Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 9 - Chương 30: Mưu sát




Suốt cả đêm hôm đó, phó bộc Lữ Huệ Khanh là A Hữu nóng ruột đứng trên mũi thuyền nhà mình nhìn chiếc thuyền lớn, nhiều lần định gọi lại thôi, thấy tuyết rơi càng lúc càng lớn, chẳng may nước sông đóng băng thì hỏng.

Chợt nghe trên thuyền có tiếng kêu thảm, A Hữu nhận ngay ra giọng lão gia nhà mình, không thèm nghĩ nữa, leo thang lên thuyền.

Chỉ thấy lão gia nhà mình trần truồng, toàn thân ô uế từ trong khoang thuyền bò ra, thậm chí tai còn có một còn chuột treo lủng lẳng, con chuột cắn rất chặt, rứt thế nào cũng không ra. Lữ Huệ Khanh thấy A Hữu, kêu lớn một tiếng rồi ngất xỉu.

A Hữu rút đao chém chết con chuột, rống lớn: - Cẩu tặc phương nào dám hãm hại quan viên triều đình?

Quát liền mấy tiếng không ai đáp, xông vào, thấy trong khoang màn treo rách nát, một ngọn đen nhỏ leo lét cháy trên bàn, trong góc có vô số đôi mắt nhỏ, nhìn kỹ phát hiện, toàn là chuột chù to tướng.

Nào đâu có phải là thuyền quý nhân gì, rõ ràng là một cái thuyền ma.

A Hữu co chân chạy, chẳng may vướng phải tấm màn, vấp ngã, màn đứt rơi xuống, đốm lửa xanh lén liếm vào màn, lửa lớn bùng lên, đàn chuột kêu chít chít sởn tóc gáy. A Hữu hoảng hốt bò ra ngoài, kéo Lữ Huệ Khanh nhảy xuống sông, thuyền phu thấy thế nhảy xuống theo, vớt cả hai lên, vội vội vàng vàng chèo thuyền đi, mới được mười trượng thì cả thuyền biến thành ngọn đuốc lớn, đàn chuộc đùa nhau nhảy xuống nước, bơi về thuyền nhỏ, cha con thuyền phu và A Hữu ra sức lấy chèo đập chuột...

May nhờ gió sớm thổi mạnh, buồm căng gió nhanh chóng rời vịnh.

Thuyền phu nhìn con thuyền lớn chầm chậm chìm xuống nước, lại nhìn chủ tớ Lữu Huệ Khanh: - Trời xanh đất vàng ơi, các vị trêu chọc vào thần thánh nào thế?

Lữ Huệ Khanh bệnh rồi, do người ngâm trong thùng phân suốt một đêm, cho dù là mùa đông, vết thương vẫn mưng mủ, sốt cao mãi không thôi, thuyền phu cho rằng hắn xúc phạm thần ma quỷ quái, không chịu nam hạ. A Hữu đành đưa Lữ Huệ Khanh bệnh nặng trú tạm ngoại thành Túc Châu, đợi lão gia khỏe lại mới về.

Trong một đêm âm phong gào thét phẫn nộ, Lữ Huệ Khanh tỉnh lại, đờ đãn ăn hết bát cháo loãng do A Hữu đút cho, hắn không động đậy được, cử động một chút là mủ vàng chảy ra, chỉ có thể nằm một chỗ, nỗ lực nhớ lại đã xảy ra chuyện gì.

Nữ nhân diễm mị không thể biến thành chuột, dứt khoát là thế.

Thân là môn đồ nho gia, hắn không tin quỷ thân, nếu vậy chỉ có thể là người làm ra, nhưng là ai?

Không biết suy nghĩ bao lâu, nhìn thấy A Hữu đi vào, tinh thần phấn chấn hơn, mỗi ngày chỉ có lúc này hắn mới dễ chịu một chút, tuyết lạnh bao phủ toàn thân, cái lạnh xuyên thấu xương cốt mới làm dịu đi cơn ngứa khiến người ta phát điên.

- A Hữu, chúng ta chuyển ra bến tàu.

A Hữu phủi tuyết, đưa hai bàn tay tỏ bừng lên miệng thổi hơi ấm, cẩn thận nói: - Lão gia, sao ở bến tàu được, nơi đó loạn lắm, ảnh hưởng tới người dưỡng bệnh.

Lữ Huệ Khanh trở mình, để ngực đè lên tuyết, nơi đó thảm nhất, không có miếng thịt nào nguyên vẹn.

- Bến tàu tuy loạn, nhưng tin tức linh thông, chúng ta bây giờ như kẻ mù, không biết gì thì tương lai hành động thế nào, dù gì cũng cần có nguồn tin.

Thấy lão gia bắt đầu run lẩy bẩy, A Hữu vội vàng lấy vải dầu bọc vào, vải dầu này theo sai bảo của lão gia phết một lớp nến, như thế không dinh vào thịt. Khi lão gia hôn mê, hắn dùng vải, nào ngờ khiến vết thương dinh vào vải, tốn bao nhiêu công sức mới xé ra được, đau tới chết đi sống lại.

Đợi lão gia ngủ say, A Hữu dùng chăn bông bọc lại, lấy thừng buộc chặt, như thế lão gia trong lúc ngủ say bị ngựa mới không đá chăn ra.

An bài xong, A Hữu tìm cửa hiệu, thuê xe trâu đưa lão gia tới bến tàu Túc Châu.

Tuyết lớn đã bao phủ Biện Hà, con sông tấp nập cũng có kỳ nghỉ, đợi sang năm xuân ấm tào vận mới lại bắt đầu, năm nay tuyết rơi gấp, khiến thương cổ vì sông đóng băng mà mắc kẹt, đợi thuê dân phu vận chuyển hàng hóa theo đường bộ, bởi thế bến tàu đông đúc hơn thường ngày rất nhiều.

Đông nhất không phải là thương cổ mà là các chủ thuyền, xuôi nam hai trăm dặm nữa là sông không đóng băng, vẫn đi được, chủ thuyền tới Túc Châu kiếm mối làm ăn, thương cổ vận chuyển hàng trên đất liền hai trăm dặm là tiếp tục phải dùng thuyền.

Chủ thuyền và thủy thủ lúc trên thuyền thì chẳng khác gì nhau, lên bờ rồi mới trường bào, áo choàng, mũ lông thú, giày da, cao có thấp có, nhưng tay ai cũng rộng bè, cũng gân guốc, đó là tiêu chí rõ ràng của người kiếm sống ở sông nước.

Loại người này ưa rượu, dễ kết bạn, với nữ nhân không bao giờ keo kiệt, là hào khách được ca kỹ Túc Châu hoan nghênh nhân. Thủy thủ đa phần cường tráng, hung dữ, thích đánh nhau, chửi tục, trong nước như cá, lên bờ tiếp cận phụ nhân lại thành lợn con.

Tinh thần Lữ Huệ Khanh tốt lên nhiều, được A Hữu đưa vào một đại sảnh tửu quán, ngồi trong góc yên tĩnh, chỉ gọi đĩa đậu rang muối, vừa uống rượu vừa nghe ngóng tin tức bốn phương.

Cứ như vậy mười ngày, chưởng quầy cũng đã quen chủ tớ bọn họ, luôn để gianh vị trí ở góc tường, ngồi đó Lữ Huệ Khanh có thể nhìn rõ mỗi góc đại sảnh.

Hai ngày trước Lữ Huệ Khanh thậm chí còn nhìn thấy một người quen, người này tên là Thẩm Quát, thích những chuyện kỳ lạ trong thiên hạ, nhưng người đó đi qua b ên cạnh tựa hồ không nhìn thấy hắn.

Lòng tự tôn cực cao, Lữ Huệ Khanh không tới nhận người đó, dù sao cũng chẳng phải bằng hữu thân thiết.

Khi soi gương Lữ Huệ Khanh mới hiểu Thẩm Quát không phải lờ mình đi, mà là không nhận ra mình, đến hắn cũng không nhận ra bản thân, một tháng thôi mà tóc đã lấm tấm bạc quá nửa, mặt gầy hốc hác tới không còn ra hình người, còn đâu dáng vẻ phong lưu sái thoát khi xưa.

Từ sau ngày hôm đó, A Hữu thấy lão gia sa sút vô cùng, cả ngày không nói một câu, nhưng càng thêm quan tâm tin tức bên ngoài.

- Mẹ nó, thằng ngu cũng biết tiền trong Thục dễ kiếm, nhưng đám thương nhân đất Thục không cho bọn ta miếng cơm, bọn chúng tự có thuyền, lên bờ có voi lớn, dùng voi vận chuyển hàng hóa thì ăn đứt rồi, chẳng những mang được nhiều, quan trọng là an toàn, trên đường đi hồ báo sài lang đố dám lại gần, đến đạo phỉ cũng sợ hết vía.

- Cứ thế này chúng ta uống gió tây bắc hết, không cho người ta đường sống nữa à? Một chủ thuyền cao lớn kéo mũ ra, nói oang oang:

Một chủ thuyền khác thô lỗ bóp vú ca kỹ trong lòng, bực mình chửi: - Mẹ nó, nói ích gì, đám thương nhân đất Thục đó dựa vào Vân ma vương, ai dám đụng chạm tới vị đó.

Chủ thuyền cao lớn chỉ còn biết nốc rượu tì tì, ném mấy đồng tiền lên bàn: - Nếu không sống được nữa lão tử lên núi làm sơn tặc, sau đó đợi Vân ma vương tới chặt đầu.

Lữ Huệ Khanh nghe nói tới Vân ma vương, khóe miệng nhếch lên một chút, vẫn nhắm mắt nghe ngóng.

Đột nhiên có người nói: - Này, ở kinh thành vừa có vụ dùng cổ đấy, một vị cao tăng bị trúng cổ độc, thiếu chút nữa thì chết, nếu không nhờ Bao bán than ở phủ Khai Phong phá án thì vị cao tăng đó đã mất mạng rồi.

- Bao bán than lại phá án sao? Thế nào, thế nào?

Danh tiếng Lão Bao rất cao, không ít người lên tiếng hỏi.

- Nghe đâu là một giáo dụ quốc Quốc tử giám hại người, không rõ tên.

- Con mẹ nó, còn là người đọc sách à, thứ chó má không bằng súc sinh, giết người thì dùng đao chém một phát là xong, sao lại chơi cổ, thế này cả nhà già trẻ cũng khó sống rồi, không ai tha cho loại âm độc đó.

Lữ Huệ Khanh mở choàng mắt ra, tay cầm chén rượu run run, nhưng cố trấn tĩnh nghe tiếp, nhưng mấy người kia cũng không biết nhiều, chửi bới vài câu rồi nói sang chuyện khác.

Khi được A Hữu cõng về, Lữ Huệ Khanh một mình ngồi dựa vào tường, tay bịt miệng, không để tiếng khóc phát ra.

Dùng cổ bị phát hiện sẽ mang tội gì, Lữ Huệ Khanh quá rõ, hắn muốn dùng tốc độ nhanh nhất về Tuyền Châu mang cả nhà bỏ trốn, nhưng cái thân thể bệnh tật này không cho phép, hơn nữa đã trì hoãn ở Túc Châu một tháng, bất kể thế nào cũng không thể về nhà trước quan sai triều đình.

Ba ngày sau Lữ Huệ Khanh miễn cưỡng đi được, A Hữu đánh xe trâu đưa hắn tới Túc Châu.

Ở Túc Châu có một tiền trang không lớn, A Hữu đem hối phiếu đổi ra tiền, sau đó một khắc cũng không ngừng, đánh xe lên đường. Lữ Huệ Khanh đột nhiên nói rất nhiều, luôn kể chuyện vui ở quê nhà, còn sai A Hữu mua rất nhiều rượu thịt, khi đi qua một cái giếng khô, bảo A Hữu dừng lại, chủ tớ bày rượu thịt ra ăn uống.

Lữ Huệ Khanh đặt tay lên vai A Hữu, nước mắt lã chã: - Ta vì tin người nên mới gặp họa này, vậy mà ngươi không rời bỏ, từ nay trở đi, ngươi không phải phó dịch nữa, mà là huynh đệ của ta.

A Hữu cảm động khóc rống lên, thề cả đời đi theo hầu hạ.

Hai người vừa trò chuyện vừa uống rượu, tới khi say lăn quay ra đất.

Một lúc sau, Lữ Huệ Khanh từ từ mở mắt ra, nghe A Hữu ngáy như kéo bễ, vất vả đứng dậy, vỗ vỗ má gọi mấy tiếng không tỉnh, dùng toàn lực kéo hắn đẩy xuống giếng khô, dùng đao nạy đá bên giếng lăn xuống, tới khi tiếng la hét phía dưới tắt dần, ung dung lên xe, rẽ sang lối khác...

HẾT!