụ án đã tăng lên rất nhiều, cần phải có thêm lực lượng, kiên quyết đẩy lùi chúng.

Sư phụ phát ngôn lần này, có quan hệ rất lớn với cái gọi là “cảm giác nguy cơ” tôi vẫn thường rót vào tai ông.

Năm 1983, cũng là năm sau, trung ương sẽ ra lệnh, thông qua hình thức lập pháp của đại hội đại biểu nhân dân, triển khai hoạt động “nghiêm khắc đẩy lùi phạm tội hình sự” trên phạm vi toàn quốc. Những tên lưu manh đầu đường xó chợ, đều đã bị vào tù. Nhưng cụ thể là vào tháng nào thì tôi không nhớ rõ, tóm lại là rơi vào khoảng sau khi học kỳ mới bắt đầu không lâu nửa năm cuối. Sư phụ đã hoàn thành ước nguyện trở thành “người đứng đầu hệ thống chính pháp huyện Hướng Dương”, chúng ta có nghĩa vụ giúp cho ông giữ vững vị trí này của mình.

Đây cũng là giúp đỡ chính bản thân tôi.

Giờ đây trong “nội các” của bổn thiếu gia, lại có hai vị thường ủy huyện ủy, mỗi lần nghĩ đến điều đó, trong lòng tôi đều dâng lên cảm giác thành công và tự hào khôn xiết.

Còn về phát ngôn này của Lương Quốc Thành, cha đặc biệt tán thành. Nhưng cha đang định biểu lộ thái độ, ông đã ý thức được giờ mình không còn là huyện trưởng nữa mà đã trở thành bí thư huyện ủy rồi.

“Việc này, về nguyên tắc tôi rất tán đồng. Nhưng còn về việc tiền nong, thì đồng chí Lương Quốc Thành phải đòi từ phía huyện trưởng Đường rồi, giờ đây trong tay tôi chẳng còn xu nào cả rồi...”

Đường Hải Thiên rất vui vẻ, cười tiếp lời: “Đồng chí Lương Quốc Thành đừng mắc lừa nhé, giờ đây túi tiền vẫn nằm trong tay bí thư Liễu cơ đấy, hai bàn tay tôi trống không, chẳng có đồng nào cả...”

Hội nghị phát ra tiếng cười, không khí căng thẳng nghiêm nghị giờ đã dãn ra.

Cười đùa là cười đùa, nhưng cha vẫn đồng ý hệ thống chính pháp đặc biệt là hệ thống công an tăng cường lực lượng cảnh sát, các thiết bị làm việc và kinh phí làm việc, điều đó cũng là điều nên làm, cần phải để Lương Quốc Cường lấy ra một phương án cụ thể, thảo luận cụ thể trong lần họp đảng ủy sau.

Tiếp sau đó, là đồng chí Trần Lập Hữu và Lý Dũng vừa mới lên thường ủy huyện ủy phát ngôn.

Trần Lập Hữu từ lúc tham gia vào nội các của bổn thiếu gia tôi, đi theo cha cũng được mấy năm rồi, hiểu rất rõ về tính cách và phong cách làm việc của bí thư Liễu, biết đây là một lãnh đạo tôn thờ “thực tế”. Vì thế cũng không lằng nhằng nhiều lời, nói đơn giản khiêm tốn một vài câu, rồi đưa ra một phương án, về chế độ sản xuất ở nông thôn, sản xuất đến từng hộ, trên phạm vi toàn huyện Hướng Dương phải đưa “kinh tế hộ gia đình” vào thực tiễn.

Bản báo cáo này khoảng gần một nghìn chữ, nhưng điều đáng nói là không có một câu nào là rỗng tuếch cả, đều là những biện pháp rất thực tiễn và cụ thể. Bao gôm khu nào xã nào thích hợp trồng cây gì, sản phẩm làm ra phải đóng gói thế nào tiêu thụ thế nào. Từng bước đều được phân tích cụ thể và có cả nói rõ chú ý, trình tự phân minh, rất thấu tình đạt lý.

Nghĩ về lúc đầu, Trần Lập Hữu chỉ là một ông nhà quan vào đây để tìm miếng ăn miếng uống, chẳng biết gì, đến cái gọi là “khách hàng” cũng không hiểu khái niệm của nó là gì nữa, sau hai năm, đã trở thành cán bộ lãnh đạo chuyên về kinh tế rồi.

Trần Lập Hữu đã nói một tiếng đồng hồ, dài hơn gấp đôi so với bài phát biểu của người đứng đầu là cha, nhưng không có ai tỏ ra thái độ chán nản, ngược lại, mọi người đều rất chăm chú lắng nghe, bao gồm của Mã Trí Khoan, Ngô Thu Dương và Lý Thừa Ngạn, mấy vị này cũng đều rất chú ý, chốc chốc lại gật đầu.

“Tốt, rất tốt, đồng chí Lập Hữu, công tác cách mạng cần phải có tác phong làm việc thực tiễn như thế này mới phải. Kinh tế của huyện Hướng Dương chúng ta muốn phát triển, mức sống của quần chúng nhân dân ta muốn tăng cao, chỉ dựa vào lời nói trống rỗng là không được, cần phải đề ra từng bước từng bước cụ thể!”

Cha nói rất vui vẻ.

Lúc này Lý Dũng có chút hối hận, bản thân mình lần này vào thường ủy, trở thành phó huyện trưởng chủ quản nông nghiệp, trên tổ chức đã nói rõ ràng rồi, mà lần này lại không chuẩn bị một bản báo cáo chiến lược cho ra trò, đúng là sai sót. Xem ra tên Trần Lập Hữu này được biểu dương trên các đại hội lớn bé, thăng chức thành phó huyện trưởng thường vụ, không phải là may mắn.

Chỉ nói đến công sức bỏ ra để làm được bản báo cáo này đã làm cho người ta kính phục rồi.

Tất nhiên, là thường ủy mới, lần đầu tiên ở hội thường ủy, Lý Dũng cũng cần phải nói lên tiếng nói của mình. May mà Lý Dũng đã làm người đứng đầu khu Thạch Mã nhiều năm, năng lực và trình độ đều không tồi. Phát ngôn trên đại hội, mở miệng ra là thành bài, không nói lắp đến nửa câu. Khi ông ta còn ở khu Thạch Mã xây dựng doanh nghiệp tập thể, mặc dù không có sự chuẩn bị đầy đủ như của Trần Lập Hữu, nhưng cũng có một con đường tư duy rõ ràng về việc phát triển nông nghiệp trên toàn huyện, nên khi nói ra đều là có chứng cứ rõ ràng chứ không phải là những lời sáo rỗng, đạt được sự khẳng định và đánh giá cao của đại hội thường ủy.

“Đồng chí Lý Dũng, nói hay lắm, rất có chính kiến....Ha ha ha, huyện trưởng Đường Hải Thiên, có những trợ thủ tốt như hai đồng chí Trần Lập Hữu và Lý Dũng này, xem ra công việc của chính phủ về sau nhất định sẽ làm rất tốt!”

Cha mặt đầy hoan hỉ nói.

Mọi người cùng cười ha ha theo cha.

Chỉ có Mã Trí Khoan, mặt lộ ra vẻ không đẹp đẽ gì cho mấy.