Việc này Trương Vân Sơn vốn đã không để ý và coi trọng mảnh đất đó, nên dễ dàng đồng ý với cha mình, dù sao ông ta cũng là con trai duy nhất, tài sản còn có thể về tay ai được nữa.
Nhưng hiện nay, mảnh đất ấy chính là yếu tố quyết định thay đổi được tình hình của Trương thị, ông ta không thể nào không hỏi ý kiến Trương Tú Anh mà tự quyết, bởi tuy bố ông ta đã ẩn cư, nhưng nếu biết được chuyện này chắc chắn Trương Vân Sơn sẽ gặp khó khăn trong chuyện thừa kế Trương Gia.
Vấn đề là phải nói với Trương Tú Anh như thế nào? Nếu nói toàn bộ sự thật, e rằng với những gì mà ba người nhà Trương gia đối xử với cô trong thời gian qua, Trương Tú Anh sẽ không đồng ý cho Trương Vân Sơn toàn quyền quyết định với mảnh đất đó.
Chi bằng lạt mềm buộc chặt, vừa nịnh vừa ép.
Trương Vân Sơn kể xong câu chuyện dài dòng thì ngưng lại uống một hớp nước sau đó nói với Trương Tú Linh.
“Ba nghĩ chúng ta phải tới Lăng gia một chuyến.”
“Tại sao lại tới đó, sao ba không đi tìm ông nội có phải nhanh hơn không.
Cùng là cháu gái của ông tại sao ông lại cho chị ta mảnh đất đó mà không cho con thứ gì cả?” - Trương Tú Linh ấm ức.
Cô ta vẫn không muốn mình dính dáng gì tới Trương Tú
Anh, nhất là chuyện lần này cô ta càng không muốn mình ở thế yếu trước Trương Tú Anh.
“Con biết đấy, ông con khi vào núi đã là một ông già lẩm cẩm rồi, vả lại trước đây mảnh đất đó không có nghĩa lý gì so với gia sản của Trương gia cả.
NHưng bây giờ ba e chúng ta phải xuống nước tới Lăng gia, một mặt thuyết phục chị con đồng ý chuyện mảnh đất, một mặt nhờ chị con nói Với Lăng Quốc Thiên một lời để Lăng Thị có động thái giúp Trương Thị tăng giá trị.
Con chỉ việc xin lỗi chị con, mọi việc khác ba sẽ lo” - Trương Vân.
Sơn quá hiểu rõ Trương Tú Linh, nếu nói cô ta tới xin lỗi Thương Tú Anh với tính khí của cô ta sẽ rất khó để thuyết phục.
Chuyện đã thế này ông ta cũng không còn cách nào khác.
“Con không muốn!” Trương Tú Linh gắt gỏng.
“Con phải nghĩ cho đại cục, như ta thấy tình cảm của chị con và Lăng Quốc Thiên rất tốt, lời nói của chị con có thể lay động được tăng Quốc Thiên.
Còn cả mảnh đất nữa, cha sẽ có cách để chị con đồng ý”.
“Không cần phải xuống nước với chị ta, con mà chiếm được Thịnh Thiên Vĩ thì chẳng cần nhà họ Lăng ra mặt.” - Cứ nghĩ tới phải ra mặt xin lỗi Trương Tú Anh là trong lòng Trương Tú Linh lại vô cùng khó chịu.
“Con không hiểu sao, muốn chiếm được Thịnh Thiên Vĩ, thì trước hết con phải tiếp xúc được
với anh ta đã, muốn tiếp xúc được với anh ta con phải có mảnh đất phía nam trong tay” - Trương Vân Sơn kiên nhẫn thuyết phục Trương Tú Linh.
Ông ta quá hiểu con gái mình.
Trương Vân Sơn nhớ lại, từ khi ông ta còn là một chàng trai trẻ mười mấy tuổi, cha ông ta đã dẫn ông ta tới vùng sa mạc phía Nam này.
Trong lòng ông ta chưa bao giờ thích vùng đất đó, vừa nóng bức, vừa bẩn thỉu dân cư thưa thớt, hoang vu.Vốn là người sinh ra ở thành phố lớn lại quen sống trong nhung lụa, Trương Vân Sơn không hiểu nổi lý lẽ của cha mình khi cứ dẫn ông ta tới đây năm lần bảy lượt nói với ông ta về mơ ước sẽ biến nơi này thành một vùng đất giàu có.
Trương Vân Sơn không phải là người quá xuất sắc nhưng ông ta có một người cha xuất sắc, có một gia tài đồ sộ vì thế cái ông ta quan tâm thực ra là chỉ cần tiếp quản gia tài đó và khiến tiền đẻ ra tiền mà thôi.
Kỷ niệm của ông ta về sa mạc này toàn là những kỷ niệm không vui vẻ gì.
Ngày đó mỗi lần ông ta khiến cha không hài lòng như lười học, ngỗ nghịch với người làm,...!thì cái kết nhận được chính là ông ta sẽ bị cha dẫn tới sa mạc này và cho sống theo đúng nghĩa vật lộn để sinh tồn ngắn thì vài ngày dài thì cả tuần.
Khiến mỗi lần nghĩ tới sa mạc này ông ta đều dâng lên một niềm oán hận, một sự đả kích không hề nhỏ.
Cho tới khi ông ta lập gia đình kết hôn với Hàn Thu Nguyệt, sự quan tâm của ba chuyển dần sang hai cô con gái đáng yêu của ông ta là Trương Tú Anh và Trương Tú Linh, lúc đó ông ta mới thôi bị ba lôi tới sa mạc chết tiệt này để ôn nghèo kể khổ - câu chuyện mà ông ta phải nghe suốt mấy chục năm cuộc đời chính là, khi ba ông ta mới chỉ là một thương nhân nhỏ, tìm cách vật lộn vươn lên, có lần có một chuyến hàng đi xuyên qua sa mạc, chẳng may gặp bão cát hàng bị vùi lấp hết người cũng bị nạn thoi thóp, ông đã được người dân ở sa mạc cứu giúp.
Họ chia sẻ với ông từng chút đồ ăn ít ỏi của mình, cho ông từng ít nước thứ mà họ quý hơn cả tiền bạc giữa sa mạc.
Cũng chính trong khoảng thời gian này cha ông đã học cách sinh tồn của những người dân sa mạc khắc nghiệt này, chính họ đã truyền cho ông nguồn năng lượng tích cực và ông học được ở họ sự bền bỉ, tĩnh tâm trong mọi hoàn cảnh.
Nhờ vậy mà cha ông không chỉ giữ được mạng sống mà còn trở thành một thương nhân với sự lỳ lợm, kiên trì bậc nhất Ninh Thành, khiến ai ai cũng phải nể phục.
Sau này khi trở thành một doanh nhân giàu có cha ông đã luôn muốn quay lại giúp đỡ những người đã giúp mình lúc khó khăn hoạn nạn.
.