Trở Về 80 Trở Thành Nữ Phụ Bán Con Đổi Lương Thực

Chương 549




Ăn sáng xong, Thi Liên Chu đi đến tiệm chụp ảnh, vì trả nhiều tiền nên ảnh chụp đã được rửa xong rất nhanh chóng.

Ở thập niên 80, màu sắc của ảnh chụp vẫn còn mang theo màu vàng hơi mờ, nhưng người trong ảnh chụp lại thấy rất rõ ràng, bốn đứa nhỏ đều rất ăn ảnh, ảnh chụp của mỗi đứa nhỏ đều có màu sắc riêng, khuôn mặt nhỏ đẹp trai thật sự quá xuất chúng.

Bà cụ vừa nhìn thấy đã yêu thích ngắm mãi không buông, cười đến mức nở hoa xuân về.

Bà ấy có thể nghĩ đến mấy chị em già chơi mạt chược cùng mà nhìn thấy ảnh chụp này sẽ ngưỡng mộ như thế nào.

Nghĩ như vậy, bà cụ lại kiêu ngạo vén áo choàng, trong ánh mắt có vẻ kiêu ngạo.

Buổi sáng, Thi Liên Chu chở bà cụ Thi trở về thủ đô.

Đan Uyển và Thi Nam Châu không đi cùng mà chờ đến khi Thi Ninh Chu kết thúc công tác mới trở về Thượng Kinh.

Khương Chi nhìn xe đi xa, đôi môi đỏ mím chặt lại, tâm trạng cũng không được tốt, loại cảm tình này đối với cô có chút hiếm lạ, rõ ràng, tất cả đều xuất phát từ chỗ Thi Liên Chu.

Khó trách mọi người nói khi yêu ai đó thì sẽ trở thành mối ràng buộc của mình.

Thi Liên Chu và bà cụ Thi vừa đi thì dì Lý cũng đưa bốn đứa nhỏ đi học.

DTV

Hồ Vĩnh Chí cũng ăn xong cơm sáng, mở hết bao tải ra chờ Khương Chi.

Khương Chi vừa vào cửa, Hồ Vĩnh Chí đã đưa 30 đồng tiền qua, cười nói: “Bà chủ, ngoại trừ phí đi đường và phí lấy hàng thì đây là tiền dư lại, cô cầm đi.”

Lông mày Khương Chi nhướng lên, giọng điệu thong dong: “Tôi cũng không phải là Chu Bái Bì, phí chạy chân nhiều ít gì cũng nên cho đúng không?”

Hồ Vĩnh Chí nhìn Khương Chi, nhìn lại một đống tiền lẻ ở trên tay, cũng không kiên trì nữa, nhận lấy.

Anh ấy chỉ vào bao tải nói: “Bà chủ nhìn xem?”

Khương Chi cúi lưng xuống, lấy hàng hóa từ trong bao ra, những món đồ nặng trĩu này đều là thành quả mà Hồ Vĩnh Chí tới Thanh Thị một chuyến, nên cô muốn cẩn thận xem qua.

Có tổng cộng ba cái bao tải, bên trong còn nhét đầy miếng bọt biển mềm, phòng ngừa đồ cổ bị tổn hại.

Bao tải đầu tiên đã cho Khương Chi một kinh hỉ.

“Đây là đồ chôn theo người c.h.ế.t sao?” Khương Chi nhìn bình sứ được bảo tồn hoàn hảo, hơi kinh ngạc.

Đồ sứ là một hiện vật rất tiêu biểu của Hoa Quốc, tạo hình đa dạng, mà bình là loại rất lớn, trên nắp của cái bình có hình con rồng, hổ, phượng, hạc, bụng tròn, rất thường gặp.

Đời trước cô tham gia hội đấu giá, một cái bình gốm Thanh Hoa thời nhà Minh có hoa văn như ý đã bị nhà giàu số một Cảng Thành lúc bấy giờ mua với giá hai trăm triệu tạo nên một kỷ lục đấu giá mới, chấn động một thời.

Lúc ấy còn nhấc lên một đợt sóng yêu thích về đồ sứ.

Trên thực tế, đồ sứ để thờ cúng không tính là tốt nhất, đồ cổ sứ Thanh Hoa mới nổi tiếng, các nhà sưu tập vì có một món đồ sứ Thanh Hoa trong bộ sưu tập của mình mà kiêu ngạo, thậm chí là thỏa mãn.

Đồ sứ Thanh Hoa trân quý như thế, ngoại trừ tay nghề thủ công khéo léo thì còn tồn tại một nguyên nhân quan trọng khác, đó là nó cực kì hiếm, toàn thế giới không vượt quá 300 món, phần lớn đều trong viện bảo tàng hoặc trong tay các nhà sưu tập tư nhân.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-sach-thanh-nu-phu-ngheo-hen-nuoi-bon-con/chuong-349.html.]

Cho dù là cô, đời trước cũng chưa thể cất giữ một món đồ Thanh Hoa chính tông nào.

Nói như vậy, chiếc bình Bàn Long trong tay cô tuy rằng còn kém đồ gốm Thanh Hoa, nhưng giá trị cũng liên thành!

Hai ngàn đồng thu được một cái bình Bàn Long, cũng không phải là nói suông, nếu như thả ra tiếng gió, ở hội đấu giá bán đấu giá, cất giữ một món đồ vật như vậy thì cũng đủ cho Hồ Vĩnh Chí không phải lo ăn uống một đời.

Đương nhiên, ngành sản xuất đồ cổ hiện giờ rất tiêu điều, còn chưa nổi lên, không biết có thể bán được ra ngoài hay không.

Nhưng mà, làm một món đồ cất giữ trong cửa hàng đồ cổ thì bình Bàn Long này lại rất thích hợp.

Hồ Vĩnh Chí nghe xong lời nói của Khương Chi, cười nói: “Bà chủ đúng là cao thủ.”

Khi nói lời này, giọng điệu của Hồ Vĩnh Chí có vài phần thoải mái cũng có phần cảm khái.

Trước kia anh ấy chưa từng nghĩ đến cái nghề nhặt của hời là thu đồ cổ này, vốn dĩ anh ấy lăn lộn trong giang hồ cũng coi như là một nhân vật có tiếng, dù sau này có rửa tay gác kiếm nên cũng không muốn dính vào phương diện đồ cổ, lúc đi Thanh Thị, anh ấy mới biết kinh nghiệm của mình quý giá như thế nào.

Nói thật, lúc trước anh ấy có nghĩ đến việc lấy những món này rồi dẫn theo con gái và vợ bỏ trốn, nhưng cuối cùng anh ấy vẫn không làm như vậy.

Bởi vì con gái Hồ San San non nớt nói một câu: “Ba ba, về sau ba sẽ làm việc chung với mẹ của Thiết Trụ sao? Vậy có phải ba sẽ kiếm thật nhiều tiền cho con và mẹ tiêu không? Mẹ của Thiết Trụ rất tốt, San San rất thích dì ấy.”

Người vợ của anh ấy là Triệu Ngọc Phương đã sinh sống cùng với anh ấy rất nhiều năm, tất nhiên là nhìn ra được cảm xúc đang biến hóa của anh ấy, tận tình khuyên nhủ một lúc thì anh ấy mới không làm ra chuyện sai trái.

Khương Chi lắc lắc đầu: “Thấy nhiều mà thôi.”

Lời này của cô rất khách khí, trên thực tế trong phương diện giám định và sưu tầm đồ cổ thì cô là chuyên gia, rất ít khi có thể nhìn nhầm.

Ví dụ như cái bình Bàn Long trước mắt này, tuyệt đối là chính phẩm hàng thật giá thật.

Giám định đồ sứ, bề mặt men gốm sứ mới sẽ khô ráo, ánh sáng bên ngoài chói mắt nên rất khó làm giả.

Rất khó, nhưng không phải không thể làm giả được.

Bởi vì đời trước cô từng được gặp một cao nhân, đồ sứ giả ông ấy làm ra gần giống với đồ sứ thật, nhìn không ra bất cứ điểm nào khác nhau, bởi vì cô từng bị lừa nên mới cố ý đi hỏi thăm vị cao nhân kia.

Trong giới đồ cổ thì đều phải dựa vào nhãn lực và kinh nghiệm của bản thân mà sống, nếu có nhìn nhầm thì cũng không thể trách người khác.

Đồ vật trong bao tải Khương Chi đều xen qua một lần, ngoại trừ cái bình Bàn Long lúc đầu kia thì những đồ còn lại đều rất bình thường mà dân chúng hay cất giữ.

Trừ những thứ này ra, còn có một thứ làm cho Khương Chi nhìn nhiều vài lần.

Một đồ cổ mới.

Đồ cổ được chia thành đồ cổ mới và đồ cổ cũ.

Đồ cổ mới là những loại đồ cổ được người xưa chôn cất cùng với người chết, sau này được người đời sau khai quật được, nhưng thời điểm khai quật được chưa qua lâu.

Khương Chi vuốt chất ngọc trong tay mình, viên ngọc hình giọt nước, chất ngọc tinh tế, màu sắc bóng bẩy, mà trong đó còn lẫn chút huyết sắc, đáng tiếc là bề ngoài lại không có túi bao lại nên bề mặt đã có chỗ bị oxi hóa, có thể thấy được đồ này thuộc loại đồ cổ mới vừa mới được đào lên chưa lâu.