Trùm Tài Nguyên

Quyển 3 - Chương 218: Muốn xây dựng ống dẫn dầu Anna




Bóng đêm nặng nề, một chiếc máy bay xuất phát tử sân bay Hong Kong bay theo hướng Tây.

- Ôi trời, tên đó cũng thật là… Sao lại ngay trước lúc chúng ta đến nơi, bỏ chạy đến Ả rập Saudi khiến chúng ta phải đuổi theo cả một quãng đường dài.

Saburo oán thán nho nhỏ. Bọn họ vừa tới Hong Kong lúc giữa trưa mới biết tin tức đáng buồn này. Sato không do dự lập tức mua vé máy bay từ Hong Kong đi Ả rập Saudi, cũng may những người này ở bộ phận thu mua nên mua vé máy bay đến đó không khó. Ngay cả hai người Matsushita và Khố Đại Tử cũng đã từng tới các nước Trung Đông, bao gồn thị thực vào Ả rập Saudi. Nhưng bọn họ ngoài Sato và Wanatabe ra, chưa có ai từng đi một mình đến Ả rập Saudi.

- Cậu Saburo, lời nói này của cậu ở đây thì không có vấn đề gì, nhưng đến Ả rập rồi, lúc gặp gỡ người ta không được biểu lộ ra đấy.

Khố Đại Tử cau mày nói nhỏ.

- Nếu làm không xong việc lớn này của công ty, cậu gánh vác không nổi đâu.

Saburo là người mới của bộ phận thu mua. Tuy năng lực không tệ nhưng nói chuyện đôi lúc không suy nghĩ. Hiện giờ công ty xăng dầu Si Kemo cần người ta bán dầu cho chứ không phải người ta cần công ty Si Kemo bán dầu, phải đế ý đến tâm trạng của họ một chút.

- Vâng, chị nói vậy tôi hiểu rồi, là tôi không biết suy nghĩ.

Trong lòng Saburo tuy bất mãn nhưng cũng chỉ có thể cúi đầu nhận lỗi. Khố Đại Tử tuy là phụ nữ nhưng vào công ty trước anh ta.

- Thôi được rồi, Khố Đại Tử, cô không cần nói đến cậu ấy nữa, dù sao cũng là người mới mà. Saburo, Khố Đại Tử nói không sai đâu, cậu là đại diện cho công ty xăng dầu Si Kemo, nếu cậu không chú ý đến lời lẽ mà làm hỏng việc của công ty, đến lúc đó cậu giải thích thế nào với trưởng phòng Sato và công ty?

Tuy giọng nói của Wanatabe không quá nghiêm khắc nhưng Saburo cũng chỉ khúm núm không dám ngẩng đầu.

- Các người có thời gian nói chuyện phiếm không bằng Matsushita xem xét mọi việc cho cẩn thận các hạng mục công việc mà tôi và trưởng phòng đã liệt kê. Ả rập Saudi không giống các nước khác, có rất nhiều quy định mà bình thường không nghĩ ra được. Nếu các người không chú ý, một khi vi phạm, nhẹ thì bị phạt trên mấy ngàn đô la Mỹ, nặng thì có khả năng bị tống vào ngục, đến lúc đó cho dù là tổng giám đốc cũng không chắn chắn có thể cứu được các người ra. Hơn nữa, tôi phải nhắc nhở mọi người, nước Ả rập Saudi ở Trung Đông này vẫn còn tồn tại nhục hình, ví dụ như trộm cắp sẽ bị chặt tay.

Wanatabe lạnh lùng nói.

Subaro giật mình kêu lên:

- Hả? Anh Wanatabe, người Ả rập không ngờ còn dã man như vậy? Giờ là thời đại nào rồi mà còn dùng nhục hình?

- Câm miệng.

Nét mặt của Wanatabe biến đổi không ngừng, anh ta nhìn xung quanh, khi không thấy ai mặc trang phục Ả rập mới vỗ vỗ ngực, cũng may Subaro nói chuyện không lớn tiếng lắm, mà còn nói bằng tiếng Nhật, nếu không không phải là vì lời nói này mà tự tìm phiền toái hay sao? Nếu trên máy bay mà nói hươu nói vượn, thì tai họa khôn lường. Wanatabe cảm thấy đi đến Ả rập Saudi là nguy cơ tứ phía.

- Subaro, trộm vặt sẽ bị chặt tay, nếu cậu nói chuyện với vợ người ta hoặc chụp ảnh phụ nữ Ả rập thậm chí có thể chết. Nếu cậu muốn thể nghiệm hình phạt của người Ả rập, tôi không có ý kiến, sẽ tôn trọng lựa chọn của cậu, nhưng mong cậu đừng làm phiền chúng tôi.

Wanatabe lạnh lùng nói.

- Nếu cậu không biết giữ mồm giữ miệng, sau khi đến Ả rập Saudi, cậu tốt nhất nên giả vờ câm điếc.

Subaro bị anh ta trách mà gục đầu, trên mặt đầy mồ hôi. Anh ta biết mình lại lỡ lời rồi.

- Anh Wanatabe, thật xin lỗi. Em hứa sẽ chú ý đến ngôn từ, không gây họa cho mọi người.

Subaro cúi đầu nói.

Khố Đại Tử hừ một tiếng, cũng không thèm trả lời anh ta, ngay cả Matsushita từ đầu đến cuối cũng không nhìn về phía anh ta.

Sato tất nhiên không biết khi máy bay vừa cất cánh thì mấy thuộc hạ của ông ta đã có một xung đột nho nhỏ. Lúc này ông ta đang tính toán làm báo cáo cho Yamamoto, cứu vãn hình ảnh của ông trong mắt Yamamoto. Trên máy bay không phải là nơi tốt nhất để làm báo cáo nhưng hiện giờ ông ta chỉ đang làm nháp thôi.

“Nguồn cung ứng năng lượng tương lai của Nhật Bản tuyệt đối hoàn toàn không thể ký thác vào sản lượng dầu của Trung Đông.”

Sato vừa múa bút thành văn vừa suy nghĩ. Mấy ngày nay không ngừng dày vò, Sato không khỏi suy nghĩ về phương châm làm trưởng phòng thu mua của công ty Si Kemo của ông ta từ trước đến nay.

Mấy năm nay vì trung Đông chiến tranh không ngừng, Iraq và Iran đánh lớn nhưng vẫn đảm bảo được sản lượng dầu ở Trung Đông. Chất lượng dầu Trung Đông tốt, vận chuyển cũng dễ dàng nên 70% dầu của công ty Si Kemo là đến từ Trung Đông, còn lại 30% là từ các mỏ dầu của Hoa Hạ, Liên Xô và các nước Đông Nam Á.

Thông qua con đường thu mua ấy, việc thu mua xăng dầu của công ty Si Kemo mấy năm nay cũng không gặp rắc rối gì, nhưng sự kiện bất ngờ lần này khiến Sato nhận ra nếu không thể tìm được nhiều nguồn cung cấp thì khi Trung Đông chỉ cần cảm mạo công ty xăng dầu Si Kemo đã phát sốt, còn ông ta là trưởng phòng thu mua cũng như ngồi trên núi lửa, không biết sẽ nổ tung lúc nào.

Mấy hôm nay Sato luôn suy nghĩ đến vấn đề này. Trung Đông tuy là kho dầu của thế giới, lượng dầu sản xuất của nó chiếm hơn phân nửa sản lượng toàn thế giới, nhưng việc gia tăng phát triển không đồng đều kho báu vàng đen lỏng này, những năm gần đây chiến tranh ở Trung Đông không ngừng. không phải là người Ả rập và người Israel đánh nhau mà là chiến tranh nội bộ giữa các nước Ả rập. Nhật Bản vốn là nước nhập khẩu hơn 10% dầu mỏ của khu Trung Đông, có thể nói cục diện chính trị Trung Đông biến chuyển đã ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn năng lượng nhập khẩu của Nhật Bản.

Sato còn lo lắng, vì kinh tế Hoa Hạ phát triển rất nhanh chóng, nhu cầu năng lượng tất sẽ gia tăng, điều này có thể thấy được qua lượng dầu mỏ ngày càng ít của Hoa Hạ, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung ứng năng lượng truyền thống của Nhật Bản từ khu Trung Đông, hơn nữa, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra xung đột biển, một khi Hoa Hạ giải quyết vấn đề Đài Loan, tuyến tiếp viện dầu mỏ của Nhật Bản đã bị Hoa Hạ khống chế. Điều này chính phủ Nhật Bản không thể phủ nhận. Các nước lân cận, có thể bảo đảm đủ dầu mỏ cho Nhật Bản nhập khẩu, không thể trông cậy vào Mỹ, các mỏ dầu lớn của nó đã đóng cửa, hiện giờ nó cũng là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Hoa Hạ thì không cần phải suy nghĩ, nó vốn bị các chuyên gia thăm dò dầu mỏ nhận định là nước thiếu dầu mỏ, có thể tìm được vài mỏ dầu đã là may mắn lắm rồi, mà với dân số khổng lồ của nó, một khi kinh tế bắt đầu phát triển, chắc chắn không đủ dầu mỏ để sử dụng, nên tất nhiên nó sẽ là nước cạnh tranh với Nhật Bản trong tương lai. Khu Đông Nam Á tuy cũng có sản xuất dầu mỏ, nhưng trước mắt mà nói, chỉ như muối bỏ bể mà thôi.

Viết đến đây, Sato dừng bút, suy nghĩ một tí lại viết tiếp.

Liên Xô là nước có nguồn năng lượng vô cùng to lớn: trữ lượng dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, và than đá rất lớn, nguồn tài nguyên năng lượng của Siberia càng phong phú. Tài nguyên dầu mỏ có ở Liên Xô, ước tính hơn một nửa tập trung ở Siberia mà dầu thô thu được có trữ lượng hơn bốn trăm triệu tấn, có thể lên đến sáu tỷ tấn. Trữ lượng khí thiên nhiên của Liên Xô vốn là 910 tỷ m3, đứng đầu thế giới. Ở vùng Tuymen của Siberia đã phát hiện hơn hai trăm mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên, gần như là mỏ dầu thứ hai thế giới sau vịnh Ba Tư. Tài nguyên khí đốt ở Tuymen đã vượt qua trữ lượng của Mỹ. Nếu hàng năm nó có thể đạt được một lượng lớn dầu mỏ cho Nga, tỉ lệ nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản từ Trung Đông sẽ được giảm đáng kể, điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn năng lượng an toàn cho Nhật Bản.

Nhưng hoàn cảnh ở Siberia tương đối khắc nghiệt, cho dù là thăm dò hay xây dựng mỏ dầu, khai thác và vận chuyển đều rất khó khăn, chỉ sợ là trong một thời gian ngắn, chất lượng dầu mỏ ở Liên Xô sẽ không cao, cho nên tốt nhất là có thể làm cho Liên Xô xây dựng một hệ thống ống dẫn dầu từ Siberia đến đất liền, thông qua ống dẫn dầu vận chuyển đấn bến cảng. Chẳng những có thể giải quyết được phí tổn đường sắt cao mà có thể cung cấp một lượng lớn dầu mỏ cho Nhật Bản. Tuy trong thời gian ngắn khả năng kinh tế sẽ không bằng nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông nhưng về lợi ích an toàn cho nguồn năng lượng quốc gia mà nói là không thể thiếu.

“E rằng mấy con gấu Bắc Cực gian xảo kia cũng không dễ dàng đồng ý như vậy.” Sato buông bút lẩm bẩm. Ông ta cũng từng giao tiếp với nhiều người Liên Xô, họ thoạt nhìn có vẻ cao lớn thô kệch nhưng đều là một đám hồ ly gian xảo, tham lam như chó hoang. Muốn thuyết phục họ xây dựng một đường ống dẫn dầu như vậy chắc cũng phải cho Liên Xô một ít ích lợi.

Nếu lúc này Phương Minh Viễn nhìn thấy ông ta viết bản báo cáo này, chắn chắn sẽ rất sợ hãi. Bản báo cáo này của Sato, kiếp trước không phải là Nhật Bản đế xuất chính phủ Nga xây dựng ống dẫn dầu Anna sao?