Tiên Sinh Nhà Ta Biết Bắt Quỷ

Chương 38: Âm hôn




Từ Chi Ngôn nói: "Hắn âm hôn với người nào đó."

Hứa Y Đằng mới nghe thấy "âm hôn" thì kinh ngạc, sau đó lộ ra vẻ cực kỳ sợ hãi.

Âm hôn hay còn gọi là minh hôn, lần đầu tiên xuất hiện ở Tây Chu trong thời kỳ Chu Lễ, vốn bởi "cấm thiên táng giả, gả người chết trẻ". 

Xưa kêu thiên táng, hiện nay gọi âm thân.

Người nhà sợ người chết ở âm phủ cô đơn nên tìm người chưa lập gia đình vừa chết, đến âm phủ làm vợ chồng.

Âm hôn có hai loại. Một là người sống kết hôn với người chết, hai là người chết kết hôn với người chết.

Nữ chết lấy chông gọi là "cưới vợ quỷ", nam chết lấy vợ gọi là "bảo chủ đón dâu".

Hứa Y Đằng không nén được mà khóc, nức nở nói: "Con trai tôi từ nhỏ đã hiếu động hoạt bát, năm nay chỉ hơn hai mươi. Mấy hôm trước còn vui vẻ nói với tôi rằng nó mới quen một cô bạn gái, còn nói đợi một thời gian nữa sẽ dẫn về nhà ra mắt!"

Chờ cảm xúc Hứa Y Đằng ổn định lại, mọi người ngồi xe tới nhà Hứa Y Đằng.

Vương Thân là cháu trai duy nhất của cả Hứa gia và Vương gia, giờ lại đột nhiên nhảy lầu tự sát khiến cho hai bên gia đình loạn xì ngầu.

Vương Xuyên Tân nằm trên giường rên rỉ, chưa tới 50 mà tóc tai sau một đêm bạc trắng.

Bố Hứa Y Đằng biết tin cũng vội vàng tới nhà, hai mắt đỏ ngàu, cả người mệt mỏi đứng ở phòng khách cúi chào từng người một.

Từ Chi Ngôn xuống xe chưa vào nhà ngay mà đứng ở cửa nhìn lên tầng ba nơi Vương Thân ở.

Lê Duệ Bạch thấy Từ Chi Ngôn đứng yên thì cũng dừng lại. Cô tò mò nhìn theo hướng mà anh đang nhìn, thấy ở cửa sổ tầng ba có một người đang mặc hỉ phục màu đỏ đứng đó. Miệng cô ta cũng bị kim chỉ khâu lại giống như Vương Thân, khóe miệng cong cong nhìn bọn họ.

Lúc mấy người tới giữa sân thì bóng dáng màu đỏ đã biến mất.

Sau khi vào biệt thự, Từ Chi Ngôn nói Hứa Y Đằng dẫn mình tới phòng của Vương Thân. Vừa tới cửa phòng, anh dừng bước.

Hứa Y Đằng thấy phản ứng này của Từ Chi Ngôn, vội hỏi: "Thiện Hạnh tiên sinh, sao vậy?"

Từ Chi Ngôn nhíu màu nói: "Bà kêu người mang bột mì lên đây."

Hứa Y Đằng gật đầu trong hoang mang, tuy không biết đã xảy ra chuyện gì nhưng bà không dám hỏi, chỉ mau chóng lấy điện thoại ra gọi.

Chưa tới năm phút, tài xế thở hồng hộc khiêng một bao bột mì lên.

"Thiện Hạnh tiên sinh, bột mì đây." Hứa Y Đằng nói: "Bây giờ phải làm gì?"

Từ Chi Ngôn đáp: "Mở túi ra hất một ít vào phòng."

Tài xế nghe vậy khiêng bột mì hất thằng vào khiến cả phòng phủ đầy bột trắng.

Ban đầu Lê Duệ Bạch còn không hiểu tại sao Từ Chi Ngôn lại làm vậy. Nhưng đến khi nhìn kỹ lại, trên sàn nhà bỗng có rất nhiều dấu chân. Kích cỡ bàn chân tương đối nhỏ, của một đứa trẻ mười hai mười ba tuổi. Mà bóng người lúc nãy Lê Duệ Bạch nhìn thấy lại là một người trưởng thành.

Ngộ Trừng và Hứa Y Đằng thì vẫn chẳng hiểu gì, bọn họ dường như không nhìn thấy dấu chân trên mặt đất.

Ngộ Trừng để ý tới phản ứng của Lê Duệ Bạch, biết trong phòng chắc chắn có gì đó, tò mò hỏi: "Chị thấy gì?"

Lê Duệ Bạch nhìn dấu chân chí chít trên sàn nhà, da đầu tê rần, tái mặt nói: "Tin chị đi, không biết vẫn tốt hơn."

Từ  Chi Ngôn quét mắt nhìn quanh một lượt, bước tới tủ đầu giường, cầm cuốn sách đang để đó lên. Có một bao lì kì kẹp giữa trang sách, Từ Chi Ngôn mở ra, bên trong có một tấm bùa và một người giấy nho nhỏ."

Hứa Y Đằng hỏi: "Thiện Hạnh tiên sinh, đây là gì vậy?"

"Bùa ngày sinh." Từ Chi Ngôn đáp.

Bao lì xì này lỗi thời, hẳn từ nhiều năm về trước, đằng sau có mấy vết xước, Từ Chi Ngôn vuốt vuốt vết xước nói: "Năm canh ngọ."

"Năm canh ngọ, vậy là năm 69?" Ngộ Trừng nói.

Không biết tại sao sau khi nghe được năm, vẻ mặt Hứa Y Đằng khựng lại.

Lê Duệ Bạch: "Tiên sinh, bao lì xì này tượng trưng cho điều gì?"

Từ Chi Ngôn: "Trong tục âm hôn, trong bao lì xì để bát tự của người chết, một lọn tóc, một người giấy. Nếu là của nhà trai thì tượng trưng cho sính lễ, còn nhà gái thì là của hồi môn."

Ngộ Trừng: "Nhưng nếu một bà lão sống 50 không kết hôn thì chết đi còn tìm người âm hồn làm gì?"

Giọng điệu Từ Chi Ngôn hơi lạnh đi: "Minh hôn cũng là kết hôn, trong tục lệ dân gian không khác gì hôn lễ bình thường. Nghe theo lời cha mẹ, lời người mai mối, cưới hỏi đàng hoàng. Bên ngoài bao lì xì có ghi ngày đưa sính lễ, nhà gái chết năm 1969."

Ngộ Trừng cúi đầu im lặng.

Từ Chi Ngôn hỏi: "Năm 69 chắc nhà bà vẫn còn ở Sơn Nguyên?" Thấy Hứa Y Đằng gật đầu, anh nói: "Giỏ nhân nào gặp quả nấy."

Toàn bộ những chuyện vừa xảy ra, Lê Duệ Bạch vẫn chưa xâu chuỗi được. Nhưng từ phản ứng của Hứa Y Đằng, có thể đoán chuyện này liên quan tới nhà cũ ở Sơn Nguyên.

Ra khỏi biệt thự trời đã chạng vạng tối, Hứa Y Đằng đã đặt phòng khách sạn 5 sao gần đó cho bọn họ.

Trên đường tới khách sạn, Ngộ Trừng cất tiếng hỏi ra những thắc mắc trong lòng Lê Duệ Bạch: "Sư phụ, chuyện người phụ nữ âm hôn với Vương Thân là thế nào vậy?"

Từ Chi Ngôn đáp: "Đây là nợ mà Hứa gia phải trả.", anh lại nói tiếp, "Chuyện này vẫn chưa xong.", rồi anh yên lặng không hé nửa lời.

Từ Chi Ngôn không ăn tối cùng bọn họ.

Ngộ Trừng và Lê Duệ Bạch ngồi ở tầng ba khách sạn ăn cơm.

Đây là lần đầu tiên Lê Duệ Bạch được ăn cơm Tây. Nghe tới ăn đồ Tây cô cũng chỉ biết bò bít tết với pizza, dao nĩa để hai bên.

May là Ngộ Trừng cũng ăn cơm Tây lần đầu, nên Lê Duệ Bạch không bị lạc lõng.

Lê Duệ Bạch nói: "Thời nay vẫn có người âm hôn ư?"

Ngộ Trừng nhét một miếng thị bò vào miệng, vừa  nhai vừa trả lời: "Vẫn còn chứ. Cha mẹ nghĩ sau khi con mình chết đi cô đơn lạc lõng, muốn chúng dưới đó có gia đình nên mới minh hôn. Đó là cách mà họ giải tỏa cảm xúc trong lòng.", cậu dừng chút rồi lại nói tiếp, "Ở thời cổ, Tào Xung con trai Tào Tháo, là cái người mà trong sách giáo khoa tiểu học kể rằng có thể cân được con voi nặng bao nhiêu, sau khi chết cũng âm hôn."

Từ khi minh hôn ra đời tới nay vẫn luôn bị chỉ trích vì nó quá hoang đường. Nhưng có câu, người nói cứ nói, người cấm cứ cấm, còn người làm cứ làm, phong tục này đã lưu truyền mấy ngàn năm.

Về lại phòng khách sạn, Lê Duệ Bạch mệt mỏi, nằm trên giường một lúc đã ngủ thiếp đi mất.

Ngày hôm sau, Lê Duệ Bạch xuống lầu ăn sáng thấy Hứa Y Đằng và cha bà ta là Hứa Bân đang ngồi đối diện Từ Chi Ngôn nói chuyện.

Lê Duệ Bạch bước tới ngồi cạnh Ngộ Trừng, tuy chỉ không nghe được phần đầu của cuộc nói chuyện nhưng cô ngồi một lúc cũng nắm được đại khái những gì đã xảy ra.

Hứa Bân không phải con một, trên ông còn có một anh trai, khi xưa lên núi đốn củi gặp lũ quét bất ngờ, ngã từ sườn núi xuống chết.

Ở Sơn Nguyên có tục, nếu trong nhà có người chết trẻ mà chưa lập gia đình, cha mẹ sẽ tìm người âm hôn cho con.

Chuẩn bị một bao lì xì, trong đó ghi bát tự của người chết, tóc và người giấy tượng trưng cho giới tính. Người nào nhặt được bao lì xì thì sẽ được cho là người trời định làm vợ chồng.

Người nhặt được bao lì xì nhà họ Hứa là Lý Lan Tâm, con gái của một gia đình ở thôn khác. Đi họp chợ về, theo lối tắt qua thôn nhà họ Hứa nên mới nhặt bao lì xì, bị người trốn gần đó đánh cho bất tỉnh.

Quần áo trên người cô đã bị đổi thành hỉ phục, ngồi trong kiệu hoa nâng tới Hứa gia. Lúc khôi phục ý thức, cô đang bị đỡ đứng bái đường cùng một người đàn ông.

Khuôn mặt người dàn ông đó trầy hết da thịt, có thể nhìn thấy được cả xương trắng bên trong, cổ bị gãy chỉ còn dính chút cơ, đầu rũ xuống, cả người bốc mùi thối rữa.

Lý Lan Tâm hoảng sợ, giãy giụa hét lớn, nhưng người đông thế mạnh còn cô chỉ có một thân một mình, bị cưỡng chế ấn đầu bái đường với người kia, cùng uống rượu giao bôi.

Bái đường xong, cô bị bóp miệng nhét tóc của người chết kia. Mấy người phụ nữ vây lấy cô khâu miệng cô lại, sau đó nâng lên đặt vào quan tài như người chết.

Từ Chi Ngôn không có phản ứng gì quá lớn, hình như anh đã biết trước điều này.

Hứa Y Đằng nói: "Thiện Hạnh tiên sinh, cô gái đó vẫn sẽ quấn lấy nhà chúng tôi sao?"

Hứa Bân có điều gì đó muốn nói lại thôi, nhìn sắc mặt Từ Chi Ngôn thì không dám mở lời.

Từ Chi Ngôn cho bà ta một câu trả lời lập lờ: "Chôn Vương Thân trước đêm nay đi."

Hứa Y Đằng khó xử nói: "Sáng nay đã định thay áo liệm cho nó nhưng không hiểu sao lại chẳng thể cởi xuống được, như thể đã dính trên người nó."

Từ Chi Ngôn đáp: "Dù sao cũng sẽ đưa đi hỏa táng, quần áo như nào có còn quan trọng không?"

Hứa Y Đằng không ngờ Từ Chi Ngôn lại trả lời như vậy, mặt mũi trắng bệch, cơ mặt méo đi mãi mới có thể nặn ra một nụ cười khổ, gật đầu: "Không còn quan trọng nữa."

Trưa hôm đó, lễ hạ táng của Vương Tân được cử hành, Lê Duệ Bạch và Ngộ Trừng đi theo Từ Chi Ngôn tới đó.

Lê Duệ Bạch cảm thấy cái chết của Vương Thân rất đáng thương. Chuyện là do trưởng bối trong nhà làm sai nhưng hắn lại là người gánh họa.

Trước khi nắp quan tài đóng lại, Lê Duệ Bạch thấy bên trong có hai hũ tro cốt, Từ Chi Ngôn phát hiện chuyện đó cũng cười lạnh một tiếng.

Ngộ Trừng thì không nhịn được, kinh ngạc thốt lên: "Má nó, thế mà bọn họ vẫn còn dám làm vậy?"

Sắc mặt Hứa Y Đằng khó coi vô cùng, bên cạnh Vương Xuyên Tân có một người đàn ông đeo kính râm mặt một bộ độ vest đứng bên kia, nhìn như thầy bói dạo ven đường.

Nhưng trong tình huống ngày hôm nay, hắn có thể là "mai mối quỷ", gọi là thầy bói cũng chỉ kiếm một danh xưng tử tế để hành cái nghề buôn bán với người chết.

Rời khỏi nghĩa trang, Lê Duệ bạch nhìn những người đang tế bái trước mộ Vương Thân, trong đó có một người phụ nữ mặc bộ hỉ phục màu đó nhìn chằm chằm về phía bọn họ, miệng mấp máy mặc kệ chỉ khâu siết chặt, máu tưới trên miệng cô ta chảy ròng ròng.

Lê Duệ Bạch nghe rõ lời cô ta: "Chuyện này chỉ mới bắt đầu!"