Tiểu Sát Tinh

Chương 46: Lòng cha mẹ




Nguyên Thông không cần suy nghĩ gì hết, vội đáp:

- Lão tiền bối thương người, thương vật, lòng từ bi như bể cả ắt lão tiền bối không quen nhìn những hành vi tác ác, tác quái của Ứng Thành Luân, nên mới phải tái xuất giang hồ, phù trì chính nghĩa, quét sạch quần ma.

Quái nhân cười hì hì, nói tiếp:

- Đã hơn trăm năm nay, lão phu không hề bước chân vào giang hồ và can thiệp đến việc của võ lâm. Chẳng lẽ lúc gần chết lão lại muốn mang sự phiền phức vào người hay sao?

Nguyên Thông tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi tiếp:

- Lão tiền bối không muốn phiền phức sao lại để tâm đến các việc trên giang hồ?

- Quái nhân bỗng rầu rĩ, lẩm bẩm nói một mình:

- Trong đời lão phu rất ít bạn bè, nếu nói là có thì chỉ có hai người rưỡi thôi.

Nói tới đó, ông ta bỗng lớn tiếng nói tiếp:

- Con nhãi họ Trác kia, sư tổ của nó là bạn chi giao của lão, còn một người nữa là ông của Ứng Thành Luân, tên là Ứng Tổ Quan, còn người nữa là cha của Ứng Thành Luân là Ứng Hậu.

Nguyên Thông nghe nói có vẻ kinh hãi nghĩ thầm:

“Quái nhân này vai vế cao như thế, mà bây giờ lại đứng ra đối địch với một hậu bối của bạn thân mình, kể cũng khó thật”.

Chàng rất chăm chú lắng tai nghe, quái nhân lại tiếp:

- Cha con họ Ứng suốt đời chính trực quang minh, gia truyền sở học của họ cũng là chính tông tâm pháp. Ngờ đâu đến nghịch tử Thành Luân đường chính không đi, mà lại đi đường tà để mong chóng thành công. Y tự luyện môn Hàn Linh m Công tác ác tác quái làm mất hết thể diện của tổ tiên.

Đàm Anh bỗng xen lời nói:

- Những đứa con bất hiếu như thế, tại sao bề trên y không đại nghĩa diệt thân mà giết y đi?

Quái nhân trợn mắt lên đáp:

- Bạn của lão có phải là không có ý ấy đâu, nhưng hổ dữ không ăn thịt con, nên trước sau vẫn không nỡ ra tay. Cho tới khi Thành Luân làm đảo lộn thiên hạ lúc ấy y muốn diệt trừ thì đã muộn rồi.

Đàm Anh lại hỏi:

- Chẳng lẽ họ đành trông thấy con cháu của mình, gây ác trên giang hồ hay sao?

Quái nhân thở dài đáp:

- Có phải là họ để yên cho tên nghịch tử ấy hoành hành đâu, nhưng bây giờ công lực của Thành Luân đã tiến bộ quá xa họ không đủ sức khống chế nổi nghịch tử nữa.

Nguyên Thông vội hỏi:

- Chẳng lẽ cha mẹ dạy bảo con cái mà phải nhờ đến công lực hay sao?

Quái nhân rầu rĩ cười nhạt đáp:

- Nếu Thành Luân chỉ dùng công lực phản kháng ông và cha thì hắn vẫn chưa phải là một kẻ tuyệt ác!

Nguyên Thông kinh ngạc hỏi:

- Lão tiền bối nói chuyện như vậy chẳng lẽ Thành Luân đối với ông và cha cũng hạ độc thủ hay sao?

Quái nhân buồn bã đáp:

- Phải, không những y không phục sự dạy bảo của ông và cha mà còn dùng thủ pháp Đông Mạch đả thương năm đại chủ mạch của ông và cha y nữa, khiến ông và cha y đau khổ kêu la, muốn chết cũng không được.

Mọi người nghe thấy hành động đại nghịch bất hiếu của Ứng Thành Luân như vậy ai cũng phải kinh hãi mặt biến sắc. Đàm Anh trợn ngược đôi lông mày lên hậm hực hỏi:

- Viên gia gia sao không giúp họ một tay?

Quái nhân đáp:

- Ai bảo ta không giúp họ?

Đàm Anh thở dài hỏi tiếp:

- Chắc Viên gia gia đã chữa cho họ khỏi viết thương rồi, phải không?

Quái nhân càng rầu rĩ, thốt tiếng cười như khóc mà đáp:

- Cháu coi Viên gia gia này quá cao. Đừng nói là bốn mươi năm trước ta không có cách chữa được Đông Mạch, mà cho đến nay cũng vô phương cứu chữa.

Lời nói của ông không những Đàm Anh không tin mà cả Ngọc Tiêu Tiên Tử cũng thắc mắc nốt.

Quái nhân liền giải thích:

- Ta nói như thế không phải bảo công lực của ta không đủ thâm hậu mà là đường lối công lực của ta không tiêu giải nổi thủ pháp Đông Mạch của Hàn Linh m Công đấy thôi.

Đàm Anh ngạc nhiên vô cùng vội hỏi:

- Theo lời nói của gia gia thì khắp thiên hạ này, không ai có thể giải nổi Đông Mạch phải không?

Quái nhân trợn to đôi mắt chớp chớp mấy cái rồi đáp:

- Tất nhiên có thể trị được nhưng phải có người chuyên Thuần Dương nội công mới địch nổi Hàn Linh m Công ấy.

Tích Tố cũng lên tiếng:

- Nếu vậy, gia gia của cháu là khắc tinh duy nhất của Ứng Thành Luân phải không?

Quái nhân gật đầu đáp:

- Phải, La Cống Bắc có thể giải trừ được thủ pháp Đông Mạch ấy, nhưng nước xa không cứu được lửa gần, rút cục phải nhờ lão giúp một tay.

Nói tới đó, ông ta ngừng giây lát, rồi dằn từng chữ một nói tiếp:

- Ta… một… chưởng… một… người… đưa… họ… về… trời…

Đàm Anh rú lên một tiếng la lớn:

- Gia gia đã đích thân giết tri kỷ của mình ư?

Quái nhân giận dữ đáp:

- Tình hình lúc bấy giờ, nếu là cháu, cháu sẽ đối xử làm sao? Chẳng lẽ cháu trông thấy bạn mình cứ kêu la đau khổ, cầu chết cũng không được hay sao?

Đàm Anh nghe ông ta nói như vậy, không sao trả lời được. Nguyên Thông liền đỡ lời:

- Lão tiền bối xử trí như vậy, thật là đích đáng.

Quái nhân nhìn Nguyên Thông tỏ vẻ hài lòng rồi thở dài một tiếng nói tiếp:

- Sự thật lúc ấy già này cũng không đang tâm, nhưng cha con họ Ứng cứ van lơn hoài.

Trên thảo đường yên lặng như tờ, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Ai nấy cũng cảm thấy lúc bấy giờ hoàn cảnh của quái nhân rất khó xử, đều kinh hoàng đến toát mồ hôi lạnh ra.

Quái nhân buồn rầu giây lát lại nói tiếp:

- Đau đớn nhất là trước khi chết cha con họ Ứng có yêu cầu ta nhận lời họ một việc. Việc này nói ra, khiến ai cũng phải vừa buồn cười vừa đau lòng.

Đàm Anh bỗng cười lên tiếng và nói:

- Sắp chết đến nơi, cha con họ Ứng vẫn còn có tâm trí nói đùa!

Quái nhân nhìn vào mặt Ngọc Nữ, nhưng lại trả lời Đàm Anh rằng:

- Chờ đến khi nào cháu có con rồi sẽ hiểu được lòng của cha con họ Ứng lúc bấy giờ.

Đàm Anh thấy quái nhân nói như vậy, trố mắt lên nhìn, rồi lại quay mặt nhìn Ngọc Nữ.

Ngọc Nữ tủm tỉm cười lên tiếng nói:

- Theo sự ước đoán của tiểu bối thì cha con họ Ứng chắc không chịu cho lão tiền bối xử tử Ứng Thành Luân phải không?

Quái nhân khẳng khái gật đầu đáp:

- Lòng cha mẹ nào cũng từ bi như thế cả.

Lúc ấy, Đàm Anh mới tỉnh ngộ, liền hỏi tiếp:

- Cha mẹ thương con, thương đủ mọi điều, nhưng họ không nghĩ đến ngoài Viên gia gia ra, thiên hạ không ai có thể giết được đứa con nghịch tử ấy hay sao?

Quái nhân đầu to đáp:

- Lời nói của con không đúng hẳn. Tuy cha con họ Ứng yêu cầu ta đừng giết chết Ứng Thành Luân nhưng lại không hạn chế ta giúp người khác ra tay giết chết y. Tâm ý của họ là muốn để cho Ứng Thành Luân có thì giờ hối cả, mong một ngày kia y biết hướng thiện.

Nguyên Thông thở dài xen lời nói:

- Nếu y không phải là kẻ thù giết cha của tiểu bối thì tiểu bối vui lòng nể mặt ông và cha y mà tha chết cho y. Nhưng bây giờ…

Từ Hàng Ngọc Nữ rầu rĩ vô cùng, bà ta là người nhân từ nên ngậm lệ lên tiếng nói:

- Con, nếu Ứng Thành Luân đã có lòng hướng thiện thì con hãy tha chết cho y, cha con ở dưới chín suối có biết thế nào cũng mừng rỡ.

Nguyên Thông nghĩ đến cái chết của cha mình mủi lòng vô cùng đôi mắt đẫm lệ khẽ gọi mẹ một tiếng rồi không sao nói tiếp được nữa.

Quái nhân đầu to cảm động và vui mừng nói:

- Hiền mẫu tử có lòng từ bi, hiểu rõ đại nghĩa như vậy, lão phu thay mặt cố hữu cảm ơn hai vị.

Nói xong, ông ta đứng dậy định hành lễ, Ngọc Nữ hoảng sợ vội đỡ lời:

- Lão tiền bối chớ nên làm như vậy, bằng không mẹ con tiểu bối không yên tâm đâu.

Quái nhân cười:

- Sự thực cha con họ còn tặng cho lão một vật này.

Ông ta móc túi lấy ra một cái hầu bao đã phai mầu và nói tiếp:

- Cha con họ dặn lão khi nào thấy Ứng Thành Luân không thể hối cải được nữa thì đưa cái hồ bao này cho y. Nếu y còn là con người và cũng xin lão với những người nào ra tay giết y hãy để cho y một dịp may, bằng không thì cứ việc giết chết y đi.

Nói xong, ông ta đưa cái hầu bao cũ kỹ ấy cho Nguyên Thông và nói:

- Vì bạn cũ nhờ vả, mấy chục năm nay lúc nào lão cũng không an tâm. Nghịch tử ấy một ngày chưa chết, trách nhiệm của lão một ngày còn nặng. Lão đi khắp thiên hạ mới phát hiện thiếu hiệp. Thiếu hiệp quả là bực kỳ tài, sau này sẽ là người có đủ tư cách xử phạt Ứng Thành Luân cho nên lão muốn hiệp trợ thiếu hiệp quét sạch bọn tà ác và xin thiếu hiệp hoàn thành tâm nguyện của lão.

Nguyên Thông đỡ lấy cái hầu bao, trong lòng bối rối đáp:

- Tiểu bối thế nào cũng tận lực mà làm cho xong nhiệm vụ.

Đêm hôm ấy không có chuyện gì xảy ra. Ngày hôm sau quái nhân gọi Nguyên Thông, Tích Tố và Đàm Anh ba người đem sáo ngọc thử tấu bản Thiên Lại Tri m. Trong lúc ba người luyện tập ông ta còn chỉ điểm thêm nhiều khẩu quyết cho ba người tự luyện tập lấy.

Đồng thời trong lúc nhàn rỗi lại đem Phiêu Hương Bộ ra truyền thụ cho Ngọc Tiêu Tiên Tử. Ngọc Tiêu Tiên Tử lấy làm vui mừng lắm.

Ngọc Nữ và Tích Tố cũng được học môn kỳ học nọ.

Thoáng cái đã qua bảy ngày. Dưới sự lãnh đạo của Nguyên Thông, ba người đã luyện thuần thục môn Thiên Lại Tri m và đã phát huy được oai lực rất mạnh.

Quái nhân đầu to thấy ba cây sáo hợp tấu đã thành công liền có ý bỏ đi. Trước khi đi ông ta đưa một cuốn sách nhỏ mong mỏng chữ viết tay cho Nguyên Thông và nói:

- Sách này lão phu tốn cả trăm năm mới nghiên cứu ra được một chút võ công. Đối với thiếu hiệp tuy không thể nói là một sự trợ giúp to lớn, nhưng cũng có thể giúp cho thiếu hiệp tham khảo thêm.

Nguyên Thông gần gũi quái nhân có mấy ngày nhưng đã biết tiền bối dị nhân này công lực cao khon lường, tuy chàng đã thấu hiểu được Bách Tự Chân Kinh, nhưng vì hãy còn kém kinh nghiệm và hỏa hầu nên chưa chắc đã vượt nổi quái nhân. Chàng cung kính nhận sách trả lời rằng:

- Tiểu bối tự hận mình bạc phước không thể thừa nhận đạo thống của lão tiền bối được, nhưng nguyện tận hết công lực để nghiên cứu những môn võ mà lão tiền bối ban cho và sẽ kiếm một nhân tài thiệt giỏi để phát dương kỳ học mà lão tiền bối đã sáng tạo ra.

Quái nhân nghe nói khoái trí cười hì hì đáp:

- Lão phu không có môn phái gì cả, tất cả đều do thiếu hiệp xếp đặt lấy.

Quái nhân nói xong tung mình nhảy mấy cái đã mất dạng.

Ngày hôm sau Nguyên Thông ngỏ ý trở lại núi Võ Lăng thám thính một phen, mọi người đều cho là phải.

Khi xuống đến chân núi lại gặp Hoàng Thái Hà. Thế là sáu người nhằm Võ Lăng thẳng tiến. Dọc đường không có chuyện gì xảy ra.

Khi sáu người đã tới ngoài vòng của Võ Lăng Biệt Phủ, chỉ còn hai tiếng đồng hồ nữa thì trời đã sáng tỏ. Họ liền chọn một nơi rất bí ẩn để vận công điều tức. Nguyên Thông công lực thâm hậu nhất nên chàng chỉ ngồi vận sức một hồi đã hết mệt, liền ngấm ngầm phòng bị cho người khác. Chàng chợt nghe thấy có người vượt qua bụi cây. Lúc ấy chàng cũng không để ý tới lắm.

Sáng sớm hôm sau sau người đã đi tới trước cửa động Võ Lăng Biệt Phủ.