Những ngày này, Dận Chân lần lượt có hai sự cảm khái lớn. Từ lúc nói chuyện với Khang Hi ở thư phòng đến nay, Cổ Bát Đại càng dồn tâm tư, gần như mỗi ngày thúc dục Dận Chân nghiên cứu kinh thư, mặc dù mới học căn bản không lâu nhưng mỗi một chương của Tứ Thư phải đọc qua một trăm hai mươi lượt mới coi là vượt qua kiểm tra, căn cứ theo yêu cầu của Khang Hi, bởi rằng: "Không làm như thế thì không thể thông hiểu lễ nghĩa." Đối việc này Khang Hi đã có chỉ bảo từ sớm: "Trong nội cung của Trẫm, không có đứa con nào chưa từng đọc sách." Hơn nữa, tại lúc nghiên cứu và học tập một chương về trung dung, Cố Bát Đại nhìn vào Dận Chân đầy thâm ý mà nói: "Tứ gia, vạn vật đều không rời đạo trung dung, Tứ gia bẩm sinh thông minh, nên càng phải thấu hiểu được sự vất vả dạy dỗ của hoàng thượng, việc gì cũng phải lễ phép với người, xin Tứ gia hãy nhớ kỹ."
Điều này khiến cho Dận Chân bắt đầu trăn trở suy nghĩ: Nghe giọng điệu thì Cố sư phụ chính là đang nhắc nhở mình đây. Nhất định là lần trước Khang Hi và hắn đã nói gì đó. Bởi vì mình đến từ gần sáu tẳm năm sau nên tư tưởng khác với đương thời cũng là chuyện thường. Có thể trong lúc không chú ý, chẳng hạn như lời nói hoặc làm văn sẽ lộ ra khác biệt, nếu cứ thế mãi thì khá nguy hiểm. Có thể nào vì mình lộ ra ý tứ rời kinh phản đạo(1) nên Khang Hi chuẩn bị đem mình xuất gia học tập phật pháp?
Một người đi tới một hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ, cách sinh tồn đó là thích ứng chứ không phải nóng vội thay đổi hoàn cảnh. Huống hồ là bây giờ mình thế mỏng sức yếu, cho dù là nhi tử của Khang Ji thì cũng không thể chống chọi với trời đất, đối kháng với toàn bộ người trên thế gian được. Hơn nữa, mình đang ở giai đoạn giữa thời Khang Hi, nhìn có vẻ thái bình hân hoan nhưng thực tế là sóng cả cuộn trào.
Lúc này, mấy trò hề giành giật của bè cánh a ka còn chưa diễn ra, nhưng trong khi đó mấy vị phi tần và công thần ngoại thích đã lôi kéo nhau kết bè kết cánh để làm hậu chước(2), đây cũng là lý do vì sao Đông Phi khăng khăng muốn trói mình ở bên cạnh. Tuy rằng, hiện giờ nhà vua đang rất quan tâm đến nàng, nhưng không con thì già không biết nương tựa vào ai. Đã có mình đây, ít ra thì cũng có thể trông cậy sau khi mình được phong vương sẽ có chỗ dưỡng lão, hơn nữa, nhìn thái độ của Đông Phi thì xem ra nàng cũng rất muốn đẩy mình lên ngôi thái tử, để tương lai hưởng vinh hoa của hoàng thái hậu.
Song nếu như mình muốn phát triển giống như lịch sử, cuối cùng trở thành hoàng đế Ung Chính thì hiện tại mỗi lần nhấc chân đều phải cẩn thận, một bước sai lầm e rằng vạn kiếp bất phục. Lịch sử haofn toàn có thể không lặp lại, vận mệnh thực ra được nắm trong tay chính mình.
Bởi vì thái tử được lập sớm, là nơi vua và lòng dân hướng tới, mà Khang Hi bình thường vẫn hết sức che chở cho thái tử, tuyệt đối không muốn có bất cứ kẻ nào sẽ áp đảo thái tử, hiện giờ cục diện mà hắn muốn là huynh hiền đệ kính(3) giữa các hoàng tử. Mặc dù trong số các trọng thần, hắn cũng coi trọng những kẻ tài hoa không kết bè cánh, vui cười giận mắng(4), giống như ẩn sĩ, nhưng với quan hệ thầy trò mà nói thì hắn càng hy vọng thế hệ con cháu có thể lã luyện thành thục. Bởi thế, từ việc hắn tuyển thầy cho hoàng tử cũng có thể thấy được, người hắn vừa ý đều là dạng thận trọng, nhân phẩm đứng đắn.
Cố Bát Đại thấy Dận Chân suy nghĩ thần người, khẽ ho một tiếng và nói: "Tứ a ka đang nghĩ gì vậy?"
Dận Chân cười vô định, nói: "Ta đang suy nghĩ những điều sư phụ mới dạy, cả những đạo lý mà Hoàng ama đã nhắc nhở nữa. Trước đây ta đọc sách không kỹ nên có nhiều chuyện suy nghĩ rất kém, sau này xin nhờ sư phụ chỉ điểm nhiều hơn."
Cổ Bát Đại vui mừng nhìn Dận Chân mà nói: "TỨ a ka quả thực tư chất thông mình, chỉ một lời đã có thể nhận ra được chỗ mấu chốt. Chỉ điểm thì không dám nhận nhưng nô tài sẽ dốc sức làm trọn bổn phận."
Dận Chân khoát khoát tay: "Sau này, ở đây sư phụ không cần phải tự xưng là nô tài, ta nge thế cũng không thoải mái, hơn nữa, Thánh nhân đã nói, thiên địa quân phụ sư(5), ở chỗ này ta là đệ tử, tuy rằng ngươi đứng dưới Tương Hoàng Kỳ Mãn Châu(6) nhưng khi không ở trước mặt người khác, ta đều sẽ dùng thầy trò với ngươi."
Những ngày này, Cổ Bát Đại ở cùng với Dận Chân từ sáng tới chiều, biết được tư duy của đứa trẻ này vượt xa người cùng tuổi nên nghe thế cũng không thấy kinh ngạc, chỉ cúi người thật sâu, nói: "Cố Bát Đại nguyện dốc hết sức để không phụ lòng Hoàng Thượng cùng Tứ a ka."
Dân Chân thầm nhủ trong lòng, với những người đọc sách, giữ mình trong sạch, lại ngay thẳng không ham tài như sư phụ. chỉ có thể dùng thành ý mới thu phục được tâm họ, bởi vì cái gọi là 'Kẻ sĩ chết vì tri kỷ'.
Dận Chân cũng cúi người đáp lễ, hai thầy trò nhìn nhau mà cười.
Vừa đọc một tác phẩm của tiên đế «Tư Chính Yếu Lãm» một lát, Dận Chân đột nhiên nói: "Sư phụ, ta có một hy vọng, không biết có được hay không: Hoàng ama định cho ta đi tu hành, ta cho rằng trên thực tế là Hoàng ama muốn ta luyện tính nhẫn nại, tự kiểm điểm bản thân, ta muốn sư phụ tấ lên Hoàng ama dùm, mời một vị hòa thượng trong Đại Danh Tự thế thân cho ta, còn vị đại sư kia sẽ cung truyền Phật học cho ta, từ đó ta sẽ được lợi. Tứ Thư Ngũ Kinh mà sư phụ truyền ở đây, ta sẽ cố gắng nghiên cứu tu thân, Phật pháp mà đại sư truyền ta dùng dưỡng tính. Sư phụ nghĩ thế nào?"
Cố Bát Đại trầm ngâm một lát: "Việc này cũng có thể, nhưng tốt nhất là đừng dâng tấu, song ta sẽ nhân lúc Hoàng Thượng kiểm tra Tứ a ka hai môn này để đề xuất tới Hoàng Thượng, chuyện vào cung dạy học sẽ chuyển thành Tứ a ka vì Hoàng Thượng tụng kinh cầu phúc, nhân tiện giảng dạy luôn."
Dận Chân gật gật đầu nói: "Như thế rất tốt, làm phiền sư phụ rồi."
Chú thích:
1: Chỉ việc trái với kinh điển cùng giáo điều mà giai cấp thống trị phong kiến tôn thờ.
2: Ý chỉ chuẩn bị cho chuyện xảy ra sau này.
3: Anh thì thương em, em thì kính trọng anh.
4: Sống thoải mái, chân thật.
5: Theo thứ tự mà coi trọng, tôn kính nhất: Trời - đất - vua - cha - thầy.
6: Ý chỉ là thần dân của Hoàng triều Mãn Thanh.