Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 7 - Chương 56: Hoàng Hà, chủ đề không thể né tránh




Giọng Vân Tranh uể oải như sắp kiệt sức tới nơi: - Tiểu tử đang tính kế đưa cả nhà đi Tần Châu.

- Tần Châu? Vậy ý đồ của ngươi ở Hà Hoàng sao, ta nghe nói Giác Tư La đang bệnh nặng, ngươi định tranh thủ thời cơ này? Địch Thanh giật mình, sau đó chuyển sang âu lo: - Nhưng ngươi lấy cái gì đấu với Thanh Đường, voi chiến của ngươi đã bị đưa tới phương nam gần hết rồi, số còn lại quá ít để tạo ra ưu thế trên chiến trường, Vũ Thắng quân của ngươi thì đã bị người ta xé tan tành, chín vị quân hầu đều thành chủ quan các quân đội khác, tiểu tử, ngươi đừng có mà tự tin thái quá.

- Địch soái, nếu không như thế tiểu tử làm sao đưa cả nhà đi? Tiểu tử định đi làm tri phủ Tần Châu, là quan văn chứ không phải quan võ, sẽ đưa theo gia quyến, đi nhiều rồi, sao nỡ để các nàng ở lại nữa.

Địch Thanh không nghe lời nói nhảm của Vân Tranh, hỏi thẳng: - Ngươi lấy cái gì thuyết phục đám Bàng Tịch đồng ý cho ngươi đi?

Vân Tranh bực bội lăn lộn trên sàn: - Thế nào cũng có cách, đám người đó thật ra cũng dễ đối phó thôi, chỉ cần cho họ thấy tiểu tử đi sẽ có lợi với Đại Tống là được, cho nên tiểu tử định kiếm một thời điểm thích hợp nói chuyện với Bàng Tịch, dù ông ta chẳng rộng lượng được như Văn Ngạn Bác tâng bốc, nhưng cũng là người thực sự muốn làm việc, chưa tới mức táng tận lương tâm.

- Có gì cứ đặt thẳng lên bàn mà thương lượng, đã qua Nguyên Tiêu, mùa xuân sắp tới, Đại Tống đổi niên hiệu, tâm lý con người ai cũng muốn làm chuyện gì đó mới mẻ mà.

Địch Thanh tán đồng với suy nghĩ này: - Nếu đã như thế, lão phu cũng nên hoạt động một chút, giống như bàn bạc trước đó, ngươi đi Tần Châu, ta đi phủ Hà Gian., lão phu cũng không đảm nhận quân chức, ài, chỉ là sẽ nhớ tiểu tử ngươi lắm đấy.

Nói xong những lời này, hai người tựa hồ bỏ được tâm sự, nằm thẳng cẳng trong đống da lông, hưởng thụ nắng ấm mùa đông, chỉ khác một da hổ, một da gấu.

Đại Tống lâu lắm rồi mới trải qua những ngày tháng yên tĩnh như thế, sau khi quan nha mở cửa, văn thư các nơi truyền tới, Triệu Trinh không tìm thấy văn thư địch xâm nhập biên ải làm hắn đau đầu, người Liêu đi săn, Tróc Sinh quân Tây Hạ cứ như biến mất, biên quân đa phần truyền tới tin tức truân điền, đây là dấu hiệu tốt.

Nếu như truân điền có thể thỏa mãn ba thành nhu cầu của biên quân, số dư tài chính của Đại Tống năm nay có hi vọng đột phá trăm vạn, di chuyển lực lượng tới việc trị thủy ở Hoàng Hà, không thể mãi dựa vào tu tu sửa sửa, mà cần tiến hành một lần cải tạo quy mô mới có thể bình an lâu dài.

Mùa xuân năm Khánh Lịch thứ tư, Khai Bảo tháp của Khai Bảo tự Khai Phong bị sập, tòa kiến trúc bằng gỗ này chỉ đứng vững được năm mươi lăm năm, đó là bảo tháp do thái tổ hoàng đế xây dựng để cầu phúc. vốn nghĩ có thể tồn tại rất lâu, không ngờ một vụ sét đánh biến nó thành ngọn đuốc lớn nhất thành Khai Phong.

Khai Bảo tháp đổ cũng là lúc bắt đầu tai họa cho những năm Khánh Lịch, từ đó trở đi, tai họa liên tiếp đổ lên đầu bách tính, cho tới tận khi Nông Trí Cao phản loạn. Chuyện xây dựng lại Khai Bảo tháp cũng được các đại thần đưa lên chương trình nghị sự, vì mọi người cho rằng Khai Bảo Tháp đổ đã đánh tan quốc vận của Đại Tống.

Triệu Trinh tuy không tin, nhưng vì muốn trấn an bách tính, hắn không thể không xây dựng lại Khai Bảo tháp, có điều lần này sử dụng gạch và lưu ly, sau khi dãi mưa dầm nắng, tòa tháp này biến thành đen xì xì, như thiết tháp, nên người ta cũng chẳng gọi bằng tên ban đầu nữa, mà gọi nó là thiết tháp.

Đứng trên thiết tháp, Triệu Trinh có thể nhìn thấy những cánh buồm trắng trên Hoàng Hà, ai cũng nói trên đỉnh đầu người dân Đông Kinh đội một chậu nước, câu này nói quá nhẹ nhàng rồi, phải nói đó là sợi dây treo cổ mới đúng.

Từ xưa tới nay, trị được Hoàng Hà luôn được coi là công tích lớn, cũng là mộng tưởng của mỗi đời đế vương, mỗi năm vào mùa này, Triệu Trinh đều tới đây nhìn Hoàng Hà, vì đây là thời điểm nước sông sẽ mang theo vô số tảng băng cùng với thế sám sét đánh tới.

Đông Kinh địa thế bằng phẳng, băng tới nơi này sẽ chất đống lại, nếu như băng trôi quá nhiều, mà băng ở hạ du còn chưa tan hết sẽ tạo thành hậu quả khó lường.

Con sông này chưa bao giờ làm người ta hết lo, rồi sẽ có một ngày phù sa đổ tới chất đống lòng sông, làm hạ du còn cao hơn thượng du, nơi này sẽ biến thành biến nước mênh mông.

Vấn đề này ai cũng biết, mọi người đều đợi ngày đê lớn Hoàng Hà sụp đổ, chỉ là không biết ngày nào tai họa đổ xuống, trong năm còn tạm vì mối lo khác quên đi, nhưng tới mùa này, lại thành sợi thòng lọng treo lơ lửng trên đầu.

Bành Lễ tiên sinh cũng lần thứ ba dẫn đám Vân Nhị tới Hoàng Hà, hai nhà Vân Tô ít thiếu nhất là chiến mã, cho nên lão nhân gia ngồi xe ngựa, ba thiếu niên cưỡi ngựa, theo sau còn có tám gia tướng hùng dũng.

Đoàn người này nhìn một cái là biết huân quý, nên dòng người qua lại trên đê đều tự giác né tránh, đều nghĩ mấy quý nhân này buồn chán đi ngắm cảnh, nhưng lúc này dương liễu hai bên bờ Hoàng Hà chưa mọc nõn xanh, sông chỉ có băng trôi, trời vẫn lạnh run, có gì hay mà xem?

Mỗi khi đi được trăm trượng là gia tướng xuống sông múc đầy một vò nước, Vân Nhị và Tô Thức cẩn thận đánh dấu, sau đó đặt lên xe trâu, trên xe đã có mười mấy cái vò như vậy rồi, xem ra bọn họ đi trên đê một thời gian không ngắn.

Người già tinh lực không tốt, Bành Lễ tiên sinh bất tri bất giác ngủ mất, khi tỉnh dậy thì xe ngựa đã dừng, trên người đắp tấm da gấu ấm áp, bên ngoài xe có tiếng mấy đứa nhóc thảo luận, giọng áp xuống thật thấp, xem ra sợ đánh thức mình.

-... Đo xong hết rổi đấy, hũ ở hạ du nặng hơn hũ ở thượng du một lạng ba, nói cách khác phù sa chảy ba mươi dặm mất đi chừng đó, đọng lại toàn bộ ở đoạn sông này, chỉ cần tính được lưu lượng của Hoàng Hà, sẽ tính ra mỗi năm có bao nhiêu bùn đất ứ lại, nếu tốc độ nâng cao bờ đê mà không bằng tốc độ bùn đất ùn ứ thì vỡ đê là cái chắc.

- Không chỉ có thế, còn phải tính cả tốc nộ nâng cao lòng sông ở hạ du nữa, bùn tích càng nhiều, nước thoát ra biển càng chậm, đây là phản ứng dây chuyền, không thể đơn giản dựa vào con số.

- Tính ra ngày nào vỡ đê thực ra cũng không khó, làm sao trị được Hoàng Hà mới giỏi.

- Ta thấy cách tốt nhất là nắn dòng cho nó, so với việc để nó tự tìm lối thoát ra biển thì chúng ta chủ động làm thay, giống như ở Đập Đô Giang đất Thục, chúng ta chia sông làm hai đó, chỉ là cách này ở đây không ăn thua, chúng ta không còn nhiều như thế.

- Thật điên người, có ví dụ hay như thế, mà người ở đây quanh năm suốt tháng ra sức nâng cao đê, chạy đua với thiên nhiên, làm sao mà thắng nổi.

- Đệ thấy muốn trị Hoàng Hà, không phải làm lòng sông rộng hơn, mà nên thu hẹp, như thế tốc độ nước tăng lên tự cuốn trôi bùn đất, chẳng phải giải quyết được vấn đề lòng sông không ngừng nâng cao à?

Bành Lễ tiên sinh thấy bọn chúng nhí nháu tranh luận, thò đầu ra cười: - Mấy đứa suy nghĩ còn đơn giản lắm, năm Khánh Lịch thứ tám, ở Thiền Châu đã khoét đê, làm nước sông rẽ nhanh chảy về tây bắc, khiến cho phía đông huyện Hiến, huyện Thanh ngập trong biến nước. Mấy đứa chỉ nghĩ cách giải quyết phiền toái ở Đông Kinh, sao không nghĩ cho nỗi khổ của bách tính phủ Đại Danh? Trị một sông không phải là việc đơn lẻ của vùng nào, nó thể hiện ý chí của cả quốc gia.

- Nên phân dòng ở đâu, nên nâng cao ở chỗ nào, thậm chí là nơi nào nên bỏ đều cần có luận chứng rõ ràng, sau đó cần hoàng đế có khí phách lớn, có thủ đoạn khống chế mạnh mẽ, nếu không dân biến ở ngay trước mắt đó.

Tô Thức cười ngông nghênh: - Cháu chỉ phụ trách trị hà, còn thống ngự bách tính là người khác, kiến nghị cứ đưa lên, thành hay không kệ bọn họ chứ!

Bành Lễ tiên sinh rút ngay thước trúc đánh vào đầu Tô Thức, thằng nhãi này có một cái tính rất xấu là ăn nói ngông nghênh vung vít, cho dù trong lòng chưa chắc đã nghĩ thế, ông cụ trầm ngâm một lúc nhìn ba đứa: - Danh tiếng mấy đứa tích lũy đã đủ rồi, mai theo ta vào cung gặp quan gia, chuyện thành hay không phải xem mấy dứa, lão phu chỉ phủ trách đưa đường dẫn lối thôi.