Tống Y

Chương 499: Cầm sắt vô doan




Đỗ Văn Hạo cười nói: "Hay, hay, hay. Ta biết nàng thẹn thùng, ta không làm khó cho nàng nữa. Tối ta sẽ tới".

Vương Nhuận Tuyết ngượng ngùng gật đầu sau đó nàng vội vàng quay người bước đi.

Đỗ Văn Hạo không sao được đành lắc đầu, khi hắn quay người lại thấy một người đang đứng trước mặt mình thì càng hoảng hốt. Đỗ Văn Hạo nhìn kỹ thì đó là Mị Nhi.

Thế nhưng Đỗ Văn Hạo vẫn chưa nhận ra cách ăn mặc hôm nay của Mị Nhi hoàn toàn khác với trước, giống với một nữ tử con nhà lành. Thậm chí gương mặt của nàng không trang điểm gì, chỉ có một lớp son môi nhàn nhạt, trong vô cùng thanh tú.

Mị Nhi cười nói: "Không phải muội có ý tới gặp mà muội chỉ đi ngang qua đây".

Đỗ Văn Hạo nói: "Muốn gặp cũng không sao cả. Ta và phu nhân cũng không có gì".

Mị Nhi thấy Đỗ Văn Hạo phải đi nên nàng cùng hắn đi ra ngoài: "Công việc làm ăn của Đỗ lão gia rất tốt, đúng không?"

Đỗ Văn Hạo nói: "Vẫn tốt. Nghe nói công việc làm ăn của Mị Nhi kiều rất tốt".

Mị Nhi cười xấu hổ nói: "Cũng chỉ là đủ sống qua ngày thôi".

Đỗ Văn Hạo không nói gì nữa. Hai người đi tiền viện. Mị Nhi nói: "Nghe nói Dương Duệ đối nghịch với ca khắp nơi. Ca phải cẩn thận kẻ tiểu nhân đó".

Đỗ Văn Hạo nói: "Đa tạ muội đã lo lắng".

Mị Nhi nói: "Hôm nay muội ra phố mua đồ có nghe người trên phố nói dạo này công việc làm ăn của Dương Duệ thua kém trước rất nhiều. Hắn nóng nảy tới mức như kiến bò trên chảo. Muội nghe xong rất cao hứng cho ca".

Mị Nhi muốn nói là cao hứng vì Đỗ lão gia nhưng cuối cùng nàng lại đổi thành "ca" vì nàng cảm giác như vậy thân thiết hơn.

Đỗ Văn Hạo nói: "Đa tạ".

Mị Nhi cười quyến rũ nói: "Nói gì thì nói nếu không phải có ca ca thì Mị Nhi này chỉ e đã sớm đi đời nhà ma rồi'.

Đỗ Văn Hạo mỉm cười. Lúc này Bàng Vũ Cầm đi tới cạnh hai người. Nàng nhìn thấy Mị Nhi nên không nói gì cả.

Mị Nhi tinh ý nhận ra nên liền cáo từ.

Bàng Vũ Cầm nói: "Tướng công, tri huyện Đại lão gia tới, đang ở trong đại sảnh'.

Đỗ Văn Hạo cau mày nói nhỏ: "Chúng ta cũng mời mấy người Mị Nhi tới sao?"

Bàng Vũ Cầm nói: "Mời Mị kiều thì có mời Mị Nhi. Vì Trang Huýnh Mưu và Mị Nhi là người một nhà, sợ sau này Mị Nhi biết, dù sao cũng chỉ thêm một người nên mời".

Đỗ Văn Hạo nói: "Ừ. Dương lão gia đã tới chưa?"

Bàng Vũ Cầm nói: "Lễ vật đã đưa tới rồi nhưng nghe nói Dương Duệ bị bệnh nên Dương lão gia không tới được".

Đỗ Văn Hạo "ồ' một tiếng nói: "Nàng lại đi chuẩn bị một ít trứng gà và thức ăn mềm, đợi khi tiệc tan ta sẽ tự mình mang tới".

Bàng Vũ Cầm nói: "hiểu rồi'.

Dương phủ.

Dương Thiên hộ lo lắng đi lại trong phòng. Dương Duệ nằm trên giường không nhịn được nói to: "Có phải ông muốn cháu chết không? Ông cứ đi tới đi lui khiến cháu chỉ muốn ngất xỉu".

Dương Thiên hộ thở hổn hển chỉ vào Dương Duệ nói: "Cháu ở trước mặt ta hung hăng làm cái gì hả? Nếu cháu có bản lĩnh thì hãy đi tìm nữ nhân xem nào?"

Sau khi nghe xong Dương Duệ nhất thời nghẹn lời.

Vương chưởng quỹ ở bên cạnh dè dặt nói: "Dương lão gia, ngài không nên nóng vội. Chuyện này không nóng vội được".

Dương Thiên hộ tức giận nói: "Ngươi không gấp gáp vì ở vào tuổi của ngươi dù có muốn gấp gáp cũng không thể gấp gáp được, không giống với nam nhi trai tráng ba mươi mấy tuổi được. Đại phu của các ngươi làm ăn gì vậy? Dương gia đã nuôi dưỡng các ngươi mà hôm nay các người lại biến thiếu đông gia thành một người như vậy. Cả ngươi đúng là một đám rùa đen rụt đầu rụt cổ. Các ngươi thật sự làm lão phu tức chết".

Vương chưởng quỹ cười xấu hổ nói: "Tục ngữ có câu: Danh y không tự chữa bệnh cho mình".

"Phì" Dương Thiên hộ tức giận quay nhổ vào mặt Vương chưởng quỹ. Vương chưởng quỹ vội vàng cúi đầu không dám nói tiếp.

"Cái gì gọi là danh y không tự chữa bệnh cho mình hả? Ngươi nghĩ rằng ta là lão già hồ đồ hả. Cái gì là xem bệnh cho mình và cho người nhà? Duệ nhi là cái gì của ngươi, là người nhà của ngươi sao? Hừ, ngươi đúng là không biết nhìn mặt mình".

"Dương lão gia, ngài ngàn vạn lần không nên tức giận. Chúng ta đang nghĩ cách" Vương chưởng quỹ nói.

"Nghĩ biện pháp gì hả? Đã lâu như vậy. Các ngươi đã thử tất cả các loại thuốc nhưng tại sao bệnh tình của Duệ nhị càng ngày càng nghiêm trọng vậy hả?"

"Chúng ta đã làm theo sự căn dặn của thiếu đông gia cho người cưỡi ngựa ngày đêm tới Sơn huyện mời Giang chưởng quỹ".

Dương Thiên hộ tức giận nói: "Các ngươi là lợn hả? Tại sao phải bỏ gần tìm xa?"

Vương chưởng quỹ ngơ ngác hỏi: "Ngài nói là Vương thần y hả? Hay là thôi đi, hiện tại không còn ai tìm ông ta xem bệnh từ khi xuất hiện Đỗ Vân Phàm lão gia. Ngài không nói là Đỗ Vân Phàm lão gia đấy chứ?" Vương chưởng quỹ nói tới đó mới nhận ra Dương lão gia muốn nói tới ai.

Dương Duệ nghe Vương chưởng quỹ nói vậy tức thì giống như bị ong vò vẽ đốt vào mông, hắn ngồi nhỏm dậy: "Không được để hắn tới xem bệnh cho ta. Ta dù chết cũng không để hắn xem bệnh cho ta. Dương Duệ ta sau này còn mặt mũi nào sống được ở quận Tú Sơn này sao? Không xem. Đánh chết cũng không xem".

Dương Thiên hộ tức giận nói: "Hay lắm, người của Dương gia ta mà một chút khí phách cũng không có. Cháu không nên xem bệnh nữa. Cháu cứ nằm yên trên giường mà nhìn hai cái trứng của mình trở nên đỏ rồi biến thành đen, cuối cùng thì nát vụn" Nói xong Dương Thiên hộ nổi giận đùng đùng, khoát tay áo bỏ đi.

Khi Dương Thiên hộ về tới nhà, Dương Quang nói: "Lão gia, Đỗ tiên sinh tới'.

Dương Thiên hộ vội vàng đi ra đại sảnh. Đỗ Văn Hạo đang ngồi uống trà. Trên bàn có để một cái giỏ tre và một hộp thức ăn.

"Ha ha. Thật ngại quá, đã để hiền chất đợi lâu. Không phải hôm nay mừng trăm ngày của lệnh lang sao? Tại sao hiền chất lại tới đây?"

Đỗ Văn Hạo vỗ vỗ vào hộp thức ăn nói: "Tại hạ đã lương trước Dương lão gia sẽ đói bụng nên mới bảo chiết thê chuẩn bị một ít trứng gà và thức ăn mềm mang tới cho lão gia ăn" Nói xong Đỗ Văn Hạo lấy mấy món ăn ngon từ trong hộp thức ăn ra để lên bàn.

Dương Thiên hộ xúc động nói: "Nếu Dương Duệ chỉ cần hiểu chuyện bằng một nửa hiền chất, ta có chết cũng an tâm".

Đỗ Văn Hạo cười nói: "Dương lão gia ngàn vạn lần không nên nghĩ như vậy. Trước tiên lão gia hãy nếm thử tay nghề nấu bếp của nhà tại hạ".

Khi trước Dương Thiên hộ đã đầy một bụng tức ở nhà Dương Duệ. Khi về tới nhà nhìn thấy Đỗ Văn Hạo mới có cảm giác đói. Ông thấy Đỗ Văn Hạo lấy ra một đôi đũa liền nhận lấy, gắp một miếng thức ăn đưa lên miệng, nói: "Thức ăn ngon, quả thực rất ngon. Món ăn ngon sao có thể không có rượu? Hiền chất, hãy cùng lão hủ uốn một chén, được không?"

Đỗ Văn Hạo cười nói: "Cung kính không bằng tuân lệnh".

Dương Thiên hộ gọi người rượu và chén tới. Hai người vừa uống rượu vừa nói chuyện.Rượu được ba tuần, đột nhiên Dương thiên hộ thở dài.

Đỗ Văn Hạo hỏi: "Dương lão gia vì sao thở dài?"

Dương Thiên hộ lắc đầu nói: "Không nên nói ra. Hễ nói ra là lại đau lòng".

Lập tức Đỗ Văn Hạo hiểu Dương Thiên hộ thở dài là vì bệnh tật của Dương Duệ. Một khi Dương lão gia đã không muốn nói với hắn, hắn cũng không thể truy hỏi nên chỉ nói: "Vậy không nên nói".

Dương Thiên hộ ngửa cổ uống hết một chén rượu nói: "Chỉ sợ là sau khi tỉnh lại vẫn không giải được nỗi sầu này'.

Đỗ Văn Hạo hỏi Dương Thiên hộ chuyện lần trước hắn nhờ ông ta tìm kiếm hộ tung tích Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao xem nàng còn sống hay không. Dương Thiên hộ xấu hổ nói thủ hạ của mình bất lực, trước mắt không nghe được tin tức gì. Đỗ Văn Hạo buồn rầu suy nghĩ: thời nay binh mã loạn lạc hơn nữa giao thông, thông tin vô cùng lạc hậu nên việc trao đổi thông tin rất bế tắc. Thời gian lại ít nên không nghe được tin tức gì cũng là điều bình thường.

Sau một lúc tán gẫu, Đỗ Văn Hạo nói: "Dương lão gia, ngài không nên uống nữa. Hãy đi về phòng nghỉ thôi" Nói xong Đỗ Văn Hạo gọi Dương Quang tới dìu Dương Thiên hộ về phòng nghỉ ngơi còn bản thân mình cũng chuẩn bị quay về.

Dương Thiên hộ lảo đảo đứng dậy. Ông ta đi được vài bước rồi quay đầu nói với Đỗ Văn Hạo: "Nếu hiền chất có thể chữa khỏi bệnh cho Duệ nhi của ta, ta nguyện nhượng lại một nửa gia sản của Dương gia. Ta quyết không nuốt lời".

Đỗ Văn Hạo nói: "Dương lão gia, ngài say rồi. Ngài hãy mau về phòng nghỉ ngơi. Tại hạ xin cáo từ".

Dương Thiên hộ nói: "Tuy ta say rượu nhưng tâm ta vẫn rất tỉnh táo. Hiền chất cứ nghiêm chỉnh suy nghĩ về điều này rồi trả lời cho ta biết" Nói xong Dương Thiên hộ ợ một hơi rồi để Dương Quang dìu đi.

Đỗ Văn Hạo cười cười, hắn đang định ra về thì Dương Quang vội vàng đi ra.

"Ân nhân dừng bước".

Đỗ Văn Hạo nói: "Quay ra nhanh như vậy sao?"

Dương Quang nói: "Tiểu nhân lo lắng ngài về mất nên để người khác dìu lão gia".

Đỗ Văn Hạo nói: "Thế nào? Tứ nương lại không thoải mái sao?"

Dương Quang trả lời: "không phải, không phải. Nàng đã ăn, ngủ rất tốt".

Đỗ Văn Hạo hỏi: "Vậy có chuyện gì?"

Dương Quang kéo Đỗ Văn Hạo vào một góc kín nói nhỏ: "Đỗ lão gia, ngài có biết thiếu đông gia nhà tiểu nhân bị mắc bệnh gì không?"

Đỗ Văn Hạo nói: "Không biết".

Dương Quang nói: "Là bệnh phong của nam nhân".

Kỳ thật Đỗ Văn Hạo đã đoán ra nếu không Dương Thiên hộ ngập ngừng muốn nói xong lại thôi.

Đỗ Văn Hạo hỏi: "Tại sao ngươi biết?"

Dương Quang nói: "Tiểu nhân nghe Dương Tuyền bí mật nói. Hắn nói cái … đó của thiếu đông gia đã hết linh nghiệm. Ngày hôm nay thiếu đông gia đi tìm Mị Nhi cô nương của Mị Nhi kiều nhưng hai vật tròn tròn đó đều đã đổi màu. Cứ chạm vào là đau đớn".

Đỗ Văn Hạo nói: "Ồ, ta biết rồi".

Dương Quang nói: "Đỗ lão gia, ngài đã nghe thấy vừa rồi lão gia nói gì. Đây là cơ hội tốt. Tiểu nhân tin rằng với y thuật của ngài thì hẳn không có vấn đề gì".

Đỗ Văn Hạo cười vỗ vỗ vai Dương Quang nói: "Thôi được rồi, ta cần phải quay về. Người cũng nên đi hầu hạ lão gia" Nói xong Đỗ Văn Hạo quay người bước đi.

Dương Quang ở phía sau nói với theo: "Đỗ lão gia, tiểu nhân khuyên ngài hãy nên suy nghĩ một chút".

Mấy ngày sau Ngũ Vị đường tiếp một vị khách quý. Đó là Hà Chiêu, tri huyện Viễn Sơn.

Đỗ Văn Hạo nghênh đó Hà Chiêu ở Vân Phàm sơn trang, bày tiệc khoản đãi thịnh tình.Trong bữa tiệc Hà Chiêu thở dài nói: "Tiên sinh là người nổi danh, lại cũng là người có thể làm đại sự. Chỉ cần nhìn Ngũ Vị đường của tiên sinh thôi cũng thấy Ngũ Vị đường không phải là một y quán bình thường. Vân Phàm sơn trang của tiên sinh lại càng khiến Hà mỗ kinh ngạc. Một người mới tới quận Tú Sơn này chưa tới một năm mà lại có một trang viện quy mô như này. Ban đầu phu nhân Hà mỗ cũng đã có ý muốn mua trang viện này nhưng vì đường xá xa xôi nên mới không tới. Bây giờ mới hối hận vì đã không để nàng tới xem".

Đỗ Văn Hạo cười nói: "Thật ra dược phổ và nhà cửa đều do mấy đệ tử và đồ tôn và chiết thê quản lý. Tại hạ đơn giản chỉ là một đại phu toạ đường, những chuyện khác tại hạ không quản lý. Trước khi đại nhân tới nên báo trước một tiếng, tại hạ cho người nhà đi nghênh đón mới đúng".

Hà Chiêu cười nói: "Tiên sinh không nên khách khí. Trước đây có nói là sang năm sẽ tới thăm tiên sinh nhưng vì sự vụ của huyện nha cũng không có gì cấp bách nên Hà mỗ tới ngoài thăm tiên sinh còn có việc khác là muốn mời tiên sinh đi tới Viễn Sơn. Ở đó có nhiều dược liệu. Tiên sinh ở đó cũng thuận tiện".

Đỗ Văn Hạo không ngờ Hà Chiêu lại mời mình tới Viễn Sơn. Hắn nói vẻ xúc động: "Tại hại hiểu thành ý của đại nhân. Nhưng vấn đề là tại hạ mới ổn định cuộc sống ở đây. Bằng hữu thân thích đi theo mới tìm được kế sinh nhai nên xin đại nhân lượng thứ".

Hà Chiêu nói: "Hà mỗ cũng chỉ cần tiên sinh ghi nhớ. Bất kỳ lúc nào tiên sinh tới, Hà mỗ cũng hoan nghênh".

Đỗ Văn Hạo giơ chén rượu nói: "Hà đại nhân, chúng ta cạn chén".

Hà Chiêu giơ chén rượu rồi nói: "Nếu tiên sinh ở quận Tú Sơn có chuyện gì thì đừng ngại mở lời. Hà mỗ và tri huyện đại nhân ở đây có giao tình rất tốt".

Đỗ Văn Hạo không nói tới chuyện xem bệnh cho … của Tôn Hoà, hắn chỉ nâng chén nói cám ơn. Hai người vừa uống rượu vừa nói chuyện rất hợp nhau, một lúc lâu mới tàn.

Sau khi ăn cơm xong Đỗ Văn Hạo bảo Vương Nhuận Tuyết sắp xếp một phòng hảo hạng cho Hà Chiêu nghỉ còn hắn tới thư phòng đọc sách.

Vương Nhuận Tuyết đi vào nói: "Tướng công, chuyện quyên quan lại tướng công bảo thiếp tìm hiểu đã có kết quả rồi".

Đỗ Văn Hạo bảo Vương Nhuận Tuyết ngồi xuống từ từ nói.

Vương Nhuận Tuyết nói: "Nha môn châu, huyện, ngoài trừ quan viên do Đại Lý cắt cử tới còn rất nhiều Lại ( Lại - chức vụ không có phẩm cấp thời phong kiến ). Ở các châu có chức Khổng Mục quan, câu áp quan, khai sách quan, áp ti quan, lương liêu quan các loại. Tại nha môn các huyện có hữu áp ti, lục sự, thủ phân, thiếp ti các loại. Lại ở các châu, huyện phần lớn đều rất kém cỏi. Đại đa số đều là người của các gia đình giàu có được tuyển chọn vào. Còn có cả Lại do cha truyền con nối. Chức trách chủ yếu của Lại là thu thuế, xử lý chuyện kiện tụng".

Đỗ Văn Hạo nói: "Vậy so với Đại Tống cũng không có nhiều khác biệt. Thì ra vẫn còn những chức vụ mà ta có thể quyên tiền là mua được sao?"

Vương Nhuận Tuyết nói: "Điều này thì hơi khác một chút. Nếu muốn làm vậy thì gia cảnh phải sống ở trong Đại Lý ít nhất hai đời. Mặc dù là chức vụ không có thực quyền nhưng cũng không trao cho người người mới di cư tới như chúng ta".

Đỗ Văn Hạo suy nghĩ một chút thấy đó chỉ là một phút bốc đồng của mình. Hắn cũng không biết cái vị Liễu tiên sinh có đáng giá để hắn ra tay giúp đỡ hay không.

Vương Nhuận Tuyết nói: "Tướng công không phải quyên quan cho mình, chẳng lẽ tướng công muốn giúp ai sao?"

Đỗ Văn Hạo liền thuật lại chuyện của Lạc Kỳ cho Vương Nhuận Tuyết nghe.

Vương Nhuận Tuyết nói: "Thiếp cảm thấy chuyện này tốt nhất vẫn phải đi thương lượng với Tôn tiểu thư".

Đỗ Văn Hạo nói: "Nói chung làm vậy không tiện lắm, hơn nữa bệnh tình của Lạc Kỳ đã ổn định. Ta nghĩ để cho Tôn Hoà biết chuyện này cũng không hay lắm nên ta mới lén giúp tiểu thư này. Ta nghĩ tiểu thư này không giống với các tiểu thư con nhà phú hộ khác, không ngần ngại yêu thương một người có xuất thân bần hàn khiến cho người khác phải ngưỡng mộ".

Vương Nhuận Tuyết gật đầu nói: "Thiếp biết suy nghĩ của tướng công là xuất phát từ ý nghĩ muốn trợ giúp vị tiên sinh đó nhưng thiếp cảm thấy nếu chúng ta trực tiếp đi hỏi chỉ e người ta đề phòng, chúng ta sẽ không biết thực hư thế nào".

Đỗ Văn Hạo hỏi: "Khoa cử của Đại Lý vào tháng mấy".

Vương Nhuận Tuyết nói: "Thiếp đã hỏi: tháng chín".

Đỗ Văn Hạo nói: "Vậy thời gian có thể vẫn còn kịp nhưng chuyện này một mình nàng làm sợ là rất bận bịu, không để ý được tới việc nhà. Chúng ta nên tìm Thanh Đại tỷ thương lượng một chút" Vương Nhuận Tuyết đồng ý, hai người rời khỏi phòng thì thấy Lâm Thanh Đại và Mộ Dung Ngọc Lan đang đi về hướng thư phòng.

Vương Nhuận Tuyết cười nói: "Bọn muội đang định đi tìm Thanh Đại tỷ thì tỷ lại tới".

Lâm Thanh Đại nói: "Ta cùng Ngọc Lan cũng có chuyện muốn nói với Văn Hạo".

Đỗ Văn Hạo nói: "Vậy vào trong nói chuyện".

Bốn người quay lại thư phòng, ngồi xuống nói chuyện.

Mộ Dung Ngọc Lan đưa cho Đỗ Văn Hạo một đơn thuốc. Trên đơn thuốc có viết một phương thuốc dân gian, Mộ Dung Ngọc Lan đã tự thêm vào đó một số dược liệu cây cỏ để Đỗ Văn Hạo xem qua có dùng được hay không rồi sau đó đưa vào sản xuất.

Đỗ Văn Hạo cẩn thận xem qua rồi bỏ đi một số thảo dược sau đó hắn đề nghị Mộ Dung Ngọc Lan dùng một số dược liệu khác thay thế.

Đỗ Văn Hạo nói: "Ta đã nghĩ qua, không phải Ngọc Lan đang chế rượu thuốc cho Tôn lão thái thái sao? Không bằng nhân cơ hội này chúng ta hãy tới huyện nha nói là xem hiệu quả dùng thuốc của lão thái thái thế nào rồi Tuyết nhi hãy chuẩn bị một ít món ăn khai vị đưa cho Lạc Kỳ mang tới nói là ta bảo làm mấy món khai vị bổ tỳ có lợi cho thân thể'.

Trong lòng Vương Nhuận Tuyết thoáng sợ hãi, nàng nghĩ một Mộ Dung Ngọc Lan chỉ biết vùi đầu làm việc khó có thể hiểu hết ý tứ của Đỗ Văn Hạo đối với Lạc Kỳ nhưng Đỗ Văn Hạo đã nói ra bây giờ nàng lại nói chỉ e Mộ Dung Ngọc L an sẽ suy nghĩ nên không dám nói.

Lâm Thanh Đại nói: "Vậy tìm thiếp có việc gì?"

Đỗ Văn Hạo nói: "Định để nàng tới Tôn gia".

Vương Nhuận Tuyết nói: "Tướng công, chàng hãy xem thế này có được không? Việc của Liễu tiên sinh nên có người đi làm nhưng tính tình Thanh Đại tỷ thẳng thắn mà lại ít lịch duyệt. Chúng ta vẫn chưa hiểu nhiều về vị Liễu tiên sinh này. Vạn nhất là người ngấm ngầm có mưu kế thì sẽ đánh rắn động cỏ còn việc của Tôn gia, ai đi cũng được. Thanh Đại tỷ đã học y thuật với tướng công mà Ngọc Lan lại là người hiền hoà, khiêm tốn, có thể khiến người ta không đề cao cảnh giác. Không bằng chúng ta hãy để Ngọc Lan đi tìm Liễu tiên sinh, được không?"

Mộ Dung Ngọc Lan hoảng sợ vội vàng nói: "Tiên sinh cái gì. Ta không đi tìm tiên sinh nào đó đâu".

Đỗ Văn Hạo cười nói: "Ngọc Lan đi tìm vị Liễu tiên sinh này cũng không phải không thích hợp".

Lâm Thanh Đại không biết hai người đang do dự điều gì, nàng lên tiếng: "Ta không hiểu mọi người đang nói cái gì. Nếu vị tiên sinh này là một ông già thì không sao còn nếu là một người trẻ tuổi, Ngọc Lan đi thì quả thực không phù hợp".

Mộ Dung Ngọc Lan nói: "Đúng vậy. Cứ để ta đi làm Tôn lão thái thái. Ta rất thích lão thái thái".

Đỗ Văn Hạo thấy Mộ Dung Ngọc Lan sợ tới mức nói bản thân mình thích lão thái thái thì hắn cười nói: "Thôi được. Vậy ta sẽ cùng đi với Ngọc Lan".

Vương Nhuận Tuyết không hiểu bèn hỏi: "Vậy tại sao nhất định phải mang theo một nữ tử?"

Lâm Thanh Đại nói: "Đại khái Văn Hạo muốn kiểm tra vị Liễu tiên sinh này ngoài việc đọc thi thư ra thì có phải là người có phẩm hạnh chính trực hay không?"

Vương Nhuận Tuyết nói: "Một vấn đề quan trọng như vậy mà thiếp lại hồ đồ không nhận ra. Như vậy cũng hay, tướng công và Ngọc Lan đi cũng được".

Mộ Dung Ngọc Lan len lén liếc nhìn Điển Vi rồi nhỏ nhẹ nói: "Ta có thể không đi có được không? Ta có không có tính hiền lành như Đại phu nhân, cũng không có dung nhan như nhị phu nhân, càng không có thân thủ và mưu trí như Thanh Đại tỷ, lại càng không có lanh lợi của lục phu nhân".

Vương Nhuận Tuyết nói: "Nhưng cô nương có sự thuần khiết và bình tĩnh mà bọn ta không có".

Đỗ Văn Hạo nói: "Tuyết nhi nói rất đúng. Cô nương chỉ nhìn thấy ai cũng có cảm giác là mình không bằng. Thật ra con người ai cũng có ưu điểm của mình. Cô nương hãy nghĩ xem, cô nương pha chế rượu thuốc các nàng ấy có làm được như vậy không?"

Mộ Dung Ngọc Lan cười ngượng ngùng, nàng cúi đầu nói: "Vậy thì được. Thế nhưng đừng để ta làm điều gì. Hãy cứ để ta đứng cạnh bên lão gia là được".

Lâm Thanh Đại cười nói: "Đôi khi muội không cần làm gì lại rất tốt".

Mộ Dung Ngọc Lan ngơ ngác nhìn Lâm Thanh Đại.

Đỗ Văn Hạo nói: "Thôi được rồi. Thanh Đại, nàng hãy tới Tôn gia nói ta có chuyên cần nói với Lạc Kỳ tiểu thư. Bây giờ Kha Nghiêu đi lại không tiện. Phi Nhi làm việc liều lĩnh. Liên nhi và Ngọc Lan cũng vậy vì vậy việc thám thính chỗ ở và làm việc của Liễu tiên sinh phải nhờ hết vào nàng".

Lâm Thanh Đại hỏi: "Vậy Liễu tiên sinh này là người thế nào?"

Vương Nhuận Tuyết nói: "Lát nữa tướng công sẽ nói hết cho tỷ biết. Bây giờ muội đi chuẩn bị mấy thứ để tỷ mang tới Tôn gia, nhân tiện tìm cho Ngọc Lan một bộ trang phục".Mộ Dung Ngọc Lan nhìn mình rồi nói: "Ta như này rất tốt rồi".

Vương Nhuận Tuyết nói: "Như này cũng rất tốt nhưng lại không đủ để đứng bên không nói câu nào mà cũng hiệu quả như mọi người muốn".

Mộ Dung Ngọc Lan bất đắc dĩ đành lắc đầu cười gượng nói: "Nhị phu nhân yêu cầu rất cao".

Vương Nhuận Tuyết nói: "Đi thôi. Hãy đi cùng ta. Ở chỗ của ta hẳn sẽ có" Nói xong Vương Nhuận Tuyết cùng Mộ Dung Ngọc Lan rời khỏi thư phòng.

Trong thư phòng chỉ còn Lâm Thanh Đại và Đỗ Văn Hạo. Đỗ Văn Hạo kéo Lâm Thanh Đại tới ngồi cạnh mình. Hắn nói lại ý định của mình và Vương Nhuận Tuyết cho Lâm Thanh Đại nghe.

Sau khi nghe xong Lâm Thanh Đại nói: "Thì ra là vậy. Chuyện này rất quan trọng. Dù thiếp chưa từng gặp Tôn tiểu thư nhưng thiếp đã nghe nhị phu nhân nói Tôn tiểu thư không phải là người kiêu căng, ngang ngược. Bây giờ nghe chàng nói vậy thiếp thấy có thể giúp Tôn tiểu thư nhưng mà còn có một việc chúng ta cũng nhất định phải làm rõ ràng".

Đỗ Văn Hạo nói: "Có phải ý nàng muốn nói tới vị công tử đã đính hôn với Lạc Kỳ phải không?"

Lâm Thanh Đại gật đầu.

Đỗ Văn Hạo nói: "Nghe nói nơi đó còn xa hơn cả huyện Viễn Sơn, cũng là công tử con tri huyện. Tên gọi là gì thì ta không biết".

Lâm Thanh Đại nói: "Tướng công yên tâm, hôm nay thiếp sẽ hỏi bóng gió chứ không hỏi trực tiếp Tôn tiểu thư".

Đỗ Văn Hạo cười nói: "Đúng là nói với nàng không uổng công vì nàng luôn biết ta đang nghĩ gì".

Lâm Thanh Đại mỉm cười nói: "Đừng có lừa thiếp".

Đỗ Văn Hạo ôm Lâm Thanh Đại vào người nói: "Ta lừa nàng khi nào?"

Hai người thân mật với nhau một lát ở trong thư phòng rồi nghĩ tới việc Vương Nhuận Tuyết đã chuẩn bị xong xuôi, cả hai liền cùng nhau ra khỏi thư phòng.

Khi Đỗ Văn Hạo đưa Lâm Thanh Đại ra ngoài thì tôi tớ tới báo Hà Chiêu đại nhân đang tìm hắn vì vậy Đỗ Văn Hạo đi tới phòng của Hà Chiêu.

"Đại nhân, ngủ ngon không?" Đỗ Văn Hạo đi vào trong phòng. Nha hoàn đang hầu hạ Hà Chiêu mặc quần áo.

Hà Chiêu cười tủm tỉm, gật đầu nói: "Hà mỗ muốn ngày mai dẫn tiên sinh đi gặp một người".

Đỗ Văn Hạo hỏi: "Là người nào?"

Hà Chiêu nói: "Cứ tới rồi tiên sinh sẽ biết".

Đỗ Văn Hạo trả lời: "Đại nhân không nói, tại hạ cũng. Nếu đại nhân đã nghỉ ngơi thoải mái, tại hạ có thể cùng đại nhân ra gnoài đi dạo không?"

Hà Chiêu nói: "Không cần. Hà mỗ thông thạo quận Tú Sơn này còn hơn tiên sinh. Bây giờ Hà mỗ có chuyện ra ngoài. Tối nay Hà mỗ không quay lại. Sáng mai sẽ phái người tới đón tiên sinh".

Đỗ Văn Hạo không hỏi gì nữa. Hắn chỉ gật đầu đồng ý.

Tôn phủ.

Sau một thời gian Lạc Kỳ được Đỗ Văn Hạo chữa trị, dung nhan đã dần dần trở nên hồng hào hơn. Đôi mắt cũng dần trở nên sáng hơn, kiên định hơn. Đôi bàn tay thon thả mềm mại của nàng đang nhẹ nhàng lướt trên cây huyền cầm.

Đột nhiên một dây huyền cầm bị đứt, cắt ngang một ngón tay của nàng. Máu tươi lập tức chảy ra ngoài.

"Thế nào có đau không?" Đột nhiên phía sau Lạc Kỳ vang lên giọng nói của một người.Lạc Kỳ vội vàng quay người. Nàng nhìn thấy một cô nương xinh đẹp tay cầm theo một hòm thuốc đang đi tới chỗ nàng.

"Cô nương là ai?" Lạc Kỳ kinh hãi hỏi.

Nha hoàn đi cùng vị cô nương đó nói: "Cô nương này chính là ngũ phu nhân của Đỗ tiên sinh mang thuốc của tiên sinh tới cho lão phu nhân và tiểu thư".

Nghe xong Lạc Kỳ vội vàng đứng dậy mời khách ngồi.

Lâm Thanh Đại nhìn ngón tay Lạc Kỳ. Nàng lấy một ít thuộc bột cầm máu nhẹ nhàng rắc vào vết thương sau đó dùng vải bố sạch băng bó vết thương cẩn thận và nói: "Miệng vết thương không sao. Tiểu thư đại khái là không tập trung tinh thần".

Lạc Kỳ xấu hổ. Nàng ra hiệu cho nha hoàn lui ra rồi nói: "Lần trước gặp nhị phu nhân là một người nghiêng nước nghiêng thành. Hôm nay lại gặp phu nhân thì thấy Đỗ tiên sinh quả thực là người rất có phú phận. Phu nhân người nào cũng xinh đẹp hơn người".

Lâm Thanh Đại đặt hòm thuốc lên bàn nói: "Tiểu thư quá khen, ta không thể nào so sánh với nhị phu nhân".

Lạ Kỳ mỉm cười nói: "Tất cả các phu nhân đều vô cùng xinh đẹp. Đúng rồi, nãi nãi của ta thế nào? ta vẫn không dám ra khỏi cửa. Lần trước Đỗ tiên sinh không cho đi ra ngoài. Sức khoẻ của nãi nãi có tốt không?"

Lâm Thanh Đại nói: "Vẫn chỉ là bệnh cũ. phong thấp, không có gì đáng ngại. Chúng ta tặng cho lão phu nhân một ít rượu thuốc, lão phu nhân gắng uống một thời gian thì bệnh phong thấp sẽ chuyển biến tốt hơn nhiều".

Lạc Kỳ nói: "Đỗ tiên sinh quả thực bản lãnh hơn người. Lần đầu tiên ta nghe nói rượu gạo cũng có thể chữa khỏi bệnh".

Lâm Thanh Đại nói: "Trong rượu này chúng ta đã cho vào một ít bí đỏ cùng hoa cỏ khác, uống vào có vị ngọt nên rất dễ uống".

Lạc Kỳ nói: "Phu nhân tới tặng thuốc cho ta sao?"

Lâm Thanh Đại lấy từ hòm thuốc ra mấy món ăn nói: "Thật ra đây cũng không phải là thuốc gì. Chỉ là mấy món ăn vặt. Lão gia ta lo lắng tiểu thư hàng ngày chỉ uống thuốc không hứng thú ăn cơm nên mới bảo ta mang mấy món này tới cho tiểu thư".

Lạc Kỳ nói: "Đỗ tiên sinh rất chu đáo. Lạc Kỳ xin tạ ơn phu nhân và Đỗ tiên sinh".

Lâm Thanh Đại thấy xung quanh vắng lặng liền nói nhỏ: "Lão gia bảo ta mang tới cho tiểu thư một tin tức".

Lạc Kỳ thấy dáng vẻ đó của Lâm Thanh Đại thì nghĩ chuyện này nhất định có liên quan tới Liễu tiên sinh nên thoáng căng thẳng nói: "Xin mời phu nhân cứ nói".

Lâm Thanh Đại nói: "Lão gia nói: nếu để Liêu tiên sinh quyên quan thì không bằng để tiên sinh dự thi khoa cử năm nay nhưng chỉ là".

Lạc Kỳ kích động nói: "Thật thế sao? Nhưng chỉ là gì?"

Lâm Thanh Đại nói: "Chỉ là vấn đề này có quan hệ tới hạnh phúc cả đời của tiểu thư nên lão gia ta muốn hỏi tiểu thư một câu. Tiểu thư đã hiểu rõ nhân phẩm của Liễu tiên sinh này nên nguyện ý hy sinh lớn như vậy sao? Hơn nữa Liễu tiên sinh đó có biết tâm ý của tiểu thư không?"

Lạc Kỳ kiên định, gật đầu nói: "Ta tin tưởng vào nhân phẩm của Liễu tiên sinh. Tiên sinh cũng biết tấm lòng của ta. Nhưng quyên quan cần rất nhiều tiền bạc. Bình thường tiền bạc trong nhà quản lý rất nghiêm ngặt. Ta tìm đâu ra nhiều tiền bạc bây giờ?"

Lâm Thanh Đại nói: "Chuyện này tiểu thư không cần lo lắng. Lệnh tôn đã trả tiền chữa bệnh nhiều gấp mười lần tiền quyên quan. Lão gia chúng ta nói: nếu tiểu thư tin tưởng chúng ta, chúng ta sẽ nhất định tận lực giúp đỡ nhưng chuyện này không thể nhanh được nên tiểu thư tuyệt đối không được nóng vội. Tuyệt đối không để người nhà nhận ra bất kỳ điều gì".

Lạc Kỳ gật đầu nói: "Ta nghe lời tiên sinh, không ngờ Đỗ tiên sinh lại quan tâm tới Lạc Kỳ như vậy. Lạc Kỳ nhất định sẽ không phụ tấm lòng của Đỗ tiên sinh".

Lâm Thanh Đại nói: "Được rồi. Ta phải đi đây. Tiểu thư cứ an tâm dưỡng bệnh. Chuyện của Liễu của tiên sinh cứ để cho chúng ta".

Lạc Kỳ nói: "Phu nhân, Liễu tiên sinh tên là Liễu Tử Húc. Bây giờ đang ở nhà Lý viên ngoại dạy học cho con của viên ngoại".

Lâm Thanh Đại hỏi: "Tại sao tiểu thư biết được?"

Lạc Kỳ cười ngượng ngùng không nói.

Lâm Thanh Đại nói: "Vậy ta đã hiểu" Nói xong nàng đứng dậy, cầm hòm thuốc cáo từ ra về.

Lý gia thành đông

Một nam tử hơn hai mươi tuổi mặc quần áo phong phanh run rẩy trước trời đông giá rét.

"Liễu tiên sinh đi thong thả" Người gác cổng khách khí nói.

Nam tử gật đầu, hắn ho khan hai tiếng rồi cúi đầu bước đi.

"Đây là Liễu tiên sinh sao?"

Nam tử nghe thấy phía sau có người gọi tên mình thì vội vàng quay đầu lại. Hắn thấy một nam, một nữ đang đứng trước một chiếc xe ngựa.

"Tiểu sinh xin hỏi hai người là?"

"Tại hạ là Ngũ Vị đường Đỗ Vân Phàm. Đây là tiểu muội Ngọc Lan".

Liễu Tử Húc đã nghe nói ở quận Tú Sơn mới có một vị thần y tới mở dược đường Ngũ Vị đường. Hắn không thể ngờ lại chính là người trẻ tuổi trước mắt mình, xem ra tuổi cũng không kém hắn là bao. Liễu Tử Húc vội vàng chắp tay nói: "Thì ra là Ngũ Vị đường Đỗ tiên sinh, ngưỡng mộ đã lâu. Không biết Đỗ tiên sinh tìm tại hạ có chuyện gì?"

"Liệu chúng ta có thể mời Liễu tiên sinh lên xe tìm một chỗ nói chuyện không?"

Liễu Tử Húc do dự một lát rồi gật đầu. Hắn theo Đỗ Văn Hạo và Mộ Dung Ngọc Lan lên xe ngựa.

Trong xe ngựa trải thảm lót chân, còn có mấy cái đệm ngồi. Đỗ Văn Hạo ngồi ở một góc. Mộ Dung Ngọc Lan ngồi bên cạnh hắn. Liễu Tử Húc thấy còn một cái đệm ngồi sát cạnh Ngọc Lan thì ngần ngừ một lát rồi hắn chuyển cái đệm ra gần rèm cửa và ngồi xuống, cách khá xa Mộ Dung Ngọc Lan.

Đỗ Văn Hạo nói: "Là thế nào tại hạ nghe người giới thiệu Liễu tiên sinh là người có tài văn chương nên muốn mời Liễu tiên sinh tới dạy học cho xá muội. Không biết Liễu tiên sinh có thời gian không?"

Liễu Tử Húc chắp tay nói: "Thật xấu hổ, đã làm Đỗ tiên sinh thất vọng rồi. Tại hạ không dạy nữ đệ tử".

Đỗ Văn Hạo cười nói: "Vậy thiên kim tiểu thư của tri huyện đại nhân có phải là nữ tử không?"

Khoé miệng Liễu Tử Húc giật giật rồi hắn nói: "Từ sau khi dạy Lạc Kỳ, tại hạ đã thề là không nhận dạy nữ đệ tử nữa".

Đỗ Văn Hạo nói: "Vì sao lại vậy? Là bởi vì nữ tử ngu đần hay yếu ớt?"

Liễu Tử Húc nói: "Cũng không phải. Xin tiên sinh không nên hỏi nữa".

Mộ Dung Ngọc Lan nói: "Tiểu nữ ngưỡng mộ tài văn chương của tiên sinh nên mới thật lòng muốn theo học tiên sinh. Tiên sinh không thể vì trước kia đã dạy một nữ đệ tử mà quả quyết chối từ không dạy tiểu nữ. Nếu tiên sinh cứ vậy, tiểu nữ rất coi thường tiên sinh".

Đỗ Văn Hạo không ngờ Mộ Dung Ngọc Lan lại nói câu đó. Hắn vốn cứ tưởng nàng sẽ yên phận ở bên làm đạo cụ cho hắn.

Liễu Tử Húc không nhìn Mộ Dung Ngọc Lan, hắn chỉ nhìn Đỗ Văn Hạo nói: "Tại hạ bất tài. Đỗ tiên sinh và tiểu thư hãy mời cao nhân khác đi thôi".