Thiếu Nữ Ballet - Ngã Thị Đại Vương

Chương 4




Hai ngày sau, Trần Ngạn thật sự chuyển đến lớp tôi.

Các bạn học khác còn nhỏ, đa số chưa từng thầy chiếc xe lăn nặng nề nên ai cũng tò mò.

Giáo viên nói chân của Trần Ngạn bị thương, mọi người phải chăm sóc cậu ấy. Cũng dặn Trần Ngạn nếu cần gì thì báo với giáo viên.

Tôi lập tức giơ tay:

- Thầy ơi em muốn ngồi cùng bàn với Trần Ngạn.

Giáo viên mỉm cười gật đầu, có người xung phong làm thân với học sinh mới, giảo viên cực kỳ vui mừng.

Mấy đứa con nít không giấu được cảm xúc, cô bé đeo kính ngồi sau tôi đá vào ghế của tôi:

- Sao cậu lại muốn ngồi với tên què vậy?

Tôi ném cục tẩy về phía bạn ấy:

- Tên què nào? Người ta có tên tuổi, là Trần Ngạn, cậu nói xấu cậu ấy là tớ đánh đấy!

Tôi nói xong giả vờ huơ nắm đ.ấ.m làm cô bạn câm nín.

Tôi nghĩ có lẽ không nên dọa trẻ con nên mới dịu giọng giảng giải:

- Cậu đeo kính này, nếu người ta gọi cậu là đồ mù thì sao?

Bạn nữ đeo kính kêu lên:

- Mẹ tớ bảo đeo kính giúp tăng thị lực! Tớ có bị mù đâu.

Tôi gật đầu:

- Trần Ngạn cũng chỉ bị thương thôi, sẽ khỏe lại, đừng nói lời tốn thương người khác như vậy.

Dù sao thật ra tôi đã hai tám tuổi, gặp chuyện bất bình phải lên tiếng. Trẻ em không nên nói mấy lời cay nghiệt như vậy.

Co bạn đeo kính bị tôi nói cho xâu hô, đỏ mặt xin lôi Trân Ngạn.

Trần Ngạn ghé mắt nhìn tôi, không lên tiếng.

Tôi vỗ lưng, kể sát vào tai cậu ấy thì thầm:

- Tớ đã nói sẽ che chở cậu mà.

Lần này khóe miệng Trần Ngạn nhếch lên.

Tôi biết cậu ấy đang cười.

Không ai kỳ thị cậu ấy, cũng không ai nói xấu cậu ấy.

Bởi vì tôi kể với mọi người Trần Ngạn vì cứu một em bé bị chó cắn nên mới bị thương.

Tôi kể là tôi đã nhìn thấy tận mắt.

Những ánh mắt sùng bái hướng về Trần Ngạn, lũ trẻ đều cảm thán bản thân Trần Ngạn cũng là trẻ con nhưng lại gan dạ đến vậy.

Hơn nữa còn dám đánh nhau với chó dữ! Quá ngầu luôn!

Cả lớp lập tức vây quanh chỗ Trần Ngạn, không biết ai thốt lên câu "Trần Ngạn là anh hùng!" làm cả đám ríu rít gọi theo.

Dường như Trần Ngạn chưa từng được quan tâm nhiều như vậy. Lớp băng trên người cậu ấy dần tan chảy, bôi rồi không biêt làm sao, mặt đỏ bừng. Các bạn học còn xôn xao mãi đến tận lúc vào học mới tách ra.

Trần Ngạn chạm vào cánh tay tôi, thì thầm:

- Sao cậu lại nói dối?

Tôi ho nhẹ:

- Cái này gọi là lời nói dối thiện chí đó, cậu hiểu không?

Lời nói dối thiện chí sao có thể tính là dối trá? Trẻ con biết gì!

Trần Ngạn lúc đi học cũng làm như bị tật chân thật.

Trước mặt người khác cậu ấy chưa từng rời xe lăn, giờ học thể dục cũng xin nghỉ.

Mỗi ngày lúc chuông báo tiết học thứ hai vang lên, tôi sẽ đẩy Trần Ngạn đến nhà vệ sinh. Tôi đứng ở cửa chờ cậu ấy, cậu ấy bình thản đứng lên đi vào, bước chân vững vàng hoàn toàn không giống bị thương.

Bởi vì cô của Trần Ngạn đã nói với nhà trường, tôi là bạn cùng bàn chăm sóc bạn học bị thương nên các thầy cô chưa từng hỏi.

Tôi cũng từng hỏi Trân Ngạn mây lân, rõ ràng khỏe mạnh sao lại giá què, cậu ây chỉ im lặng.

Nói thật, tám chín tuối là lúc bướng bỉnh nhất.

Khiến một đứa con trai tám tuổi ngồi im trên xe lăn, còn đóng kịch đến không ai nhận ra, tôi nghĩ mãi không hiếu.

Sự kiên trì này khiến tôi không rét mà run.

Tại sao cậu ấy phải làm như vậy? Hay là... có ai ép cậu ấy?