Trùm Tài Nguyên

Quyển 3 - Chương 129: Kết quả cả hai bên cùng có lợi




Ba người Tom đã rời đi nhưng ba người Phương Minh Viễn thì vẫn chưa, sau khi tiễn mấy người kia xong thì lại quay về nhà ở Ly Sơn.

Tập đoàn Wal-Mart đưa ra những điều kiện quả thật là rất hậu hĩnh, hậu hĩnh đến mức mà cả Tôn Chiếu Luân và Lâm Liên đều không thể tin được. Ba người xem lại những ghi chép mà Lâm Liên ghi lúc đàm phán một lần nữa để cân nhắc xem liệu tập đoàn Wal-Mart này có gài bẫy ở chỗ nào không.

- Chú Tôn, chị Liên, cháu không thể phủ nhận rằng những điều kiện này của tập đoàn Wal-Mart là rất có thành ý, nhưng nếu nhìn từ góc độ thực tế cháu cảm thấy bọn họ cũng sẽ không phải chịu thiệt đâu!

- Cậu Phương, cậu có ý gì?

Tôn Chiếu Luân tiếp tục truy vấn.

- Thứ nhất, những điều kiện này của Tập đoàn Wal-Mart tuy nhìn bề ngoài thì rất là hậu đãi nhưng nếu chúng ta muốn thông qua cơ hội này mà học tập phương thức quản lý của họ và áp dụng vào thực tiễn thì thật là nằm mơ giữa ban ngày. Chú Tôn, chị Liên nhất định hai người cũng đã hiểu về Tập đoàn Wal-Mart, theo hai người họ có được thành công ngày hôm nay điểm mấu chốt là gì?

Phương Minh Viễn hỏi ngược lại.

- Mấu chốt?

Tôn Chiếu Luân trầm ngâm một lát sau đó có chút do dự nói:

- Là ở chỗ hàng hóa của họ đầy đủ, giá cả phải chăng chất lượng tốt, và còn ở chỗ họ phục vụ tận tình chu đáo đã chiếm được cảm tình của khách hàng.

- Tôi cảm thấy…

Lâm Liên ngần ngừ đáp:

- Cái quan trọng hơn là khả năng khống chế chi phí giá thành của họ.

Phương Minh Viễn vỗ tay nói:

- Đúng, chú Tôn những gì chú nói tuy rất quan trọng, nếu thiếu nó thì Tập đoàn Wal-Mart không thể phát triển như ngày hôm nay, nhưng lại không phải là điểm mấu chốt nhất. Bởi vì những điều đó các công ty khác cũng có thể học theo và cũng có thể làm được. Nhưng tại sao lại chỉ có mình Tập đoàn Wal-Mart là độc tôn? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ vì để khống chế chi phí giá thành nên Tập đoàn Wal-Mart đã xây dựng nên hệ thống hậu cần và phân phối hàng hóa. Cháu cho rằng hệ thống phân phối là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện việc kinh doanh chuỗi của các công ty bán lẻ. Không phát triển hệ thống phân phối thì không thể nào thực hiện được hệ thống kinh doanh dây chuyền. Vì vậy trình độ phát triển hệ thống phân phối là điểm thể hiện và quyết định trình độ phát triển kinh doanh của một công ty bán lẻ.

Phương Minh Viễn lật xem mấy trang tài liệu trong tay Lâm Liên và đưa cho Tôn Chiếu Luân nói:

- Chú Tôn, chú xem đoạn này đi “cùng với sự gia tăng về số lượng của các chi nhánh cũng như các mặt hàng kinh doanh, hệ thống phân phối trở thành nút then chốt của Tập đoàn Wal-Mart. Vì để đáp ứng nhu cậu cung ứng hàng hóa của hơn một nghìn chi nhánh bán lẻ của tập đoàn trong nước Mỹ, Tập đoàn Wal-Mart đã thành lập nên bốn mươi bảy trung tâm phân phối và mua gần ba mươi nghìn chiếc xe kéo rơ-mooc, gần sáu nghìn xe vận chuyển loại lớn làm việc liên tục suốt 24g mỗi ngày. Tổng lượng vận chuyển vào năm ngoái là sáu tỉ ba trăm triệu thùng, tổng hành trình là năm trăm nghìn km.

- Một hệ thống phân phối khổng lồ như vậy thì phải đề cập tới việc mua hàng hóa và kho chứa hàng và các mặt hậu cần tiêu thụ, giải quyết vấn đề này có thể nói là rất khó khăn. Vì để giải quyết vấn đề này Tập đoàn Wal-Mart đã xây dựng hệ thống quản lý tự động bằng máy tính, hệ thống giám sát bằng vệ tinh và hệ thống ti vi điều hành tự động. Có thể nói trên thế giới đây là kỹ thuật tiên tiến nhất. Vì để đáp ứng nhu cầu về khoa học kỹ thuật có thể nói trung tâm khống chế máy tính của Tập đoàn Wal-Mart được ví như là một con quái vật lớn, hệ thống máy tính này có thể nói là vượt qua cả của bộ quốc phòng Mỹ. Nó còn hợp tác với công ty Hughes của Mỹ để phóng lên một vệ tinh chuyên giám sát hệ thống tin tức vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu, tình hình của ba nghìn chi nhánh trên toàn cầu cũng như việc đặt hàng vận chuyển hàng có thể được cập nhật bất cứ lúc nào. Tất cả xe kéo vận chuyển hàng hóa của công ty đều được lắp đặt hệ thống định vị toàn cầu, vị trí của từng xe ở đâu, đích đến ở đâu thì nhân viên trong trung tâm điều khiển có thể biết được hết. Những cái này tất nhiên là có thể sắp xếp số lượng vận chuyển và lộ trình của từng xe một cách hợp lý từ đó có thể phát huy được một cách tối đa nhất tiềm lực của xe chuyển hàng, nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa!

Phương Minh Viễn tạm dừng một chút nhìn Tôn Chiếu Luân và Lâm Liên sau đó mới tiếp tục nói:

- Chúng ta có thể hiểu được điều này nhưng liệu khi chúng ta phái nhân viên sang học tập ở Tập đoàn Wal-Mart thì có thể có được một hiệu quả tương tự như vậy không?

Hoa Hạ ở kiếp trước những người có hiểu biết về Tập đoàn Wal-Mart đều biết rằng, chiến lược chi phí thấp làm cho phí tổn về hậu cần của nó luôn ở mức thấp nhất so với các công ty cùng ngành ngề, có thể nói đây là một thành công về kỹ năng đặc biệt của Tập đoàn Wal-Mart. Và việc giảm chi phí hậu cần ở mức thấp nhất sau đó đưa phần tiết kiệm được này san sẻ lợi ích cho khách hàng luôn là tôn chỉ trong kinh doanh của Tập đoàn Wal-Mart.

Đối với những người hiểu được Tập đoàn Wal-Mart, cái mà để lại cho họ ấn tượng sâu sắc nhất chính là hệ thống quản lý cung ứng và hệ thống phân phối tiên tiến và có hiệu quả cao. Tất cả các trung tâm phân phối, các chi nhánh bán hàng, kho bãi và lượng phí vận chuyển cũng như các đối tác trên toàn thế giới đều được quản lý bởi hệ thống này một cách hiệu quả đã hình thành nên một mạng lưới phân phối, tiêu thụ, sản xuất hàng hóa một cách có hiệu quả. Chính vì điều này Tập đoàn Wal-Mart thậm chí đã không tiếc tiền của để mua được một vệ tinh hậu cần nhằm đảm bảo cho việc truyền phát thông tin. Mà trong cả một quá trình hậu cần, bộ phận quan trọng nhất chính là bộ phận vận chuyển, vì vậy khi đầu tư vào một thị trường mới, Tập đoàn Wal-Mart sẽ dùng hết khả năng để tận dụng những trung tâm phân phối hiện có làm xuất phát điểm, thị trường mới này tất nhiên phải nằm xung quanh trung tâm phân phối, điều này sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí vận chuyển. Khi đầu tư vào phương diện hậu cần thì Tập đoàn Wal-Mart vô cùng quan tâm đến việc đầu tư các trung tâm phân phối hàng hóa.

Nhưng kinh nghiệm thành công này các công ty khác trên thế giới tuy rõ ràng là biết rất rõ nhưng lại không có cách nào để làm theo, thị trường bán lẻ hàng hóa mới nổi ở Hoa Hạ thì lại càng không đáng để nhắc tới. Chính vì thế đây là nguyên nhân mà ở kiếp trước các công ty bán lẻ của Hoa Hạ đều mô phỏng theo hình thức kinh doanh của tập đoàn Carefour mà bỏ qua Tập đoàn Wal-Mart.

Để xây dựng được một hệ thống quản lý như vậy chi phí quả thật là quá cao!

Chưa cần nói đến bộ máy phục vụ của Tập đoàn Wal-Mart trên toàn thế giới có giá trị bao nhiêu, cũng chưa nói đến cái vệ tinh thương nghiệp trị giá bốn trăm triệu đô kia, chỉ nói đến việc trên mỗi xe vận chuyển hàng hóa của tập đoàn đều trang bị hệ thống định vị toàn cầu thì các công ty của Hoa Hạ đã không thể làm theo rồi. Hơn nữa chi phí để duy trì và nâng cấp hệ thống này cũng đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp không thể gánh nổi rồi.

Hơn nữa mặc dù sau này có một bộ phận các doanh nghiệp của các quốc gia khác cũng đã thực hiện việc xây dựng hệ thống quản lý liên kết nhưng hiệu quả thì không thể so sánh được với Tập đoàn Wal-Mart. Nguyên nhân chính là do các phần mềm quản lý này đều là do các nhân viên kỹ thuật IT và các trình tự viên làm nên mà khái niệm tư và tư tưởng quản lý kỹ thuật tiên tiến trên thế giới thì rất khó để bắt chước.

Mà các doanh nghiệp Hoa Hạ khi xây dựng hệ thống quả lý liên kết trên toàn lãnh thổ không chỉ gặp các khó khăn về kinh nghiệm, nhân sự tiền bạc mà còn phải đối mặt với vấn đề khả năng quản lý yếu kém của các doanh nghiệp trong nước, mức độ tin tức thống nhất không cao, các loại thuế chính phủ đưa ra lại quá nhiều, hệ thống vận chuyển thì không đủ lực, chủ nghĩa địa phương vv.

Chưa nói đến cái khác, chỉ về vấn đề đường quốc lộ vận chuyển thôi thì ở Hoa Hạ đã không thể so sánh với Mỹ rồi. Nước Mỹ những năm chín mươi, hệ thống đường sao tốc đã tương đối quy mô, hơn nữa hệ thống đường cao tốc này cơ bản là không thu phí. Còn ở Hoa Hạ thì đường cao tốc chỉ mới xuất hiện mà sau này thu phí cũng quá cao, chỉ mình điểm này thôi thì chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp ở Hoa Hạ cũng đã cao ngút trời so với các doanh nghiệp cùng loại ở Mỹ rồi. Cái càng không đáng để nhắc tới là giá cả cứ ngày một tăng lên mặc dù giá dầu thì không cao hơn các nước Âu Mỹ.

Vì vậy, theo như các lãnh đạo của Tập đoàn Wal-Mart thì mặc dù họ mở các bộ phận kinh doanh ở Carrefour nhưng một doanh nghiệp không đủ vốn như siêu thị Carrefour cũng sẽ lực bất tòng tâm không làm được gì. Nhiều nhất thì cũng chỉ học được những cái bên ngoài, căn bản là không thể nắm được cái tinh hoa ở trong. Còn việc siêu thị Carrefour có thể từ họ học được những cái khác hay không thì họ không quan tâm.

Tôn Chiếu Luân và Lâm Liên rất nhanh đã hiểu được những gì Phương Minh Viễn muốn nói, sau một lúc trầm ngâm không nói gì hai người lần lượt lắc đầu, siêu thị Carrefour nếu muốn học lại hệ thống quản lý của Tập đoàn Wal-Mart để ứng dụng vào nội địa Hoa Hạ thì thật sự là quá khó. Hơn nữa cứ cho là siêu thị Carrefour có đủ tiền và các quản lý của siêu thị hạ quyết tâm thì nhà nước cũng sẽ không cho phép một doanh nghiệp tư nhân sở hữu vệ tinh nhân tạo thương nghiệp.

- Nhìn từ bên ngoài, bọn họ đúng là giúp chúng ta đào tạo nhân viên, nhưng rõ ràng là hai người đã xem nhẹ một điểm, phương pháp đào tạo của người Mỹ rất khác so với phương pháp đào tạo của người Hoa Hạ chúng ta. Bọn họ rất chú trọng đến hình thức cùng nhau hoạt động, chính là nhân viên của chúng ta trong quá trình được họ đào tạo cũng đồng thời sẽ cung cấp cho họ những tài liệu trong nước để làm tài liệu tham khảo cho các lãnh đạo của Tập đoàn Wal-Mart. Hiểu về hệ thống bán lẻ của Hoa Hạ nhất chính là các nhân viên trong nghành chúng ta, từ các bài tập của bọn họ sẽ phản ánh được một cách đầy đủ nhất tình hình của hệ thống bán lẻ của Hoa Hạ chúng ta. Thông qua phương thức này, Tập đoàn Wal-Mart trước khi tiến vào thị trường Hoa Hạ có thể hiểu biết về thị trường chúng ta một cách tổng thể nhất. Nếu xét về điều này thì bọn họ không hề chịu thiệt.

- Thứ hai, chúng ta và Tập đoàn Wal-Mart có thể nói sẽ là đối thủ trong tương lai, điều này là thật. Nhưng cũng không thể quên rằng chúng ta cũng là đối thủ của tập đoàn Carefour! Mà Carefour và Tập đoàn Wal-Mart lại là đối thủ trực tiếp, vì vậy giúp đỡ chúng ta cũng không ảnh hưởng đến lợi ích then chốt của Tập đoàn Wal-Mart, mà ngược lại còn có thể mượn cơ hội này tạo thêm khó khăn cho Carefour. Tốt nhất là chúng ta học tập cách thức kinh doanh của Carefour thì càng có lợi hơn cho Tập đoàn Wal-Mart.

Thực ra còn có một số điều mà Phương Minh Viễn không nói ra.

Thị trường Hoa Hạ quá rộng lớn, một đất nước có diện tích gần bằng châu Âu và cả nước Mỹ, nhân khẩu thì cao hơn cả tổng số dân của hai thị trường lớn ấy cộng lại, là một thị trường mà cả Tập đoàn Wal-Mart và tập đoàn Carefour đều không thể độc chiếm. Mà chính phủ Hoa Hạ cũng sẽ không bao giờ cho phép một doanh nghiệp đầu sỏ về lĩnh vực bán lẻ của nước ngoài chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trong nước. Vì vậy thị trường Hoa Hạ trong một thời gian dài sẽ là một thị trường mà các thế lực đều tranh giành kịch liệt. Và các doanh nghiệp bé nhỏ trong nước không thể nào mà uy hiếp nổi hai tập đoàn kia, vì vậy đối thủ thực sự của bọn họ là đối phương bên kia và chỉ có đối phương bên kia mà thôi.

Đây giống như là thời kỳ chiến tranh lạnh của Mỹ và Liên Xô trước đây vậy, tuy rằng thực lực quân sự của Hoa Hạ so với hai cường quốc kia còn rất thấp kém, nhưng nếu Hoa Hạ mà hướng về bên nào thì bên kia sẽ lập tức cảm thấy nguy hiểm bao vậy bốn phía, vì vậy lúc đó nước Mỹ đang yếu thế sẽ ra sức lôi kéo Hoa Hạ. Bây giờ hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ cũng gần như sức mạnh ngang nhau, nhưng ai có thể có được sự giúp đỡ của một công ty của Hoa Hạ thì người đó có thể giành thế thượng phong trong việc chiếm lĩnh thị trường Hoa Hạ. Trước khi bước chân vào Hoa Hạ thì lôi kéo một siêu thị nhỏ bé như Carrefour tất nhiên sẽ là việc chính của Tập đoàn Wal-Mart. Họ cho rằng nếu như những người trong siêu thị Carrefour có tầm nhìn hạn hẹp hơn một chút nữa mà ủy thác cho Tập đoàn Wal-Mart toàn bộ việc mua hàng hóa ở nước ngoài nữa thì lại càng tốt.

- Có thể Tập đoàn Wal-Mart còn có suy nghĩ khác, chúng ta tạm thời không thể nghĩ ra. Nhưng cháu cho rằng chúng ta cũng không cần phải cho rằng Tập đoàn Wal-Mart là một vị Lôi Phong sống, vì để áp chế Hoa Hạ mà nước Mỹ đã phải dùng đến cách lại một lần nữa vũ trang cho Nhật Bản, huống hồ gì đây là bọn họ chỉ cho có chút lợi ích. Vụ giao dịch này là cả hai bên cùng có lợi, kẻ chịu thiệt duy nhất ở đây là tập đoàn Carefour, còn việc giữa chúng ta và Tập đoàn Wal-Mart ai có thể thắng trong cuộc chơi này thì thời gian sẽ trả lời tất cả.

Phương Minh Viễn cười nói:

- Chú Luân, chuyện này cháu giao lại cho chú và chị Lâm Liên, cố gắng đập được ống trúc này ra! Cơ hội như thế này, không phải dễ dàng mà có được!

Tôn Chiếu Luân cười tươi như hoa, đúng như những gì Phương Minh Viễn nói có thể từ một ông lớn về hệ thống bán lẻ như Tập đoàn Wal-Mart mà lấy được một chút lợi nhuận thật không phải dễ. Nếu làm không tốt sau này có khi mình sẽ trở thành một nhân vật được đem ra mổ xẻ nghiên cứu ở mấy trường kinh tế cũng nên.

- À, còn về mấy điều kiện hay nói cách khác là cách nghĩ này của cháu hai người cần ghi nhớ kỹ, lúc cùng họ đàm phán cần phải kiên quyết giành lấy lợi ích.

Phương Minh Viễn nghĩ một chút rồi nói:

- Cháu hy vọng có thể đưa được người vào học tập ở bộ phận kiểm nghiệm hàng hóa của bọn họ, tốt nhất là có thể mua được một bộ thiết bị kiểm nghiệm hàng hóa của Tập đoàn Wal-Mart.

Không giống với các công ty của Hoa Hạ ở các lĩnh vực khác, tuy nước Mỹ quy định rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và bộ phận kiểm định chất lượng nhưng Tập đoàn Wal-Mart vẫn có thể tự mình trang bị một trung tâm kiểm nghiệm chất lượng, bọn họ vận dụng tất cả các kỹ thuật tiên tiến vào việc kiểm tra tất cả đầu vào của các sản phầm một cách nghiêm ngặt, sẽ kiểm tra đột xuất với tất cả các bên cung ứng hàng được cho là có chất lượng tốt, những bên cung ứng hàng mới hợp tác tất nhiên sẽ là trọng điểm kiểm tra để đề phòng việc hàng giả thâm nhập vào siêu thị, làm ảnh hưởng đến danh dự của của hàng trăm chi nhánh của công ty. Phương pháp kiểm tra hàng hóa ngay từ khâu phân phối này không những nắm được nguồn gốc của hàng hóa mà hơn nữa còn giải quyết được vấn đề khó khăn của các chi nhánh trong việc do không đủ máy móc để kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn.

Phương Minh Viễn hy vọng có thể thông qua điểm này có thể khống chế được việc hàng hóa đặc biệt là hàng thực phẩm giả mạo thâm nhập vào siêu thị.

Đối với chất lượng thực phẩm của Hoa Hạ, trải qua kiếp trước Phương Minh Viễn đã có được một cảm nhận sâu sắc. Gần như là trên thị trường không có một sản phẩm nào có thể làm cho người tiêu dùng an tâm sử dụng, gạo thì chứa nấm mốc nấm mốc aflatoxin có thể gây ung thư nhanh chóng, trong sợi mì thì có Brightener, rượu trắng thì có chứa cồn men-ta-non là một loại cồn dùng trong công nghiệp, dầu thì có chứa cả dầu thải, sữa thì có Melamine, thuốc thì có loại thuốc giả có thể gây chết người, cá thì có chất bảo quản.vv. Gần như là tất cả các loại hàng hóa trên thị trường đều có vấn đề hoặc nhiều hoặc ít.

Hơn nữa các thương hiệu nổi tiếng về chất lượng thực phẩm của phương Tây như KFC, nước sốt Heinz, trà Lipton hay bánh Kraft cũng bị cuốn vào cơn lốc này, thật là cho người ta không thể không suy nghĩ, là một người Hoa Hạ liệu còn dám ăn cái gì nữa không đây?

Các tiêu chuẩn về thực phẩm ở Hoa Hạ bao gồm tiêu chuẩn của nhà nước, tiêu chuẩn của nghành nghề, tiêu chuẩn của địa phương và tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Trước mắt đã xây dựng được tiêu chuẩn về các loại thực phẩm, tiêu chuẩn về số lượng hạn chế các loại chất độc trong thực phẩm và tiêu chuẩn về cách thức sản xuất và đóng gói của thực phẩm. Nhưng thực tế có rất nhiều tiêu chuẩn không được thực hiện một cách nghiêm túc, nguyên nhân của việc này thì có rất nhiều, chủ yếu là do sự chồng chéo giữa các tiêu chuẩn và thiếu cơ chế điều chỉnh. Trước mắt các tiêu chuẩn về thực phẩm còn phân tán cho sáu bảy bộ phận như nông nghiệp, giám sát chất lượng, vệ sinh vv và đủ các loại tiêu chuẩn như sản phẩm không ô nhiễm môi trường, sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ, tiêu chuẩn QS làm náo loạn thị trường, điều này không chỉ làm cho người tiêu dùng mù mịt như đi trong sương mù mà đến các chuyện gia và các doanh nghiệp cũng không biết phải làm thế nào.

Do ở Hoa Hạ việc quản lý chất lượng thực phẩm do nhiều cơ quan quản lý nên đã tạo nên cục diện ai cũng có thể quản lý và ai cũng có thể không quản. Vì vậy khi cầm được tiền thì ai cũng muốn có còn khi phải chịu trách nhiệm thì lại rụt cổ như rùa, và đen đủi nhất vẫn là người tiêu dùng.

Kể cả khi Tập đoàn Wal-Mart thâm nhập vào thị trường Hoa Hạ cũng không thể không xây dựng một viện mới, viện thực phẩm sạch! Thành viên của viện này đều là những chuyên gia có kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực thực phẩm của Hoa Hạ và các nước khác, bọn họ thường xuyên định kỳ đi công tác đến tất cả mọi miền của Hoa Hạ để cung cấp kỹ thuật và hướng dẫn cho các quản lý cũng như nhân viên của Tập đoàn Wal-Mart về thực phẩm sạch, bao gồm những kiến thức về thực phẩm sạch, tiêu chuẩn của thực phẩm sạch, làm sao để phân biệt được tình hình của các bên cung ứng thực phẩm sạch vv.

Ở kiếp trước Phương Minh Viễn phải bất đắc dĩ là một cá nhân không đủ sức lực và tài lực để kiểm nghiệm tất cả các loại hàng hóa trên thị trường để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi mình sử dụng. Nhưng ở kiếp này là một kẻ nắm giữ một doanh nghiệp có hệ thống bán lẻ hàng hóa, Phương Minh Viễn cho rằng mình nên nhận lấy trách nhiệm này, ít nhất là sau này khi đối mặt với trùng trùng các loại sản phẩm kém chất lượng hắn có thể ngẩng cao đầu mà đối diện với dân chúng, với các phương tiện truyền thông mà nói rằng, siêu thị Carrefour là một doanh nghiệp có trách nhiệm, chúng tôi đã làm hết khả năng để không chó những sản phẩm không phù hợp quy cách từ siêu thị chúng tôi mà chảy vào túi người tiêu dùng.

Phương Minh Viễn thì nói còn Tôn Chiếu Luân và Lâm Liên thì tốc ký ghi lại.