Trọng Sinh Tiểu Địa Chủ

Chương 471: Xem thư như gặp người




Edit: Gà gù Ngũ Lang vừa nói chuyện vừa đem phong thư đặt ở trên giường gạch.

Liên Mạn Nhi liếc nhìn qua, thấy phong thư khá dày, tính toán ngày tháng thì chắc hẳn là từ sau lúc Chu thị trở lại Thái Thương, đến nơi thì viết thư thì nhờ người chuyển qua đây. Lúc trước Ngũ Lang đã gửi hai phong thư mà bên Thái Thương vẫn không thấy hồi âm, không biết bên trong này viết những gì.

“ Ngũ Lang, Tiểu Thất, mau đi rửa tay”. Liên Thủ Tín cũng không nóng lòng muốn xem thư, hắn bây giờ chỉ quan tâm hai đứa con trai có đói bụng hay không. “Rửa tay xong thì vào ăn cơm. Thư của ông nội các con, ta ăn cơm tối xong rồi xem”.

“Vâng”. Ngũ Lang và Tiểu Thất nghe lời đứng dậy đi rửa tay.

Đồ ăn được bưng lên, cả một nhà cùng ngồi dùng bữa với nhau, Liên Thủ Tín với Trương Thị chỉ đơn giản hướng Ngũ Lang cùng Tiểu Thất hỏi thăm một chút chuyện học tập, không hề nhắc đến phong thư của Liên lão gia tử.

Ăn xong rồi thu thập ổn thỏa mọi thứ, Ngũ Lang lại cầm phong thư lên.

“Cha, người tự xem được không?”. Ngũ Lang đem phong thư đưa qua cho Liên Thủ Tín.

Liên Thủ Tín cũng có theo Tiểu Thất học một ít chữ, nhưng nói đến việc đọc thư thì quả thực có chút khó khăn.

Tuy là thế, nghe Ngũ Lang nói vậy, Liên Thủ Tín vẫn là cầm lấy thư, xé mở bao thư, giở lá thư ra xem, cau mày nhìn một hồi, liền đưa lại cho Ngũ Lang.

“Cha xem qua là hiểu, bà nội con thông báo chuyện đã đến Thái Thương. Ngũ Lang, vẫn là con đọc đi, cha và mẹ con nghe là được rồi”. Liên Thủ Tín nói.

Ngũ Lang nhận lấy lá thư, bắt đầu đọc.

Đầu thư, Liên lão gia tử hướng Liên Thủ Tín cùng Liên Thủ Lễ báo tin Chu Thị đã thuận lợi trở lại Thái Thương, hết thảy đều bình an, mong bọn họ hai nhà hãy cứ yên tâm.

Liên lão gia mỗi lần gửi thư đến, luôn đề ở ngoài bao thư người nhận là Liên Thủ Tín, mà bên trong, ở đầu thư lại viết: “Nhi tử Thủ Lễ, Thủ Tín của ta”.

Cho nên mỗi lần nhận được thư của Liên lão gia tử, Liên Thủ Tín cũng sẽ báo cho cả nhà Liên Thủ Lễ. Hiện tại Liên Thủ Lễ không có ở đây nhưng còn có Triệu Thị với Liên Diệp Nhi. Đến lúc họ đó sẽ đem nội dung thư nói lại cho Liên Thủ Lễ.

Kế tiếp, ở trong thư lão gia tử lại nói, từ cuối năm ngoái tới nay sức khỏe ông không được tốt. Vì không muốn hai nhi tử ở Tam Thập Lý doanh tử phải lo lắng nên vẫn không viết thư báo cho bọn họ.

Liên Mạn Nhi nghe thế, trong lòng thầm nghĩ, đây là lão gia tử uyển chuyển giải thích lý do của việc lão chậm trễ hồi đáp lại hai phong thư kia. Là lão gia tử bị bệnh! Hết thảy tự nhiên đều dựa vào đó mà luận ra, lão không viết thư lại cho bọn họ là vì suy nghĩ cho bọn họ, không muốn họ phải lo lắng. Như vậy, họ không những không có lý do để trách cứ, ngược lại càng cảm động lão gia tử đã vì con cháu mà suy nghĩ.

Liên lão gia tử một chiêu này phải gọi là “Tuyệt”. Liên Mạn Nhi đã sớm có dự liệu. Điều nàng thấy hứng thú chính là, đối với chuyện của Anh Tử và Bình tẩu, Liên lão gia tử sẽ giải thích như thế nào đây. Liệu lão có né tránh việc này không nhỉ?

Trên thực tế, lão không hề né tránh chuyện của hai người này. Ông đã giải thích về chuyện này ở phần sau của lá thư.

Trước hết là chuyện của Anh tử. Liên lão gia tử thừa nhận, đúng là có chuyện Liên Thủ Nhân nạp Anh Tử làm thiếp. Lại nói, chuyện này thực là một sai lầm lớn. Mà gây ra sai lầm này, cũng do rất nhiều nguyên nhân khách quan.

Đầu tiên là Liên Hoa Nhi cùng Tống gia đưa Anh Tử đến Thái Thương, bản thân ông cũng khó hiểu về chuyện này. Anh Tử ở Thái Thương, khách không phải khách, tôi tớ cũng không phải, địa vị thật xấu hổ. Liên lão gia tử thấy đây là chuyện của nhóm nữ quyến nên không nhúng tay vào, dặn dò Chu Thị cùng Cố Thị xử lý cho tốt. Rốt cuộc lại thành ra Anh Tử che mắt Chu Thị, cùng Liên Thủ Nhân lên giường.

Sau bị Chu Thị phát hiện, Anh Tử van nài, muốn được gả cho Liên Thủ Nhân. Mà Liên Thủ Nhân cũng chấp thuận rồi. Vì vậy Chu Thị liền đứng ra làm chủ, cho Anh Tử một danh phận.

Dĩ nhiên, trong thư Liên lão gia tử đã dùng từ uyển chuyển đi rất nhiều, nhưng ý tứ đại khái chính là như thế.

Liên lão gia tử không có nhắc đến chuyện Liên Hoa Nhi muốn lưu lại Anh Tử là để gả cho Tam Lang. Chẳng lẽ lại là Hà Thị miệng rộng nói nhảm? Liên Mạn Nhi có chút nghi hoặc.

Trong thư Liên lão gia tử lại nói, chuyện này, Liên Thủ Nhân tất nhiên là làm sai, tiếp đến là Chu Thị “lòng dạ đàn bà”, tính tình nóng nảy mà hấp tấp lo liệu chuyện của Anh Tử.

Liên lão gia tử nói Chu thị vốn là phụ nhân “tính tình nóng nảy” nên mới để cho Anh Tử làm thiếp của Liên Thủ Nhân. Nói như vậy liệu có phải ý là, lão gia tử đối với chuyện Chu thị cùng Cố thị mẹ chồng nàng dâu mâu thuẫn, tranh đấu, biết rất rõ ràng.

Thật ra thì, ban đầu lúc còn ở Tam Thập Lý doanh tử, Chu thị đối đãi với mấy nàng dâu như thế nào, Liên lão gia tử đều biết rõ, chẳng qua là thái độ của lão từ đầu đến cuối đều là mắt điếc tai ngơ, chỉ đến khi chuyện vô pháp vô thiên xử lý thì ông mới ra mặt nói vài câu.

Liên lão gia tử còn tự mình kiểm điểm, nói chuyện của Anh Tử, ông không thành công cản lại, cũng do “lòng dạ đàn bà”. Đại khái thì là đối với một cô nương đã mất trinh tiết, cả nàng và người nhà của nàng đều chỉ có một đường chết. Vả lại Liên Thủ Nhân quả thực cùng với Anh Tử đã xảy ra chuyện, như vậy chỉ khi Liên Thủ Nhân cưới Anh Tử thì nàng mới có được đường sống.

Liên Mạn Nhi chống cằm.

Thật ra thì chính là Anh Tử leo lên giường Liên Thủ Nhân, rồi lật mặt, kêu là bị hại, lại thêm Chu thị lên tiếng ngầm thừa nhận, như vậy, Anh Tử dù muốn hay không vẫn cứ phải đưa vào cửa. Liên Mạn Nhi nghĩ thầm, Anh Tử đã từng cùng Vương Ấu Hoài và Tống Hải Long dây dưa không rõ, kết quả là bị người ta vứt bỏ như thứ rác rưởi. Hai nơi đều thất bại thảm hại, gặp được Liên Thủ Nhân, nàng đương nhiên là liều chết không buông.

Đối với Tống gia hay Vương gia, chuyện xua đuổi loại người như Anh Tử, đều làm rất thuần thục. Mà Liên gia ở Thái Thương, mới từ những người nông dân chất phác mà bước lên hàng ngũ quan lại, kinh nghiệm đối với loại sự tình này hoàn toàn không có.

Kết quả chính là, Tống Hải Long cùng Vương Ấu Hoài đều bình an vô sự còn Liên Thủ Nhân thì phải gánh hết.

Liên Mạn Nhi than thở.

Trong thư, Liên lão gia tử cũng thở dài, sự tình đã như vậy, cũng chẳng thể làm gì được. “Nam nhân trong cái nhà này chưa ai làm loại chuyến thất đức như vậy, các con sau này phải cẩn thận, đừng có mà đi vào vết xe đổ của huynh mình”.

Nói xong chuyện của Anh Tử, Liên lão gia tử lại giải thích chuyện của Bình tẩu. Không giống như lúc giải thích chuyện Anh Tử, nhắc đến chuyện của Bình tẩu, dù chỉ là qua thư nhưng mọi người cũng có thể cảm nhận được sự giận dữ cùng bất đắc dĩ của lão gia tử.

Liên lão gia tử vô cùng phẫn nộ.

Căn bản chính là chuyện hoang đường bịp bợm, là do mẹ các ngươi, dám đem chuyện dơ bẩn đổ vấy lên đầu ta. Liên lão gia tử nói thẳng luôn vào câu chuyện.

Sự tình ở dưới ngòi bút của Liên lão gia tử hết sức đơn giản. Bình tẩu đến chính phòng (nhà trên) đưa chậu than rồi rời đi. Liên lão gia thấy trong người ngứa ngáy liền cởi quần ra bắt con rận. Sau đó Chu thị hùng hổ chạy vào, lớn tiếng mắng ông cùng Bình tẩu gian díu với nhau, giải thích thế nào cũng không nghe, cuối cùng khiến cho Bình tẩu tìm đến cái chết. Sự việc càng lúc càng vô phương kiểm soát.

Liên lão gia tử trong thư thừa nhận, trong cơn tức giận ông đã đối với Chu thị nói muốn thu Bình tẩu vào cửa.

Haiz, tính tính của mẹ các ngươi, những năm này, các ngươi cũng đều biết đấy. Liên lão gia tử nói, tính tình của Chu thị, từ sau khi đến Thái Thương rồi Liên Tú Nhi xuất giá, trở nên nóng nảy và đa nghi vô cùng, một chút chuyện nhỏ cũng có thể chọc giận bà, hơn nữa mắng chửi người không tha ai bao giờ.

Liên Mạn Nhi nghe mà gật đầu lia lịa, Chu thị tính tình từ trước tới giờ đã như vậy, chẳng qua là trước kia đối với con trai, con dâu, nhất là hai nhà Thủ Lễ cùng Thủ Tín phát tác, chưa có phát tác lên trên người lão gia tử mà thôi.

Lúc trước cũng không thấy lão nhân gia đối với các nàng tỏ ra đồng tình, bây giờ ông gặp nạn liền quay đầu hướng các nàng tìm kiếm sự đồng tình.

Liên Mạn Nhi trong lòng âm thầm tỏ thái độ, mặc dù Liên lão gia tử vô tội, nhưng nàng tuyệt không hề đồng tình với ông.

Trong thư, Liên lão gia tử lại tiếp tục thuật lại những chuyện đã xảy ra, nói Chu thị quá mức tùy hứng, quay về Tam Thập Lý doanh Tử khiến cho các nhi tử thêm phiền toái. Cũng nói rõ sau khi Chu thị rời khỏi, ông cũng tống Bình tẩu đi rồi.

Do Chu thị đa nghi cùng tùy hứng, làm hại Bình tẩu một quả phụ thanh danh bị tổn hại, Liên lão gia tử không thể thu nạp nàng, chỉ có thể tống nàng đến địa phương khác sinh sống. Để làm vậy tất nhiên là phải bỏ bạc ra.

Cụ thể là tốn bao nhiêu bạc, Liên lão gia tử không có nói tới, theo như khẩu khí của lão gia tử trong thư, hẳn là tốn không ít.

“Chuyện này, xem như ông nội các con còn chưa hồ đồ”. Liên Thủ Tín nghe vậy liền gật đầu nói.

Liên Mạn Nhi gật đầu. Liên lão gia tử dù sao cũng không phải là Liên Thủ Nhân.

Mặc dù đã đuổi Bình tẩu, ngữ khí của Liên lão gia tử vẫn buồn bực như cũ. Lại nói, ông cả đời cẩn thận giữ gìn thanh danh, lần này coi như bị hủy sạch.

Hủy ở trong tay của Chu thị.

Ngữ điệu cả phong thư vô cùng rầu rĩ. Giải thích xong hết hai sự tình này, Liên lão gia tử lại viết dong dài đông tây, hầu như lộn xộn không có trật tự, câu chữ cũng không rành mạch.

Nghe Ngũ Lang đọc cả một đoạn dài, Liên Mạn Nhi chỉ thấy lo lắng cùng chán nản.

Chuyện Bình tẩu, đối với Liên lão gia tử là một đả kích không hề nhẹ.

Cầm trong tay cây rìu sắc bén Bình tẩu để chém ông, chính là thê tử Chu thị của ông. Còn có một cái rìu ngấm ngầm, do một thân ảnh lờ mờ khác phía sau lưng chém tới. Liên lão gia tử cảm giác được, chính là vì cảm giác được nên mới khiến cho ông mới chịu đả kích gấp bội.

Thật ra thì ở vị trí của Liên lão gia tử mà nói, ông không bị thổ huyết hay bệnh liệt giường đã là thân thế khỏe mạnh, ý chí kiên cường lắm rồi.

Cuối thư, Liên lão gia tử hỏi thăm một chút chuyện về Ngũ Lang, cổ vũ hắn vì Liên gia quang minh diệu tổ (làm rạng rỡ tổ tông). Nhắc đến chuyện hôn sự của Ngũ Lang, ông nói hắn còn nhỏ quá, chuyện hôn sự cũng không cần gấp gấp. Cốt là lấy được hiền thê, những cái khác đều là chuyện nhỏ.

Mặc dù đơn giản chỉ có hai hàng chữ, nhưng đều là những dòng ông tâm huyết nhất.

Liên Mạn Nhi cảm thấy, Liên lão gia tử viết nhiều như vậy, chỉ có hai câu cuối cùng này là điều ông muốn nói nhất.

Xem đi, lão gia tử ta đây không cưới được hiền thê, đến khí tiết tuổi già cũng khó mà giữ được. Các ngươi nhất định phải tiếp thu bài học của ta, muốn cưới thì phải cưới thê tử hiền lương thục đức, những cái khác tỷ như tướng mạo gì gì đó đều tựa mây trôi mà thôi.

Liên lão gia tử không giống với Chu thị không biết ý tứ mà đem lão đầu tử nhà mình mắng đến súc sinh cũng không bằng. Ông là người có hàm súc, có gia giáo hơn.

“Tinh thần của nội không còn được như trước đây nữa rồi”. Đọc xong thư, Ngũ Lang dường như có điểm nghiền ngẫm mà nói