Thứ Tử Quy Lai

Chương 84: Dẹp đường hồi phủ




084. Dẹp đường hồi phủ

Nghe Ninh Như Hải nổi giận đùng đùng nói vậy, Nghiêm thị sợ đến há hốc miệng. Gã vứt Từ ma ma xuống, chuẩn bị xông đến chỗ bà. Bà vội vàng quỳ xuống đất, dập đầu liên tục: "Lão gia! Thiếp bị oan uổng mà, thiếp hoàn toàn không biết gì cả!"

"Ngươi không biết thì chẳng lẽ là đám hải tặc kia bày mưu hãm hại ngươi à? Sao chúng lại biết một phụ nhân suốt ngày ở trong phủ như ngươi chứ?" Đến nước này rồi mà Nghiêm thị còn chối, làm Ninh Như Hải càng giận hơn nữa. Gã chỉ thẳng vào mũi bà mà quát: "Thứ tiện phụ làm ô uế gia môn như ngươi, đúng là sỉ nhục mà! Ngươi ngồi trên ghế chủ mẫu mà không biết ngượng ư?! Nếu ngươi còn biết liêm sỉ, thì tốt nhất thì tự động nhường chức đi!"

Nhường chức! Ninh Như Hải muốn bỏ bà ư?!

Nghiêm thị không thể tin vào tai mình. Từ khi được gả vào Ninh phủ, bà đã là chính thê, mấy chục năm qua vẫn giữ hình tượng đoan trang hiền thục, người ngoài luôn tán thưởng bà là một chính thê vô cùng mẫu mực. Thế mà hôm nay, chỉ vì chuyện như thế mà Ninh Như Hải lại đòi bỏ bà?

Đúng rồi, nhất định là tại con ả Đường Ánh Dao kia! Tại con hồ ly tinh đó câu hồn lão gia đi, nên lão gia mới bám riết không tha cho bà như vậy!

Hai mắt Nghiêm thị đẫm lệ, nhưng suy nghĩ trong đầu liên tục xoay vòng. Một lúc sau, như đã hạ quyết tâm rồi, bà nức nở nói: "Thôi thôi, mọi sự đã đến nông nỗi này rồi thì thiếp cũng xin thành thật với lão gia. Khi bắt đầu liên hệ với đám hải tặc đó, thiếp đã chuẩn bị tinh thần cho hôm nay rồi, xin lão gia tùy ý trách phạt."

Thấy Nghiêm thị trở mặt nhanh như thế, tuy Ninh Như Hải đang giận nhưng cũng hơi ngẩn ra.

Nghiêm thị cũng hết cách rồi --- đám hải tặc kia đã khai ra bà, và bà thì không thể tìm được cái cớ nào hợp lý để phường trộm cắp như thế có thể biết được một phụ nhân luôn ở trong nhà như bà; nên chẳng thà nhận tội đi, may ra còn có đường cứu vãn.

Thừa dịp Ninh Như Hải đang sững sờ, bà tỏ ra đau đớn khôn cùng, dùng khăn gấm tinh xảo chấm chấm khóe mắt: "Chỉ là, thiếp vì bất đắc dĩ nên mới phải làm vậy. Thiếp có tội thiếp xin nhận, nhưng trước khi phạt thiếp, lão gia có bằng lòng nghe lý do của thiếp không?"

Vẻ mặt của Nghiêm thị rất... đúng mực: bà đã lớn tuổi rồi, tỏ ra mềm mại đáng yêu thì không hợp chút nào, nhưng lại rất hợp với vẻ trìu mến của hiền thê lương mẫu.

Trông bà ngoan ngoãn như vậy, Ninh Như Hải hừ hừ thở mạnh rồi quay về ghế ngồi, khẽ quát: "Thôi được, nói mau!"

"Lâu lắm rồi lão gia không đến thăm Trạm Nhi đúng không." Thế mà Nghiêm thị lại nói sang chuyện khác: "Trạm Nhi bệnh như thế, không biết lão gia có còn quan tâm không?"

"Nói bừa! Trạm Nhi là trưởng tử của ta, sao ta lại không quan tâm nó được!" Ninh Như Hải cau mày: "Sao lại nhắc đến nó? Đừng nói là ngươi muốn ta nể mặt nó mà tha cho ngươi đấy chứ?"

Bà chấm chấm khóe mắt, nom càng đau khổ hơn: "Nếu lão gia có quan tâm đến Trạm Nhi, thì hẳn cũng biết chi phí để chữa bệnh và bồi bổ cho nó hàng tháng đúng không?"

"Chỉ là chút tiền dược liệu thôi, chẳng lẽ Ninh phủ ta không cung cấp được?!" Gã đáp: "Chẳng lẽ ý ngươi là, ngươi tư thông với hải tặc, làm trung gian kiếm tiền riêng là để kiếm bạc mua thuốc cho Trạm Nhi?"

"Ta thấy, mức độ quan tâm của lão gia với bệnh tình của Trạm Nhi vẫn chỉ dừng ở đoạn nghĩ rằng chỉ cần mỗi ngày ba bát thuốc là có thể khỏe lên nhỉ." Bà cụp mắt xuống, giọng nói khàn khàn ẩn chứa sự không cam lòng: "Lão gia biết không, nếu Trạm Nhi khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác, thì đúng là một ngày ba bát thuốc là có thể khỏe được thật. Nhưng người nó vốn yếu ớt, dược tính thuốc lại mạnh, dù thuốc có thể giúp nó kéo dài mạng sống thì tác dụng phụ của thuốc cũng làm càng nó khổ sở hơn. Quả thật là sống không bằng chết!"

"May là thiếp từng được một đại phu tài giỏi chỉ điểm, nói là trong tim của Trạm Nhi có tật, thuốc bình thường khó mà trị tận gốc được, chỉ có thể dùng dược khí bồi dưỡng để kéo dài mạng sống. Dược khí chính là những thảo dược có khí dương mạnh, xếp chúng quanh phòng ngủ, thậm chí là quanh cả tòa viện, để hương khí phát ra từ chúng từ từ thấm vào cơ thể người bệnh, thì mới có thể đạt được công hiệu.

Mấy năm nay, thiếp luôn dùng cách đó để dưỡng bệnh cho Trạm Nhi; nhưng lão gia có biết... Phải tốn bao nhiêu ngân lượng mới có được chỗ dược liệu kia không?"

"Đúng là vô liêm sỉ! Nếu ngươi thiếu tiền thì cứ nói với ta, sao lại chạy đi cấu kết với hải tặc?! Hay chỉ có ngươi là biết thương con, còn phụ thân máu lạnh là ta thì lại bỏ bê nó đến độ không buồn chi tiền thuốc ư?" Ninh Như Hải đập mạnh xuống bàn trà.

Nghiêm thị mỉm cười: "Một gốc sâm núi thất diệp giá mười lượng bạc, một gốc linh chi cửu diệp loại bình thường nhất cũng là ba mươi lượng bạc, chưa kể đến cỏ tam dương, quả long nham và các loại thuốc hiếm có khác. Tổng giá trị của chỗ dược liệu trong phòng Trạm Nhi - như lão gia thấy - không giống con số một ngàn. Và những dược liệu đó lại không sống được lâu, một khi héo úa thì phải thay mới ngay. Đừng nói là bổng lộc của lão gia, mà kể cả toàn bộ sản nghiệp của Ninh phủ chúng ta cộng lại thì cũng được có mấy lần thay thuốc chứ?"

Ninh Như Hải khiếp sợ - chỉ dược liệu thôi mà cũng không dưới ngàn lượng?

"Đương nhiên thiếp biết lão gia thương con; nếu thiếp nói chuyện này cho lão gia biết, thì để cứu mạng Trạm Nhi, nhất định lão gia sẽ tìm cách kiếm ra bạc thôi. Nhưng Người lại làm quan, nhận bổng lộc của triều đình, đường kiếm tiền bị giới hạn nhiều. Sao thiếp có thể trơ mắt nhìn lão gia bí quá hóa liều mà làm ra chuyện xúc phạm pháp lệnh Thiên gia cơ chứ?"

Nghiêm thị nói khẩn thiết vô cùng, làm Ninh Như Hải nghe mà rùng mình. Bà ta nói đúng - nếu tiền chữa bệnh cho Ninh Trạm nhiều như thế, thì bổng lộc của gã chỉ là muối bỏ bể thôi. Thân làm mệnh quan triều đình, nếu muốn kiếm bạc nhanh thì cũng dễ thôi - ăn hối lộ là cách nhanh nhất. Nhưng thánh thượng bây giờ hận nhất là quan tham, một khi sự việc bại lộ thì đó chính là ngày tàn của gã.

"Lão gia, ở tiệc mừng thọ lão phu nhân ngày trước, Ninh Uyên đã chỉ trích việc Ninh Tương tặng bộ đồ dệt sợi vàng kim có giá trị liên thành có thể sẽ dẫn đến việc ô uế thanh danh của lão gia. Đến Uyên Nhi là một đứa trẻ cũng có thể nghĩ như thế, sao thiếp có thể không nghĩ đến được? Nếu vì bệnh tình của Trạm Nhi mà phải đẩy lão gia vào nguy hiểm, thì thiếp không làm được! Thiếp không làm được đâu!"

Nói đến đây, Nghiêm thị không chỉ khóc lóc mà còn đấm mạnh vào ngực mình: "Lão gia và Trạm Nhi đều là những người quý giá nhất của thiếp, thiếp vô dụng không cứu Trạm Nhi được, lại không thể liên lụy đến lão gia, cực chẳng đã nên mới làm vậy. Chỉ cần có thể giữ được mạng cho Trạm Nhi, giữ được danh dự của lão gia, thì thiếp tình nguyện gánh chịu mọi tội lỗi! Thiếp chỉ là thứ nhỏ bé, chỉ cần hai người được bình an, thì dù có phải chịu khổ sở dưới mười tám tầng địa ngục thiếp cũng cam lòng!"

Rồi bà ngã ngồi xuống đất, ấm ức gào khóc. Mà Ninh Như Hải vốn nổi giận đùng đùng, nay cũng trở nên... khiếp sợ và không thể tin nổi.

Chiêu khổ nhục kế này Nghiêm thị dùng rất khéo - bà ta không nhắc gì đến sinh hoạt xa hoa của mình, chỉ đẩy Ninh Trạm ra, nói mình thành một hiền thê lương mẫu sẵn sàng hy sinh tất thảy vì chồng vì con. Đúng là cảm động vô cùng, ai nghe cũng phải tấm tắc.

"Thật... Thật vậy ư? Thì ra vì thế... nên ngươi mới cấu kết với hải tặc, cất giấu tiền riêng?" Ninh Như Hải lẩm bẩm.

"Dược liệu trong phòng Trạm Nhi vẫn còn đó, nếu lão gia không tin thì có thể đến đó kiểm tra." Nghiêm thị nức nở: "Thiếp biết mình nghiệp chướng nặng nề, ngày ngày lo âu đến ngày bị phát hiện, chỉ sợ đến lúc đó Trạm Nhi sẽ không còn thuốc nữa. May là ông trời có mắt, mấy hôm trước thiếp đã tìm được một vị danh y, nhờ ông ấy mà Trạm Nhi đã khỏe hơn nhiều, có thể xuống giường đi lại, không phụ thuộc vào thuốc nữa. Tâm nguyện của thiếp đã được thành toàn, không còn gì luyến tiếc nữa, lão gia muốn xử phạt thế nào thiếp cũng tuân theo."

Nhìn dáng vẻ phủ phục của Nghiêm thị, không hiểu sao mà Ninh Như Hải không còn tức nữa. Nếu tất cả những gì bà nói đều là thật, thì thê tử này của gã đã làm kẻ ác để đối lấy sức khỏe của nhi tử và danh dự của gã --- dù bà có sai về lý, thì về tình gã cũng khó mà trách bà được.

"Phu nhân mau đứng lên." Nhìn bên mặt sưng đỏ vì bị mình đánh của Nghiêm thị, gã chợt thấy thương tiếc, vội đỡ bà lên: "Phu nhân có lòng, là ta đã trách oan ngươi rồi. Nếu ngươi có sai, thì người làm phụ thân như ta lại càng sai hơn, đã không biết gì cả mà để ngươi phải chịu đựng khổ sở như thế."

Nhìn vẻ mặt gã, bà thầm thở phào một hơi, nức nở đáp: "Nhưng cấu kết với hải tặc vẫn là tội lớn, nếu lão gia đã thương thiếp, thì vẫn còn Tào đô đốc bên kia..."

"Tào đô đốc vẫn phải nể mặt ta, huống gì ta cũng nói rồi - ông ta đã ngầm đè chuyện này xuống rồi. Ta giận là giận vì ông ta dám mắng ta, nhưng lại chưa từng nghĩ đến nỗi khổ của phu nhân... So với nỗi khổ phu nhân đã chịu suốt bao năm qua, thì ta bị mắng một chút có là gì."

Nhìn khuôn mặt cương nghị của Ninh Như Hải, Nghiêm thị thoáng cụp mắt xuống, dịu dàng kêu: "Lão gia..."

Gã đang định an ủi bà thêm, nhưng chợt ngửi thấy một hương thơm rất nhạt từ trên người bà. Lòng gã khẽ rung động, nhìn dáng vẻ thẹn thùng của bà trong lòng mình, quần áo vì chật vật nãy giờ nên đã hơi lơi lỏng... Người gã chợt khô nóng, đột nhiên ôm bổng bà lên, áp sát thân thể bà vào người mình, khàn giọng quát hạ nhân canh cửa: "Tất cả các ngươi! Ra ngoài hết cho ta!"

Đám hạ nhân kia hiểu lão gia muốn làm gì, lập tức vâng lời rời đi, còn tiện đường xách luôn Từ ma ma đã bất tỉnh ra ngoài.

Đợi họ đi hết rồi, Ninh Như Hải tháo hết khôi giáp trên người ra, mặc chúng loảng xoảng rơi xuống đất, lộ ra cơ thể cường kiện và bắp thịt rắn chắc. Gã không nói gì, đè Nghiêm thị xuống bàn gỗ mà hùng hổ làm việc, mặc cho bà liên tục thét chói tai.

Hai người quấn riết lấy nhau, không hề để ý thấy cánh cửa phòng trà cạnh đó bị đẩy ra một khe hở nhỏ --- một đôi mắt hừng hực đố kỵ đang nhắm thẳng vào họ, qua một cánh cửa gỗ.

Vừa tự đi lại được, Ninh Trạm đã muốn đi bái kiến phụ thân ngay. Nhưng hạ nhân ngoài cửa lại ấp ấp úng úng, không cho hắn đi vào. Hắn chỉ có thể thừa dịp không ai để ý mà nhảy vào phòng trà này, muốn thông qua đó đi vào phòng chính, ai dè lại vừa lúc thấy cảnh hoang đường này đây.

Thấy cơ thể nam nhân mà mình vẫn hằng mơ tưởng đang phô bày trần trụi ra trước mắt mình, Ninh Trạm thấy trái tim trong ngực đang thình thịch nảy lên, hoàn toàn mất khống chế. Tay hắn run run, lấy ra một bình sứ nhỏ, đổ thuốc ra nuốt vào; đồng thời vẫn tham lam nhìn khắp thân thể Ninh Như Hải.

Nhìn từ cánh tay rắn chắc, đến cơ ngực dày dặn, xuống cơ bụng rõ nét từng khối, rồi đến hai chân rậm lông. Nhìn làn da màu đồng cổ của gã lấp loáng mồ hôi, hắn thấy dưới thân mình căng đến phát đau. Hoảng hốt nới lỏng dây lưng ra, còn chưa kịp vói tay vào, một cảm giác run rẩy chưa từng có đã vọt thẳng lên não hắn. Hắn cắn răng rên một tiếng, từng luồng nước chảy ra róc rách, chẳng mấy mà quần hắn đã ướt phân nửa.

Thế mà hắn lại hưng phấn đến tiểu ra quần!

---

Dưới ánh trời chiều, một chiếc xe ngựa thong thả chạy trên đường rời trấn Hương Hà.

Đánh xe là hai thanh niên - một người mặt mũi đôn hậu thành thật, chỉ tập trung kéo cương ngựa; người kia thì anh tuấn hơn nhiều, nhưng lại có vẻ khá bồn chồn. Nhất là khi nghe thấy tiếng cười nói phía sau màn xe, hắn lại càng muốn vén màn lên hơn, để xem họ nói gì mà vui vẻ thế. Nhưng đến lúc sắp nhấc màn lên rồi, hắn lại bực dọc bỏ tay xuống, như thể sợ người bên trong sẽ bực mình.

Thanh niên trông thành thật kia thấy động tác của hắn, cười ha ha nói: "Hô Diên đại ca đừng trách thiếu gia nhé, chẳng qua ngươi cao lớn quá, trong xe giờ đã chen năm người rồi, nên ngươi đành phải ngồi ngoài này với ta thôi."

"Ta giận Ninh huynh làm gì, chỉ là tò mò... họ đang làm gì trong đó mà vui vẻ vậy." Khóe miệng Hô Diên Nguyên Thần cứng đờ lại, nhận lấy dây cương từ tay Chu Thạch, vỗ cái đét lên mông ngựa như để trút giận. Con ngựa hí dài một tiếng, chạy đi nhanh hơn.

Trong buồng xe, Ninh Uyên và Nô Huyền đang chơi chuyền* bằng đá. Đây là một trò chơi dân gian từ lâu lắm rồi, nhưng rõ ràng là Nô Huyền chưa chơi bao giờ. Thấy Ninh Uyên khéo léo tung lên rồi lại đỡ lấy mấy hòn đá bằng bốn cái que, bàn tay chuyển động linh hoạt vô cùng, nó cũng muốn chơi. Nhưng nó mới chơi lần đầu, động tác trông ngốc vô cùng, buồn cười không chịu nổi. Không chỉ có tỷ muội Bạch thị cười không thở nổi, mà mỹ phụ trung niên bên cạnh cũng che miệng cười, nhìn con trai mình mà bất đắc dĩ lắc đầu.

*Chơi chuyền (玩掷石): Đại khái là tung hứng? Chi tiết ở đây:

"Uyên ca ca à, sao huynh chơi giỏi thế? Ta ném mãi mà không được, bực chết!" Chơi mãi mà vẫn bắt trượt, Nô Huyền ủ rũ gõ gõ vào đầu mình. Bây giờ nó đã thay bộ đồ rách nát cũ kỹ kia ra rồi, mặc vào một bộ đồ vải sạch sẽ thơm tho, tóc tai cũng chải lại chỉnh tề, thế mà lại ra dáng thiếu niên tuấn tú phết. Sau khi sốt cao tỉnh lại, biết Ninh Uyên đã cứu hai mẹ con họ, nó cảm kích vô cùng, nhất nhất muốn theo y để báo ân.

Vì mang tội, hai mẹ con họ đã bị khai trừ khỏi Hoàng tịch, giáng xuống làm dân thường. Ninh Uyên nói với đầu lĩnh quan binh có nhiệm vụ trông họ một chút, lại dúi thêm ít bạc, chẳng mấy mà đã mang được họ về bên mình.

Lúc đầu, Nô Huyền còn có phần câu nệ, lúc nào cũng ngoan ngoãn gọi Ninh Uyên là "thiếu gia". Nhưng vài ngày sau, có thể là vì thấy y thân thiện, chẳng bao giờ hách dịch với hạ nhân; lại thêm hiểu biết của y rất rộng, nên sau khi thân thiết hơn, nó đã sùng bái y vô cùng. Không chỉ đổi cách xưng hô với y thành "Uyên ca ca" , mà đêm nào nó cũng trẻ con đòi chui vào giường y, muốn y kể nó nghe mấy chuyện kỳ lạ trong dân gian.

Ninh Uyên biết Nô Huyền lớn lên ở trong cung, thứ nó học đều là sách vở lễ nghi này nọ, chứ có biết cái gì là dân gian chí dị đâu, vậy nên cũng chiều theo ý nó.

Nhưng hành động của Nô Huyền lại chọc tức Hô Diên Nguyên Thần - vì nó chiếm chỗ trên giường y của hắn nên hắn phải ngủ sàn! Thậm chí, y còn nói đỡ cho nó - bảo là nó còn nhỏ, hắn là người lớn thì nhường chút có sao. Hắn không nói lại gì được, lại cứng đầu không muốn bỏ đi, thành ra đêm nào cũng co quắp ngủ trên sàn vừa cứng vừa lạnh, thầm coi Nô Huyền thành cái gai trong mắt cái đinh trong thịt!

Hắn mất nhiều công như thế, việc Ninh Uyên tìm ra được đám hải tặc kia cũng có công lớn của hắn đấy chứ! Cuối cùng lại bị đối xử thế này, đúng là ấm ức mà.

Lần này ở trấn Hương Hà lâu như thế, có thể coi là Ninh Uyên đã khá thành công - không chỉ tóm được cái đuôi của Nghiêm thị, chặt đứt đường tiền bạc của bà ta sau này; mà còn tranh thủ kiếm được mấy xe hàng của đám hải tặc đó nữa. Chỉ là bây giờ không tiện để xử lý đám hàng đó, nên y giấu tạm ở trấn Hương Hà này, sau này nhất định sẽ có lúc dùng đến.

Đương nhiên, thắng lợi của y không chỉ dừng ở đó --- quét sạch được hải tặc đồng nghĩa với việc trừ được lý do không trồng được hoa màu. Nhưng để cho đảm bảo, Ninh Uyên vẫn chi ít tiền để thay đổi dòng nước tưới cho ruộng, dùng cối xay gió để chuyển nước từ trong giếng ra.

Khi họ rời đi, lúa mới ở tất cả ruộng đất trong điền trang đã lên xanh mạ. Lý Xuyên đã tuyên bố tin mừng này ra ngoài từ lâu, thậm chí còn lan đến cả thành Giang Châu. Bây giờ người người đều biết --- tam thiếu gia của Ninh phủ đã cứu vớt thảm cảnh của trấn Hương Hà, bèn quay sang ca tụng công đức của y liên tục, nào có nhớ vụ Ninh Tương lúc trước nữa.

Vậy nên nhân cơ hội có cả danh và lợi này, Ninh Uyên bèn dẹp đường về phủ. Nghiêm thị cứ nghĩ một bức di thư giả mạo có thể hủy loại y, nào ngờ y vẫn nguyên lành mà chính bà ta đã suýt ngã ngựa. Nếu bà ta biết hết mọi chuyện y đã làm, thì còn tức đến thổ huyết nữa.

Điều đáng tiếc duy nhất là - tuy đúng là đám hải tặc kia đã khai ra Nghiêm thị như y đã dự đoán, nhưng hiệu quả lại quá nhỏ. Theo như thư Ninh Mạt viết, thì đúng là Nghiêm thị đã bị Ninh Như Hải trách mắng một trận, nhưng lại chưa phải chịu nghiêm phạt gì cả.

Ninh Uyên cũng không thấy lạ - trước giờ bà ta vốn tâm cơ thâm trầm, làm nhiều chuyện trái lương tâm như thế mà chưa từng bị Nhị phu nhân và Ninh Mạt bắt được điểm yếu, thì chỉ chuyện này thôi sao có thể hoàn toàn hất bà ta xuống ngựa được.

---

Trong Ninh phủ.

Hôm nay Ninh Uyên về, tình cảnh quanh y đã hoàn toàn khác ngày y đi. Thay đổi nhiều nhất là hai nơi - Tương Liên viện và Thụy Ninh viện.

Ở Tương Liên viện, vì Đường di nương bỗng nhiên được cưng chiều, nên rất nhiều hạ nhân cũng cẩn thận hơn nhiều ở nơi trước giờ không ai ghé mắt này. Còn thay đổi ở Thụy Ninh viện thì là vì đích tử Ninh Trạm đã xuống giường được sau nhiều năm trên giường bệnh, bây giờ trừ một ngày đúng giờ ba lần thuốc ra thì không khác gì người thường.

Sắp xếp ổn thỏa cho Nô Huyền và nương rồi, Ninh Uyên đi thỉnh an Thẩm thị và Ninh Như Hải, rồi chạy ngay đến Tương Liên viện thăm Đường thị và Hinh Nhi.

Tương Liên viện khác hẳn một tháng trước - vẫn là sân kia viện kia, nhưng rất nhiều thứ đã được thay mới. Nhất là Đường thị - trang phục thuần trắng thanh tịnh của bà đã không còn nữa, thay vào đó là màu đỏ rực rỡ. Trang sức châu ngọc không thiếu cái nào, giữa hai hàng mày cũng vẽ nốt hoa mai, trang điểm phấn son tỉ mỉ. Thoáng chốc trông bà trẻ hơn phân nửa, không hề giống một phu nhân quá ba mươi chút nào.

Dù Ninh Mạt đã nhắc đến chuyện này trước trong thư, nhưng khi đứng trước mặt Đường thị, Ninh Uyên vẫn ngây ra hồi lâu.

"Sao, ra ngoài một chuyến rồi ngay cả nương cũng không nhận ra hả?" Đường thị mặc váy đỏ rực rỡ, nổi bật giữa cả viện, nom chói mắt vô cùng. Ninh Uyên vẫn đứng im, bà bèn đi đến, cầm tay dẫn y đễn ghế ngồi. Chưa nói gì, bà đã thở dài một hơi.

Nghe thấy tiếng động, Hinh Nhi cũng đi ra. Thấy Ninh Uyên, nó lập tức nhoẻn miệng cười, nhưng không nhào thẳng đến mà ngoan ngoãn đứng một bên,

"Con bé vẫn sợ sau lần bị đưa đến Thụy Ninh viện, từ khi về vẫn như thế đấy. Ta từng định nhờ phụ thân hai đứa mời đại phu, nhưng thái độ ông ta thế nào con cũng biết đấy." Bà thoáng khựng lại: "Đến giờ, ông ta vẫn còn nghi ngờ Hinh Nhi, nên ta cũng muốn tránh."

"Đã thế thì nương cần gì phải..." Ninh Uyên có phần tức giận, nhưng rồi lại uể oải lắc đầu: "Cũng tại con không suy nghĩ chu toàn, chỉ chăm chăm lo chuyện của mình, đi mà không chuẩn bị trước gì cả. Ai ngờ Đại phu nhân lại nóng lòng như thế... lại dám động đến Hinh Nhi!"

"Con đừng trách mình, cần tự trách mình phải là ta. Hai con đều đã lớn thế này, ta làm nương mà lại chưa từng cho hai con cái gì cả." Bà trìu mến vén lọn tóc mềm mại của y ra sau tai: "Trước đây nương vẫn luôn muốn lánh đời, lại thêm đã nản lòng thoái chí với phụ thân các con, nên dù có thấy các con ở trong nhà này chẳng được khấm khá gì, thì ta vẫn luôn mặc kệ. Bây giờ ngẫm lại, thực ra ta cũng phải cảm ơn Đại phu nhân - nếu không có bà ta bức ép thì chắc ta cũng không nghĩ thông suốt được."

"Được rồi." Nói đến đây, bà lại nói sang chuyện khác: "Sau khi con về, Đại phu nhân có đến tìm con không?"

Ninh Uyên lắc đầu: "Không, sao vậy ạ?"

"Đêm qua lúc phụ thân con đến đây ăn tối, có nói qua vài chuyện." Bà đáp: "Đại phu nhân nói là, đại ca con đã bệnh trên giường lâu năm, lâu lắm không đến trường rồi. Giờ Ninh Trạm đã khỏe, nên bà ta muốn con đến Thụy Ninh viện dạy học cho nó."