Trục Vương

Quyển 3 - Chương 4




Chương 4:

Ải cuối năm tới gần, rét càng thêm đậm, ngay trong lúc triều đình đang sứt đầu mẻ trán vì nạn tuyết thì một phong sơ tấu giống như đá lớn quăng vào mặt nước, khơi lên một trận sóng không nhỏ.

Phong tấu này tên <<Luận liêm chính tiết dụng sơ (sơ tấu bàn về việc trong sạch hóa bộ máy chính trị)>>, là cuốn sổ gấp đầu tiên mà Thẩm Hạc Hiên trình lên sau hai năm làm quan. Trong văn không hề né tránh mà chỉ ra quốc khố túng thiếu bởi vì tiêu hoang quá độ, ban thưởng không tiết kiệm, nhiều hoàng thất, quan chức tham nhũng, quân đội không tinh, cũng đưa ra cách giải quyết cho từng hạng mục, có thể giúp dân không phải đóng thuế mà quốc khố vẫn dồi dào.

Phong sơ tấu này như kim châm chữa bệnh, thẳng thừng không né tránh, trừ đoạn mở đầu không thể coi thường phải khen chút thành tích trị vì của Chiêu Vũ đế thì còn lại lời lẽ cực kỳ sắc bén, thật trong từng câu chữ, một tiểu Hàn Lâm trẻ tuổi lại có tầm nhìn và nhận xét như vậy, quả chấn động người ta không thôi.

Lúc Yến Tư Không nghe được tin này, tâm trạng rất phức tạp.

Một mặt, Thẩm Hạc Hiên thật sự nghe lời khuyên của y, không nhắc đến chuyện thuế biển không đúng lúc nữa, mặt khác, Thẩm Hạc Hiên rất có tài cán nhưng lại không biết người biết ta, trong lúc hắn ôm bầu nhiệt huyết ưu dân ái quốc để viết sớ, sợ rằng không nghĩ tới, cũng có thể căn bản không thèm để ý, phong sơ tấu này sẽ mang đến cho hắn cái gì.

Ngày nay, trêи dưới triều đình trải rộng quan viên ngồi không ăn bám, trong lòng bọn chúng há chỉ dốt đặc cán mai không thể giải quyết chuyện chính trị, chẳng qua là không kẻ nào bằng lòng chọc thủng lớp giấy cửa sổ kia, bởi vì ai chọc, kẻ đó sẽ phải trả giá thật lớn.

Quốc khố đã đến mức không đủ để cứu trợ thiên tai, đương nhiên phải có người đứng ra nói những lời này, thà nói Thẩm Hạc Hiên lựa chọn đứng dậy, không bằng nói Nhan Tử Liêm cho hắn đứng dậy. Bởi vì không phải quan viên vào chầu thì sơ tấu phải qua tay viện Hàn Lâm, mà tấu chương của Thẩm Hạc Hiên có thể truyền đến trước vua, là bởi vì có Nhan Tử Liêm ngầm cho phép.

Phong sơ tấu này sẽ khiến thanh danh Thẩm Hạc Hiên vang xa, nói không chừng có thể thật sự thúc đẩy hoàng thượng lọc lại quan viên, nhưng như vậy ắt phải đắc tội một nhóm người lớn, làm không tốt còn dẫn tới tai họa.

Nhan Tử Liêm không khuyên học sinh trẻ tuổi dễ mắc sai lầm, rốt cuộc bởi vì ngưỡng mộ tính ngay thẳng của hắn hay là muốn lợi dụng hắn để vận động chính trị? Vô luận là cái nào thì cũng khiến Yến Tư Không có phần thổn thức.

Bởi vì phong sơ tấu này nhắc tới hoàng thất tiêu hoang quá độ nên tất khiến mặt rồng không vui, đồng thời cũng gặp phải một vài đại thần, nhất là dòng dõi hoàng gia lên tiếng phê phán, cho rằng Thẩm Hạc Hiên ngồi không nói suông, đàm binh trêи giấy, nhìn thì tưởng nói hay nói đúng nhưng kỳ thực chỉ nói vượn nói hươu, nghi ngờ hắn làm phản trách cứ vua, thậm chí có người còn trực tiếp yêu cầu xử lý nghiêm khắc Thẩm Hạc Hiên.

Tất nhiên, phái Nhan Tử Liêm đã đứng ra giải thích cho Thẩm Hạc Hiên đúng lúc, cho rằng hắn có lòng son, nói cũng có chỗ đúng, vì vậy hôm ấy lại là một buổi tranh luận không ngừng nghỉ.

Thẩm Hạc Hiên thấp cổ bé họng nên sơ tấu này nhất định sẽ rơi vào quên lãng, nhưng nó đã mang lại một tác dụng lớn lao --- bày chuyện cắt giảm chi tiêu cho hoàng thất ra trước mặt Chiêu Vũ đế.

Sách sử đời sau, phần lớn đều cho rằng phong sơ tấu này của Thẩm Hạc Hiên là bước ngoặc cực kỳ quan trọng trong quốc vận Đại Thịnh, vì sau đó nó đã gây nổi gió dậy sóng, triều dâng sóng trào trị loạn tồn vong, phục bút mở đầu cho cuộc chiến tranh giành Trung Nguyên.

------------------------------------------------------

Mười mấy ngày sau, Chiêu Vũ đế hạ thánh chỉ, bãi bỏ luật ban thưởng quà mừng tuổi cho hoàng thất để cứu trợ nạn thiên tai, về sau trừ hoàng tử ra thì hoàng thất sẽ không được ban quà mừng tuổi nữa.

Kỳ thực trêи sách sử cũng có tiền lệ tạm hoãn quà mừng bởi vì quốc khố cạn kiệt, nhưng từ đó thì đã xóa bỏ hoàn toàn, đây là lần đầu sau hơn hai trăm năm nên khiến triều đình lập tức chấn động không thôi, nhưng không kẻ nào dám oán trách lúc này, dẫu sao bách tính gặp nạn tuyết còn đau khổ hơn, than phiền lúc này chính là để người ta nắm thóp, tự đòi chỉ trích.

Quả nhiên, mấy ngày sau, lại thêm một đạo thánh chỉ nữa, đó là điều tra án một tên hoàng thất thuộc phủ Tế Nam lấn ruộng chiếm mẫu, không cần giải người đến kinh sư mà trực tiếp thẩm tra ngay tại chỗ, rồi xử tước vị hoàng thất, tịch thu tài sản và lưu đày.

Đặt vào lúc trước thì chiếm vài mẫu ruộng của bách tính chẳng đáng là gì, hành động này đơn giản để giết gà dọa khỉ.

Chưa hết năm mà trêи dưới triều đình đã bàng hoàng lo sợ.

Yến Tư Không nhìn kỹ từng sự việc, càng gần cuối năm thì y lại càng nhìn chăm chú, bởi vì hàng năm, cứ vào lúc này, y đều đi qua địa ngục một lần, rồi nhìn đời bằng con mắt thấu triệt hơn.

Bởi vì, ngày giỗ của Nguyên Mão đã đến.

A Lực chuẩn bị sẵn đồ cúng tế cho y, rồi cẩn thận đặt bọn chúng vào trong giỏ, chờ khi sắc trời tối lại hoàn toàn, hắn liền đứng ở cửa, an tĩnh chờ đợi Yến Tư Không.

Yến Tư Không một thân đồ đen, đội mũ trùm đầu, y tự tay xách giỏ, trầm giọng nói: "Đi thôi."

Trêи đường giá rét nên chẳng có mấy ai, hai người đi cả một đoạn đường cũng không bị ai chú ý, bọn họ quẹo vào một hẻm nhỏ uốn lượn quanh co, cuối cùng liền dừng trước một căn nhà rất nhỏ.

A Lực lấy chìa mở khóa, rồi hai người lắc mình đi vào.

Nhà kia không biết đã bao lâu không có người ở, cũ nát cực kỳ, một chút ánh đèn lẻ loi trong tay A Lực khiến căn nhà hoang đã mọc cỏ dại lộ ra vài phần quỷ dị.

A Lực dẫn đầu đi trước, dùng chìa khóa mở phòng chính ra. Yến Tư Không đi vào.

Trong phòng kia khác một trời một vực với bên ngoài. Mặc dù bụi lấp kín phòng nhưng đồ vật đều ngăn nắp gọn gàng, nhìn thôi cũng biết có giá trị không rẻ, mà ngay giữa có đặt một bàn thờ lớn được chế tạo từ gỗ và kim ti*, trung tâm bàn thờ thì bày một am tượng Phật làm hoàn toàn bằng vàng có thờ Bạch Ngọc Quan Âm quý hiếm dạ quang giống như đang đứng ở trong đó, ngay cả lư hương cũng được làm từ lớp đồng dày.

*Kim ti: Tơ vàng

Trêи bàn thờ cung phụng bài vị của ba người, theo thứ tự là Nguyên Mão và cha nương Yến Tư Không.

Năm ấy Nguyên Thiểu Tư đuổi y ra khỏi nhà, y vẫn lén trở về một chuyến, ngoài việc giao chủy thủ Phong Dã tặng y cho Nguyên Vi Linh để nàng cầm đổi lấy bạc ra thì y cũng mang theo linh bài của cha nương. Lưu lạc đã mấy năm, chỉ có bọn họ luôn làm bạn bên cạnh, an ủi y. Sau khi ổn định ở kinh thành thì y liền lén dựng thờ bọn họ ở đây.

A Lực thắp nến, quét dọn qua, rồi lấy từng thứ trong giỏ ra, đặt trước đệm bồ, sau đó yên lặng lui ra ngoài, đóng cửa lại.

Yến Tư Không quỳ trước đệm bồ, liên tục dập đầu ba cái, đến lúc ngẩng lên đã là nước mắt rơi như mưa.

"Cha, nương, Không nhi tới thăm các người đây..."

Sống trong cảnh đầu đường xó chợ, vô luận có chịu khổ thế nào, chịu tội ra làm sao thì dù mấy lần sống trong đường tơ kẽ tóc, y vẫn cắn chặt răng sống tiếp, y tuyệt đối không thể chết, y phải từng bước đưa những tên súc sinh kia vào địa ngục, để an ủi linh hồn thiêng liêng của cha nương, cha nuôi y trêи trời.

Y đốt hương, rót rượu, dùng giọng bình tĩnh kể lại những chuyện gần đây, giống như thân nhân vẫn còn sống đang từ ái lắng nghe y, và cũng chỉ có ở đây, y mới dám thổ lộ tiếng lòng, bộc lộ những kiềm nén trong thâm tâm.

Thấm thoát, y đã uống hết cả bầu rượu.

Tửu lượng của y rất tốt nhưng hàng năm, cứ quỳ trước linh vị cha nương là y nhất định sẽ uống say, cũng không phải do rượu quá nặng, mà nếu người uống có lý do thì rượu gì cũng giống nhau cả thôi.

Ở đây chừng hai giờ, y liền ngã trêи đất rồi mới được A Lực đỡ dậy. A Lực nhìn khuôn mặt say khướt quen thuộc của Yến Tư Không mà trong mắt ánh lên đau đớn, hắn im lặng thở dài, chỉnh lại y phục Yến Tư Không, đỡ rời khỏi.

Lúc này đêm đã khuya nên không gọi được xe ngựa, A Lực cõng Yến Tư Không trêи lưng, từng bước từng bước trở về nhà.

May mà Yến phủ cách đây không xa, nhưng lúc gần về đến nhà thì A Lực cũng đã thở hồng hộc, hai chân lẩy bẩy.

Gần đến trước cửa, A Lực mới phát hiện có một nam nhân cao lớn đang đứng đó, hắn nắm chặt áo khoác, run run trong gió rét.

Nhìn kỹ, hóa ra là Phong Dã.

Phong Dã cũng thấy bọn họ, đầu tiên là hơi sửng sốt, sau đó liền kinh hoảng chạy tới: "Tư Không sao vậy!"

Một tay A Lực múa may nhưng Phong Dã vốn chẳng hiểu. Hắn ôm Yến Tư Không từ trêи lưng A Lực xuống, đồng thời cũng ập vào mũi mùi rượu nồng nặc, lúc này trong lòng hắn mới an tâm hơn, nhưng vẫn nhíu chặt mày, không vui hỏi: "Các ngươi đi đâu vậy? Sao y uống đến thế này?"