Tống Y

Chương 400: Tám vị phụ chính đại thần




Tể tướng Vương Giai khom người nói: "Hoàng Thái Hậu, hôm nay tân đế mới tức vị, xưa không bằng nay, nên chọn sư bảo mới. Chọn người nào thích hợp, ai có thể đảm đương, kính xin Hoàng Thái Hậu định đoạt".

Sư bảo chính là là gia sư của Hoàng Đế. Hoàng Thái Hậu nhìn lướt qua mọi người nói: "Theo ý kiến của các khanh. Người có có thể đảm đương công việc này?"

Thái Xác vội vàng nói xen vào: "Hai người Lục Điền, Thái Biện từ trước vẫn là sư bảo của Duyên An Quận Vương, cẩn thận, chỉ dạy có phương pháp, cũng quen thuộc bản tính của tân Hoàng Đế, không bằng cứ nên để hai người này tiếp tục đảm nhiệm".

Vương Giai nhíu mày suy nghĩ. Lục Điền, Thái Xác tuy hai người này đều là hai người tài năng xuất chúng thời nay nhưng đều là người ủng hộ biến pháp. Nếu để hai người này tiếp tục đảm nhiệm công việc sư bảo của tân đế chỉ e sẽ lại xuất hiện một Tống Thần Tông thứ hai. Ý của ông ta là muốn thay thế hai người này tránh để tiếp tục ảnh hưởng tới tân đế, Vương Giai đang định tiến lên can gián thì Hoàng Thái Hậu đã nói: "Hai vị sư bảo trước kia của lục Hoàng tử Duyên An Quân Vương cũng không tệ. Nhưng hôm nay Duyên An Quận Vương đăng cơ làm Hoàng Đế, sư bảo của Hoàng Đế phải căn cứ vào tình hình có sự điều chỉnh, sự lựa chọn phải rất thích hợp. Vương ái khanh, ngươi có đề nghị người nào thích hợp không?"

Vương Giai thực đang chờ những lời này của Hoàng Thái Hậu, ông ta vội vàng khom người nói: "Lão thần cho rằng nhị vị đại nhân là học sĩ Xu Mật viện Triệu Ngạn cùng Ngự sử kiêm hầu cận của Anh Tông hoàng đế trước kia Phó Nghiêu Du có thể đảm nhiệm việc này".

Triệu Ngạn, học sĩ Xu Mật viện chính là một con một sách điển hình, được xưng tụng là không sách nào không đọc, hơn nữa lại cực kỳ chống đối biến pháp, thuộc phái bảo thủ. Tài học của Phó Nghiêu Du có thể nói chất đầy năm xe. Năm xưa vì phản đối biến pháp và bị biếm chức ra khỏi kinh thành tới nhậm chức ở châu, huyện. Vương Giai giới thiệu hai người đều thuộc phái bảo thủ, mục đích là muốn tân đế ngay từ nhỏ rời xa biến pháp, không thay đổi phương pháp trị vì của tổ tông.

Thái Xác nào không biết, ông ta đang định phản đối, Hoàng Thái Hậu đã gật đầu nói: "Vương ái khanh tiến cử người, Ai gia cho rằng rất thoả đáng. Vậy cứ định hai người đó đi. Hơn nữa chúng ái khanh đều là phụ chính đại thần, cũng phải bớt chút thời gian tới Tư Thiện đường, giúp tân đế học tập, truyền dạy sở học của mình".

Bảy người vội vàng trả lời đồng ý. Thái Xác nghe thấy Hoàng Thái Hậu lựa chọn một cách không do dự, trong lòng thoáng giá lạnh. Ông ta cảm thấy biến pháp chỉ e đã đi tới con đường cùng.

Hoàng Thái Hậu nói với Triệu Hú đang đứng bên ngoài rèm che: "Hú nhi, hãy bước lên gặp mặt tám vị phụ chính đại thần".

Đám người Thái Xác lắp bắp kinh hãi khi nghe Hoàng Thái Hậu nói câu đó. Bọn họ chỉ có bảy người, Hoàng Thái Hậu lại nói tám người. Không phải Hoàng Thái Hậu nói sai mà chính là ám chỉ. Trên triều đình hiện nay người có thể gia nhập phụ chính đại thần chỉ e cũng chỉ có mình Đỗ Văn Hạo mà thôi.

Lập tức Thái Xác phản ứng thần tốc, ông ta khom người nói: "Chúc mừng Đỗ tướng quân thăng chức phụ chính đại thần. Đỗ tướng quân đánh một trận Tây Sơn, dùng năm ngàn tướng sĩ tiêu diệt hai vạn phiến quân Thổ Phiên, chiến cổng hiển hách, tuần y đề điểm các lộ, vì dân tạo phúc. Lần này lại nhất cử phá đại án mưu thoán nghịch. Càng vất vả, công lao càng lớn, quả thực là bậc lương đống của đất nước, đương nhiên có thể gia nhập Tể chấp, phù tá tân đế".

Những người còn lại cũng kịp thời phản ứng, đều lên tiếng chúc mừng.

Hoàng Thái Hậu gật đầu mỉm cười nói: "Các khanh nói rất đúng. Đỗ ái khanh bước lên nghe phong".

Đỗ Văn Hạo vội vàng vén áo bào bước lên, quỳ xuống.

"Khanh thân là tam nha Đô Chỉ Huy Sứ, kiêm chức không bằng chuyên trách. Ai gia phong khanh là tam nha Đô Kiểm Điểm, thống lĩnh tam nha".

Vào thời Tống, tam nha phân chỉ thống lĩnh binh mã trong cả nước, Đô Kiểm Điểm thì chính là Tổng tư lệnh ba quân, quyền lực rất lớn. Năm đó trước khi Tống Thái Tổ, Triệu Khuông Dẫn làm binh biến Trần Kiều đã đảm nhiệm chức Đô Kiểm Điểm nhà Hậu Chu sau này khi khoác áo Hoàng bào lập ra nhà Đại Tống, ông ta dựa theo nghiệm tạo phản thành công của mình đã nhận ra chức Đô Kiểm Điểm quyền lực rất lớn, phải tăng cường cảnh giác vì vậy vẫn giữ lại chức vị này nhưng lại không phong cho bất kỳ người nào đảm nhiệm, khiến nó vẫn để trống, sau này thì dứt khoát huỷ bỏ, Tống Thái Tổ cũng chia tam nha là ba, phân chia ba người phụ trách, từng người một chịu trách nhiệm với Hoàng Thượng, đạt được mục đích phân chia quyền lực.

Không thể tưởng tượng nổi bây giờ Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao lại phục hồi chức quan này, trao tặng cho nhân tình của mình là Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo dập đầu nói: "Vi thần lĩnh chỉ. Tạ ơn Hoàng Thái Hậu" Sau đó hắn vén áo bào đứng dậy.

Hoàng Thái Hậu nhìn lướt qua gương mặt kinh ngạc của mấy người Thái Xác nói tiếp: "Từ nay về sau, phẩm hàm của Đô Kiểm Điểm chính là quan nhị phẩm, tham gia Tể chấp, cùng với xử lý việc quân chính. Các vị ái khanh hãy đồng tâm hiệp lực để phò tá tân đế".

Mấy người Vương Giải, Thái Xác cùng chắp tay trả lời rồi quay sang chúc mừng Đỗ Văn Hạo.

Mấy người Thái Xác quả thực không thể tưởng tượng nổi sau khi Hoàng Thái Hậu quyết định buông rèm chấp chính, đạo thánh chỉ đầu tiên chính là thăng quan cho vị Ngự y Đỗ Văn Hạo này, trong lòng không khỏi suy xét. Trước đây Đỗ Văn Hạo chỉ là quan tứ phẩm. Văn võ bá quan trong triều công lao so với Đỗ Văn Hạo còn lớn hơn rất nhiều. Năng lực của nhiều người còn xuất sắc hơn Đỗ Văn Hạo, nhưng không ai có thể đi theo con đường một bước lên mây, nhậm chức tam nha Đô Chỉ Huy Sứ, Hoàng Thái Hậu còn khôi phục chức Đô Kiểm Điểm vì hắn, phẩm hàm của hắn cũng tăng lên, gia nhập nhóm phụ chính đại thần. Từ một viên quan tứ phẩm nhảy vọt lên vào nhóm phụ chính đại thần có thể thấy Hoàng Thái Hậu đối xử với Đỗ Văn Hạo không bình thường, sau này tuyệt đối không thể xem thường.

Trong lòng Vương Giai như nở hoa, thầm vui mừng con mắt già nua của mình vẫn còn chưa hồ đồ, nhìn người không sai, tìm được một rể hiền như vậy cho nữ nhi bảo bối của mình. Sau này không cần phải lo lắng gì nữa.

Hoàng Thái Hậu nói với mọi người: "Trước khi tiên đế băng hà, nghe tin Đỗ ái khanh láy ít thắng nhiều, tiêu diệt toàn bộ phản quân của tộc Thổ Phiên ở Tây Sơn, cực kỳ thoải mái, có xưng tụng rằng từ thời Vĩnh Nhạc tới nơi không có cuộc chiến nào khoan khoái như vậy. Hôm đó tiên đế có mời đầy đủ chúng phi tần tới uống rượu. Tiên đế có khen ngợi Đỗ ái khanh am tường binh pháp, cầm quân rất có phương pháp. mặc dù tự ý đoạt quân quyền, dựa vào luật pháp đáng phạt nhưng tương lai sau này cần phải trọng dụng. Vì thế Ai gia mới phong cho Đỗ ái khanh làm lãnh binh tam gia, thực ra cũng là làm theo di mệnh của tiên đế".

Đỗ Văn Hạo không ngờ lại còn có thông tin này. Hắn vốn chỉ nghĩ là Hoàng Thượng tức giận, không ngờ lại đánh giá hắn cao như vậy. Trong lòng Đỗ Văn Hạo thầm xúc động, hắn khom người, cúi đầu.

Hoàng Thái Hậu lại nói tiếp: "Tiên đế đã từng luận bàn về việc trị quốc với Đỗ ái khanh, đã từng nói với Ai gia Đỗ ái khanh có tài năng trị quốc, có rất nhiều chủ trương mới. Mặc dù có thể thực sự gây chấn động nhưng lối suy nghĩ rất tinh tế, rất độc đáo. Cũng chính vì lý do đó tiên đế mới giao cho cai quản phủ Tĩnh Giang,, tiêu diệt giặc cỏ ở nơi đó, chỉnh đốn quan lại địa phương, giúp nạn dân thiên tai, an dân, khuyến khích nông nghiệp hưng thịnh. Rất nhiều việc làm đã được tiên đế khen ngợi, khen Đỗ ái khanh có thể được trọng dụng. Tiên đế cử Đỗ ái khanh làm tuần y các lộ, đề điểm hình ngục chính là để thể nghiệm, quan sát dân tình, hiểu rõ về sự vụ các địa phương, chuẩn bị cho tương lai nhưng đáng tiếc tiên đế không thể đợi tới khi Đỗ ái khanh triển khai kế hoạch to lớn của mình".

Trong lòng Đỗ Văn Hạo cực kích động, hắn vén áo bào quỳ xuống hướng về lĩnh cữu của Tống Thần Tông ở chính điện Phúc Ninh, nức nở nói: "Vi thần không ngờ lại được Hoàng Thượng yêu mến như vậy. Vi thần du có thịt nát xương tan cũng quyết không phụ thánh ân".

Nói xong hắn dập đầu thình thịch mấy tiếng, khóc lóc ngay tại chỗ.

Vương Giai cũng vén áo bào quỳ xuống, hướng điện Phúc Ninh dập đầu. Vương Giai thân là quan Tể tướng, một khi ông ta đã quỳ xuống, mấy người Thái Xác đương nhiên cũng phải quỳ xuống dập đầu.

Hoàng Thái Hậu nồng nàn nhìn Đỗ Văn Hạo, chậm rãi nói: "Chúng ái khanh hãy đứng dậy. Hú nhi, mau bước lên ra mắt tám vị phụ chính đại thần".

Triệu Hú khom người nói: "Hoàng tôn lĩnh chỉ" Hắn do dự một lát rồi nói: "Hoàng tổ mẫu, Hoàng tôn có một yêu cầu, không biết có nên nói hay không".

Hoàng Thái Hậu nói: "Cứ nói".

"Hoàng tôn nghe Hoàng tổ mẫu nói nhiều về tài năng của Đỗ tướng quân, trong lòng vô cùng ngưỡng mộ, muốn mời Đỗ tướng quân làm sư bảo của mình. Không biết có được không?"

Hoàng Thái Hậu thoáng sững người liếc nhìn Đỗ Văn Hạo nói: "Đỗ ái khanh, ý của khanh thế nào?"

Hai mắt Đỗ Văn Hạo đỏ đỏ, hắn hít hít mũi, trong lòng cực kỳ cảm động và nhớ tới ơn tri ngộ của Tống Thần Tông đối với mình. Yêu ai yêu cả đường đi, tất nhiên Đỗ Văn Hạo cũng cảm động với người con của Tống Thần Tông. Bản thân hắn có tri thức của một ngàn năm sau so với triều Tống, hắn có thể dạy vị Hoàng Đế nhỏ này rất nhiều tri thức. Cảm xúc bắt đầu dâng trào trong lòng hắn, hắn quyết tâm sẽ bồi dưỡng vị tiểu Hoàng Đế trước mắt này thành một Hoàng Đế có tri thức mới, có thể cứu vớt Đại Tống suy tàn lâu nay. Hắn lập tức tiến lên nói: "Vi thần nguyện ý, nguyện tận tâm tận lực làm tròn chức trách sư bảo của tân đế".

Sắc mặt Hoàng Thái Hậu vui mừng, nàng chậm rãi gật đầu nói: "Nếu đã như vậy thì làm phiền Đỗ ái khanh".

Triệu Hú tươi cười vẻ đắc ý, hắn liếc nhìn Đỗ Văn Hạo rồi tiến lên trước điện hai bước, chắp tay nói: "Hú nhi ra mắt chư vị phụ thần".

Mấy người phụ chính đại thần hoảng sợ, liên tiếp vén áo bào quỳ xuống, Vương Giai xuất lĩnh nói to: "Thần, tả Phó bộc xạ, môn hạ thị lang Vương Giải khấu kiến Thánh Thượng" Nói xong ông ta cung kính hành đại lễ, bái ba bái, dập đầu chín cái.Thái Xác cũng nói: "Thần, hữu phó bộc xạ, trung thư thị lang Thái Xác, khấu kiến Thánh Thượng".

Mấy người còn lại cũng lần lượt báo danh, hành đại lễ.

Mặc dù Triệu Hú vẫn chưa tiến hành đại lễ đăng cơ, vẫn chưa phải là tân đế. Nhưng điều này cũng giống như lãnh đạo mới nhậm chức ở một cơ quan. Tổ chức của bộ đã họp, nghiên cứu và quyết định, tin tức làn truyền ra bên ngoài. Cho dù còn chưa chính thức thông báo xuống bên dưới, ai gặp mặt cũng xưng là cục trưởng, viện trưởng làm người nghe rất sảng khoái.

Triệu Hú mới mười tuổi. Lần đầu tiên hắn thấy người hành đại lễ bái ba bái, dập đầu chín cái thì rất ngạc nhiên, hơn nữa lại gần như toàn những ông lão râu tóc bạc phơ nên bật cười khanh khách.

Từ sau rèm Hoàng Thái Hậu hừ lạnh một tiếng nói: "Hú nhi, phụ hoàng ngươi, Tằng tổ hoàng hậu còn quàn ở bên. Tại sao ngươi lại vui cười lúc này?"

Triệu Hú kinh hãi, hắn vội vàng quay người dập đầu nói: "Hoàng tôn biết sai rồi, thỉnh Hoàng tổ mẫu trách phạt".

Tân đế mới lập, Hoàng Thái Hậu cũng không muốn làm Triệu Hú quá mất mặt liền thản nhiên nói: "Sau này ngươi thân là vua một nước, tất cả hành xử phải cực kỳ suy xét cẩn thận, phải giống như Hoàng cao tổ Nhân Tông hoàng đế của ngươi vậy, làm một Hoàng Đế nhân từ. Hãy đứng lên đi".

Mấy người Thái Xác nghe Hoàng Thái Hậu dạy bảo Hoàng tôn không đề cập với trượng phu của mình là Anh Tông hoàng đế cho là có ý nghĩa khiêm tốn mà thôi, không đề cập tới Tống Thần Tông hoàng đế mà ngược lại đề cấp tới Tống nhân Tông hoàng đế của mấy chục năm trước, biết hiển nhiên Hoàng Thái Hậu không muốn tân đế Triệu Hú sau này học tập ý chí tiến thủ cương quyết của Tống Thần Tông mà muốn Triệu Hú biết kính cẩn lắng nghe, tiết kiệm nhân ái, học tập cách bảo thủ giữ vững nghiệp lớn của Tống Nhân Tông thì trong lòng lại càng lạnh buốt.

Triệu Hú chậm rãi đứng dậy, chắp tay, bập bẹ giọng nói trẻ thơ nói: "Chư vị ái khanh bình thân. A, Đỗ ái khanh, chư vị khanh gia đều dùng đại lễ khấu kiến ta. Tại sao khanh lại vẫn đứng ở đó?"

Triệu Hú vẫn chưa đăng cơ, theo quy định chặt chẽ vẫn không thể xưng là "Trẫm" nên hắn do dự một lát dùng chữ "ta".

Đỗ Văn Hạo thấy Triệu Hú tuổi còn nhỏ tựa như đã có tính kiêu căng tức thì trong lònh tức giận cười nhẹ một tiếng chắp tay nói: "Văn Hạo chỉ là thần tử, đương nhiên phải cùng bọn họ quỳ lạy dùng đại lễ quân thần. Nhưng nay Văn Hạo là sư bảo của Thánh Thượng. Cái gọi là sự tôn nghiêm của đạo học. Người làm thầy phải bái kiến đệ tử của mình, không hợp với lễ nghi tôn sư của Nho gia. Vì vậy Văn Hạo khẩn cầu Thánh Thượng từ nay về sau miễn trừ cho Văn Hạo dùng đại lễ quỳ lạy, thể hiện sự tôn sùng của Thánh Thượng với phẩm đức học thuật của Nho gia".

Triệu Hú thoáng ửng sốt rồi hắn chỉ vào Thái Ca đang quỳ lạy trên mặt đất nói: "Ông ấy đã từng là sư bảo của ta, tại sao vẫn phải quỳ?"

"Hoàng Thái Hậu mới vừa thay đổi sư bảo. Hiện nay Thái đại nhân không còn là sư bảo của Thánh Thượng, đương nhiên phải hành đại lễ quân thần. Thế nhưng một ngày làm thầy, cả đời làm thầy. Khụ khụ. Thái Ca đại nhân đã từng là sư bảo của Thánh Thượng, Thánh Thượng cũng không nên tiếp nhận đại lễ của ông ấy. Coi trọng tôn sư, lễ giáo có quan hệ với việc hưng thịnh của một quốc gia. Thánh hiền Tuân Tử có câu: "Quốc có hưng cần phải quý sư, trọng phó ( thầy giáo ). Quý sư trọng phó thì luật pháp được duy trì.Quốc suy chính là khinh rẻ sư, coi nhẹ phó. Thích dùng sai nha thì pháp luật hỏng. Thánh Thượng mới là bậc quân chủ của một nước mà đã không tôn sư, coi trọng giáo thì thực sự không phải điều may mắn của một quốc gia".

Triệu Hú không ngờ Đỗ Văn Hạo lại chỉ trích một cách không khoan nhượng, lại còn trích dẫn câu nói của bậc thánh hiền Tuân Tử nên nhất thời mặt đỏ lên không biết làm thế nào phản bác lại. Nhưng Triệu Hú trời sinh nhanh nhẹn, không dễ dàng chịu thua người khác, mắt hắn đảo lên rồi nói: "Khanh đã đưa ra lời dạy của thánh hiền Tuân Tử. Nhưng Tuân Tử nói: "Thiên Tử là đấng chí tôn, trong thiên hạ không ai sánh bằng, ngoảnh mặt về nam và sai khiến thiên hạ, không ai được trái lệnh, đều phải chấn đọng phục tùng. Khanh giải thích mấy lời này thế nào?"

Mấy câu này Đỗ Văn Hạo nghe không hiểu nhưng hắn nghe thấy kiểu nói của Triệu Hú, tức giận không nhịn được, chậm rãi nói: " Quân chính là Thiên Tử, Quân lâm thiên hạ ( ý muốn nói quân chủ quay mắt về phía thiên hạ, quân vương bao trùm trên vạn người ), thần tử phải phục tùng quân vương. Nhưng mà Thánh Thượng cũng nên nghe qua một câu nói khác của Tuân Tử: quân sư chính là gốc rễ, không quân sư tất sinh ác trị".

Triệu Hú thoáng sửng sốt, ánh mắt khẽ chuyển, nói: "Đỗ sư bảo, khanh chuẩn bị dạy ta bộ nào trong tứ thư ngũ kinh".

Đỗ Văn Hạo nhìn thấy sắc mặt này của Triệu Hú lập tức nhớ tới những hành động tinh nghịch, hồ đồ của hắn, bất giác nhíu mày. Lúc trước hắn chỉ nhất thời xúc động chấp nhận làm lão sư của Hoàng Thượng. Hiện tại hắn nghĩ tới việc làm lão sư cho Hoàng Thượng, không thích hợp, không thoải mái, lại càng không được nghiêm khắc tức thì trong lòng thoáng hối hận. Đỗ Văn Hạo nghe thấy Triệu Hú nói câu đó lập tức mượn cớ xuống lừa, chắp tay nói: "Tài học thiên hạ không chỉ có tứ thư ngũ kinh. Sở học của Thánh Thượng đương nhiên đã thuộc lòng điển tích của các bậc tiên hiền. Nhưng Thánh Thượng chính là vua của một nước, chi bằng hãy học qua, tri thức cổ kim nhiều thứ cần học. Thánh Thượng đã chọn Văn Hạo làm thầy, nhất định không phải nhìn trúng trình độ tứ thư ngũ kinh của Văn Hạo. Nếu một khi như thế đừng nói tới học giả uyên thâm, tài học năm xe khi xưa là Tư Mã Quang, mà ngay cả Thư Thụ tiên sinh, Hạo cũng không sánh bằng. Văn Hạo thỉnh cầu được từ chức sư bảo của Thánh Thượng. Văn Hạo đã không phải sư bảo của Thánh Thượng, đương nhiên phải hành đại lễ quân thần. Thần tam nha Đô Kiểm Điểm, Ngự y Đỗ Văn Hạo cầu kiến Thánh Thượng".

Nói xong, Đỗ Văn Hạo vén áo bào, định quỳ xuống.

Sở dĩ Triệu Hú muốn Đỗ Văn Hạo làm lão sư của mình chẳng qua là lúc trước Hoàng Thái Hậu mới lập hắn làm Hoàng Đế, trong lòng cảm kích, lại nghe Hoàng Thái Hậu tôn sùng Đỗ Văn Hạo như vậy nên mới thuận miệng nói ra, cũng là một cách tâng bốc Hoàng Thái Hậu mà thôi. Hắn nghe nói Đỗ Văn Hạo muốn từ chức, vuốt mông ngựa không được lại còn ngược lại làm cho Hoàng Thái Hậu có cảm giác bản thân mình tuỳ hứng, bướng bỉnh, làm lão sư tức giận bỏ đi, vậy chẳng khác gì chữa lợn lành thành lợn què.

Triệu Hú liếc mắt nhìn trộm Hoàng Thái Hậu trong rèm, thất mày liễu Hoàng Thái Hậu cau lại, hiển nhiên trong lòng rất khó chịu. Triệu Hú không khỏi thoáng rùng mình. Thân là con cháu Hoàng tộc, hắn đã được nghe nhiều chuyện xưa của các Hoàng tộc tiền triều. Hắn hiểu rằng trong lịch sử đã từng có tiền lệ Ấu quân vì chọc giận Thái Hậu buông rèm chấp chính mà bị xử phạt, thậm chí còn bị phế. Mới rồi Hoàng Thái Hậu tôn sùng Hoàng Thái Hậu như vậy, không thể khinh xuất chọc giận Hoàng Thái Hậu, khi đó ngội vị Hoàng Đế khó giữ được.

Triệu Hú phản ứng rất nhanh, hắn vội vàng tiến lên xua tay nói: "Chờ một chút, Đỗ sư bảo".

Đỗ Văn Hạo vừa vén sáo bào,vẫn chưa quỳ xuống, nghe Triệu Hú nói vậy thì dừng lại, ngẩng đầu nhìn hắn nói: "Thánh Thượng có gì phân phó?"

"Ừ. Hú nhi thỉnh tướng quân làm sư bảo của ta. Tướng quân học rộng tài cao, có tài trị quốc. Điểm này phụ vương cùng tổ mẫu, Thái Hoàng Thái Hậu đều tôn sùng. Vừa rôi sư bảo nói về sự tôn nghiêm của đạo học rất đúng. Hú nhi sắp đăng cơ, cần phải là tấm gương sáng, lễ kính tôn sư, không vì tôn nghiêm của đế vương mà bỏ qua tôn sư trọng đạo. Hú nhi biết sai rồi. Sau này miễn Đỗ sư bảo và các sư bảo khác tiến hành đại lễ quân thần".

Đỗ Văn Hạo thoáng sững người khi nghe tiểu Hoàng Đế nhận sai sót, cũng miễn cho hắn sau này tiến hành quỳ đại lễ. Hắn nhìn Hoàng Thái Hậu ở sau bức rèm, thấy nàng mỉm cười, chậm rãi gật đầu với mình, trong mắt ngậnp tràn sự mong đợi thì mới chắp tay cúi dạp người thi lễ nói: "Thánh Thượng quá lời. Vi thần đa tạ Thánh Thượng giữ gìn sự tôn nghiêm của đạo tôn sư".

Đúng lúc này từ xa vang lên tiếng kẻng canh năm.

Hoàng Thái Hậu nói: "Canh nắm rồi, sắp tới lúc khiêng linh cữu đưa tang. Vương ái khanh, khanh phụ trách việc lên ngôi của Hoàng Đế. Đỗ ái khanh, khanh phụ trách cảnh giới. Các khanh gia còn lại hãy theo phụ tá bên cạnh. Tất cả các khanh hãy mau đi".

Tám người đồng loạt trả lời.

Bình minh, điện Phúc Ninh.

Linh cữu của Tống Thần Tông và Thái Hoàng Thấi Hậu đều quàn ở trong này.Ngay khi nghi lễ tế lễ khiêng linh cữu bắt đầu, tân Hoàng Đế Triệu Húc, mặc quần áo tang, đứng đầu, bái vị

Phía sau Triệu Hú là Hoàng Thái Hậu, Ung Vương, Tào Vương cùng các thân vương khác, còn có các Hoàng tử, phi tần hậu cung, công chúa cùng hoàng thân quốc thích, cũng mặc quần áo tang, đứng theo tôn ti trật tự trong Hoàng tộc. Các trọng thần đều xếp hàng theo thứ tự ở bậc thềm bên ngoài điện và sân điện.

Những đại thần này thấy người chủ trì tế lễ chính là lục hoàng tử Duyên An Quận Vương thì đều hiểu đây chính là tân Hoàng Đế.

Trong tiếng hô của viên quan lĩnh xướng, bái lạy bốn lễ, hiến tế, hiến rượu, đọc điếu, lại bốn vái sau đó quan chấp sự nói" Khóc!" một hiệu lệnh vang lên tất cả Hoàng tộc buồn bã kêu khóc.

Dù sao Hoàng Đế Triệu Hú dẫn đầu mới chỉ có mười tuôit, căn bản còn chưa hiểu biết nhiều, đương nhiên còn hiểu biết rất hạn hẹp về cái chết. Ngày hôm đó khi biết tin phụ hoàng đã băng hà, hắn đã cùng mẫu thân gào khóc một hồi nhưng sau đó dần dần quên lãng. Giờ đây đã qua một tháng lại biết mình sẽ trở thành Hoàng Đế mới, trong lòng không ngừng đắc ý. Bây giờ đột nhiên bắt một đứa trẻ như hắn chảy nước mắt khóc rống lên, hắn không phải là một diễn viên, đâu có làm được như vậy. Hắn không ngừng khóc khan, không ngừng giả bộ đau đớn, sánh mắt quay loạn mọi chỗ, nhìn đông nhìn tây. Quan chấp sự nhìn thấy nhưng biết hắn sắp làm Hoàng Đế nào dám nói nửa câu.

Sau khi lễ Khải điện qua đi, đoàn người hoàng thân quốc thích bắt đầu đi vào dưới sự chỉ dẫn của viên quan lĩnh xướng vào chỗ quàn lĩnh cữu Hoàng ĐếQuan chấp sự thu lại tấm màn, lau chương cung ( quan tài làm bằng gỗ chương ), thì ra là để lau bụi đất cho quan tài của Hoàng Đế. Quan chấp sự chỉ dẫn thiết lập Long tập, chân đình, thần bạch dư, dật sách bảo dư ( tên những đồ cúng lễ ) trên điện sau đó bắt đầu cúng tế tổ tiên, thiết điện tế vong linh, lại là bốn vái, hiến tế, lại bái sau đó khẩu lệnh kêu khóc. Như thường lệ tân Hoàng Đế Triệu Hú lại đảo mắt xung quanh, gào khan.

Sau đó quan Tư lễ cung thỉnh Hoàng Đế đi vào trước hai cỗ quan tài của Tống Thần Tông và Thái Hoàng Thái Hậu cao hơn đầu người, mặt quay về tây. Quan dẫn lĩnh quỳ tấu, thỉnh linh giá xuất phát.