Trân Châu Cảng

Chương 34




Khi tin tức về cuộc tấn công lan khắp nước Mỹ, thì đối với từng người dân Mỹ, tin ấy có nghĩa là đất nước của họ đang thắng thế.

Tổng thống Roosevelt biết được cái giá mà những anh hùng trẻ tuổi phải trả, ông vui mừng với chiến thắng của họ. Ông biết lúc này phía Nhật Bản đang vò đầu bứt tai vì không biết những chiếc máy bay này xuất phát từ đâu mà đánh trúng điểm yếu của họ.

Nhưng khi báo đăng thêm những dòng tít lớn TẤT CẢ CÁC MÁY BAY ĐỀU GẶP TAI NẠN, CHỈ CÓ 6 PHI CÔNG CÒN SỐNG SÓT thì tâm trạng người dân đều chùng xuống.

Những báo cáo đầu tiên đều sai lầm hết. Vào cái ngày định mệnh ấy, không một ai biết số phận của những phi công bị rơi xuống biển, và rồi dần dần họ xuất hiện ở những vùng quê Trung Quốc. Sau đó tìm được sự giúp đỡ và trở về nhà.

Cuối cùng không phải tất cả mà chỉ có 5 người, [????] sống sót quay trở về Hoa Kỳ. Một phi hành đoàn trên chiếc P-25 cho biết họ không có đủ nhiên liệu để đến được Trung Hoa đã bay thẳng đến Siberia và sống chung với người Nga cho tới tận thời điểm Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Còn tất cả các phi công khác đều nhảy dù. Máy bay của họ bị nổ tung khi hạ cánh.

Trong số 5 phi công hy sinh có hai người bị xử tử trên đất Nhật, họ chính thức bị kết án là tội phạm chiến tranh. Cuộc tấn công của họ vào Tokyo giữa lúc hai bên đang tuyên chiến thì bị coi là tội phạm chiến tranh. Trong khi cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu cảng được coi là một hành động hợp pháp trong chiến tranh. Tại sao lại như thế? Chỉ có những người làm luật quốc tế mới có thể giải thích được sự trớ trêu ấy.

Jimmy Doolittle không bị bỏ tù, người ta mời ông vào Nhà Trắng. Nơi đó, ông nhận được huân chương danh dự và được đặc cách lên cấp tướng.

*

Evelyn đứng cạnh những người vợ chờ chồng ở sân bay Trân Châu cảng. Chờ cho những chiếc máy bay dừng hẳn, đại tá Doolittle là người đầu tiên hiện ra nơi khung cửa, rồi sau đó là những người khác, có cả dân thường có cả lính quân đội. Người ta bắt đầu vỗ tay đón chào. Ông có vẻ hơi ngượng và giơ tay bảo họ im lặng. Thêm nhiều phi công cừ khôi chui ra khỏi khoang máy bay bước ra khỏi ánh nắng mặt trời. Một người vợ quá vui sướng khi thấy chồng mình. Không còn đợi anh được nữa, đã chạy đến gục đầu vào lòng anh khóc nức nở. Thế rồi tới Rafe, cánh tay phải băng bó vết thương trên trán khâu vẫn chưa lành hẳn, mắt anh tìm Evelyn và tim nàng đập mạnh. Tim anh cũng thế nhưng anh không cười. Anh đến bên cửa của khoang hàng hoá dưới cánh máy bay nơi đó có vài chiếc quan tài phủ cờ im lìm chờ đợi. Rafe đến bên chỗ quan tài mà anh biết là của Danny cùng với những người lính danh dự. Anh bước ra ngoài kia, đưa thi hài của bạn mình cùng với những người khác ra khỏi thân máy bay.

Đến lúc này, Evelyn mới đến bên anh, khóc lặng lẽ trên vai anh.

*

Khi mọi chuyện qua đi, chúng ta nhìn ngược lại lịch sử và hiểu thêm được nhiều điều. Chính cuộc chiến này đã thay đổi cục diện nước Mỹ. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II bắt đầu ở Trân Châu cảng. Và 1177 người vẫn còn vùi xác trong thân tàu Arizona chìm sâu dưới đáy biển. Nước Mỹ đã chịu đau đớn, nhưng từ đó nước Mỹ cũng đã lớn mạnh hơn. Đó là một chân lý: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Biết bao thăng trầm mà người Mỹ vẫn ngẩng cao đầu vượt qua.

Trong một thung lũng vùng Tennesee, trên một cánh đồng trải vàng tít tắp, người ta dựng lên một bức tượng đá nhỏ để tưởng niệm người đã khuất với lá cờ Mỹ phủ chéo lên trên. Mảnh đá có khắc tên Danny Walker.

*

Một năm sau khi Rafe McCawley hạ cánh cuối cùng rời Trân Châu cảng, anh đứng bên cạnh Evelyn trước bức tường kia, giữa quê hương Tennessee, anh bồng một cậu bé trai trên tay. Trên ngực cậu bé lấp lánh huy chương, đó là tấm huy chương của Danny. Một tấm huy chương tương tự cũng được trao cho Jimmy Doolittle. Trong buổi lễ chính thức nhận quân hàm cấp tướng, ông đã trao nó cho Rafe.

Thằng bé luôn cảm thấy thoải mái khi được Rafe ôm trong tay, nhưng hôm nay nó hết xoay ngang, rồi lại xoay ngửa, đòi xuống đất để đi. Và Rafe nhẹ nhàng đặt con xuống thảm cỏ mềm, xanh tốt. Thằng bé chập chững bước chỉ tay vào chiếc máy bay sơn màu đỏ thẫm, đó là chiếc máy bay của cha Rafe. Anh đã giữ gìn nó rất cẩn thận. Anh quỳ xuống bên con:

- Này Danny, con muốn lên máy bay ư?

Thằng bé không biết người mà nó phải kêu bằng bố kia nói gì. Như khi nó cười, nụ cười giống hệt như của Danny, kỳ diệu và vui vẻ.

Evelyn đứng bên cạnh bia mộ của Danny. Nàng không bao giờ nghĩ đó là một ngôi mộ, bởi anh lúc nào cũng sống động bên nàng trong hình dáng của con anh. Sau đó mắt nàng dõi theo Rafe đưa đứa trẻ đến bên máy bay cũ kỹ và nàng biết lần đầu tiên trong đời, mình đã tìm được chốn trên Trái Đất rộng lớn này. Một chốn mà nàng có thể coi đó là nhà, là tổ ấm của mình.