Thời Thơ Ấu

Chương 8




Ông tôi đột nhiên bán ngôi nhà cho lão chủ quán, sau khi tậu một ngôi nhà khác ở phố Kanatnaia. Phố này không lát đá, đầy cỏ mọc, sạch sẽ và yên tĩnh, chạy thẳng ra cánh đồng, hai bên có những dãy nhà nhỏ, sơn màu tươi tắn. Ngôi nhà mới tao nhã và đáng yêu hơn ngôi nhà cũ. Mặt chính diện sơn màu đỏ thẫm nồng ấm và thanh bình, ba chiếc cửa sổ màu xanh da trời và một chiếc cửa sổ gác thượng có chắn song nổi bật trên nền đỏ. Mái nhà bên trái có bóng cây du và bồ đề sum sê phủ lên trên rất đẹp mắt. Ngoài sân và trong vườn có nhiều xó xỉnh thuận lợi hình như cốt dùng để chơi trò ú tim. Đẹp nhất là khu vườn, tuy nhỏ, nhưng cây cối rậm rạp và chằng chịt trông hay haỵ Ở một góc vườn có căn nhà tắm nhỏ xinh như một đồ chơi. Ở góc khác có cái hố to khá sâu mọc đầy cỏ dại, từ đám cỏ nhô lên những thanh gỗ to cháy dở, đó là vết tích của căn nhà tắm bị cháy trước đây. Phía bên trái khu vườn là vách chuồng ngựa của nhà viên đại tá ạpxiannikôp, phía bên phải là tòa nhà của Betleng.

Phía trong cùng khu vườn tiếp giáp với nhà cửa vườn tược của mụ bán sữa Pêtrôpna, một mụ béo như cái chuông có nước da đỏ hồng và tính nết ồn ào. Ngôi nhà nhỏ của mụ thấp lè tè trên mặt đất, vừa tối om om vừa cũ kỹ, rêu phong phủ kín. Hai chiếc cửa sổ hiền lành nhìn ra một bãi rộng có những khe sâu và những khu rừng xa xa trông như những đám mây xanh nặng trĩu. Suốt ngày bọn lính tráng chạy ngược chạy xuôi ở ngoài bãi; lưỡi lê sáng loáng dưới ánh nắng xiên của mặt trời mùa thụ Ngôi nhà này chật ních những người mà tôi chưa bao giờ thấy. Nửa phía trước có một lão nhà binh già người Tacta ở cùng với mụ vợ béo lùn; mụ này léo nhéo suốt từ sáng đến tối. Mụ cười cười nói nói luôn mồm, hay chơi cây đàn ghi-ta trang hoàng lộng lẫy và cất giọng lanh lảnh hát một bài ca sôi nổi: Yêu một nàng chưa thỏa, Nên kiếm thêm một ả! Phải biết tìm mới xong. Nếu anh đi đúng đường Tức khắc có phần thưởng, Phần thưởng chờ đợi anh ôi, phần thươ-Ưởng ngo-On lành! Lão nhà binh người cũng béo tròn như quả cầu ngồi bên cửa sổ, khuôn mặt xám xanh căng phồng lên. Lão vui vẻ đảo đi đảo lại cặp mắt màu hung, hút liên miên tẩu thuốc và ho nghe kỳ quái như tiếng chó sủa:

-Vúc, vúc, vúc... Trong một gian buồng nhỏ ấm áp ở phía trên hầm nhà và chuồng ngựa có hai người đánh xe ngựa ở: một người bé nhỏ tóc xám, đó là bác Piôt, và đứa cháu câm của bác là Xtiôpa, một chàng trai có nước da bóng lộn và khuôn mặt giống như cái khay bằng đồng đỏ. Ngoài ra, anh lính cần vụ Valây cũng ở đó. Anh ta là người Tacta, thân hình cao lêu nghêu, tính tình không được vui vẻ. Tất cả những con người này đều mới lạ đối với tôi và hình như có rất nhiều điều bí ẩn. Nhưng đặc biệt có bác ở trọ "Tốt Lắm" đã lôi cuốn được tôi. Bác thuê gian phòng dài về phía sau ngôi nhà, cạnh bếp, có hai cửa sổ trông ra vườn và ra sân. Bác gầy còm, lưng gù, khuôn mặt trắng bệch, bộ râu đen sì tẽ ra làm đôi, cặp mắt đeo kính trông rất hiền từ. Bác lầm lì, ít người để ý đến. Mỗi khi mời bác ăn trưa hay uống trà, bao giờ bác cũng đáp:

-Tốt lắm! Thế là có mặt hay vắng mặt bác, bà tôi đều gọi bác là "Tốt Lắm".

-Liônka, cháu đi gọi bác Tốt Lắm tới uống trà! Bác Tốt Lắm, tại sao bác xơi ít thế? Khắp phòng bác chất ngổn ngang hòm xiểng cùng những cuốn sách dày in thứ chữ lạ, không phải chữ nhà thờ.. Chỗ nào cũng thấy những chai nước đủ các màu, những mảnh đồng và sắt, những thỏi chì. Suốt từ sáng đến tối bác mặc chiếc áo da màu hung đỏ, chiếc quần xám kẻ ô vuông. Toàn thân bác bê bết những màu và bốc ra một mùi khó chịu. Đầu tóc bác rối bù, dáng điệu vụng về. Bác nấu chì, hàn những mảnh đồng, vừa cân những cái gì trên chiếc cân nhỏ tí vừa làu bàu. Mỗi khi bị bỏng, bác rống lên như bò, vội vàng thổi vào đầu ngón taỵ Thỉnh thoảng bác lại sẩy chân khi đi về phía những bức đồ án treo trên tường. Sau khi lau kính, bác ngửi những bức đồ án. Chiếc mũi mảnh dẻ, thẳng và trắng bệch của bác gần như đụng vào tờ giấy. Đôi khi đột nhiên bác dừng lại giữa phòng hay bên cửa sổ và đứng đó hồi lâu, mắt nhắm lại, mặt ngẩng lên; bác đứng im lặng như một bức tượng gỗ.

Tôi trèo lên mái nhà kho và nhìn xuống sân theo dõi bác qua chiếc cửa sổ để ngỏ. Tôi thấy ngọn lửa xanh của chiếc đèn cồn đặt trên bàn và cái thân hình đen đen của bác viết gì đó trong cuốn vở nhàu nát; cặp kính của bác ánh lên màu xanh nhạt và lạnh lùng như những mảnh băng. Công việc phù thủy của con người này đã giữ tôi hàng giờ trên mái nhà, và khêu gợi lòng hiếu kỳ của tôi thêm sôi sục. Đôi lúc bác đứng trong khung cửa sở, hai tay chắp sau lưng, nhìn thẳng lên mái nhà, làm như không nhìn thấy tôi; cái đó khiến tôi rất bực mình. Đột nhiên bác gập đôi người lại, nhảy về phía bàn và lục lọi cái gì đó. Tôi nghĩ nếu bác giàu có và ăn mặc sang trọng, thì tôi cũng sợ bác đấy. Nhưng bác rất nghèo: cổ áo sơ-mi bẩn thỉu và nhàu nát của bác lòi ra ngoài cổ áo vét, chiếc quần vá đầy vết bẩn, bác đi đôi giày vải mòn vẹt không có bít tất. Những người nghèo đều không đáng sợ và cũng không nguy hiểm; thái độ thương xót của bà tôi và thái độ khinh bỉ của ông tôi đối với họ đã vô tình làm cho tôi tin điều đó. Mọi người trong nhà không ai ưa thích bác Tốt Lắm, cả nhà nói về bác với vẻ chế giễu. Mụ vợ vui tính của lão nhà binh gọi bác là "cái mũi bằng phấn", bác Piôt gọi bác là "được tễ sư và thầy phù thủy", ông tôi gọi bác là "yêu thuật sư" và "facmaxôn".

-Bác ấy làm gì thế hở bà?

-Tôi hỏi bà tôi. Bà tôi nghiêm khắc đáp lại:

-Không phải việc của mày; im mồm đi... Một hôm tôi đánh bạo tới gần cửa sổ nhà bác và hỏi, cố giấu nỗi hồi hộp trong lòng:

-Bác làm gì đấy? Bác giật mình, nhìn tôi hồi lâu qua vành mắt kính và giơ cánh tay đầy vết lở loét và sẹo vì bỏng về phía tôi, rồi nói:

-Trèo vào đây... Bác không mời tôi vào qua cửa, mà bảo tôi trèo qua cửa sổ, điều đó làm cho tôi cảm thấy mến phục bác hơn. Bác ngồi xuống chiếc hòm, đặt tôi ngồi trước mặt, lúc thì đẩy tôi lui ra xa, lúc thì lại kéo dịch lại gần và cuối cùng bác hỏi khẽ:

-Cháu ở đâu đến? Câu hỏi đó thật là kỳ quặc, vì một ngày bốn bận tôi ngồi ăn trong bếp bên cạnh bác! Tôi đáp:

-Cháu là cháu của ông bà nhà này...

-A, phải rồi,

-bác vừa nói vừa nhìn ngón tay mình rồi im lặng. Lúc đó tôi thấy cần phải nói cho bác rõ:

-Cháu không phải trong họ Kasirin, mà là trong họ Pêskôp...

-Pêskôp

-bác nhắc lại không đúng trọng âm.

-Tốt lắm.

Bác đẩy tôi lui sang một phía rồi đứng dậy, vừa đi lại bàn vừa nói:

-Thôi, cháu hãy ngồi yên nhé... Tôi ngồi rất lâu xem bác lấy cái dũa dũa miếng đồng cặp chặt trong mỏ cặp, mạt đồng vàng ánh rơi xuống miếng bìa cứng. Bác bốc một vốc mạt đồng bỏ vào cái tách dày, cho thêm vào đó một ít bột trắng như muối đựng trong cái lọ con rồi rót vào một chất gì ở trong cái chai đen thẫm. Trong tách có tiếng nổ lép bép, khói bốc lên, mùi hăng hăng xộc vào mũi tôi. Tôi ho, lắc đầu, nhưng bác phù thủy ấy lại hỏi tôi với vẻ khoe khoang:

-Mùi khó ngửi à?

-Vâng.

- Đúng rồi! Cái đó rất tốt, cháu ạ! "Có thế mà cũng khoe!"

-Tôi nghĩ bụng và nghiêm khắc nói:

-Nếu đã là mùi khó ngửi thì không tốt rồi...

-Thế à?

-Bác thốt lên và nháy mắt

-Nhưng, cháu ạ, điều ấy không phải bao giờ cũng đúng! Thế cháu có biết chơi xương không?

-Có ạ.

-Cháu có muốn bác làm cho một bộ bằng chì không? Loại ấy đấu thì tốt lắm!

-Có ạ.

-Thế thì cháu hãy mang tới đây một bộ xương mẫu nhé! Bác lại đến gần chỗ tôi, vừa cầm chiếc tách bốc khói trong tay vừa dùng một mắt liếc nhìn vào đó, bác đến trước mặt tôi và nói:

-Bác sẽ làm cho cháu một bộ xương bằng chì, nhưng sau đó cháu đừng tới chỗ bác nữa. Đồng ý không? Lời nói đó làm tôi rất bực mình.

- Đã thế thì cháu sẽ không bao giờ đến đây nữa... Tức mình, tôi đi ra vườn. Ông tôi đang loay hoay bón phân vào các gốc táo. Đang là mùa thu, lá cây đã rụng từ lâu.

-Lại đây, cháu xén cây phúc bồn tử đi,

-Ông tôi nói và đưa kéo cho tôi. Tôi hỏi ông:

-Bác Tốt Lắm đang làm cái gì thế hở ông?

-Bác ấy làm hỏng cả căn phòng,

-Ông tôi đáp với vẻ tức giận.

-Làm cháy thủng cả sàn, làm bẩn và bong cả giấy bồi tường. Ông sẽ bảo bác ta dọn đi nơi khác mà ở!

-Cần phải làm như thế mới được,

-tôi tán thành và bắt đầu xén những cành phúc bồn tử khộ Nhưng tôi nói câu ấy quá vội vàng. Những buổi tối mưa gió, nếu ông tôi vắng nhà, bà tôi thường tổ chức những buổi họp mặt vô cùng thú vị Ở nhà bếp. Bà tôi mời tất cả mọi người trong nhà tới uống trà: hai bác cháu người đánh xe ngựa, anh lính cần vụ, mụ Pêtrôpna lúc nào cũng hoạt bát, đôi khi cả mụ vợ vui tính của lão nhà binh cũng đến, và bác Tốt Lắm bao giờ cũng đứng lì ở một góc gần lò sưởi, bác không nói không rằng và không nhúc nhích. Anh chàng câm Xtiôpa chơi bài với Valây; anh lính cần vụ người Tacta lấy quân bài đét vào chiếc mũ to bè của chàng câm và nói:

-Aô saitan! Bác Piôt thường đem đến một chiếc bánh mì trắng lớn và mứt "hạt quỳ" đựng trong một cái lọ lớn bằng sành. Bác cắt bánh mì ra thành từng khoanh, phết đầy mứt lên từng miếng rồi đặt những miếng bánh đỏ thắm ngon lành đó trên lòng bàn tay và cúi mời từng người một.

-Xin mời!

-Bác mời với giọng rất dịu dàng. Khi người ta đã cầm lấy bánh, bác chú ý nhìn lòng bàn tay đen sì của mình và nếu thấy một giọt mứt nào ở đó lập tức bác thè lưỡi liếm sạch. Còn mụ Pêtrôpna thì mang đến một chai rượu anh đào, mụ vợ vui tính của lão nhà binh thì mang hồ đào và kẹo đến. Thế là một bữa tiệc lớn bắt đầu. Bà tôi rất thích những cuộc vui như thế. ít lâu sau hôm bác Tốt Lắm đã mặc cả với tôi để tôi không đến thăm bác nữa, bà tôi tổ chức một tối vui như vậy. Ngoài trời mưa thu đổ xuống ào ào không ngớt, gió rít lên, cây cối xào xạc, cành cây quất sây sát cả tường. Trong nhà bếp ấm cúng, rất dễ chịu. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau, mọi người đều yên lặng một cách đặc biệt thoải mái. Hôm đó, bà tôi hào hứng kể rất nhiều chuyện cổ tích, càng nghe càng thấy haỵ Bà ngồi ở mép lò sưởi, dựa chân vào bậc lên, và cúi xuống chỗ đám người được ánh lửa của chiếc đèn con bằng sắt tây rọi sáng. Mỗi khi cao hứng bà thường trèo lên lò sưởi và giảng giải:

-Tôi phải nói từ trên cao xuống. Nói từ trên cao xuống vẫn tốt hơn. Tôi ngồi bên chân bà tôi, trên một bậc rộng, gần như ở trên đầu bác Tốt lắm. Bà tôi kể một câu chuyện rất hay về dũng sĩ Ivan và nhà ẩn sĩ Mirôn. Những lời ngọt ngào, xác đáng của bà tôi nhịp nhàng tuôn ra: Xưa có viên tướng dữ Gorđiôn, Lòng dạ tối tăm, tim rắn như đá, Ghét sự thật, hắn ưa trò hành hạ, Sống hung tàn như con cú hốc cây. Hắn điên cuồng ghét đắng ghét cay Nhà ẩn sĩ Mirôn bất khuất

-Người bảo vệ thiện căn và sự thật, Người một lòng vì thiên hạ quên mình. Viên tướng sai tên đày tớ trung thành Là Ivanuska

đũng sĩ: Tiếng Tacta: "A, đồ ma quỷ!".

-Ivankô, ngươi hãy mang gươm quý Đi chém đầu lăo Mirôn kiêu ngạo cho ta, Rồi tóm râu đem đầu lăo về nhà, Ta sẽ quăng cho chó nhá! Dũng sĩ Ivan tuân lệnh chủ Vừa đi vừa suy nghĩ buồn rầu: "Việc này nào ta có muốn đâu? Cưỡng sao được mệnh trời phán bảo?" Ivan giấu thanh gươm sau vạt áo Đến cúi chào nhà ẩn sĩ Mirôn:

-Chào hiền nhân, bác có khỏe không? Chúa vẫn ban ơn cho bác chứ? Nhà tiên tri mỉm cười tư lự Trả lời y bằng lời lẽ sâu xa:

-Thôi đủ rồi, hỡi Ivanuskô, Ngươi che giấu làm gì sự thật? Mọi việc trên đời Chúa đều biết tất, Điều dữ, điều lành Người nắm trong taỵ Ta đã biết vì sao ngươi đến nơi này! Nghe dứt lời, Ivanka xấu hổ, Nhưng y không dám cưỡng lời sai của chủ, Bèn rút gươm ra khỏi bao da, Lấy vạt lau, gươm sáng chói lòa.

-Bác Mirôn, tôi muốn giết bác Sao cho bác khỏi thấy thanh gươm sắc, Nhưng không ngờ bác đã biết trước rồi. Vậy bây giờ bác cầu Chúa đi thôi, Bác hăy cầu nguyện Người lần cuối Cho bác, cho tôi, cho cả loài người. Cầu nguyện xong tôi sẽ chặt đầu!... Ông già Mirôn không chút lo âu, Lặng lẽ quì dưới cây sồi non trẻ, Cây sồi nghiêng mình chào nhà ẩn sĩ, ông già cười hiền hậu, bảo Ivan:

-Này Ivan, ngươi hãy coi chừng, Lời cầu nguyện cho loài người dài lắm! Tốt hơn hết đừng đợi chờ quanh quẩn, Đỡ mất công ngươi cứ giết ta ngaỵ Dũng sĩ Ivan giận dữ cau mày Và thốt lên lời khoe khoang ngu ngốc:

-Tôi chờ hàng trăm năm vẫn được! Bác cứ cầu nguyện đi, tôi đã nói là làm! Nhà ẩn sĩ cầu nguyện đến hoàng hôn,

Rồi từ hoàng hôn đến rạng sáng, Lại từ sáng đến nửa đêm thanh vắng, Từ mùa hè cầu nguyện đến mùa xuân. Ngày tháng qua, năm nối tiếp năm, Cây sồi non đã vươn lên trời thẳm, Quả sồi rụng đã mọc thành rừng rậm, Mà lời cầu thiêng vẫn cứ còn vang! Cho tới ngày nay lời cầu nguyện vẫn còn, ông già vẫn thở than cùng Chúa: Xin Chúa hãy giúp người nghèo khổ, Xin Đức Mẹ ban niềm vui sướng cho loài người. Còn dũng sĩ Ivan vẫn đứng, Lưỡi gươm sắc đã từ lâu thành bụi, Binh giáp gỉ tiêu, áo quần tan lụi, Hè qua đông, y vẫn đứng trần truồng. Nắng đốt thiêu, y vẫn đứng vững vàng, Muỗi hút máu, nhưng không sao cạn, Chó sói, gấu rừng không bén mảng, Giá băng, băo tuyết cũng không gần. Chính y cũng không nhắc nổi bước chân, Giơ không nổi tay, nói không nghe rõ, Chúa đã trừng phạt y như vậy đó! Hình phạt của y đã rõ ràng: Không được tuân theo lệnh bất lương, Không được nấp sau lương tâm kẻ khác! Còn lời cầu của ông già ẩn dật, Đến giờ đây còn văng vẳng tới Chúa Trời, Như một dòng sông trong vắt chảy ra khơi, Lời cầu nguyện cho chúng ta còn sống mãi! Ngay từ lúc bà tôi bắt đầu kể chuyện, tôi đã thấy bác Tốt Lắm có điều gì băn khoăn: hai tay bác cứ giật giật một cách lạ lùng, khi thì bác bỏ kính ra, khi thì đeo kính vào, khi thì vung vẩy theo nhịp điệu những lời nói du dương. Bác gật đầu, lấy đầu ngón tay khẽ ấn chặt lên mi mắt và luôn luôn dùng lòng bàn tay lau vội trán và má như là mồ hôi toát ra đầm đìa. Khi có người nào đấy động đậy, ho hoặc lê chân, bác lại khẽ kêu lên giọng nghiêm khắc:

-Suỵt! Lúc bà tôi vừa kể hết, bác đứng phắt dậy, vung vẩy tay và quay cuồng một cách không tự nhiên rồi lẩm bẩm:

-Các người nên biết, chuyện đó rất kỳ lạ, cần phải ghi lại, nhất định là phải ghi! Chuyện đó rất thực, đúng là chuyện của nước ta... Bây giờ rõ ràng là bác khóc, cặp mắt bác đầy lệ; lệ tuôn ra khắp xung quanh, cặp mắt tắm trong nước mắt. Cái đó thật kỳ lạ và trông rất đáng thương. Bác chạy đi chạy lại khắp nhà bếp, nhảy nhót trông vụng về và buồn cười. Bác vung vẩy kính trước cái mũi của bác, bác muốn đeo vào mắt, nhưng không làm sao móc nổi kính vào tai. Bác Piôt mỉm cười; và nhìn bác, tất cả mọi người ngượng ngùng im lặng, còn bà tôi thì nói vội vã:

-Xin cứ việc ghi, cái ấy không có tội lỗi gì cả. Loại chuyện như vậy tôi còn biết khối...

-Không, chính câu chuyện này cơ! Chuyện này mới thực là của người Nga,

-bác Tốt Lắm kêu lên vẻ xúc động. Đột nhiên bác dừng lại ở giữa nhà bếp và bắt đầu nói to, tay phải lia trong không khí, tay trái cầm chiếc kính run run. Bác nói rất lâu, giọng rít lên giận dữ. Bác khẽ giậm chân, luôn luôn nhắc đi nhắc lại độc có một câu:

-Không được sống theo lương tâm kẻ khác, phải, phải! Sau đó đột nhiên giọng bác đứt quăng, bác im lặng nhìn tất cả mọi người và lẳng lặng đi ra, đầu cúi gầm có vẻ hối lỗi. Mọi người đều mỉm cười, ngượng nghịu nhìn nhau. Bà tôi lùi sâu vào bóng tối phía trong lò sưởi, và thở dài một cách nặng nề. Mụ Pêtrôpna lấy tay lau cặp môi dày và đỏ rồi hỏi:

-Hình như bác ấy nổi nóng thì phải?

-Không phải,

-bác Piôt đáp.

-Tính bác ấy thế đấy. Bà tôi tụt xuống khỏi lò sưởi và lặng lẽ đun lại ấm xamôva, còn bác Piôt thong thả nói:

-Những ngài như vậy toàn là những người tính khí bất thường! Valây càu nhàu, vẻ khó chịu:

-Những kẻ chưa vợ thường hay vơ vẩn như vậy đấy! Mọi người đều cười, nhưng bác Piôt vẫn tiếp tục nói, giọng kéo dài:

- Đến nỗi phải khóc cơ à... Rõ ràng trước kia là một con cá măng, bây giờ thì chỉ còn là một con cá bống, mà chưa chắc... Tôi cảm thấy buồn rầu, sự chán nản ở đâu đến đè nặng lên tâm hồn tôi. Bác Tốt Lắm làm cho tôi rất ngạc nhiên, tôi thấy thương hại bác quá,

-cặp mắt đầm đìa lệ của bác như hiện lên rất rõ trước mặt tôi. Đêm hôm ấy bác không ngủ nhà. Ngày hôm sau ăn trưa xong bác trở về. Quần áo nhàu nát hết cả, bác đã bình tĩnh lại và trông bác rõ ràng có vẻ ngượng nghịu.

-Hôm qua cháu đã làm ồn lên,

-bác nói với bà tôi, vẻ hối lỗi như đứa trẻ con.

-Cụ không giận chứ?

-Giận cái gì cơ?

-Giận cháu đã can thiệp vào những việc không dính líu đến cháu, đã nói quá lời?

-Bác không làm ai bực mình cả... Tôi cảm thấy bà tôi sợ bác, không nhìn thẳng vào mặt bác và nói rất khẽ, giọng khác thường. Bác tới sát bên bà tôi và nói rất tự nhiên:

-Cụ xem, cháu đơn độc một cách đáng sợ, cháu chẳng có một ai thân thiết cả! Im lặng, im lặng mãi, rồi đột nhiên trong lòng cứ như sôi sục và bùng ra... Lúc đo cháu sẵn sàng nói với cả hòn đá, cái cây... Bà tôi lùi lại để tránh xa bác ra.

-Bác phải lấy vợ đi...

-Ôi!

-Bác thốt lên, nhăn mặt lại, xua tay rồi đi ra.

Bà tôi cau mày nhìn theo bác, hít một hơi thuốc lá và sau đó nghiêm khắc cấm tôi:

-Cháu coi chừng, không được quẩn quanh gần bác ấy; có mà trời biết được bác ta là người như thế nào... Nhưng tôi lại bị bác lôi cuốn. Tôi đã nhìn thấy sắc mặt bác biến đổi như thế nào khi bác nói câu "cháu đơn độc một cách đáng sợ". Trong lời nói đó có cái gì dễ hiểu đối với tôi, làm tôi cảm động, và tôi đã tìm đến bác. Tôi từ ngoài sân nhìn vào cửa sổ phòng bác; gian phòng trống trải và giống như gian nhà kho trong đó người ta ném vội vàng và bừa bộn những đồ vật linh tinh vô dụng, chúng cũng vô dụng và kỳ quái như chủ nhân chúng vậy. Tôi đi ra vườn và nom thấy bác ở đó. Lưng lom khom, tay ôm đầu, khuỷu tay chống vào đầu gối; bác ngồi chênh vênh ở đầu một cây gỗ bị cháy sém. Cây gỗ này bị đất phủ đầy, một đầu ánh lên màu than đen nhánh và nhô khỏi đám ngải cứu héo, gai và ngưu bàng. Ngay cái việc bác ngồi chênh vênh như vậy lại càng khiến tôi có cảm tình hơn đối với bác. Mãi bác không nhìn thấy tôi; cặp mắt đờ đẫn như mắt cú nhìn đi đâu xạ Sau đó đột nhiên bác hỏi có vẻ miễn cưỡng.

-Tìm bác à?

-Không.

-Thế thì lại đây làm gì?

-Không làm gì cả. Bác bỏ kính ra, lấy chiếc khăn mùi soa có những đốm đỏ đen ra lau kính và nói:

-Nào, ngồi xuống đây! Khi tôi ngồi bên cạnh bác, bác ôm chặt lấy vai tôi.

-Ngồi đây. Chúng ta sẽ ngồi im lặng. Được không? Như thế đấy... Cháu bướng lắm phải không?

-Vâng.

-Tốt lắm!

Chúng tôi ngồi im lặng rất lâu. Buổi chiều tĩnh mịch và êm dịu. Đó là một trong những buổi chiều đầu thu buồn bă, khi cảnh vật muôn màu xung quanh phôi pha rõ rệt, mỗi giờ phút lại một mờ nhạt thêm; đất đã cạn hết cả hương thơm mùa hè phong phú của nó và chỉ còn tỏa ra mùi ẩm ướt lạnh lẽo; không khí trong suốt lạ kỳ, trên bầu trời hồng hồng bóng quạ đen bay hối hả, gây nên những ý nghĩ không vui. Tất cả đều lặng lẽ như tờ. Mỗi một tiếng động -tiếng cánh chim sột soạt, tiếng lá rụng xào xạc đều vang lên một cách lạ lùng khiến cho người ta phải rùng mình sợ hãi; nhưng sau đó lại im phăng phắc; sự yên lặng đã bao trùm cả trái đất và choán lấy lồng ngực. Trong những giờ phút như vậy đã nẩy ra những ý nghĩ rất thanh khiết và cao nhã, nhưng chúng mỏng manh và trong suốt như mạng nhện, khôn tả được bằng lời. Chúng lóe lên trong chốc lát và biến mất rất mau như những ngôi sao đổi ngôi, chúng nung nấu trong lòng một nỗi buồn, chúng vừa êm dịu vừa làm cho người ta xao xuyến, khiến cho tâm hồn sôi sục, tan ra như thép chảy, dần dần bắt lấy khuôn khổ vĩnh viễn; ấy những đường nét của tâm hồn đã tạo thành như vậy đó. Tôi nép vào bên sườn ấm áp của bác Tốt Lắm và cùng với bác nhìn bầu trời đỏ thắm qua những cành táo đen đen, theo dői những con chim khuyên bay nhộn nhịp, nhìn những con chim kim oanh rỉa ngọn cây ngưu bàng khô để kiếm những hạt chát. Từ cánh đồng, những đám mây lờm xờm xanh biếc viền màu đỏ thắm đang từ từ bay tới; dưới đám mây, đàn quạ nặng nề bay về tổ trong nghĩa địa. Thật là đẹp và không hiểu tại sao đối với tôi tất cả hình như dễ hiểu hơn và gần gũi hơn thường ngày. Thỉnh thoảng bác thở dài và hỏi tôi:

- Đẹp không cháu? Đẹp thật! Cháu có thấy ẩm không? Có lạnh không? Bầu trời trở nên đen sẫm và mọi vật xung quanh như phồng to lên, bóng tối mờ mịt ẩm ướt tràn đến. Bác Tốt Lắm nói:

-Chúng ta đi về thôi! Đi... Tới cửa vườn, bác dừng lại và nói rất khẽ:

-Bà cháu rất tốt,

-Ôi, đất nước chúng ta thật là tuyệt diệu! Bác nhắm mắt, mỉm cười và đọc khe khẽ, nhưng rất rõ ràng: Hình phạt của y đã rõ ràng: Không được tuân theo lệnh bất lương, Không được nấp sau lương tâm kẻ khác!...

-Cháu hãy ghi nhớ lấy điều ấy, cần phải nhớ rất kỹ! Bác đẩy tôi về phía trước và hỏi:

-Cháu có biết viết không?

-Không ạ.

-Phải học đi. Cháu phải học thông viết thạo để ghi lại những chuyện mà bà cháu kể, cái đó rất có ích, cháu a...

Chúng tôi kết thân với nhau. Từ hôm ấy lúc nào tôi muốn đến chỗ bác Tốt Lắm cũng được. Tôi ngồi trên chiếc hòm có lót mảnh giẻ rách và tha hồ tự do theo dõi bác nấu chì, nung đồng; sau khi nung đỏ, bác lấy chiếc búa nhẹ có cán đẹp rèn những tấm sắt trên cái đe nhỏ, bác còn dùng bàn mài, dũa, đá nhám và cái cưa mỏng dính như sợi chỉ. Bác luôn luôn cân các thứ trên chiếc cân bằng đồng rất nhậy. Bác pha các chất lỏng khác nhau vào những chiếc tách dày màu trắng rồi nhìn chúng bốc khói và tỏa đầy phòng mùi hăng hăng. Bác nhăn mặt cắn đôi môi đỏ nhìn vào cuốn sách dày và lẩm bẩm những gì không rõ hoặc kéo dài giọng khàn khàn khẽ ngâm: ôi, hoa hồng của Xarôn...

-Bác làm cái gì thế?

-Làm cái này, cháu a...

-Cái gì cơ?

-A -a, cháu thấy đấy, bác không biết nói thế nào để cháu hiểu...

-Ông cháu bảo có lẽ bác làm tiền giả...

-Ông à?... Hừm! ông chỉ nói bậy thôi! Tiền, cháu ạ, chỉ là thứ không đáng kể...

-Nhưng lấy gì để mua bánh mì?

- Đúng, cháu ạ, mua bánh mì phải trả tiền, cháu nói phải...

-Bác thấy không! Mua thịt bò cũng phải...

-Mua thịt bò cũng... Bác khẽ cười rất đáng yêu, bác cù sau tai tôi giống như tôi là một con chó con và nói:

-Bác không làm sao có thể tranh cãi nổi với cháu. Cháu động nói là làm cho bác câm như hến. Tốt hơn cả là chúng ta cùng im lặng... Thỉnh thoảng bác tạm ngừng công việc và đến ngồi bên cạnh tôi. Chúng tôi nhìn rất lâu ra cửa sổ xem mưa rơi trên mái nhà, rơi xuống sân mọc đầy cỏ, xem những cây táo trụi lá xơ xác hẳn đi. Bác Tốt Lắm rất hà tiện lời nói, nhưng bao giờ cũng nói những lời cần thiết. Thường thường mỗi khi muốn làm cho tôi chú ý đến cái gì, bác khẽ hích tôi và nháy mắt làm hiệu. Riêng tôi thì không nhìn thấy cái gì đặc biệt ở ngoài sân cả, nhưng do những cái hích tay và do những lời nói vắn tắt ấy, tất cả những cái tôi nhìn thấy như có ý nghĩa đặc biệt, tất cả đều in sâu vào trí nhớ tôi. Như khi thấy một con mèo chạy ra ngoài sân, dừng lại trước vũng nước trong và nhìn cái bóng phản chiếu của nó rồi giơ cái chân mềm mại như muốn đánh cái bóng đó, -bác Tốt Lắm khẽ nói:

-Giống mèo vừa kiêu ngạo vừa đa nghi... Con gà trống Mamai màu hung và vàng óng bay lên đậu ở hàng rào ngoài vườn, vỗ cánh và suýt nữa thì ngã; nó bực mình, vươn cái cổ dài ra, tức giận kêu cục cục.

-Vị tướng này có vẻ tự phụ, nhưng không thông minh lắm... Anh chàng Valây vụng về bước trên bùn trông nặng nề như một con ngựa già. Bộ mặt có đôi gò má cao của anh như sưng lên. Anh khẽ nheo mắt, nhìn lên trời: một tia nắng mùa thu trăng trắng chiếu thẳng lên ngực anh, làm chiếc khuy đồng trên áo sáng rực lên. Anh chàng người Tacta này đứng dừng lại và lấy những ngón tay cong cong sờ vào chiếc khuy.

-Hệt như hắn vừa được hưởng chiếc mề- đaỵ Hắn đang ngắm nghía... Tôi gắn bó với bác Tốt Lắm rất mau và rất mật thiết. Bác trở thành cần thiết đối với tôi trong những ngày tủi nhục đắng cay cũng như trong những giờ phút vui sướng. Bác tuy lặng lẽ, nhưng không cấm tôi nói tất cả những gì nảy ra trong đầu óc tôi, còn ông tôi bao giờ cũng ngắt lời tôi bằng một tiếng quát nghiêm khắc:

-Không được nói ba hoa, thằng bẻm mép này!

Còn bà tôi cũng đã có nhiều điều tâm sự lắm rồi nên bà tôi không muốn nghe và không muốn tiếp thu của người khác nữa. Bác Tốt Lắm bao giờ cũng chú ý nghe câu chuyện huyên thiên của tôi và đôi khi mỉm cười nói với tôi:

-Không phải thế, cháu ạ, đó là cháu bịa ra... Những lời nhận xét vắn tắt đó của bác bao giờ cũng đưa ra đúng lúc và rất cần thiết. Hình như bác nhìn thấy hết tất cả những gì xảy ra trong lòng và trong đầu óc tôi, đoán được tất cả những lời nói thừa và nói dối tôi sắp nói ra. Bác nhìn thấy hết và thường dùng một câu thân mật để cắt đi:

-Chú mày chỉ nói láo! Tôi thường có ý thử tài yêu thuật này của bác; có lần tôi bịa ra một chuyện và kể y như thật, nhưng bác vừa mới nghe một tí đã lắc đầu tỏ vẻ không tin:

-Hầy, chú mày chỉ nói láo...

-Thế tại sao bác biết?

-Vì bác thấy rất rõ. Mỗi lần đi ra quảng trường Xennaia lấy nước, bà tôi thường cho tôi đi theo. Một hôm chúng tôi trông thấy năm tên tiểu thị dân đánh một người mujich: họ quật anh ta xuống đất rồi xâu xé như một đàn chó cắn lẫn nhau. Bà tôi vội đặt thùng nước xuống, vừa vung vẩy đòn gánh, chạy về phía bọn kia vừa quay lại phía tôi và kêu:

-Cháu chạy đi! Nhưng tôi sợ hăi, chạy theo bà tôi và lấy sỏi đá ném vào bọn kia, còn bà tôi can đảm lấy đòn gánh thúc vào chúng, đập vào vai, vào đầu chúng. Thêm một đám người nữa ập tới, bọn kia bỏ chạy. Bà tôi rửa ráy cho người bị đánh; bộ mặt của anh ta bị giày xéo lên. Bây giờ tôi vẫn còn thấy ghê tởm cảnh anh ta lấy ngón tay bẩn bịt lỗ mũi bị rách, rồi vừa la hét, vừa ho; máu từ dưới ngón tay anh phun vọt vào mặt, vào ngực bà tôi. Bà tôi cũng kêu la, toàn thân run bắn lên. Khi trở về nhà, tôi liền chạy tới chỗ bác Tốt Lắm và kể lại câu chuyện này cho bác nghe. Bác vứt bỏ công việc đấy và đứng trước mặt tôi, giơ chiếc đũa dài như một thanh gươm và nghiêm nghị nhìn tôi trừng trừng, dưới cặp mắt kính. Sau đó đột nhiên bác ngắt lời tôi và nói giọng đầy ngụ ý khác thường:

-Phải, mọi việc đều phải làm như thế mới được! Tốt lắm! Đang bị xúc động bởi những điều mắt thấy tai nghe, tôi không kịp kinh ngạc về những lời của bác và tiếp tục nói; nhưng bác ôm lấy tôi và đi đi lại lại trong phòng, thỉnh thoảng lại vấp, rồi nói:

-Thôi, đừng nói nữa! Cháu ạ, cháu đã nói hết cả những điều cần nói rồi

-hiểu chưa? Hết cả! Tôi bực mình im lặng, nhưng sau khi suy nghĩ, tôi hết sức ngạc nhiên, ngạc nhiên đến không sao quên được và hiểu rằng bác đã chặn tôi rất kịp thời; thực ra tôi đã nói hết cả rồi.

-Cháu ạ, cháu đừng chú ý đến những chuyện đó làm gì. Chuyện đó không đáng nhớ!

-Bác nói thêm. Đôi lúc đột nhiên bác nói với tôi những lời mà suốt đời tôi không thể quên được. Tôi kể cho bác về địch thủ của tôi là Kliusnikôp, một thằng béo tốt, đầu to, một đứa hay đánh nhau ở phố Nôvaia. Tôi không thể thắng nó trong lúc đánh nhau, và nó cũng không thắng nổi tôi. Bác Tốt Lắm chú ý nghe những lời than phiền của tôi và bảo:

- Đó chỉ là việc nhỏ mọn! Như thế không phải là khỏe. Muốn khỏe thật sự thì phải nhanh nhẹn. Động tác càng nhanh bao nhiêu thì càng khỏe bấy nhiêu

-hiểu chưa? Chủ nhật sau, tôi liền thử dùng nắm đấm thụi thật nhanh và tôi đã thắng thằng Kliuạnikôp một cách dễ dàng. Điều đó làm tôi càng chú ý hơn tới lời nói của bác Tốt Lắm.

-Phải biết nắm được mọi vật, cháu hiểu chưa? Biết cách nắm, đó là một việc rất khó! Tôi không hiểu gì cả, nhưng tôi vô tình đã nhớ những lời ấy và những lời tương tự như vậy. Tôi nhớ chính vì trong những lời nói đơn giản ấy có một cái gì bí ẩn đến phát tức lên được: vì muốn "nắm" một hòn đá, miếng bánh mì, cái tách, cái búa thì cần gì phải có một tài cán đặc biệt. Mọi người trong nhà càng ngày càng không thích bác Tốt Lắm. Ngay cả con mèo đáng yêu của mụ thuê nhà vui tính cũng không leo lên đầu gối bác như vẫn leo lên tất cả mọi người, và không chạy lại theo tiếng gọi dịu dàng của bác. Tôi đánh nó vì tội ấy, kéo tai nó, và gần như khóc, tôi khuyên nhủ nó đừng sợ con người ấy.

-Quần áo bác sặc mùi axit nên mèo cũng không dám lại gần chỗ bác,

-bác giải thích. Nhưng tôi biết tất cả mọi người, kể cả bà tôi, đã giải thích cái đó khác hẳn, giải thích với thái độ thù địch, tức giận không đúng.

-Tại sao mày cứ quấn lấy bác ấy?

-Bà tôi hỏi, vẻ bực tức.

-Coi chừng, bác ấy sẽ dạy cho mày những trò... Mỗi lần ông tôi

-con chồn hôi hung đo?

-biết là tôi đến thăm bác Tốt Lắm thì ông tôi lại đánh tôi một trận nên thân. Tất nhiên tôi không nói với bác về chuyện tôi bị cấm lui tới chỗ bác, nhưng tôi kể thẳng cho bác biết về thái độ của mọi người trong nhà đối với bác ra sao:

-Bà cháu sợ bác; bà cháu nói bác là thầy yêu thuật. Ông cháu cũng bảo bác là kẻ thù của Chúa và là mối nguy hiểm đối với mọi người... Bác lắc lắc đầu như là đuổi ruồi vậy; một nụ cười rạng rỡ làm cho khuôn mặt trắng như phấn của bác trở nên hồng hào. Nhìn nụ cười của bác, lòng tôi thấy se lại, mắt như mờ đi.

-Cháu ạ, bác đã nhìn thấy cả!

-Bác khẽ nói.

-Thật đáng buồn, phải không cháu?

-Vâng!

-Thật đáng buồn, cháu a... Cuối cùng bác đã bị đuổi đi.

Một hôm tôi tới chỗ bác sau bữa uống trà sáng và thấy bác ngồi trên sàn, bác vừa xếp đồ đạc vào trong hòm vừa khẽ hát bài "Bông hoa hồng của Xarôn".

-Thôi, chúng ta phải từ biệt nhau, bác dọn đi đây...

-Sao bác lại đỉ Bác chăm chú nhìn tôi rồi nói:

-Cháu không biết thật à? Gian phòng này cần để cho mẹ cháu...

-Ai bảo thế?

-Ông cháu...

-Ông nói dối! Bác Tốt Lắm kéo tay tôi lại gần chỗ bác. Khi tôi ngồi xuống sàn, bác khẽ bảo:

-Cháu đừng giận nhé! Bác cứ tưởng cháu biết mà không nói với bác; như vậy là không tốt, bác tưởng thế thôi... Không hiểu sao tôi cảm thấy buồn buồn và giận bác.

-Nghe bác nói đây,

-bác mỉm cười và gần như nói thầm.

-Cháu có nhớ bác đã bảo cháu là không được tới chỗ bác không? Tôi gật đầu.

-Lúc đó cháu giận bác phải không?

-Vâng...

-Nhưng bác không muốn làm cho cháu giận, cháu ạ. Cháu thấy không, bác biết là nếu cháu kết thân với bác thì người nhà cháu sẽ chửi mắng cháu, phải không? Quả nhiên là như thế chứ? Cháu đã hiểu vì sao bác nói như vậy chưa? Bác nói như một đứa trẻ cùng tuổi với tôi, tôi rất thích những lời của bác. Tôi có cảm tưởng rằng tôi đã hiểu bác từ lâu, hiểu ngay từ hồi đó và tôi nói cho bác biết:

-Cái đó cháu hiểu từ lâu rồi!

- Đấy! Như thế đấy, cháu ạ. Chính là như vậy, cháu thân yêu của bác... Lòng tôi như thắt lại không sao chịu nổi.

-Tại sao ở đây không một ai thích bác là thế nào? Bác ôm tôi sát vào lòng, nháy nháy mắt rồi đáp:

-Bác là người khác đời, cháu hiểu không? Chính vì thế đó. Bác không giống ho... Tôi kéo tay áo bác, không biết và cũng không hiểu nên nói gì.

-Cháu đừng giận,

-bác nhắc lại và ghé vào tai tôi thì thầm nói thêm:

-Cũng không nên khóc... Nhưng chính nước mắt bác đang chảy ròng ròng dưới cặp mắt kính đục mờ. Sau đó, cũng như mọi khi, chúng tôi ngồi im lặng rất lâu, thỉnh thoảng mới trao đổi vài lời vắn tắt. Buổi chiều bác dọn đi, bác thân mật từ biệt cả nhà và ôm tôi rất chặt. Tôi đi ra ngoài cổng và nhìn thấy bác ngồi lắc lư trên chiếc xe ngựa có đôi bánh nghiến lên những cục bùn giá cứng. Ngay sau khi bác đi, bà tôi bắt tay ngay vào việc rửa và cọ gian phòng bẩn thỉu. Tôi cố tình đi từ góc tường này sang góc tường kia để quấy rầy bà tôi.

-Cút ra!- Bà tôi quát khi đụng phải tôi.

-Tại sao lại đuổi bác ta đi?

-Im đi!

-Cả nhà toàn là người ngốc,

-tôi nói. Bà tôi lấy cái giẻ ướt quất vào tôi và kêu lên:

-Mày hóa rồ mất rồi, thằng vô lại!

-Cháu không nói bà, trừ bà ra, tất cả những người khác toàn là ngốc hết,

-tôi chữa lại, nhưng cái đó vẫn không làm cho bà tôi nguôi giận. Lúc ăn tối, ông tôi nói:

-Thôi, Lạy Chúa! Mỗi lần tôi trông thấy lão ta là như dao cắt ruột và tự nhủ: "Cần phải đuổi lão ấy đi mới được!" Tôi tức quá, bẻ gẫy thìa và thế là lại bị một trận đòn. Tình bạn của tôi với con người đầu tiên trong vô số những người tự cảm thấy xa lạ ngay trên đất nước thân yêu của mình, nhưng lại tốt đẹp hơn ai hết, đã kết thúc như vậy đấy.