Trác Phác

Chương 3




Sau ngày hôm đó, Tề Thời Sâm cũng không đến tìm Cao An nữa.

Trong ấn tượng của cậu, Cao An ít khi nói cười lạnh nhạt vô tình. Ý nghĩ trở thành học trò của anh chỉ xuất phát từ hai nguyên nhân. Một là, ấn tượng ngày đó cậu để lại cho thầy Diệp quả thực không tốt. Hai là, Cao An vốn dĩ là người có năng lực chuyên môn cao, lại không thu nhận nhiều học trò. Nếu cậu thành công bái sư, thì cũng đồng nghĩa với việc được anh coi trọng, sau này còn có thể học hỏi được rất nhiều điều.

Nhưng khi nghe Cao An dùng sự nghiêm túc khác lạ với thường ngày phân tích năng lực, cũng như ưu thế của cậu, Tề Thời Sâm cảm thấy mình có lẽ vẫn chưa hiểu hết về thầy Cao.

Bộ dạng tránh xa nhân tình thế thái “Cao Quải Quải” kia chân chính là thầy Cao sao?



Lên năm tư được mấy ngày, Tề Thời Sâm ở tầng mình đang học nghe thấy thông báo của trường. Hai giờ chiều nay, khai giảng khóa mới cho sinh viên năm nhất, người chủ trì là giảng viên Cao An, địa điểm là phòng báo cáo của trường.

Tề Thời Sâm nhìn đồng hồ, đã 1 giờ 50 phút.

Cậu ấy vậy mà không hề suy nghĩ, cứ thế trực tiếp chạy đến phòng báo cáo.

Căn phòng này vốn không quá lớn, người đến tham dự lại đông, thế nên phút chốc đã chật kín. Tề Thời Sâm đảo qua hai vòng mới tìm thấy một chỗ trống, liền ngồi xuống ngay. Đâu đó xong xuôi, cậu cuối cùng cũng thấy được người nọ đang bước dần lên bục giảng.

Vẫn là kiểu tóc không chút cẩu thả và phục trang chỉnh chu đó.

“Chào mọi người, tôi là Cao An – Viện Văn Học. Tôi rất vinh hạnh khi có thể đại diện cho viện đến khai giảng khóa mới của chúng ta.” Lời nói đầu vừa xong, phía dưới không khí dường như có chút xìu xuống. Những gương mặt tươi trẻ của sinh viên vừa nhập học từ nam đến nữ khắp nơi trong phòng. Chỉ có bộ dạng của một sinh viên sắp bị đá ra trường như Tề Thời Sâm là khác biệt.

Cao An nhìn một vòng, nói đùa một câu: “Thế nào, đều không tự nguyện đăng ký học Hán ngữ sao? Hình như bên dưới không được hào hứng lắm.”

Phía dưới cũng trở nên bớt căng thẳng hơn, có chút cười vui.

“Vậy thầy phá lệ, kể chút lịch sử cho các em nghe.

Trăm năm trước, mảnh đất dưới chân chúng ta hiện tại là một học phủ, vì củng cố con đường cứu quốc mà thành lập. Lúc ấy, trường chúng ta nhất quyết phải xây dựng ngành học này, quyết không từ bỏ. Trải qua bốn mươi mốt năm, học phủ ngày xưa đã đổi tên thành đại học A, ngành Hán ngữ học của chúng ta cũng chính thức có riêng một viện, có cờ hiệu riêng, có tinh thần riêng của chính mình.

Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các ngành học mới ngày càng nhiều nhưng đại học A của chúng ta vẫn lấy Văn Học Viện, lấy chuyên ngành Hán ngữ làm hướng phát triển, cũng vì đó mà kiêu ngạo.

Đó là do đâu?”

Cao An điểm đầu ngón tay xuống mặt bàn, rồi nói: “Bởi vì điều chúng ta học là linh hồn của dân tộc Trung Hoa.”

“Cái gì gọi là hồn? Bàn Cổ huy rìu khai thiên địa, Đông Hoàng Thái Nhất ngự vạn yêu, Thần Nông cứu thế nếm bách thảo, Nữ Oa luyện thạch bổ khung thiên. Đấy chính là hồn dân tộc! (1)

Tham khảo các truyền thuyết dưới đây:

Truyền thuyết Bàn Cổ khai thiên

Truyện về Đông Hoàng Thái Nhất

Truyền thuyết Thần Nông nếm bách thảo

Truyền thuyết Nữ Oa luyện thạch bổ thiên

Cái gì gọi là hồn? Thái dương cao cao tại thượng ta liền đuổi theo thái dương, bị biển sâu nhấn chìm ta liền lấy đá lấp biển, núi cao sừng sững chắn đường, ta cùng con cháu dời đi núi lớn… Đấy chính là hồn dân tộc! (2)

(Sức mạnh đoàn kết có thể dời non lấp biển. Đoạn văn trên có thể đã lấy ý từ các tác phẩm văn học hiện đại.)

Cái gì gọi là hồn?

‘Mạch thượng hoa khai,

Khả hoãn hoãn quy hĩ.’
 (3)

(Hoa ven đường đã nở, trên đường về nàng hãy cứ thong thả ngắm hoa)

(Trích bức thư Ngô Việt Vũ Túc Vương – Tiền Lưu gửi cho Trang Mục phu nhân, uyển chuyển giục bà trở về sau chuỗi ngày dài về quê mẹ)

Cái gì gọi là hồn?

Thử tâm an xứ thị ngô hương.‘ (4)

(Nơi nào khiến lòng này yên ổn thì đó là cố hương.)

(Bài thơ Định phong ba – Từ Nam Hải về tặng ca kỹ trong nhà Vương Định Quốc – tác giả Tô Thức)

(Vương Định Quốc tức Vương Củng 王鞏, bạn của Tô Thức. Sau Ô Đài thi án, năm Nguyên Phong thứ 3 (1080), Tô Thức bị đày đi Hoàng Châu, Vương cũng liên luỵ, bị giáng chức đến Tân Châu hoang vắng, lạnh lẽo ở Lĩnh Nam. Khi Vương bị giáng chức, Nhu nô vẫn một lòng đi theo, chưa từng rời khỏi ông. Năm Nguyên Phong thứ 6 (1083), Vương mới có thể trở về phương bắc. Trên bàn tiệc, Nhu nô mời rượu Tô Thức, Tô Thức hỏi có phải nàng chưa quen với người, vật, gió, đất của Lĩnh Nam? Nhu nô mỉm cười trả lời: “Nơi nào khiến cho tâm an định thì nơi đó chính là quê hương”. Tô Thức nghe xong rất cảm động bèn viết bài này.)

Cái gì gọi là hồn?

‘Giang Nam vô sở hữu,

Liêu tặng nhất chi xuân.’ 
(5)

(Đất Giang Nam có gì đâu

Tặng anh một nhành xuân.)


(Bài thơ Tặng Phạm Diệp – tác giả Lục Khải)

(Lục Khải cùng Phạm Diệp chơi thân nhau, từ Giang Nam gửi một cành hoa mai đến Lũng đầu cho Diệp, đồng thời tặng bài thơ về hoa)

Đây là 5000 năm hun đút nên hồn dân tộc.

Cứng cỏi mà nhu hòa, ngoan cường chiến đấu nhưng trước sau vẫn giữ được thiện ý trong lòng mình.

Điều chúng ta học chính là đây. Là điều nhất quyết không thể bị khinh thường của dân tộc.”

Những sinh viên lúc nãy còn ủ dột vì sắp phải nghe đi nghe lại những màn khai giảng nhàn chán thì nay đã thẳng lưng ngồi lại, không còn nhỏ to nói chuyện phiếm, mặt ai nấy đều nghiêm túc hướng về người phía trên bục giảng.

“Không sai, tương lai của các em chỉ đơn giản có mấy con đường. Hoặc công tác tại viện nghiên cứu, hoặc làm việc trong các lĩnh vực khác có liên quan đến văn học, cũng có thể chỉ như tôi trở thành một giảng viên bình thường. Mỗi ngành nghề lại có mức lương khác nhau, từ vài đồng lẻ tới những con số lớn hơn gấp nhiều lần.”

Cao An nhấp môi, sống lưng càng thêm thẳng, thần sắc như nghiêm túc hơn vài phần, “Nhưng mong các em hãy nhớ lấy lời này của thầy. Từ trước đến nay, giá trị nhân văn của mỗi con người không quyết định bởi tiền bạc.”

“Độc lập trong tinh thần, tự do trong tư tưởng. Trần Dần Khách lão tiên sinh đã để lại cho chúng ta châm ngôn này, đã nói rõ lập trường của văn nhân chúng ta. Đã là văn nhân, chúng ta phải có cốt khí kiêu ngạo, nguyên tắc kiên định, quyết không từ bỏ. Cho dù thế gian hỗn loạn đảo điên cũng phải giữ nguyên cốt cách của chính mình.”

“Nghe thật ngông cuồng đúng không?” Khóe môi Cao An lóe lên một tia ngạo nghễ, đôi con ấy như chứa đựng ánh sáng chân lý.

“Nhưng chúng ta vì sao không thể ngạo mạn?

Nước cộng hòa tính đến nay đã thành lập 55 năm, đại học A giảng dạy đã được 112 năm.

Bề dày lịch sử của chúng ta không thua kém bất kỳ ai, nhân tài đào tạo ra lại nhiều không đếm xuể. Ngay trên mảnh đất này, những con người nơi đây từ thuở chiến tranh hai tay không tấc sắc đánh bại giặc ngoại xâm, dựng nên thành lũy, xây nên bờ cõi. Đến lúc hòa bình, lặng lẽ cống hiến, phát triển nước nhà. Đó chính là lịch sử mà chúng ta đã tạo dựng. Đó chính là điều đáng để chúng ta tự hào!”

Dưới bục giảng trải dài những tiếng vỗ tay. Đợi tràng âm thanh rầm rộ này tan dần đi, Cao An mới tiếp tục nói, “Cho bên, hãy ngẩng cao đầu, thẳng lưng dậy nói cho mọi người cũng là nói cho chính mình biết rõ. Người đang đứng ở đây sống trọn vẹn nhất thời đại học chính là các em. Người đứng giữa đất trời Trung Hoa bao la rộng lớn, trăm ngàn điều đổi mới vẫn kiên quyết không từ bỏ linh hồn của dân tộc cũng chính là các em!”

Tề Thời Sâm phút chốc cảm thấy hốc mắt mình nóng lên, dường như có thứ gì đó trong tâm hồn thôi thúc cậu lao tới phía trước. Nhiệt huyết dâng trào trong lòng cậu. Tề Thời Sâm cuối cùng cũng hiểu được người thầy trước mắt của mình là ai. Dẫu thanh danh không tốt vẫn khiến người khác kính trọng, dẫu gặp phải sự cố chấp khó hiểu của cậu ở văn phòng vẫn phân định rõ ràng. Người đó chính là thầy.

Thì ra, đây chính khí khái.

Thì ra, đây mới chính là Cao An, Cao lão sư.



Chú thích:

Theo ý kiến cá nhân của mình, ở đoạn phát biểu trên Cao An đã thể hiện được sự uyên bác và sự sắp xếp, dẫn dắt hợp lý của một giảng viên. Đồng thời thể hiện được khí khái của một văn nhân thực thụ khiến cho Tề Thời Sâm ngưỡng mộ và kính trọng vô cùng.

Để giải đáp câu hỏi “hồn dân tộc là gì?”

Thầy Cao đã chỉ ra những điều giải thích cho cụm từ này.

Từ thuở khai sinh lập địa, từ quá khứ cho đến hiện tại. Hồn dân tộc, cách suy nghĩ và nhận thức về thế giới của dân tộc được thể trong các sự tích, truyền thuyết (1). Sau đó, điều này lại được khẳng định thêm lần nữa ở các tác phẩm văn học hiện đại (2).

Hồn dân tộc không chỉ tồn tại trong việc xây dựng thế giới, mở mang bờ cõi, bảo vệ và phát triển đất nước mà còn tồn tại trong tình cảm đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước và cả những phong cảnh tráng lệ, nguy nga, hay hữu tình, lãng mạn. (3)(4)(5)

Văn học, thơ ca là nơi lưu giữ lại những giá trị văn hóa của dân tộc. Vậy nên học tập và phát triển nền văn học nước nhà cũng là cách góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn những giá trị tinh thần thuần túy của quê hương, đất nước, con người. Từ đó dùng tri thức, tinh thần và ý chí của mình để xây dựng nước nhà ngày một phát triển và bền vững hơn.