Thợ Sửa Giày

Chương 55: 55: Ăn No Căng




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Tiễn tình địch đi rồi, Nhiếp Chấn Hoành thấy nhẹ nhõm toàn thân.
Tối hôm đấy anh nấu một bàn đầy thức ăn ngon, bày cả món đồ trộn mà Đỗ Tử Vân mang đến lên, thậm chí còn bật một lon bia lạnh.
Tiếng xì xèo của bia khi nút lon được kéo ra khiến người đang ngồi ngay ngắn bên bàn đợi được ăn tò mò nhìn sang.
“Nếm thử không?”
Nhiếp Chấn Hoành quơ quơ lon, trêu cậu nhóc, “Tri Tri uống đồ có cồn bao giờ chưa?”
“Thôi ạ.” Lâm Tri lắc đầu, rồi lại gật đầu nói, “Em uống rồi, không ngon.”
Tửu lượng của Nhiếp Chấn Hoành được trui rèn từ thời đi học, về cơ bản anh rất khó say.

Hồi đấy sau khi bị thương ở chân, anh cũng định mượn rượu giải sầu, chẳng qua mẹ anh đã tính trước được chuyện đấy nên giấu hết bia rượu trong nhà đi.
Ai cũng biết, nếu không tìm thấy thứ gì trong nhà, thì cứ hỏi mẹ là chắc chắn sẽ biết chỗ thôi.

Cùng lý đấy, nếu mẹ mình mà đã giấu thứ gì, thì người khác có tìm đằng trời cũng chẳng ra được.
Sau này Nhiếp Chấn Hoành về cơ bản đã bỏ rượu.
Mấy năm gần đây anh uống nhiều trà quá, cũng chậm rãi phân biệt được hương vị của các loại trà, nào là Bạch trà, Ô Long, Thiết Quan Âm, trong tiệm có đủ cả.

Nhưng mấy lon bia lạnh trong tủ lạnh nhà anh, thì là đồ thừa từ hôm tụ tập hồi tết Âm.
“Ừ, đúng là không hợp cho trẻ con uống thật.”
Thấy vẻ mặt ghét bỏ chê bôi của Lâm Tri, Nhiếp Chấn Hoành cũng không ép cậu, cười mở tủ lạnh lấy hai chai nước ra hỏi, “Vậy em muốn uống gì? Coca hay là Tuyết Nga Mi?”
Lâm Tri vừa đưa đũa ra gắp một miếng thịt bò cay, giờ nhìn thấy thức uống bọc sương lạnh, mắt cậu sáng lên ngay, “Tuyết Nga Mi!”
(Tuyết Nga Mi là một thương hiệu nước ngọt có ga, nước điện giải thuộc tỉnh Tứ Xuyên.)

Mùa Hè nóng bức, sau khi Nhiếp Chấn Hoành và Lâm Tri giải quyết chuyện cơm nước chung xong, họ lần lượt dọn dẹp sắm sửa lại đồ đạc trong nhà.

Chỗ đồ uống này chỉ là một phần trong đó, vì mấy lần trước đi ăn bên ngoài, anh đã nhận ra cậu nhóc rất thích uống mấy món nước ngọt có ga này.
Vì thế Nhiếp Chấn Hoành bèn sang quầy quà vặt kế bên của chị Trương mua một ít về, đủ mọi chủng loại.


Nhưng anh phát hiện ra rằng, món Lâm Tri thích uống nhất lại giống anh hồi nhỏ.

Đấy là một loại soda vị vải địa phương của vùng Tây Nam—— thân chai trăng trắng, dán nhãn màu lam, mới nhìn thôi đã thấy mát lạnh thấm vào ruột gan.

Để lạnh rồi uống vào ngày Hè, thì lại càng ngọt tê.

Bọt khí CO2 ùng ục đi kèm, uống một ngụm, cảm giác mát mẻ chui tọt vào trong họng.

Nhiếp Chấn Hoành vặn nắp cho cậu rồi mới đưa qua, “Uống chậm thôi, lát uống nhiều quá lại không ăn được cơm.”
“Vâng ạ.”
Lâm Tri nghe lời, chỉ nhấp một ngụm nhỏ, sau đó mới tiếp tục cho đũa vào nồi canh đỏ váng dầu vớt đồ ăn lên.
Món ăn đầy đặn nhất hôm nay là một nồi MaoCai.
(MaoCai là món ăn đặc sắc của Thành Đô, Tứ Xuyên, thuộc kiểu món hầm, lẩu trong nước dùng cay, nguyên liệu chính là thịt, đậu, rau, hải sản, và nấm.

Cách ăn đặc trưng của Maocai là ăn với “đ ĩa đồ khô”, tức là cho bột ớt vào một cái đ ĩa con, thêm muối, bột ngọt và các gia vị khác, nhúng nhẹ rau đã nấu chín trong nồi vào đ ĩa đồ khô, sau đó thì ăn, vừa thơm lại vừa cay, vô cùng ngon miệng.)

Vùng Tây Nam nằm trong lòng chảo, có độ ẩm cao, xưa nay người dân hay dùng đồ cay để bài trừ hơi ẩm.

Đấy cũng là lí do tại sao món lẩu rất được vùng này ưa chuộng, đương nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là lẩu rất ngon.
Nhưng dân bản địa không thể ngày nào bữa nào cũng ăn lẩu được, dù gì còn có vấn đề sức ăn và giá thành.

Vì vậy, món Maocai, còn được gọi là “lẩu một người”, đã trở thành một món ăn ngon thường xuất hiện trên bàn cơm của người địa phương.
Từ “Mao” (冒) trong Maocai là một động từ, ý là nấu.

Nghe đồn cách nấu này bắt nguồn từ một chủ quán làm món xiên.


Ông chủ không nỡ bỏ phí nước xương, nên đã cho thêm hương liệu và thuốc Bắc vào trong ấy, rồi thả thêm rau dưa vào nấu chín, dọn quán xong thì mang về nhà mình ăn.

Không ngờ hương vị món này lại rất ngon, về sau ông ta bèn bán nó chung với xiên que.

Món ăn này cũng dần trở thành một phần trên bàn cơm của các gia đình bình thường.
Vì nước cốt của Maocai chủ yếu là nước xương, nên nó thường được hầm trong một cái chảo gang thật lớn, càng hầm càng thơm.

Hầu hết các quán bán Maocai đều cho khách hàng bỏ đồ ăn vào giỏ tre.

Tủ lạnh bên ngoài chứa các loại thịt, khoai tây, củ sen, bí đao, thịt bò, thịt thăn, dạ cỏ, v.v.

Nhét hết đồ nhúng trong sọt tre, rồi thả vào chảo gang, giữ sọt bằng kẹp.

Người ta có thể nấubảy tám sọt một lần, vừa tiết kiệm thời gian lại đỡ tốn sức.
Còn chủ tiệm thì chỉ cần nêm nếm gia vị, sau đó thi thoảng lại xách những cái giỏ được ngâm trong nước cốt ra, xóc nó trên mặt nước, để nước canh thấm đượm hơn, chưa đến mười phút, một bát Maocai ngon lành không thua gì lẩu đã ra khỏi nồi.
Nhiếp Chấn Hoành tự nấu ở nhà, đương nhiên không thể chuẩn vị được như ngoài hàng, chỉ có thể coi là món hầm thập cẩm thôi.
Nguyên liệu nấu ăn trong phòng bếp có hạn, nên anh kết hợp cách làm của lẩu và Maocai, lấy non nửa phần cốt lẩu ra xào đến khi thơm, rồi cho một ít nước xương hầm từ quán hay bá n nước hầm ở khu tập thể cũ vào, anh còn cố ý bỏ thêm chao và ớt cay mà cả hai đều rất thích ăn.

Món Maocai tự chế tuy hình thức bình thường, nhưng chỉ ngửi hương thôi người ta đã phải ch ảy nước miếng, thèm thuồng muốn ăn.
Chẳng thế mà, lúc vừa bưng lên bàn, Lâm Tri đã không nhịn nổi mà phải động đũa, ăn mấy miếng liền.
Cậu còn bỏ cả thói quen ăn một miếng thức ăn một miếng cơm thường ngày.
Nhiếp Chấn Hoành thấy cậu xơi ngon lành thì mình cũng có hứng ăn hơn.

Có bia đi kèm đồ nhắm, anh quất một chặp ba bát cơm.


Tới khi buông đũa, hai anh chàng đã giải quyết sạch sẽ cả nồi Maocai to ngang cái chậu rửa mặt.
Những món ăn kèm bên cạnh cũng bị càn quét gần hết, chỉ dư lại mấy lá cải.
“No chưa?”
Nhiếp Chấn Hoành thấy cậu nhóc ngả người tựa vào lưng ghế xoa bụng, chẳng hiểu sao cõi lòng lại ngập tràn cảm giác thỏa mãn.
Anh bỗng hiểu được tại sao ngày xưa anh rể mình lại lựa chọn con đường làm đầu bếp.
Thấy món ăn mình cất công nấu nướng tỉ mẩn được người ta nhấm nháp, tán thưởng, cảm giác ấy còn tuyệt vời hơn được ăn những món sơn hào hải vị ngon nhất.

Mà khi người ấy lại là người mình thích, thì nỗi sướng vui trong lòng càng được nhân lên muôn lần.
“Dạ.

Ngon ạ.”
Lâm Tri xoa cái bụng nhô lên, lại nhấp một ngụm nước ngọt, khen Nhiếp Chấn Hoành rất thẳng thừng, “Anh Hoành nấu gì cũng ngon! Em thích ăn, ăn no căng.”
“Đúng là uống nước ngọt có khác,” Tâm trạng của Nhiếp Chấn Hoành đang rất tốt, anh cười xoa đầu Lâm Tri, rồi mới bắt đầu dọn dẹp bát đũa, “Hôm nay miệng ngọt gớm.”
Đến khi Nhiếp Chấn Hoành bưng hết bát đ ĩa trên bàn vào bếp để rửa, Lâm Tri mới lấy làm khó hiểu li3m môi.
Ừm, ngọt thật.
Nhưng… cậu chỉ nói thật thôi mà?
Không hiểu được logic của người đàn ông, nhưng Lâm Tri cũng chẳng muốn nghĩ nữa.

Cậu sang phòng khách vừa xem TV, vừa đi lại quanh sofa cho tiêu cơm.
Hôm nay dọn hàng sớm, lúc họ ăn cơm thì vẫn chưa tới giờ chiếu Bản Tin Thời Sự.

Nhiếp Chấn Hoành chuyển kênh bừa qua đài địa phương, TV đang chiếu một chương trình tên là “Tiếp xúc toàn diện với Dung Thành”.
Lúc ăn cơm Nhiếp Chấn Hoành và Lâm Tri đều không thích nói chuyện, hồi xưa xem TV là để bớt xấu hổ.

Về sau hai người quen thân rồi, Nhiếp Chấn Hoành lại muốn cho cậu nhóc tiếp xúc và tìm hiểu thêm về thế giới và cuộc sống bên ngoài qua các chương trình TV.
Hôm nay chuyển sang bản tin địa phương, nội dung tin bình dân hơn đài trung ương nhiều.

Họ tập trung phần lớn vào các sự kiện theo góc nhìn của những người bình thường, nói về đời sống dân cư phố phường, hầu hết nội dung đưa tin đều là mấy chuyện vặt vãnh lông gà vỏ tỏi của người dân bản địa ở đây.
Nào là mèo lạc rơi vào rãnh trên ban công, cụ bà khiêng bao tải tiền xu vào ngân hàng, shipper dũng cảm bắt cướp trên đường giao hàng, v.v.


Có mấy tin nghe thôi đã thấy buồn cười, những cũng có rất nhiều cảnh đời khó khăn của những người bình thường, khiến kẻ xem tin cũng phải thổn thức đồng cảm.
Lúc Nhiếp Chấn Hoành rửa bát xong, vừa lau tay vừa ra khỏi phòng bếp, thứ anh nghe thấy đầu tiên là tiếng nói chuyện la hét ầm ĩ trong TV.
“Đồ đạc trong nhà này đều là do tôi mua hết, giờ anh cuốn xéo, còn định lấy đồ của tôi hả?”
“Ông đây chỉ lấy những thứ ngày xưa ông đây tặng cô đi thôi!”
“Đã bảo tặng rồi, sao anh còn đòi nữa?”
“Hừ, bọn đàn bà mấy người thích cãi lý đúng không? Tôi bỏ tiền ra mua, giờ chúng ta chia tay rồi, tôi không được quyền lấy à?”
“Anh muốn tính rõ ràng hả?! Thế thì được thôi, anh lột s@ch bộ đồ đang mặc ra đã đi!”
“Quần này ông tự mua!”
“Mả cha! Bà đây mua qu@n lót cho anh đấy nhá!”
“…”
Thứ TV đang chiếu bây giờ, trùng hợp thay lại là cảnh một cặp đôi chia tay ỏm tỏi.

Vì lúc yêu nhau lằng nhằng chuyện tiền nong quà cáp, nên đàng gái cố ý gọi đài truyền hình qua, muốn lên án đàng trai khốn nạn đến mức nào.
Cuối cùng cãi cọ một hồi, hai bên bắt đầu liệt kê mình từng trả cho người yêu những gì, y như học sinh tiểu học vậy.

Phóng viên đứng ngoài lề định ngắt lời họ mấy bận, nhưng không thể xen nổi vào những lời mắng mỏ như súng liên thanh của họ, nên đành hướng về ống kính, bất lực cười khổ với khán giả, “Xem ra nếu hai anh chị đây mà muốn chia tay thật, thì phải chia rõ ràng tài sản trong nhà đã.

Chúng tôi xin kết nối với luật sư khách mời của đài trước.

Xin hỏi anh, khi các cặp chia tay nhau, rốt cuộc phải phân chia quà cáp và tiền bạc lúc còn yêu như thế nào…”
Nghe tiếng gia đình cãi cọ ầm ĩ trong TV, Nhiếp Chấn Hoành bỗng nhiên nhớ tới cuộc đối thoại hồi chiều giữa Đỗ Tử Vân và cậu nhóc.

Lòng anh bỗng rung rinh, anh không khỏi bước đến phòng khách, kéo cậu thanh niên đang đi vòng vòng tới độ quáng đầu lại gần mình, cùng ngồi xuống.
“Tri Tri…”
Miệng Nhiếp Chấn Hoành mở rồi lại khép, khép rồi lại mở, câu từ cứ xoay vần mãi trong lòng cả trăm ngàn lần.
Chẳng rõ bao lâu đã trôi qua, cho tới tận khi hai nhân vật chính trong bản tin kia cãi cọ mãi rồi lại dàn hòa ngọt ngào trước ống kính, anh mới không kìm nổi lòng mình nữa mà mở miệng, hỏi người con trai trước mặt.
“Em có muốn… yêu đương giống họ không?”.