Trục Vương

Quyển 5 - Chương 33




Chương 33:

Dưới sự sắp xếp của Nhan Tử Liêm, cuối cùng Yến Tư Không cũng lén gặp được Triệu Phó Nghĩa. Y không nói hai lời đã quỳ rầm xuống.

"Tư Không, ài...Ngươi làm gì vậy?" Triệu Phó Nghĩa vội nâng Yến Tư Không từ dưới đất dậy.

Sau khi kết thúc trận bình định, Triệu Phó Nghĩa đóng quân tại Cảnh Sơn, còn y vẫn ở kinh, mặc dù đường đi chỉ mất hai đến ba canh nhưng hai người họ vẫn không hay gặp mặt, tuy vậy tình nghĩa kề vai chiến đấu trêи sa trường vẫn còn đó.

Hai mắt Yến Tư Không rưng rưng: "Triệu tướng quân, Phong gia bị oan."

Triệu Phó Nghĩa thở dài nặng nề: "Ta cũng không tin Phong gia mưu phản, chỉ là, ta đã tận mắt thấy quân Phong gia xông vào bãi săn, còn tự tay ta ngăn cản, người cũng do ta bắt, chuyện này bảo ta...bảo ta phải làm sao cho phải?"

"Nếu như Phong gia làm phản thì sao không bày binh bố trận mà đã xông loạn vào bãi săn? Sao lại dễ dàng bị tướng quân phát hiện? Tất cả đều là âm mưu. Tạ Trung Nhân mua chuộc phu xe của Phong Dã, đánh cắp binh phù đấy!"

"Cái gì!" Triệu Phó Nghĩa sợ hãi: "Ngươi có bằng chứng không?"

Yến Tư Không nhíu chặt lông mày: "Ta đã tìm được nữ tử thanh lâu mà Tạ Trung Nhân phái đi câu dẫn phu xe đó, nhưng bây giờ phu xe đã chết, vô luận chúng ta nói thế nào cũng không có bằng chứng."

"Ài!" Triệu Phó Nghĩa đi qua đi lại, rồi chợt dừng, nhìn về phía Yến Tư Không: "Phong Dã làm nhục ngươi, ngươi lại không so đo hiềm khích lúc trước, vẫn muốn rửa sạch oan khuất cho Phong gia, quả là nhân từ."

Yến Tư Không ho nhẹ một tiếng: "Ta và Phong Dã từng cùng chinh chiến , đồng sinh cộng tử nơi sa trường, dù cho sau này có hiềm khích bởi vì sao thì ta cũng không thể vì ân oán cá nhân mà khiến trung thần có chiến công hiển hách như Tĩnh Viễn vương phải chịu oan được. Huống hồ, nếu như Phong gia bị trị tội, sợ rằng vị trí Thái Tử sẽ lung lay sắp đổ theo!"

Triệu Phó Nghĩa gật đầu: "Ta từng dốc sức dưới trướng Tĩnh Viễn vương, cũng không muốn nhìn thấy ông ấy bị mưu hại bởi gian nịnh. Nghe nói hoạn tặc còn giật dây bệ hạ điều binh từ Đại Đồng đến Liêu Đông, nếu như quân Đại Đồng rơi vào trong tay tên phế vật Hàn Triệu Hưng, Liêu Bắc sợ sẽ không giữ nổi nữa."

"Đúng vậy!" Yến Tư Không tiến lên trước một bước, khẩn khoản: "Triệu tướng quân, Phong gia bị oan, thiên hạ chấn động vì đó, tàn dư Ngõa Lạt vẫn chưa trừ, nếu nghe được tin này chỉ e sẽ thừa cơ ngóc đầu trở lại. Đây không phải chỉ là nạn của Phong gia, mà sợ rằng còn là nạn của cả một đất nước."

Sắc mắt Triệu Phó Nghĩa càng thêm tái nhợt: "Nhưng...nhưng bây giờ chứng cứ vô cùng xác thực. Coi như ta có muốn biện giải cho họ thì tình hình hôm đó chúng tướng sĩ đều rõ như ban ngày. Ta không thể mở to mắt làm giả bằng chứng được."

"Tướng quân là thống soái của quân Cảnh Vệ ba vạn người, lời của Tướng quân trong triều cực kỳ có ảnh hưởng. Nếu tướng quân thắc mắc chuyện này, bệ hạ sẽ phải cân nhắc, cũng là đe dọa đảng hoạn quan."

Vẻ mặt Triệu Phó Nghĩa có phần do dự.

Yến Tư Không thê lương nói: "Bây giờ sợ chỉ có tướng quân mới cứu được Phong gia!"

Triệu Phó Nghĩa thở dài: "Giới vũ phu như ta vốn không muốn bị cuốn vào phân tranh trêи triều đình, nhưng ta sao có thể trơ mắt nhìn hoạn quan hãm hại trung lương, nhìn phòng tuyến Đại Đồng vất vả củng cố bị tan vỡ. Kỳ thực ta đã sớm liên hiệp với mấy vị đại nhân, cùng tấu lên án này."

Yến Tư Không vui vẻ nói: "Đa tạ tướng quân, đa tạ tướng quân!"

Triệu Phó Nghĩa khoát tay: "Trong lòng ta cũng không nắm chắc, nhất là sau khi bệ hạ lạnh nhạt với Nhan Tử Liêm vì chuyện của Lưu Ngạn, Tạ Trung Nhân dần nắm thế áp đảo."

"Không phải, trong chuyện của Lưu Ngạn, bệ hạ cũng cực kỳ bất mãn với Tạ Trung Nhân."

"Hả? Sao ngươi biết được?" Sau khi hỏi xong, Triệu Phó Nghĩa liền giật mình nói: "Ngươi đã sớm biết chuyện ra đề từ lâu."

Yến Tư Không gật đầu: "Đề lúc trước do ta ra đã được đưa lên Nội Các để "phiếu nghĩ", sau đó bị Lưu Ngạn sửa lại đề. Nếu không phải do Tạ Trung Nhân sai khiến, có cho gã gan to bằng trời gã cũng không dám. Bệ hạ vốn định dùng Kinh Sát làm suy yếu quân Phong gia, không nghĩ tới lão sư lại không nể mặt bệ hạ, vạch tội Lưu Ngạn. Chuyện này trộm gà không thành còn mất nắm gạo, đương nhiên bệ hạ phải bất mãn với Tạ Trung Nhân."

Triệu Phó Nghĩa trầm ngâm nói: "Xem ra, Tạ Trung Nhân coi trời bằng vung thiết kế vụ trộm binh phù, mưu hại danh tướng trung thần là vì sợ chọc giận bệ hạ nên phải lấy lòng bằng chuyện này."

"Đúng là thế, kế này trăm ngàn chỗ hở, lại cực kỳ hung hiểm, sai lầm chút thôi chỉ sợ thiên hạ phải đổi họ, nhất định là Tạ Trung Nhân đã bị ép đến chó cùng rứt giậu. Bởi vậy, lời của tướng quân có hi vọng lay động được quyết tâm của bệ hạ."

Con ngươi Triệu Phó Nghĩa lóe ánh kiên nghị: "Ngươi yên tâm, ta tất sẽ dốc hết sức mình!"

"Đa tạ tướng quân!"

-----------------------------------

Triệu Phó Nghĩa nói được là làm được. Mấy ngày sau liền cùng các võ tướng có tầm ảnh hưởng ký vào một phong thư, đưa ra tất cả những điểm đáng ngờ trong vụ Phong Kiếm Bình mưu phản, khuyên Chiêu Vũ đế đừng để gian nịnh lợi dụng, giẫm vào vết xe đổ của Cao Tông.

Phong tấu này không bàn bạc trước với Nhan Tử Liêm, lại còn được đưa ra để xem xét ngay trêи buổi lâm triều, khi Yến Tư Không và Nhan Tử Liêm biết được nội dung bên trong đều thiếu chút nữa ngất lịm.

Quả nhiên, tấu chương này đã chọc tổ vò vẽ, ám chỉ Chiêu Vũ đế chẳng khác nào Cao Tông giết oan Nhạc Phi, khiến Chiêu Vũ đế tức giận mắng to Triệu Phó Nghĩa ngay trêи triều. Đảng hoạn quan chớp lấy cơ hội này, chỉ trích Triệu Phó Nghĩa từng làm thủ hạ của Phong Kiếm Bình nên có ý bao che. Chiêu Vũ đế liền hạ chỉ cho Triệu Phó Nghĩa trở lại Cảnh Sơn, không cho phép tham gia vào án này.

Đương nhiên, mục đích của Triệu Phó Nghĩa cũng tạm thời đạt được. Chiêu Vũ đế không thể coi như không thấy tấu chương của rất nhiều võ tướng, đặc biệt còn là tấu chương của thống soái Cảnh Vệ quân. Mặc dù lão muốn thẳng tay định tử tội phụ tử Phong gia, nhưng lại không thể không xem xét tình hình trêи triều đình.

Trải qua việc này, cuộc thẩm vấn Phong gia được hoãn lại. Một là phụ tử họ liều chết không nhận tội, hai là không có bằng chứng mới, ba là tình hình trong triều biến đổi không ngừng, Chiêu Vũ đế không dám làm bậy.

Đám người Yến Tư Không có cơ hội được thở dốc, y liền lệnh A Lực thúc giục Xà Chuẩn làm hai việc, một là điều tra kẻ mặc áo đen hôm đó, hai là tiếp tục làm công tác chuẩn bị cho khả năng phải cướp ngục.

Nhưng khi Yến Tư Không cho rằng mình có hi vọng cứu vãn, thì có vẻ ông trời quyết không đẩy được họ xuống vực sâu thề sẽ không bỏ qua.

Vào một buổi chầu, Ngôn quan phái Tạ Trung Nhân nhắc lại chuyện thuế biển Giang Nam, chỉ trích Nhan Tử Liêm bao che cho phú thương quý tộc quê nhà khiến triều đình thu không đủ thuế biển, làm ảnh hưởng đến quốc khố.

Thuế biển Giang Nam là một trong những đề tài cấm kỵ nhất trêи triều. Quả thật như lời Tạ Trung Nhân, từ sau khi Nhan Tử Liêm lên làm Đại học sĩ, lão đã miễn giảm phần lớn thuế biển Giang Nam, hàng năm quốc khố vì thế mà mất đi trăm vạn lượng, ngay cả Thẩm Hạc Hiên thân là học sinh của Nhan Tử Liêm mà cũng phải chỉ trích thu ít thuế Giang Nam giàu có.

Nhưng Nhan Tử Liêm cũng không còn cách nào khác. Lão thân là học sinh ở Giang Nam, và đa phần các quan viên giới trí thức đến từ các phủ của Giang Nam là chính. Quan viên trí thức có quan hệ thân thích với thế gia đại tộc ở đó là mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời, ai có khả năng không bao che đây?

Chạm đến thuế biển cũng chính là chạm vào mạch sống của phái quan viên trí thức. Hễ nhắc tới là sẽ khuấy động mù mịt đất trời, cá chết lưới rách, nên dần dà, không còn ai dám tùy tiện nhắc đến nữa.

Tạ Trung Nhân chọn thời điểm này để nhắc lại, quả là đáng chết.

Quả nhiên, lần này thái độ Chiêu Vũ đế khác hẳn, không còn coi là nước đục không liên quan đến mình nữa, mà lão nghiêm khắc chỉ trích Nhan Tử Liêm thu thuế thiếu công bằng.

Nghe nói trong buổi chầu hôm đó, Đại Học sĩ Nội các tuổi đã bảy mươi, lão thần ba đời, cũng là Nhan Các lão dưới một người trêи vạn người bị quở trách đến đỏ cả mang tai.

Đêm đó về nhà, lão liền đổ bệnh.

Chương 34: