Trùm Tài Nguyên

Quyển 1 - Chương 44: Nắm chắc tuổi thơ của chính mình




Phương Minh Viễn cùng Trần Tiểu Nhị và Chu Lão Mậu đã thương lượng thành công, đồng thời cũng không có ai nói với người ở nhà, mà hắn cũng xin được Tô Ái Quân giữ bí mật chuyện này. Bề ngoài chỉ bảo rằng Tô Ái Quân nhận lời thỉnh cầu của hắn và đưa hắn đến Nhà máy Bát Nhất chơi một ngày, tình cờ hắn đã gặp Trần Tiểu Nhị và Chu Lão Mậu. Phương Minh Viễn đã đánh liều xin được những chữ kí này.

Khi Bạch Bình và Bạch Lâm thấy được tập dày chữ kí này, mọi người ở đó đều kinh ngạc. Chủ yếu là những chữ kí của Phương Minh Viễn lấy khác với những chữ kí bình thường, trên đó còn có tên mỗi người và lời chúc xuân mới. Cuối cùng là chữ kí của Trần Tiểu Nhị và Chu Lão Mậu. Hơn nữa, quan trọng hơn là toàn bộ lời chúc này được viết bằng tay, mà xét từ góc độ bút tích thì được công nhận là của Trần Tiểu Nhị và Chu Lão Mậu tự tay viết, ý nghĩa này hiển nhiên là không giống nhau. Thêm vào đó, tết Nguyên Đán còn chưa qua, những tiết mục cuối xuân vẫn là đề tài trò chuyện say xưa của mọi người. Bỗng nhiên Trần Tiểu Nhị và Chu Lão Mậu đã trở thành danh hài nổi tiếng, lấy được lời chúc tân xuân của hai vị này tự tay viết quả là hãnh diện lắm.

Lúc đầu họ còn tưởng là giả, nhưng có Tô Ái Quân ở bên cạnh làm chứng, còn đưa ra cho xem chữ kí của Trần Tiểu Nhị và Chu Lão Mậu ký cho nhà họ Tô, có đưa ra như vậy mọi người mới tin.

Phương Minh Viễn cười hì hì nói:

- Bác à, bác mang những chữ kí này cho cả nhà với ạ, con nghĩ sau này nếu mọi người thiếu chút tiền tiêu thì mang ra đổi được khối tiền đấy”

Bạch Bình tức giận liền mắng hắn:

- Hồ đồ, nói hươu nói vượn.

Bạch Bình lại lộ rõ vui mừng, nét mặt hớn hở khi tìm ra chữ kí viết cho nhà họ Phương. Đây chính là lễ vật tốt nhất khi mang về! Không gì thể diện hơn bằng có cái này! Bạch Bình đã quyết định hôm sau mang ba chữ kí này cho vào khung thuỷ tinh rồi treo lên tường để cho người nào đến chơi nhà họ Phương cũng nhìn thấy chúng đầu tiên.

Thời gian hạnh phúc trôi đi nhanh quá, khi những bông tuyết rơi đêm ba mươi tan, cũng đã đến lúc Bạch Bình và Phương Minh Viễn rời kinh. Nhưng trong lần này, đi cùng họ còn có Tô Ái Quân, ngay cả việc đặt vé xe cũng do Tô Ái Quân lo liệu.

Trước khi đi một ngày, trong nhà Bạch Lâm có chừng hơn mười người tụ tập, cảm giác buồn thương khi li biệt khiến hiếm ai không đỏ mắt, thậm chí có đôi mắt còn nhòe lệ.

Giữa lúc này, Bạch Lâm và Từ Tường kéo Bạch Bình sang nhà bác Hai của Phương Minh Viễn.

Bạch Lâm đột nhiên đưa ra với Bạch Bình đề nghị hơi mông muội:

- Tiểu Bình, em có nghĩ chúng ta nên đưa Phương Minh Viễn tới thủ đô học không?

Từ Tường cũng nói:

- Đúng đấy, trước đây chúng ta đều bàn bạc với nhau rồi, với trí tuệ như của Minh Viễn có thể ở thủ đô học hành, ngày sau chắc chắn tiền đồ sẽ lớn hơn nhiều. Không phải bàn thêm gì nữa, chất lượng dạy học ở thủ đô chắc chắn tốt hơn Hải Trang rồi.

Bạch Bình nhất thời vẫn chưa nhất trí với cách này liền nói:

- Nhưng mà…

- Chỉ cần các em đồng ý, anh nghĩ mọi người sẽ tìm cách, nhiều mối quan hệ, thế nào chẳng tìm được cho Minh Viễn một trường học tốt được.

Bạch Lâm khuyên:

- Nếu có thể theo thầy giáo Tô Ái Quân, thì đúng là trường tốt rồi, cũng không phải không có khả năng.

Với thân phận Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Phát triển đường sắt của Tô Hoán Đông, nếu ông ta mở lời, Cục giáo dục Bắc Kinh thể nào cũng phải nể mặt nể mũi, vậy còn không thể do Phương Minh Viễn tùy ý chọn lựa sao?

Bạch Bình không kìm nổi xúc động, là những người làm cha làm mẹ ai chẳng mong con mình sau này thành nhân tài, thăng quan tiến chức, hễ có một cơ hội thì họ sẽ dốc toàn tâm toàn lực cho con. Nếu Phương Minh Viễn có thể ở thủ đô học tập thì sau này khả năng đỗ đại học cao hơn. Nhưng dù xúc động đến đâu thì cô vẫn hiểu một khi Phương Minh Viễn đến thủ đô học, như vậy cũng phải đến kì nghỉ đông và nghỉ hè mới gặp được hắn. Phương Minh Viễn mới bảy tuổi, tuy giống như ông cụ non nhưng phải xa cha mẹ sớm như vậy nên không tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt, những điều này không ai nói trước được. Hơn nữa…. một mình thằng bé ở thủ đô không ai chăm sóc nó ư?

Từ Tường nhận ra nỗi lo lắng của Bạch Bình, anh đã cười nói rằng:

- Anh thấy khả năng tự lập của Phương Minh Viễn rất cao, cơ bản không giống như những đứa trẻ bảy tuổi. Tiểu Bình, cuộc sống sau này anh nghĩ em không nên quá lo lắng. Anh và anh trai em đều có thể chăm sóc nó. Khi đến sẽ để Minh Viễn ở nhà hai anh. Em thấy thế nào?”

Bạch Bình chần chừ nói:

- Thế chẳng phải là tạo thêm phiền toái cho nhà hai anh ư?

Không nuôi con không hiểu lòng cha mẹ, nuôi nấng một đứa trẻ thật là không dễ, chỉ có người trong cuộc mới hiểu được. Hiện giờ, trong nhà Từ Tường và Bạch Lâm còn có đứa con mới lớn, lại thêm Phương Minh Viễn nữa ư?

Chính bản thân Phương Minh Viễn đã từng xúc động trước câu nói, Bạch Bình vì quá thương con- một đứa trẻ bảy tuổi là sinh linh đáng sợ nhất trên trái đất, chúng vô cùng hiếu kì, những hành vi thỏa mãn tính tò mò có thể gây ra tổn hại lớn, cuối cùng vẫn cần sự bảo vệ của người lớn. Những bạn cùng tuổi với Phương Minh Viễn, đứa nào chẳng làm phiền người trong nhà? Tuy Phương Minh Viễn hiểu chuyện, nhưng xét từ góc độ khác mà nói, nó có thể làm ra những chuyện mà đứa trẻ hơn mười tuổi cũng chưa làm được. Thí dụ như những chiếc tem, ví dụ như quán cho thuê sách, thật là để hắn ở thủ đô thì không biết có mang lại phiền phức cho anh chị không?

- Cũng không có gì là phiền toái, chỉ thêm cái cái ghế, thêm đôi đũa, kê thêm cái giường thôi!”

Bạch Lâm cười nói:

- Minh Viễn hiểu chuyện, không có nhiều phiền phức như em nghĩ đâu.

Bạch Bình vẫn có chút do dự:

- Nhưng mà…

Bạch Lâm lấy uy của một người chủ gia đình ra nói:

- Chị dâu em không có vấn đề gì, anh đã nói qua rồi, cô ấy cũng rất thích Phương Minh Viễn. Về phía mấy người Bạch Bân, em càng không phải lo gì, đừng nói là bọn chúng không có ý kiến, cho dù là là có ý kiến, thì mọi chuyện trong nhà đâu phải do chúng làm chủ!”

Từ Tường nói:

- Chỗ anh thì càng không phải lo gì hết, chính là chị của em mà.

Cuối cùng Bạch Lâm cũng động lòng, nhưng chuyện này rốt cuộc thành hay không còn phải chờ vào cái gật đầu của nhà họ Phương, cô quyết định sau khi quay về Tần Tây, sẽ bàn bạc kỹ với Phương Thắng.

Bạch Lâm và Từ Tường đồng thuận ý kiến, ba người cùng nhau giao hẹn, nếu người nhà họ Phương đồng ý, như vậy chuyện tiếp theo mọi người sẽ nhanh chóng tiến hành, tranh thủ thời gian Phương Minh Viễn học lớp ba có thể chuyển đến học ở thủ đô.

Ngày 13 âm lịch, dưới sự hộ tống của mấy anh em Bạch Lâm, Từ Tường và mấy anh của Phương Minh Viễn, Phương Minh Viễn và Bạch Bình đã lên tàu trở về nhà.

Phương Minh Viễn đứng trước cửa kính xe ngắm nhìn thành thị ngày càng xa khuất, trầm lặng không nói. Ở kiếp trước, năm năm sau, hắn sẽ chuyển vào thành phố này. Từ nay về sau nhân sinh có sự chuyển biến lớn. Cuộc đời này, tương lai của mình sẽ ra sao đây? - Làm sao vậy? Có chút nuối tiếc à?

Tô Ái Quân nhô đầu ra cười nói:

- Có cần chú giúp cháu đến học ở thủ đô không?

Hay là chuyển đến Phụng Nguyên cũng được.

Mang chữ kí của Trần Tiểu Nhị và Chu Lão Mậu về nhà, anh ta trở thành người được hoan nghênh nhất trong nhà. Ông Tô khi nghe xong anh ta thuật lại cuộc đàm thoại của Phương Minh Viễn với Trần Tiểu Nhị và Chu Lão Mậu chỉ nói bốn chữ: trẻ nhỏ dễ dạy! Lời đánh giá này đối với Tô Hoán Đông người luôn luôn có yêu cầu rất cao với trẻ nhỏ, thì rất khó mà có được.

Phương Minh Viễn nói vẻ bất cần:

- Chẳng có hứng thú!

Nếu nói không có không gian cho riêng mình phát triển thì đó cũng chỉ là cái tù. Không có ông nội che chở, chỉ có mình mình và cha thì cũng không có cửa sống khá giả. Cơm phải ăn từng miếng, đường phải đi từng bước. Bây giờ cứ lỗ mãng đi vào chốn thành phố rộng lớn này, chỉ e ngay cả bảo vệ mình cũng không nổi. Những vùng nước sâu thế này, cá sấu lặn dưới nước quá nhiều, không có không gian mà phát triển chính mình. Với những thứ như vậy, còn không bằng ở Bình Xuyên xây dựng.nền tảng. Năm năm sau, tuổi của mình lớn hơn chút, lúc đó mình có tự do lớn hơn chút nữa mới quay lại mảnh đất này.

- Tại sao vậy?

Tô Ái Quân thấy kì lạ, bọn nhỏ đứa nào cũng thích nơi phồn hoa đô thị, đứa trẻ này sao lại trái ngược lại, lẽ nào trấn Hải Trang tốt như vậy sao?

- Cháu muốn nắm giữ tuổi thơ của chính mình.