Tổng Giám Đốc Siêu Cấp

Chương 548: Tháp nhu cầu của maslow




Không chỉ thế, có người bảo đảm an toàn rồi, hắn vẫn tiếp tục gia tăng thêm mục tiêu này bằng cách xây dựng riêng một dây chuyền tự động chuyên sản xuất dù. Mà nguyên liệu và cách chế tạo dù cũng được hắn đích thân mã hóa cho các cánh tay robot, rồi lại một lần nữa được kiểm nghiệm độ an toàn trước khi xuất xưởng.

Có thể nói, Dương Tuấn Vũ rất cẩn thận, cẩn thận tới mức thái quá. Xác suất máy bay áp dụng công nghệ tương lai có độ an toàn cực cao, ít nhất trong suốt 100 năm đó, chưa có một chiếc nào rơi. 

Nhưng vạn nhất không bằng nhất vạn, hắn đã đích thân được nếm cảm giác kinh hoàng này nên hắn rõ hơn ai hết, không có sự chuẩn bị nào là thừa thãi, đừng để tới khi thảm họa xảy ra rồi mới hối hận thì đã quá muộn rồi. Người sống thì xin lỗi, nhưng người chết thì vĩnh viễn bị vùi dưới cỏ xanh, biển mặn, hoặc làm mồi cho cá. 

Tạm thời giải quyết trước hai vấn đề tồn đọng từ lâu thì lái xe cũng đưa hắn gần tới cổng trường học, Dương Tuấn Vũ cất laptop vào balo rồi mở cửa sải bước chân dài đi xuống. 

- Cậu mang đồ về biệt thự trước đi. 

- Vâng.

Nhìn tên vệ sĩ mà vợ đã tuyển đợt trước rời đi, Dương Tuấn Vũ nhếch mép, cảm giác này cũng có chút ưu việt đấy chứ. Mặc dù xe có khả năng tự động lái rồi, nhưng có người chở đi vẫn ngon lành hơn, đấy gọi là chi phí để được người khác phục vụ mà bất cứ kẻ có tiền nào cũng muốn hưởng thụ.

Vì sao các ngôi sao lớn, các vị lãnh đạo đều không tự lái xe? Không phải họ không biết lái, mà là không muốn tự thân vận động, họ muốn được hưởng dụng cảm giác có người phục vụ, như thế, họ sẽ thấy mình ưu việt hơn, cao hơn người khác. 

Khi con người ta đã có dư dả tiền, người ta sẽ rảnh rỗi so đo nhau những thứ mà người nghèo không có thời gian nghĩ tới. Tất cả những thứ này đều được một nhà bác học quy tụ vào trong một cái mô hình tháp- gọi là Tháp nhu cầu Maslow. 

Tháp nhu cầu của Maslow có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp, đáy rộng, đỉnh nhọn. Trong đó, những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ. Điểu này chứng tỏ không phải họ khác những người thu nhập thấp mà là vè tiền bạc sinh lễ nghi (giàu sẽ nghĩ ra nhiều cái khác hơn). 

5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow bao gồm:

Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất- cần được sống, được ăn, mặc, nghỉ ngơi…

Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.

Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.

Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh 

tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Hay, sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.

Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống như: được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…, đây là tìm kiếm an toàn về mặt vật chất. Cũng có nhiều người bắt đầu tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. 

Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.

Thông qua tầng thứ nhất này, chúng ta có thể rút ra thêm một điều: Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. 

Chúng ta có thể thấy ở khắp mọi nơi, trong công việc, có rất nhiều người phải chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, … Nên họ trở thành đối tượng bị các tập đoàn liên doanh bóc lột, ở đó, họ trả lương cao hơn doanh nghiệp trong nước rất nhiều, vì thế, tầng lớp trí thức, công nhân chất lượng cao đều sẵn sàng ném bỏ cái bằng đại học danh giá, nghỉ việc ở công ty cũ để tìm tới công ty liên doanh để được nhận nhiều tiền hơn. 

Mà các tập đoàn nước ngoài, họ nhận thức rất rõ được vấn đề này, khi tới các nước khác, họ đặt nhà máy, đặt công xưởng để làm việc rồi chỉ cần trả lương hơn mặt bằng chung 5-10 triệu là thừa sức thu hút được nhân tài về. Mà dù làm một thời gian có một số bộ phận người không chịu được bóc lột mà rời đi thì cũng vẫn dễ dàng kiếm được một nhóm người mới bù vào nhanh chóng, tất cả cũng bởi vì họ chịu trả tiền nhiều hơn.

Nhưng có một sự thật rằng, dù với giá cao thế, nhưng so với thu nhập bình quân người công nhân nước họ, chúng ta còn kém ít nhất một nửa, nên tính ra, việc bỏ ra số tiền được cho là nhiều của các ông trùm liên doanh đều chỉ là cái mác bên ngoài, thực ra, họ mới chính là người được hưởng lợi nhiều nhất.

Chúng ta biết điều này, hiểu rất rõ, nhưng lại không thể ngăn cản luồng chất xám chảy vào túi người khác, bởi vì, chúng ta không có tiền, mà kể cả có tiền cũng không có công nghệ đủ cao để cho đội ngũ trí thức, công nhân viên lành nghề làm. 

Thành ra, dù đau nhưng chỉ biết đứng ngu ngơ nhìn các công ty nước ngoài liên tiếp đổ bộ vào hút hết máu thịt mà thôi. Và còn có quà tặng kèm là khí thải, nước thải tuôn ầm ầm ra môi trường mà không xử lý, hoặc xử lý qua loa, khiến cho môi trường nước sở tại bị ô nhiễm nặng nề. 

Nhưng những kẻ liên doanh đó dù bị vạch trần thì cũng chỉ đền bù tiền thôi, còn môi trường, các anh ô nhiễm thì tự đi mà xử lý. Còn không xử lý được thì đương nhiên chỉ có những người dân nghèo, tổ tiên dòng họ đều ở đó, không thể nhổ đem tha hương tới nơi khác được, những người này sẽ sống trong môi trường ô nhiễm, bị bệnh tật cũng chỉ là sớm muộn mà thôi. 

Đó là còn chưa kể nhà máy, xí nghiệp họ đặt ở Việt Nam, dù nói sẽ chuyển giao công nghệ trong tương lai, nhưng tới lúc chuyển giao được cũng là 10-20 năm, mà khi đó, đám sắt vụn máy móc đó đã lỗi thời cả thập kỷ rồi, mua về cũng chẳng dùng được mấy năm. 

Dương Tuấn Vũ không phải kỳ thì tất cả các công ty liên doanh nước ngoài, nhưng nhớ tới nhiều vụ xả nước thải, khí thải đen kịt ra môi trường thì vô cùng tức giận, nhưng đó là công ty của người ta không phải của hắn, muốn can thiệp lại ảnh hưởng tới quan hệ “thân thiết” giữa các quốc gia. 

Cho nên, hắn quyết định xây dựng cơ nghiệp thật lớn, thu hút hết người dân tới đây làm việc, để cho lũ kia chết đói, đồng thời cũng tạo dựng uy thế và danh vọng của mình, tới thời điểm thích hợp hắn sẽ đẩy sạch mấy công ty kia về nước, còn không muốn về nước thì phải xử lý chất thải cho tốt.

Còn chơi lớn nữa, hắn có thể tính đến việc thu mua hết mấy cái tập đoàn này rồi đập đi làm lại. Có tiền mà, cái gì cũng dễ nói.

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …

Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. 

Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.

Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào 

những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.

Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác.

Chúng ta để ý các vụ lừa đảo đa cấp có số lượng nông dân hoặc lao động tự do chiếm áp đảo. Nguyên nhân vì nông dân hay lao động tự do thường không thuộc về một nhóm nào cả; họ cảm thấy cô độc và luôn muốn được gia nhập vào một nhóm. Khi bán hàng đa cấp họ được ăn mặc đẹp, được giảng dạy, được sống trong một tập thể (giao tiếp, trao đổi,..), được thăng chức,..

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.

Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tương thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.

Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.

“Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).

Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.”

Đây cũng là một phần lý do Dương Tuấn Vũ muốn thành lập một hệ thống trường có chất lượng quốc tế ngay ở Việt Nam, để có thể cho các em một môi trường học tập tốt nhất, có quyền được tôn trọng và bày tỏ nhu cầu của mình. 

Chỉ có không ngừng đưa ra nhu cầu và tìm cách hoàn thành nó mới khiến các em sau này khi ra ngoài đời có thể biết mình cần gì và phải làm gì để có thể đạt được nhu cầu đó. Các em thành công, các em giàu có, đất nước cũng từ các em mà sẽ trở lên giàu mạnh. Xây dựng đất nước phải đi từ mầm non như các em mới là con đường đầu tư lâu dài và ổn định nhất.

Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao (self - actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. 

Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là là làm một cái gì đó khiến cho người xung quanh phải chú ý tới, đặc biệt là những hành vi xấu chẳng giống ai.

Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.

Nếu nói khách quan, Dương Tuấn Vũ hắn mới 22 tuổi cũng đang đứng ở đỉnh của tháp nhu cầu rồi, nhưng hắn chưa bao giờ tự thỏa mãn bản thân rồi lãng phí thời gian vào những cuộc chơi, vào những ngày tháng rong ruổi bên ngoài vô ích. Hắn sống là vì người thân và muốn cống hiến cho đất nước, lớn hơn là cho nhân loại toàn cầu. Mục tiêu vĩ đại như vậy, nhưng hắn không bao giờ có thái độ tự kiêu. Đây là điểm mà ít người thành đạt không có. Bại không nản, thắng không kiêu – chính là Dương Tuấn Vũ hắn.