Tôi Làm Bảo Mẫu Cho Chồng Tương Lai

Chương 37: 37: Ngoại Truyện 2 Dĩ Lâm À! Sau Này Con Sống Với Ông Ngoại Nhé!





Cô gái trẻ vừa ngoài hai mươi tuổi thất thểu bước vào phòng khám cùng gương mặt xanh xao, lấm lem nước mắt.

Cả cơ thể gầy gò yếu ớt của cô gái run lên bần bật, theo từng tiếng nức nở trở nên càng suy yếu hơn.

Cô ấy bắt lấy bàn tay vị bác sĩ già, khẩn thiết van xin.
"Con xin bác giúp con lần này đi, con còn trẻ, tương lai không thể bị phá hủy theo cách này.

Hơn nữa, nếu cha con biết được, ông ấy sẽ gi3t chết con.

Xin bác mà!"
Vị bác sĩ kia khá quan ngại với các tình huống thế này, ông lắc đầu, nhìn vào hồ sơ bệnh án đọc to.
"Nhã Trúc, hai mươi mốt tuổi, sinh viên đại học.

Đúng là vẫn còn rất trẻ." Ông xoa cằm ngẫm nghĩ, sau đó hỏi cô: "Thế bạn trai con đâu, gọi thằng đó vào đây!"
"Anh ấy..." Nhắc đến bạn trai, cô khóc càng lớn hơn, nước mắt lăn dài trên má.

Cô ấm ức: "Anh ấy sắp cưới vợ rồi, hơn nữa cô dâu còn là con gái của bạn thân cha con."
"Thằng đó bỏ con trước à?"
"Không phải." Nhã Trúc bênh vực: "Anh ấy rất tốt với con, chỉ tại mẹ anh ấy bắt chia tay con và cưới cô ta."
Nghe đến đây, trên gương mặt điềm tĩnh của ông dâng lên biểu cảm quái dị.

Ông bĩu môi, tỏ ý xem thường.
"Lại là một pha em rất tốt nhưng anh rất tiếc, mẹ anh bắt anh chia tay có đúng không? Trời ơi, cái đứa con gái ngốc này." Ông tặc lưỡi, rất lâu sau mới nói: "Đàn ông đó mà, khi hết yêu thì bát mì tôm cũng nóng như miệng núi lửa.


Thay vì khóc lóc vì thằng không ra gì, con để nước mắt đó khóc cho cha cho mẹ còn ý nghĩa hơn.

Bác hỏi con, nó đã từng nói yêu con chưa?"
Nhã Trúc cẩn thận nhớ lại những khoảnh khắc hai người bên nhau, tỉ mỉ liệt kê từng lời anh nói, lục lọi mọi hình ảnh nhỏ nhoi trong tiềm thức, đến cùng đưa ra kết luận: "Chưa từng."
"Vậy thì đúng rồi, nó chưa từng nói yêu con, đồng nghĩa nó không yêu con.

Tất cả những gì con làm, con nghĩ, đều do con đơn phương mà thôi.

Buông bỏ đi con gái à."
Ông đẩy trả hồ sơ bệnh án, ấn phím gọi y tá thông báo: "Người tiếp theo." Rồi nhướng mày nhìn cô: "Thai đã hai mươi tuần tuổi rồi, không thể phá.

Quay về nói chuyện này với cha mẹ con đi.

Cha con không gi3t chết con được đâu, cùng lắm đánh liệt giường vài ngày thôi."
Trước câu nói đùa của vị bác sĩ, Nhã Trúc chẳng thể cười nổi.

Cô bước ra phóng khám với gương mặt mất hồn.

Thậm chí về đến nhà bằng cách nào cô cũng không nhớ.
Cả buổi tối ngày hôm đó, Nhã Trúc trốn trong phòng khóc đến mệt nhừ, đem hết uất ức, tủi hờn trút ra trên ngoài theo giọt lệ rơi.

Cô không dám nói việc này với cha mẹ, họ chỉ có mình cô là con, bao nhiêu niềm tin đều đặt cả lên người đứa con gái này.

Nếu bây giờ cô đứng trước mặt họ chìa ra ảnh siêu âm, nói không chừng mẹ sẽ lên cơn đau tim vì cú sốc quá lớn.

Còn cha nữa, ông sẽ mất hết mặt mũi vì đứa con như cô.

Gia đình cô sẽ ra sao đây? Liệu rằng, có nên bỏ thai không? Càng nghĩ đầu óc Nhã Trúc càng rối, cô buông xuôi tất cả, ngả lưng lên giường nhắm mắt đi vào giấc ngủ.

Nhưng Nhã Trúc ngủ không sâu, trong cơn mê man, cô mơ hồ cảm nhận ai đó xoa má mình, vuốt chiếc bụng hơi nhô cao được cô che giấu dưới lớp trang phục rộng thùng thình.
Có lẽ vì cảm xúc kia quá đỗi chân thật, Nhã Trúc choàng mở mắt, trông thấy mẹ ngồi bên giường trìu mến nhìn cô, cha đứng sau lưng mẹ, gương mặt nghiêm nghị nhìn chằm chằm bụng cô.

Trong nhất thời, Nhã Trúc không đủ thời gian đánh giá tình hình, theo bản năng che giấu chiếc bụng khác thường của mình.
Nhìn thấy hành động đó của con gái, mẹ thở dài, viền mắt phiếm hồng, kéo chiếc chăn đang phủ trên bụng cô xuống, dịu dàng bảo.
"Con không cần giấu, cha mẹ biết cả rồi."
Nhã Trúc ấp úng, sợ sệt cúi đầu: "Sao cha mẹ biết?"
"Sao mẹ lại không biết? Mẹ sinh con ra mà, con nghĩ gì trong đầu không lẽ mẹ không biết.

Hơn nữa..." Bà thở dài sầu não: "Mẹ từng mang thai nên có kinh nghiệm, dáng đi, thói quen sinh hoạt...!mọi thứ của con đều khác hơn trước kia."
Thì ra, mẹ đã sớm biết từ lâu nhưng vì lý do bất khả kháng nào đó nên nhẫn nhịn đến ngày hôm nay.

Nhã Trúc còn tự cao cho rằng mình thông minh có thể qua mắt cả cha lẫn mẹ.


Bây giờ, so ra cô chỉ như chú chim sẻ khoác lại về tài năng bay lượn trước mặt đại bàng.
Nhã Trúc òa lên khóc, nắm chặt tay mẹ mình, nức nở van xin: "Không phải con muốn giấu cha mẹ, chỉ là con rất sợ, con sợ cha mẹ sẽ giận, sẽ thất vọng về con.

Bây giờ, con biết mình sai rồi, xin lỗi cha mẹ!"
Bà xoa đầu cô, đúng lúc bà mở miệng sắp nói gì đó thì người chồng im lặng bấy giờ bất ngờ lên tiếng: "Vậy con tính sao với nó đây?" Giọng ông rất trầm, nghe như đang kiềm nén điều gì đó.
Nhã Trúc không trả lời ngay, cô nhớ đến những lời vị bác sĩ kia nói chiều nay, chẳng biết lấy dũng khí từ đâu, cô nhìn vào mắt cha, nói rành rọt tững chữ.
"Chiều nay con đến bệnh viện, bác sĩ nói thai đã hai mươi tuần tuổi, không thể phá."
"Con muốn nuôi nó à?" Cha lên cao giọng: "Nên nhớ con mới hai mươi mốt tuổi thôi, còn cả tương lai ở phía trước."
Nhã Trúc cuộn chặt ga giường, ngăn cho bản thân hèn nhát tìm cơ hội thoái lui.

Đúng như cha nói, cô vẫn còn trẻ, còn cả tương lai rộng mở đang chờ phía trước, không thể vì đứa trẻ này hoang phí cả thời thanh xuân.

Thế thì sao? Cô không thể bỏ nó, phải biết phá thai thời điểm này vô cùng nguy hiểm, không ai đoán trước được sẽ xảy ra rủi ro gì trong quá trình thực hiện.

Dù may mắn thành công thì hậu quả cô phải đối mặt vô cùng lớn.

Nhã Trúc vẫn muốn có mái ấm gia đình của riêng mình, cùng lắm cô sinh nó ra, sau này vẫn còn cơ hội mang thai lần hai lần ba.

Nghĩ đến đây, Nhã Trúc thầm hạ quyết tâm, cô nhìn mẹ mình tha thiết.
"Mẹ ơi, hay là con sinh nó ra, cùng lắm mình tìm gia đình khác nhận nuôi nó.

Bây giờ mà bỏ sẽ rất nguy hiểm với cơ thể người mẹ." Nói cách khác, nếu được cô sẽ lựa chọn bỏ thai.
Mẹ mủi lòng, gật đầu đồng ý.

Sau đêm đó, Nhã Trúc không về lại trường, xin bảo lưu kết quả học tập, ở nhà dưỡng thai chờ ngày sinh nở.
Bốn tháng sau, trong phòng bệnh riêng biệt có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp.

Nhã Trúc ngồi trên giường bệnh trắng tinh, chăn ấm đắp ngang bụng, nhìn cha mẹ quấn quýt bên đứa trẻ vừa lọt lòng ba ngày trước.
Mẹ ôm đứa trẻ đỏ hỏn vào lòng, vừa tán gẫu cùng cha vừa ngắm cháu trai.
Bà hỏi: "Tên là gì ông ngoại nhỉ? Ông đã nghĩ ra tên cho cháu của tôi chưa?"
Trông cha khá thích thú với chức vị mới.


Ông ngoại chạm nhẹ lên gương mặt bé xíu chỉ bằng lòng bàn tay, đáp lời bà ngoại:
"Có rồi bà ơi, tôi nghĩ nát óc mà không tìm ra tên nào hay nên tới nhờ ông bạn già.

Ông ấy nói bây giờ người ta đặt tên theo phong thủy, năm sinh, ngũ hành cho may mắn.

Tôi nghe có lý nên đã lên mạng tra, trên đó nói cháu ngoại mệnh Mộc nên tôi mạnh dạn đặt tên liên quan đến cây cối."
Bà ngoại cười vui vẻ: "Tùng, Bách, Bạch, hay Đào, Mai, Lan, Huệ?"
Ông ngoại cười phớ lớ: "Sai hết rồi.

Một cây thì không đủ với tôi, cái tôi cần là cả khu rừng."
"Rừng sao?"
Rừng nuối bạt ngàn phủ hơi sương
Giăng giăng một khúc đoạn tình vương.
"Dĩ Lâm! Sau này, con sống với ông ngoại nhé!"
"Dĩ Lâm! Bà ngoại mất rồi.

Mẹ đã kết hôn, những lúc rảnh sẽ ghé thăm con.

Đừng buồn nhé cháu."
"Dĩ Lâm! Có muốn sang nhà mẹ chơi với em không? Hôm nay là sinh nhật em con.

Thôi nào đừng dỗi nữa, sinh nhật năm sau ông ngoại gọi mẹ về với con nhé.".