Trùm Tài Nguyên

Quyển 3 - Chương 477: Nước và dầu, cái nào quý hơn




Hạ tuần tháng sáu ở Hoa Đông mưa không ngừng, lũ lụt xảy ra, đe dọa đến trật tự cuộc sống sinh hoạt của vùng. Nhưng lúc này vùng Trung Đông, thời tiết thật đẹp, giờ đã qua trưa, một vòng mặt trời chói chang treo cao ở giữa không trung, mà thời tiết trên mặt đất lúc này phải trên bốn mươi độ, thậm chí nóng cực điểm có thể lên gần hoặc hơn năm mươi độ. Thời tiết tại đây, nếu đi lại mà không che đậy, sẽ chẳng chịu được bao lâu, người sẽ bị cảm nắng , thậm chí còn nguy hiểm đến sinh mạng.

Thị trấn Bành Từ làm Phương Minh Viễn nhớ lại sự tàn phá trong trận lũ lụt ở Hoa Đông năm 91, nhưng Hoàng tử Abdullah giục giã nhiều làm cậu không thể không đến Kuwait. Về phần thị trấn Bành Từ, việc lo vật phẩm cứu trợ cho khu vùng lũ không thể không giao cho Tô Ái Quân và Lâm Liên xử lý. Vì thế, Tô Ái Quân cũng không được vừa lòng, bản phương án cải cách đường sắt của anh ta sắp hoàn thành, nếu không phải Phương Minh Viễn kéo anh ta đến, thậm chí anh ta rất ít trở về nhà.

Khi Phương Minh Viễn đến, Hoàng tộc Kuwait tiếp đãi theo phương thức cao quý, nếu Phương Minh Viễn không nhất quyết từ chối, thậm chí Hoàng tử Abdullah còn phái một đoàn phi cơ đến Hoa Hạ đón cậu. Chẳng những đích thân Hoàng tử Abdullah đến tận sân bay đón , còn có một người tên là Nahar Wubbahe, Thứ trưởng ngoại giao đi cùng.

- Phương, cuối cùng cậu cũng đến.

Vừa gặp mặt, Hoàng tử Abdullah liền ôm chầm Phương Minh Viễn. Việc Phương Minh Viễn đến làm Hoàng tử rất đỗi vui mừng. Do được Phương Minh Viễn trợ giúp, bây giờ tình trạng của gia đình hoàng gia đã khác xa với quá khứ, so với các Hoàng tử cùng tuổi, Hoàng tử Abdullah nổi bật bậc nhất là điều rất rõ ràng. Do có Phương Minh Viễn hướng dẫn và giúp đỡ, thì trong một khoảng thời gian ngắn địa vị của Hoàng tử được nâng cao rõ rệt.

- Phương, tôi giới thiệu một chút, đây là Thứ trưởng ngoại giao chính phủ Kuwait, ngài Nahar Wubbahe.

Hoàng tử Abdullah kéo Phương Minh Viễn nói.

- Chào ngài, Thứ trưởng Nahar Wubbahe.

Nghe Hoàng tử Abdullah giới thiệu, Phương Minh Viễn vô cùng ngạc nhiên. Tuy quốc gia Kuwait nhỏ, nhưng cũng là một quốc gia, Thứ trưởng bộ ngoại giao cũng là một vị quyền chức lớn, nếu đến Hoa Hạ sẽ có thể được Phó Thủ Tướng tiếp đón, không ngờ lại đích thân đến sân bay đón cậu, thật sự không thể tưởng tượng được.

- Ha ha, cậu Phương, tôi nghe Hoàng tử Abdulla nói về cậu rất nhiều, trong khi Iraq xâm chiếm nước tôi, cậu Phương đã giúp chúng tôi không ít, tôi đại diện cho chính phủ Kuwait tỏ lòng biết ơn chân thành đến cậu.

Nahar Wubbahe nói xong cũng ôm Phương Minh Viễn rất thắm thiết.

- Cậu đúng là người bạn thân thiết nhất của Hoàng tử Abdulla của Kuwait chúng tôi.

- Không, không, không, chú Nahar , Phương là huynh đệ của ta.

Hoàng tử Abdullah liên tục lắc đầu nói.

- Chú!

Phương Minh Viễn hơi kinh ngạc.

- Chú Nahar là em trai của mẹ ta, cậu cũng có thể gọi là chú Nahar .

Hoàng tử Abdullah quay nhìn Phương Minh Viễn thấp giọng giải thích. Thứ trưởng Wubbahe là em trai của mẹ Hoàng tử Abdullah sao? Giờ Phương Minh Viễn mới chú ý, hai người quả thật có nét giống nhau. Lúc này Phương Minh Viễn mới nhớ, Kuwait là quốc gia đế chế quân chủ, cho nên các quan chức nội các đều là thành viên của hoàng tộc hoặc là thông gia với hoàng tộc.

- Được rồi, được rồi, chú biết rồi, là anh em với Abdulla cháu.

Wubbahe cười ha hả nói. Hoàng tử là cháu ngoại, Wubbahe rất tôn trọng Hoàng tử, cho nên một khi Hoàng tử khăng khăng khẳng định, Wubbahe cũng chiều theo.

Huống chi, đây là Phương Minh Viễn, chuyện của cậu ở Kuwait được truyền tai nhau như truyện ly kỳ, Abdulla và cậu có thể kết banh, cũng như là có thêm một nguồn trợ giúp từ bên ngoài. Dù cho có nói thế nào, Hoa Hạ cũng là một trong năm thường trực Liên hợp quốc. Tuy rằng tầm ảnh hưởng của Trung Đông không thể theo kịp mấy quốc gia Anh, Mỹ, nhưng Kuwait thì không thể coi thường được. Phương Minh Viễn còn nhỏ tuổi mà đã có riêng một mảnh đất để đến ngoài Hoa Hạ, sau này tiền đồ sẽ vô cùng thênh thang. Cậu kết giao với Abdullah, có thể nói là chỉ có lợi mà không có hại.

Ba người cười nói trên xe, đi ra khỏi sân bay, chạy theo hướng thủ đô Kuwait.

Phương Minh Viễn quan sát đường giáp biển đang xây dựng rầm rộ, nhìn chăm chú. Hoàng tử Abdullah chú ý đến điểm này, nhìn ra ngoài cửa sổ cười nói:

- Phương, đây là lần đầu tiên cậu đến Kuwait, kia là nhà máy hóa chất khử muối , trước kia người Iraq đã xâm chiếm đất nước của chúng tôi đã phá hủy một phần nhà máy hóa chất khử muối.

Phương Minh Viễn biết, Trung Đông là khu vực thiếu nước, tài nguyên nước tương đối khan hiếm. Theo diện tích lục địa, khu vực Trung Đông chiếm 9% diện tích lục địa toàn cầu, nhưng tài nguyên nước lại chỉ chiếm không đến 1%, và chủ yếu tập trung ở sông Nile, sông Tigris và thung lũng Euphrates cùng với khu vực thung lũng Jordan. Nước ngọt có thể uống ở Trung Đông là một thứ quý một thứ hàng quý hiếm không thể thiếu trong cuộc sống, nước trở nên khan hiếm hơn so với dầu và là nguồn tài nguyên không thể thay thế.

Khí hậu ở đây khô nóng, lượng mưa rất ít, như thủ đô Ai Cập Cairo là chỉ có 200 km từ Địa Trung Hải và sông Nile đi qua các thành phố, nhưng các lượng mưa hàng năm trung bình chỉ có 20 mm. Với một lượng mưa thấp như vậy, cơ bản không thể đáp ứng nhu cầu về nước của địa phương.

Ở các nước Trung Đông nói chung, giá nước đắt hơn so với dầu. Phương Minh Viễn nhớ đã từng xem một bài báo ở kiếp trước, không nhớ là nói năm nào, lúc ấy quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là Ả Rập, giá một lít xăng 91 trong nước khoảng 0 .12 đô la Mỹ, trong khi các giá 1 lít nước uống đóng chai lên đến khoảng 0,40 đô la Mỹ. Mật độ dân số ở Trung Đông cao hơn bất kỳ quốc gia khác của Ai Cập, giá một lít xăng 90 khoảng 0,33 đô la Mỹ, trong khi giá một lít nước khoáng trong nước là 0 .34 đô la Mỹ. Ở vịnh dầu mỏ lớn của quốc các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, giá một lít xăng tiêu thụ ước khoảng 0. 45 đô la Mỹ, gần bằng giá với nước. Nghe như là chuyện lạ, không thể tin nổi, nhưng điều này là tình hình thực tế của khu vực Trung Đông.

- Phương, nghe nói nước cậu đang có nạn hồng thủy phải không?

Hoàng tử Abdullah tò mò hỏi.

- Đúng vậy, hàng mấy vạn người gặp nạn, tổn thất thê thảm và nghiêm trọng.

Phương Minh Viễn thở dài nói.

- Gần nửa tháng qua, mới cách đây có hai ngày còn có mưa to, nơi nào trong thành phố cũng ngập đầy nước. Ôi, các anh ở đây thì thiếu nước, phải làm ngọt hóa nước, mà chúng tôi thì gặp lắm lũ lụt, nếu có thể san sẻ đều cho nhau thì tốt biết bao.

Hoàng tử Abdullah và Wubbahe ngạc nhiên, tuy biết dân số Hoa Hạ rất đông, nhưng vừa nghe có mấy triệu dân gặp tai họa, hai người vô cùng ngạc nhiên – Tổng dân số của Kuwait chỉ có năm, sáu triệu dân, trong số đó một nửa là người nước ngoài đến làm việc tại Kuwait.

- Ừm, đó là điều rất khó. Bên các anh thì nguyên nhân gây lũ lụt từ nước, chúng tôi ở đây thì thiếu nước mà đánh nhau liên tục.

Wubbahe bùi ngùi nói.

Theo như lời ông ta thì mấy lần xảy ra chiến tranh Trung Đông, Israel và quốc gia Ả Rập không thể có chung hòa bình, cũng bởi vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ và vấn đề tranh chấp nguồn nước. Lãnh thổ Israel 60% là sa mạc, một năm có bẩy tháng không có mưa, mỗi người chỉ được ba trăm mét khối nước một năm, không bằng một phần tư chi tiêu so với Trung Đông và bằng ba phần trăm nước dùng của dân trên thế giới. Vì tài nguyên nước vô cùng quý hiếm nên Israel thà rằng là kẻ thù của các quốc gia lân cận chứ tuyệt đối không chia sẻ nguồn nước.

- Hơn nữa quốc gia Ả Rập ở giữa, vì nguồn nước mà phát sinh mâu thuẫn , xung đột là chuyện thường lệ, cũng không phải là hiếm thấy.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình hòa bình tương đối ổn, và công nghệ y tế không ngừng phát triển, cũng làm cho dân số của Trung Đông cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới - tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm tăng ba phần trăm, tăng dân số làm nguy cơ thiếu tài nguyên nước càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước hiện có trong khu vực, dẫn đến nguồn tài nguyên nước cho mỗi đầu người suy giảm, hơn nữa nguồn tài nguyên nước giảm xuống mạnh mẽ. Theo thống kê, hiện nay trong khu vực, nước ngọt bình quân đầu người chiếm hơn một nghìn khối, chiếm 1/6 bình quân thế giới.

Có thể nói rằng khu vực Trung Đông chỉ chiếm 1% tài nguyên nước của thế giới, tổng số người Ả Rập chiếm 5% của dân số thế giới. Vấn đề tài nguyên nước đã trở thành một vấn đề phức tạp, làm trở ngại lớn cản trở phát triển kinh tế của khu vực, nếu không thể được giải quyết thỏa đáng, và thậm chí có thể là nguy cơ cho một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị. Đối với những mối đe dọa này, Wubbahe biết rất rõ.

Do tài nguyên nước vốn không đáp ứng đủ nhu cầu, các quốc gia Ả Rập không thể không hy vọng vào việc khử muối trong nước biển. Khử muối trong nước biển ở khu vực đã có lịch sử không phải là ngắn, cũng có không ít kinh nghiệm. Cách đây mười năm, quốc gia đã đầu tư hàng mấy trăm triệu đô la Mỹ xây dựng các nhà máy khử muối và mạng lưới đường ống cung cấp nước. Mới vừa rồi Phương Minh Viễn nhìn thấy, đó chính là hai nhà máy khử muối Kuwait đang xây dựng.

Phương Minh Viễn biết, cách đây hai nghìn năm, công nghệ khử mặn Trung Đông đã khá phát triển, chi phí khử muối giảm được đến không phẩy mấy đô la cho một mét khối. Nghe nói lúc ấy một nửa dân Vương quốc Ả Rập Xê Út dùng nước biển được khử muối. Chỉ có điều kỹ thuật này Hoa Hạ hoàn toàn không cần dùng đến. Khu khô cạn của Hoa Hạ thì hoàn toàn không nằm ở ven biển, mà địa phương ven biển thì lại không hề thiếu nước.

- Thế nào? Phương, có muốn đầu tư và ngành công nghiệp khử muối không, tôi cam đoan cậu có thể có thu được lợi nhuận tương đối đấy.

Hoàng tử Abdullah tủm tỉm cười nói.

Phương Minh Viễn không nén nổi cười nói:

- Hoàng tử Abdullah, nếu nói có khả năng, tôi hy vọng có thể đầu tư khai thác dầu công nghiệp của nước Hoàng tử, bởi vì nước tôi cần nhiều dầu mỏ.