Trục Vương

Quyển 6 - Chương 14




Chương 14:

Đã đến ngày Yến Tư Không phải lên đường xuất phát.

Chiêu Vũ đế chọn ra tám trăm người trong quân Cảnh Vệ đi theo y với danh nghĩa là hộ tống Túy Hồng. Dù sao con ngựa này thuộc hàng trân bảo ngàn vàng, còn là lễ gặp mặt với Phong Dã để bày tỏ thành ý chiêu hàng của Đại Thịnh, thực tế cũng là để bảo vệ Yến Tư Không. Một là Kiềm Châu nhiều thổ phỉ, hai là đề phòng có người không muốn Phong Dã chiêu hàng mà gây bất lợi cho Yến Tư Không.

Trong chuyến này, Yến Tư Không là Ngự sử tuần án phụng mệnh tuần tra phủ Kiềm Châu, đồng thời cũng là người đi thuyết hàng quân phản loạn. Vốn y không thể mang binh, tám trăm nhân mã này do y cầu xin Chiêu Vũ đế, chỉ nghe mệnh lệnh của mình y. Tuy vậy, khi y đến được Kiềm Châu, gặp được tướng lĩnh quân Đại Đồng ở Kiềm Châu, y sẽ dùng mật chỉ của hoàng đế yêu cầu quân Đại Đồng phối hợp toàn lực với y hàng phục phản quân, song những người lính đó suy cho cùng vẫn không phải của y, không dễ điều khiển, cho nên binh có thể dùng trong tay y chỉ có tám trăm người này.

Khi Yến Tư Không cưỡi Túy Hồng vọt ra khỏi cửa Vĩnh Định, y ghìm chặt dây cương, ngoảnh đầu nhìn tường thành nguy nga mà chót vót, cảm thán không hổ là thành đệ nhất thiên hạ, trong lòng vang dội khúc tráng ca, một bài thơ không hẹn mà hiện lên trước mắt.

Năm ấy Hoàng Sào thi không đậu, sa sút rời khỏi thành Trường An, y quay đầu nhìn đô thành phía xa mà hạ bút "Ngã hoa khai hậu bách hoa sát, mãn thành tận đái hoàng kim giáp*". Nhiều năm về sau, y cầm đầu quân phản loạn trở lại đánh Trường An, ngay từ khi dấy binh, Đại Đường cực thịnh trăm năm đã nằm bên bờ hủy diệt.

*Trích trong bài thơ "Sau khi thi rớt làm thơ vịnh hoa cúc" của Hoàng Sào:

Đãi đáo thu lai cửu nguyệt bát,

Ngã hoa khai hậu bách hoa sát.

Xung thiên hương trận thấu Trường An,

Mãn thành tận đới hoàng kim giá

** Trương Việt Linh dịch:

Ngày tám chính thu rồi sẽ đến

Hoa ta nở rộ trăm hoa tàn

Ngất trời hương toả tràn kinh khuyết

Khắp chốn Trường An ngập giáp vàng

Giờ nhớ tới bài thơ này, thật là điềm báo không may...

Yến Tư Không quay người về, nhìn chân trời mênh ʍôиɠ vô tận, dứt khoát giục ngựa rời đi.

Đội quân tám trăm người bọn họ đều là kỵ binh, hơn nữa hành quân vội nên quân trang nhẹ, khẩu phần thức ăn tự quản lý, lặn lội xa xôi gần nghìn dặm chỉ mất mười ba ngày. Bọn họ không thể không nhanh, chậm nữa e rằng Phong Dã đã đánh hạ Kiềm Châu.

Kiềm Châu là nơi giao giữa ʍôиɠ Cổ, Đại Đồng và Trung Nguyên, là tấm chắn thiên nhiên duy nhất kéo dài từ Hà Sáo đến cao nguyên ʍôиɠ Cổ. Bước qua Kiềm Châu không còn núi non trùng điệp nữa, từ xa xưa đã là khu vực quân sự quan trọng của Tây Bắc, nhưng bởi vì năm đó Đại Thịnh đau đớn mất Hà Sáo, lại khó mà xây phòng tuyến hữu hiệu, nên mặc dù bốn năm trước Phong Kiếm Bình đánh Ngõa Lạt tơi bời tan tác, đoạt lại Hà Sáo từ tay của kỵ binh ʍôиɠ Cổ, thì quân lính ʍôиɠ Cổ rải rác khắp nơi vẫn liên tục quấy nhiễu, cướp bóc rồi bỏ chạy, không có bách tính nào dám sống ở đây chứ đừng nói đến khai hoang ruộng đồng . Binh mã Kiềm Châu không đủ, định điều binh từ Đại Đồng tới thì lại vừa lúc Phong Kiếm Bình chết oan, quân Đại Đồng bị cắt giảm hơn nửa, ốc còn không mang nổi mình ốc, cuối cùng chỉ đánh điều một vạn binh mã tới, miễn cưỡng đóng quân ở nơi đất hiểm này.

Song mục đích xây dựng thành trì cho chín quận ở Kiềm Châu là, mặt ngoài để ngăn cản người ʍôиɠ Cổ, trong để che chở thành Trung Nguyên, tác dụng lớn nhất là bảo vệ đường lương thực và khu vực then chốt. Vô luận là tường thành hay thủ vệ đều tương đối bạc nhược, là khúc xương sườn mềm để Phong Dã tiến đánh.

Nếu mấy tòa thành trì này bị Phong Dã chiếm giữ, không chỉ chặt đứt đường vận chuyển lương thực ở Kiềm Châu, mà ngay cả phủ Đại Đồng cũng chịu ảnh hưởng, tình hình vô cùng nguy nan.

Yến Tư Không mới đặt chân vào Kiềm Châu đã nghe tin Phong Dã đánh bại Xảo Châu, nếu giành được Mậu Nhân thì Kiềm Châu lâm nguy, nhưng từ lúc khởi binh đến nay, quân Phong gia đánh đâu thắng đó, không gì địch nổi, gần như bách chiến bách thắng lại thất bại ngoài ý muốn ở Mậu Nhân, hao tổn năm ngàn binh mà vẫn không chiếm đóng được thành trì.

Mậu Nhân là một thành nhỏ gồm ba, bốn vạn bách tính, quân phòng thủ chỉ khoảng ba, bốn ngàn, thế mà lại cản được đại quân năm vạn của Phong Dã đang bừng bừng khí thế.

Yến Tư Không nghe tin này thì kinh ngạc không thôi, vội hỏi thám báo: "Thủ thành Mậu Nhân là ai?"

"Bẩm Ngự sử đại nhân, là Vương tướng quân Vương Liệt, nhưng nghe nói người dẫn quân thủ thành là tri huyện Mậu Nhân."

"Là ai?" Yến Tư Không thầm nghĩ, đây là thần thánh phương nào, một Huyện lệnh nho nhỏ mà dám liều mình ngăn cản đại quân áp cảnh. Đây phải là người mạnh mẽ và quyết đoán đến nhường nào, phải là người quả quyết và cơ trí ra sao, điều này không khỏi gợi cho y nhớ đến Nguyên Mão, y nhất định phải gặp được người này.

"Bẩm Ngự sử đại nhân, người này có địa vị rất lớn, là Trạng Nguyên đỗ tam nguyên năm Chiêu Vũ đế thứ hai chín, Thẩm đại nhân Thẩm Hạc Hiên."

Yến Tư Không đứng hình, nửa ngày vẫn chưa hoàn hồn lại. Nếu không nghe được cái tên này lần nữa, có lẽ y đã quên mất người này. Sau khi Nhan Tử Liêm về cõi tiên, Tạ Trung Nhân ra tay đàn áp giới trí thức, khi ấy Thẩm Hạc Hiên dâng tấu mắng chửi hoạn quan, liền từ một trạng nguyên bảng vàng tương lai sáng ngời bị giáng xuống làm Tri huyện một nơi nghèo nàn xơ xác, gần như không còn khả năng vươn mình trở lại. Lúc đó y đang sứt đầu mẻ trán vì Phong gia, thậm chí không còn nhớ rõ Thẩm Hạc Hiên bị giáng đi đâu, thì ra, hắn đang ở Kiềm Châu!

Tài trí ngút trời như thế mà lại làm một tiểu quan bị mai một ở đất khỉ ho cò gáy này, quả thật đáng tiếc. Chẳng trách cái thành nhỏ ít người này lại ngăn cản được đại quân Phong Dã khởi binh.

Yến Tư Không phân phó: "Truyền lệnh xuống, giờ Dần tối nay nhổ trại, ngày mai phải đến được Kiềm Châu."

"Rõ!"

---------------------------------------------

Vừa qua buổi trưa ngày hôm sau, Yến Tư Không đã đến được Kiềm Châu. Văn võ bá quan trong thành ra nghênh đón. Mặc dù Yến Tư Không bị giáng chức, nhưng có ai không biết y liều mình tố cáo Tạ Trung Nhân mà danh tiếng đồn xa, có ai không biết y là Phò mã của công chúa Vạn Dương, là tâm phúc hiện tại của hoàng đế, bây giờ còn là người nắm trọng trách thuyết hàng tiểu Lang vương, sao dám lơ là?

Vừa thấy mặt, tri phủ Kiềm Châu Từ Vĩnh đã ngớt lời khen ngợi Yến Tư Không xả thân vì nghĩa tố cáo hoạn quan, sau đó còn không tiếc lời mắng chửi bọn chúng. Trông thì lòng đầy căm phẫn đấy, nhưng Yến Tư Không thấy gã khoa trương quá, chưa gì đã phân rõ giới hạn với hoạn quan, nhìn thế nào cũng giống như chột dạ, song y cũng lười tra gã có liên quan gì đến hoạn quan không, vẻ mặt chỉ biết khách sáo.

Vừa được nghênh tiếp vào trạm dịch, Yến Tư Không đã vội vàng hỏi tình hình Mậu Nhân.

Như trinh sát báo lại, sau khi Phong Dã thất bại ở Mậu Nhân đã lui binh đóng quân cách thành ba mươi dặm. Từ Vĩnh đã sớm dò là tin tức về Yến Tư Không, nhưng gã lại không rõ quan hệ giữa Yến Tư Không và Thẩm Hạc Hiên nên liền cẩn thận hỏi dò: "Nghe nói Thẩm đại nhân là tiến sĩ cùng năm với Yến đại nhân?"

Yến Tư Không gật đầu: "Năm xưa Thẩm huynh đỗ tam nguyên, tài hoa kinh thế, tiểu đệ chỉ là một kẻ vô danh, đem đi so sánh với Thẩm huynh chỉ biết cảm thán mình vẫn còn kém xa."

"Chao ôi, Yến đại nhân quá khách sáo rồi. Quy chế khoa cử kiểu này vẫn luôn bị người ta lên án là cứng ngắc, há lại dùng nó để luận tài năng."

Yến Tư Không nói: "Chẳng hay mấy năm nay Thẩm đại nhân ở Mậu Nhân thế nào?"

Từ Vĩnh và chúng quan tướng Kiềm Châu hai mặt nhìn nhau, lại tựa hồ có phần xấu hổ: "Không dối Yến đại nhân, vị Thẩm đại nhân này ấy, tài trí hơn người, biết nhiều hiểu rộng không sai, nhưng tính cách, thật sự là...ài, thật sự là khó chơi, vừa xấu vừng cứng, từng nhiều lần xung đột với chúng tôi."

Một vị quan viên bên cạnh chắp tay nói: "Tuy rằng tính tình Thẩm đại nhân cổ quái, song từ lúc ngài ấy tới, huyện Mậu Nhân được cai quản đâu ra đấy, có pháp có độ, thưởng phạt phân minh, bách tính an cư lạc nghiệp, lộ bất thập di*. Thẩm đại nhân thật sự là một vị quan tốt hiếm có."

*Lộ bất thập di: không nhặt của rơi trêи đường (ý nói lề thói xã hội rất tốt)

"Hơn nữa, Thẩm đại nhân cực kỳ nghèo khó, bách tính tiếng lành đồn xa."

Từ Vĩnh ho nhẹ một tiếng, a dua theo: "Thật vậy."

Yến Tư Không mỉm cười, nghĩ thầm, đây đúng là cách đối nhân xử thế của Thẩm Hạc Hiên, xem ra tuy con đường làm quan của hắn bị hủy hết nhưng chưa từng cam chịu, vẫn hết lòng hết chức, dù cho làm một huyện lệnh vẫn chưa từng nhục sứ mệnh đã ban, quả làm người ta kính nể. Y nói: "Ta và Thẩm huynh là sư huynh đệ đồng môn, từng nhiệm chức ở viện Hàn Lâm, vô luận ra sao, ta cũng phải đi thăm huynh ấy."

"Phong Dã..."

Trái tim Yến Tư Không run lên, y hơi ngừng lại: "Phong Dã nhất định đã sớm biết tin ta tới, hắn muốn chiếm được Kiềm Châu trước khi ta đến, không thành thì lui binh cắm trại. Trước khi ta có hành động, chắc chắn hắn sẽ không hành động đâu."

"Yến đại nhân nói có lý."

Yến Tư Không đứng lên, nói với tổng binh Kiềm Châu Ngô Mãng: "Phiền Ngô tổng binh báo cáo đúng như thực tình hình Kiềm Châu cho ta."

"Yến đại nhân, mời theo tôi xem địa

đồ."

---------------------------------------------------------

Đến chiều, Từ Vĩnh đón gió tẩy trần* cho Yến Tư Không. Ngoài y và các quan tướng Kiềm Châu như Ngô Mãng có mặt trêи tiệc rượu ra, còn có tướng lĩnh Dư Sinh Lãng cầm đầu một vạn binh mã điều tạm từ phủ Đại Đồng đến. Mấy người cùng bàn cách đánh lui bình định.

*Đón gió tẩy trần: mời khách từ phương xa đến dùng cơm

Sau khi ăn xong, Yến Tư Không cho bọn họ xem Túy Hồng, mọi người nhao nhao khen thần câu* tuyệt thế.

*Thần câu: Ngựa tốt

Rượu xuống bụng, nét mặt Yến Tư Không đã hơi ửng hồng. Y khẽ vuốt ve cái bờm thô dày của Túy Hồng: "Đây là lễ gặp mặt ta mang đến tặng Phong Dã, vốn nó được hoàng thượng ban thưởng cho Phong Dã khi hắn vẫn còn là...thế tử Tĩnh Viễn vương."

"Ngựa tốt thế này võ tướng không yêu sao được." Ngô Mãng cảm thán: "Lễ gặp mặt này đúng là hậu hĩnh."

Yến Tư Không cười nói: "Trước đây ta và Phong Dã không hợp nhau, trong kinh không ai không biết, nhưng ta đã từng là chí hữu, chiến hữu của hắn, còn lấy biểu muội của hắn, con Thiên Sơn Mã vương này cũng chỉ cho ta và mình Phong Dã cưỡi. Bây giờ trừ ta ra, không ai làm thuyết khách tốt hơn."

"Yến đại nhân nói phải, bệ hạ còn anh minh thần vũ hơn. Yến đại nhân và Phong Dã từng thân thiết, lại nghe ngài uốn lưỡi ba tấc mà thuyết hàng được Quỳ Châu, đúng là sứ thần tốt nhất rồi."

Ý cười của Yến Tư Không như đóng băng trêи khuôn mặt, nếu quan sát kỹ sẽ phát hiện ra đáy mắt y không lấy một ý cười. Hôm nay cho dù có nốc hai cân rượu vàng cũng không thể tiêu tan đi nỗi sợ khi gặp lại Phong Dã của y.

Y thậm chí...thậm chí còn không biết mình đi sứ đại doanh Phong Dã sẽ đối mặt với gì, còn có thể trở về được hay không. Tuy nói hai quân giao chiến không chém sứ giả, nhưng y và Phong Dã chém không đứt mối nhân duyên còn vương vấn, há có thể luận rõ quan hệ thù địch. Huống chi, mục đích của y không phải thuyết phục Phong Dã đầu hàng, mà là muốn Phong Dã giả ý quy phục, nuôi quân Đại Đồng. Chí hướng bọn y sao có thể dừng chân tại một Hà Sáo nho nhỏ này đây?

Thời điểm Phong Dã xuất phát từ Hà Sáo, dẫn đại quân bức ép hoàng thành, y muốn Phong Dã phải thực sự có được sức mạnh lật đổ một triều đại, mà bây giờ, vẫn còn kém xa lắm.

Tuy vậy, Phong Dã còn khả năng tin tưởng y nữa không...