Trở Lại Những Năm 80

Chương 46: Xây xưởng




Sau một hồi chần chờ, Hứa Xảo Tình vẫn quyết định gõ cửa.

Triệu Thanh Cốc nghe tiếng bật dậy, theo thói quen sờ trán Quan Viễn thử, thấy không đổ mồ hôi mới yên tâm đi mở cửa. Triệu Thanh Cốc thấy Hứa Xảo Tình, trong lòng đã hơi khó chịu, anh có thiện cảm với những cô gái mạnh mẽ, nhưng cứ dây dưa thế này lại khiến người ta phản cảm.

Hứa Xảo Tình nhìn Triệu Thanh Cốc, mím môi một cái, nói, “Tôi vào được không?”

Triệu Thanh Cốc sợ đánh thức Quan Viễn, bèn bước hẳn ra ngoài đóng cửa lại, “E là không tiện lắm.”

Mặc dù Hứa Xảo Tình đã dự liệu từ trước, nhưng nghe Triệu Thanh Cốc nói thẳng như vậy vẫn thấy hụt hẫng. Có điều Hứa Xảo Tình vốn là người chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, chần chờ mấy giây, lại nói tiếp, “Có thể nói chuyện một lát không?”

“Được.” Triệu Thanh Cốc cũng muốn nói cho rõ ràng.

“Tôi biết thời gian chúng ta gặp không bao lâu, nhưng tôi đã bị cậu hấp dẫn. Cậu nghĩ thế nào về tôi?” Hứa Xảo Tình nhìn Triệu Thanh Cốc với ánh mắt tràn ngập sự mong đợi, mặc dù không nói rõ, nhưng cả hai đều hiểu có ý gì.

Triệu Thanh Cốc nhanh chóng trả lời thẳng, “Thật xin lỗi. Tôi không có cảm giác đặc biệt gì với chị hết. Chúng ta không hợp đâu, tôi là người phương Bắc, nhà chị lại ở đây. Mai là chúng tôi về quê lại rồi.”

“Nhanh vậy sao?” Hứa Xảo Tình lắp bắp hỏi, “Nếu, nếu tôi cũng theo cậu về Bắc thì sao, cậu sẽ đồng ý chứ?”

“Không đâu.” Triệu Thanh Cốc vô cùng dứt khoát, “Chị mau về nhà đi. Con gái về muộn không an toàn.” Dứt lời, vào phòng, đóng cửa lại.

Hứa Xảo Tình đứng ngoài nhìn cánh cửa, cảm thấy một tấm cửa mỏng lại như một khoảng cách vĩnh viễn không thể vượt qua. Thôi, mình đã cố gắng hết sức, ít nhất sau này sẽ không hối hận.

Quan Viễn nằm yên trên giường nhắm mắt thật chặt. Triệu Thanh Cốc bất đắc dĩ cười nói, “Con ngươi của em vẫn còn động kìa!”

Quan Viễn bị vạch trần, đành mở mắt ra, không giả bộ ngủ nữa.

“Làm ồn em hả?” Triệu Thanh Cốc vừa quạt cho Quan Viễn vừa hỏi.

“Không có anh bên cạnh là em tỉnh ngay. Không ngờ cô gái kia còn tới dây dưa!” Quan Viễn giận nói.

Triệu Thanh Cốc véo nhẹ mũi Quan Viễn, cười nói, “Chẳng phải anh đã cự tuyệt rồi sao?”

Quan Viễn nghĩ tới Triệu Thanh Cốc đã cự tuyệt rất dứt khoát, hớn hở lại ngay, “Mai mình về ha!”

“Ừ. Bởi vậy tối nay ngủ cho thật ngon đi, trên xe lửa lắc lư không ngủ được đâu.”

Hôm sau, hai người mua một ít đặc sản của Thượng Hải làm quà rồi lên xe lửa về nhà. 

Hứa Xảo Tình núp ở một góc nhà ga, đứng trông theo thật lâu không nhúc nhích.

Về đến nhà, việc đầu tiên Quan Viễn làm là đi thăm đám hoa cỏ của mình, tưới nước cho chúng.

Hôm sau Triệu Thanh Cốc chạy lên thị trấn từ sớm, lúc về nói cho Quan Viễn biết anh đã đi thăm quan một nhà máy dệt. Nhà máy này trừ sản xuất vải, còn may quần áo, nhưng nhiều năm qua không cải tiến, vẫn cứ bán vải bố và may đồ với kiểu dáng cũ kỹ như xưa. Từ năm nay, trên thị trường bắt đầu xuất hiện vải vóc từ phía nam tới, bởi vậy nhà máy này vốn đã không kiếm lời được bao nhiêu hiện càng thu không bằng chi, phải tồn tại nhờ tiền trợ cấp của nhà nước. 

Triệu Thanh Cốc nghe được tin từ chỗ ông Lý là chính quyền huyện Vân Sơn có ý thủ tiêu nhà máy này, lập tức nảy ra ý định muốn mua lại. Hiện quốc gia đang khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, đại diện ủy ban huyện nghe xong đề nghị của Triệu Thanh Cốc lập tức dao động, nếu bán được, không những có thể thoát khỏi một cái của nợ mà còn thu được lợi. Nhưng trước giờ chưa có tiền lệ tư nhân mua nhà máy quốc doanh, không có văn bản thủ tục quy định nên họ phải trình lên cấp tỉnh để trên đó xem xét.

Quan Viễn thấy Triệu Thanh Cốc chạy ngược chạy xuôi quá mệt mỏi bèn hỏi, “Sao chúng ta không xây một nhà máy mới luôn mà phải mua lại?”

Triệu Thanh Cốc giải thích, “Mua lại nhà máy cũ, trong đó có sẵn nhân viên đã quen việc, còn xây mới lại phải lo thêm chuyện tìm công nhân lành nghề.” dibkễn.dnaf/leblqqys0.đobkn Đây quả là một vấn đề lớn, bởi vì hiện tại công nhân vẫn còn giữ tư tưởng đã ăn thâm căn cố đế là phải làm trong công ty nhà nước mới có tương lai ổn định, cũng xem đó là vẻ vang, kêu bọn họ nghỉ việc đi làm cho một công ty tư nhân e rằng không dễ.

“Anh, chúng ta có thể tự bồi dưỡng người mới mà! Những người kia coi như ma cũ, nhiều khi lại có tự tôn quá cao.”

Triệu Thanh Cốc cau mày suy tư, “Được thì cũng được nhưng tốt sức lắm! Anh định là sau khi mua lại nhà máy sẽ để những công nhân cũ dạy cho người mới.”

Quan Viễn cười hì hì nói, “Thì ra anh đã nghĩ hết rồi, em còn tưởng có chỗ để thể hiện tài trí chứ!”

Triệu Thanh Cốc bật cười, “Không cần thể hiện anh cũng biết em rất thông minh!”

Mấy ngày sau, trong huyện trả lời nói trên tỉnh không đồng ý bán. Thật ra lúc nghe phải trình lên tỉnh là Triệu Thanh Cốc đã đoán được, nên cũng không thất vọng lắm. Cán bộ trên tỉnh họ không cầu công lao, chỉ cầu không phạm lỗi là được, bởi vậy bắt bọn họ làm chủ bán nhà máy quốc doanh cho tư nhân thật sự là một khiêu chiến lớn cho địa vị của họ.

Triệu Thanh Cốc quyết định cứ như bán thịt kho, bắt đầu từ xưởng nhỏ trước, bồi dưỡng một nhóm công nhân lành nghề, chờ nhà nước có chính sách mới sẽ lập tức xây dựng nhà máy với quy mô lớn hơn.

Quan Viễn hiểu rõ xu hướng thời trang trong tương lai, biết phải may dạng đồ gì để được mọi người ưa chuộng, sử dụng bản lĩnh vẽ thuần thục của mình soàn soạt thiết kế ra mấy mẫu quần áo mới, chỉnh sửa trên nền các kiểu quần áo hiện nay, tuy không quá khác lạ, nhưng nhìn vào thấy sáng sủa trẻ trung hơn hẳn.

Về phần vải vóc, Triệu Thanh Cốc và Quan Viễn bàn bạc quyết định xây luôn một xưởng dệt, cải tiến kỹ thuật tạo ra vải mới, như vậy khi kết hợp với thiết kế mới mới tạo ra hiệu quả rõ ràng.

Triệu Thanh Cốc thuộc phái hành động nói là làm, sau khi thảo luận với Quan Viễn xong, lập tức bắt tay vào tìm chỗ xây xưởng. 

Muốn xây một xưởng dệt, nguồn nước vô cùng quan trọng. Hai người tìm tới tìm lui một thời gian mới tìm được một chỗ thích thợp ở vùng ngoại ô thị trấn Vân Sơn. Nơi này gần hạ lưu sông Nguyệt, lại là một mảnh đất hoang cách thị trấn và thôn Quan Gia đều rất gần.

Ông Lý biết Triệu Thanh Cốc và  Quan Viễn muốn mua mảnh đất kia, lập tức chuyển lời giùm, nói với chủ tịch Lý. Chủ tịch Lý thấy chỉ là một mảnh đất hoang nho nhỏ lập tức phê duyệt luôn. Cũng nhờ hai người lanh lẹ đi trước thời đại, chứ chờ thêm mấy năm nữa, khi đã có luật quản lý đất đai e rằng khó mà mua được!

Có đất rồi, tất nhiên phải sớm xây dựng xưởng. Những chuyện này Triệu Thanh Cốc không cho Quan Viễn lo, mỗi ngày đích thân tới công trường giám sát.

Quan Viễn đau lòng Triệu Thanh Cốc phơi nắng phơi gió suốt, ngày ngày nấu cơm đưa sang. diênlkn/dànnlk/lkq.qunlkty.đôn Lần này thuê nhiều người làm, Quan Viễn tự thấy không kham nổi việc lo cơm cơm, bèn tăng thêm chút tiền công để họ tự lo ăn ở, cũng may họ đều là dân ở mấy thôn lân cận, người nhà có thể đưa cơm được.

Được trả lương cao, những người này tất nhiên đều dốc sức làm việc, nhưng mỗi ngày có một khoảng thời gian bị hành hạ vô cùng chính là lúc Triệu Thanh Cốc ăn cơm, không biết là nấu thế nào mà cơm canh thơm nồng nàn, kích thích bọn họ nghiêm trọng.

Bận rộn suốt một tháng, rốt cuộc xây xong hai cái xưởng. Triệu Thanh Cốc nghĩ sẽ ở đây làm lâu dài, bèn xây thêm nơi làm việc, từ đó coi như phần cứng đã hoàn thành.

Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc dành mấy ngày vào không gian học kiến thức về canh cửi và may đồ để sau đó chỉ lại cho người khác. Hai người quyết định bồi dưỡng một nhóm người mới làm nồng cốt, chờ họ học xong coi như đỡ lo.

Về phần công nhân, Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc quyết định sẽ thuê phụ nữ ở nông thôn, bởi vì họ đã được học may vá cơ bản từ nhỏ. Hơn nữa đa số họ đều thật thà cần cù, trước cứ phải ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời vẫn không đủ ăn, nay mỗi tháng có thu nhập cao ổn định chẳng khác nào chuyện tốt từ trên trời rơi xuống, chắc chắn sẽ dốc sức làm việc. Còn người trên thị trấn lại khác, họ luôn tự thấy tài giỏi hơn người, khẳng định xem thường mấy cái xưởng tư nhân thế này. Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc không muốn tốn tiền mời một đống ‘đại gia’ về.

Mấy thôn lân cận lại sôi trào một lần nữa vì tin Triệu Thanh Cốc muốn tuyển công nhân. Ai chẳng biết thôn Quan Gia có hai đứa nhỏ giỏi kiếm tiền, làm việc trong xưởng Gia Vị Thịt Kho Viễn Cốc thu được tiền công không kém gì công nhân trong thành phố!

Xưởng gia vị nhận người có hạn, đã hết tuyển từ lâu khiến những người chậm chân đều buồn bã không thôi. Nay biết tin Triệu Thanh Cốc sắp tuyển, hơn nữa số lượng và tiền công đều cao hơn xưởng gia vị, nhóm phụ nữ thiếu chút nữa nổi điên. Nghe nói lần này cần người biết may vá, ai ai cũng ở nhà tranh thủ luyện tập.

Bên cạnh đó còn tuyển người cho xưởng dệt, nam nữ không giới hạn. Lúc này trừ nhóm phụ nữ điên cuồng, cánh đàn ông cũng chuẩn bị tranh nhau.

Đến ngày xưởng Triệu Thanh Cốc và Quan Viễn tuyển người, người từ các thôn bên cạnh ùn ùn kéo tới thôn Quan Gia, vây chật cả sân nhà Triệu Thanh Cốc.

Có người tới trễ đứng phía sau, sốt ruột nói, “Tôi đã nói đi sớm một chút bà không nghe, cứ lề mà lề mề, giờ thì hay rồi, đứng xa thế này người ta nhận đủ rồi coi như xong!”

Người vợ nghe chồng nói vậy lập tức rơm rớm mắt, mấy ngày trước lo thức đêm luyện may vá, không ngờ tới lúc quan trọng lại ngủ quên mất.

Người chồng thấy vậy đau lòng vợ, vội an ủi, “Thôi, không được nhận thì mình lại về lo trồng trọt cho giỏi, còn tôi đi làm mướn kiếm tiền, cuộc sống nhất định sẽ khá lên!”

Những người xếp hàng xa xa đều có chung nỗi lo như bọn họ.

Trong sân nhà Triệu Thanh Cốc đã bày sẵn hai mươi chiếc máy may, mỗi lần hai mươi người vào. Triệu Thanh Cốc hỏi trước một vài vấn đề đơn giản về may vá, sau đó Lý Anh làm mẫu thao tác sử dụng máy may cho họ bắt chước làm lại. Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc không mong những người phụ nữ chưa bao giờ tiếp xúc với máy may như họ có thể học được ngay, chủ yếu chỉ muốn xem mức độ khéo tay và khả năng học hỏi của họ.

Lần lượt hết đợt này ra lại tới đợt kia vào. 

Quan Viễn và Triệu Thanh Cốc muốn xem khả năng của tất cả những người tới tham gia nên không chọn ngay, ghi chú riêng cho từng người, chờ xong hết mới chọn luôn một lượt.