Thiết Huyết Đại Minh

Chương 110-4: Cuộc nổi loạn thiểm tây (4)




Lại nói, toàn bộ binh lực các vệ sở của ba trấn vùng biên của Thiểm Tây là Duyên Tuy, Cam Túc và Ninh Hạ, cũng chưa tới năm vạn quân, tổng đốc tam biên Thiểm Tây hàm Binh bộ Thị lang Phó Tông Long phải chắp vá lung tung, lại tụ quân với tinh binh của Hạ Nhân Long, Mãnh Như Hổ, Tả Lương Ngọc, mới miễn cưỡng tập trung được tám vạn quân.

Khi tám vạn đại quân mà Phó Tông Long thật vất vả mới gom góp được, tiến về Đồng Quan ở phía đông, chuẩn bị phối hợp với Hồng Thừa Trù tiễu trừ Lý Tự Thành ở Hà Nam, ba biên trấn hậu phương của Thiểm Tây khó tránh khỏi trở nên trống không, dưới tình hình như thế, Lý Nham và đám Mã Thủ Ứng đánh một mạch, thế như chẻ tre tới Thiểm Tây, lại dễ dàng công chiếm huyện Mễ Chi.

Đối với mọi động tĩnh của đội quân sở thuộc của Lý Nham, thật ra Phó Tông Long đều biết rõ.

Đã sớm có báo cáo của thám tử, có có một đội quân Lưu tặc từ khu vực huyện Mạnh vượt sông Hoàng Hà ở phía bắc, đang bí mật lẻn về hướng tây bắc, nhưng Phó Tông Long cũng không bận tâm mấy về đội quân nhỏ này, chỉ nghiêm lệnh cho các châu phủ, vệ sở dọc đường tăng cường phòng vệ, nghiêm túc ngăn trở, nhưng không phái đại quân tiến hành bao vây chặn đánh, thậm chí Phó Tông Long không báo cáo chuyện này lên Hồng Thừa Trù và kinh sư.

Sự lơ là qua loa của Phó Tông Long rốt cuộc gây nên họa lớn.

Để tiễu trừ Lý Tự Thành ở Hà Nam, hoàng đế Sùng Trinh đã triệu tập ba lộ quân đội của Hồng Thừa Trù, Phó Tông Long, Mã Sĩ Anh, tổng cộng hơn hai mươi vạn đại quân. Vốn có câu “Đại quân chưa động, lương thảo phải có trước”, điều động hai mươi vạn quân, thì chỉ riêng lo bữa cơm cho quân sĩ thôi cũng là vấn đề lớn, lại còn tiền lương thì là một con số khổng lồ, nhưng quốc khố của triều Đại Minh đã trống rỗng từ lâu, tiền trong kho cũng đã hầu như không còn, hoàng đế Sùng Trinh không lấy đâu ra một hạt lương thảo, một lượng bạc!

Làm sao bây giờ?

Không còn cách nào, hoàng đế Sùng Trinh chỉ có thể hạ lệnh cho Hồng Thừa Trù, Phó Tông Long, Mã Sĩ Anh tự lo việc đó! Mã Sĩ Anh dựa vào Giàng Nam, có thuế má ở Giang Nam làm hậu thuẫn, lương bổng không là vấn đề. Hồng Thừa Trù cũng có thể chặn đường đoạt lương thực vận chuyển bằng đường thủy trên các sông đào, tiền lương quân sĩ thì cũng có thể giữ lại một phần tiền thuế của Giang Nam, nhưng Phó Tông Long thì vô phương!

Phó Tông Long phải làm thế nào? Không còn cách nào khác, chỉ có thể tăng thuế ở tỉnh Thiểm Tây, đổ hết gánh nặng lên đầu dân chúng!

Thiểm Tây vốn là tỉnh rất nghèo, mới vừa liên tục chịu ba năm hạn hán lớn, dân chúng các phủ huyện vốn cũng đã bắt đầu gặm vỏ cây, đào rễ cỏ mà ăn, mùa đông năm nay lại vừa trải qua một trận bão tuyết hiếm thấy, một số thương nhân và phú hộ lòng dạ hiểm độc nhân cơ hội tích trữ lương thực, ào ào nâng giá lương thực, người dân vừa đói vừa lạnh, sắp không sống nổi nữa rồi, thế nhưng trong tình cảnh như thế, không những quan phủ không phát lương thực cứu giúp thiên tai, mà ngược lại còn tăng thêm thuế má!

Đến lúc này, dân chúng Thiểm Tây thật sự không còn đường sống, đây chính là quan bức dân phản, dân phải phản!

Đúng lúc đó, đoàn quân của Lý Nham kéo vào Thiểm Tây, giống như một đốm lửa ném vào trong đống củi, chỉ trong thoáng chốc ngọn lửa tạo phản hừng hực đã rực cháy khắp tỉnh Thiểm Tây!

Khi tin tức quân khởi nghĩa đánh tới Mễ Chi truyền ra, phủ Duyên An, Phủ Khánh Dương, phủ Bình Lương đều làm phản, dân chúng nghèo khổ cùng đường dồn dập khởi nghĩa vũ trang, đánh quan phủ, thân sĩ, cường hào, trước hết hè nhau cướp phá một phen, rồi dắt díu nhau tới Mễ Chi xin nương dựa nghĩa quân Lý Nham. Chỉ chưa tới nửa tháng, quân khởi nghĩa của Lý Nham đã từ năm ngàn người tăng lên thành mấy vạn người, hơn nữa vẫn tiếp tục lớn mạnh với tốc độ tăng thêm mấy ngàn người một ngày.

Đến khi Phó Tông Long phát hiện sự lủng củng trong nội bộ, nhận thấy đại sự không ổn, Lý Nham đã thành công, tình hình ở Sơn Tây, Thiểm Tây đã thành xu thế của một đốm lửa nhỏ lan ra khắp cánh đồng, Phó Tông Long muốn khống chế cũng không được nữa!

Đại viện của Vương gia ở Đại Đồng.

Thấm thoát đã tới đầu tháng tư năm mười lăm niên hiệu Sùng Trinh, Vương Phác giả bộ bệnh đã gần một tháng.

Trong khoảng thời gian này, Vương Phác không rời khỏi nhà nửa bước, luôn quấn quýt bên Trần Viên Viên. Trần Viên Viên cũng được hưởng thụ một thời gian hạnh phúc đủ đầy...Lúc này, mới vừa ăn cơm trưa xong, Nộn Nương tìm cớ ra ngoài, ý tứ để Vương Phác và Trần Viên Viên được ở một mình với nhau mà tận hưởng hạnh phúc.

Ngắm nhìn dáng vẻ xinh đẹp, vô cùng quyến rũ của Trần Viên Viên, Vương Phác kìm lòng không đậu, nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay thon nhỏ của Trần Viên Viên, kéo thân thể mềm mại nở nang của nàng vào lòng. Không biết vì bị Vương Phác ôm quá chặt, hay vì nguyên nhân gì, hơi thở của Trần Viên Viên bắt đầu trở nên dồn dập.

Hai tay Vương Phác mò mẫm trên thân thể mềm mại của Trần Viên Viên một lúc, rồi vén áo tơ của nàng lên, bắt đầu cởi dây lưng. Thật ra Trần Viên Viên đã sớm lòng xuân lai láng, nhưng lại nhẹ nhàng giữ hai tay Vương Phác lại, thở hổn hển nói:

- Tướng công, đừng!

Vương Phác thở dốc, nói:

- Tại sao?

Trần Viên Viên nói:

- Lý Lão Đa nói, có thai thì không được làm chuyện đó.

- Đừng nghe ông lão đó nói hươu nói vượn.

Vương Phác hổn hển nói:

- Cũng đã hơn ba tháng, không sao đâu.

- Tướng công, thiếp nghe theo chàng.

Trần Viên Viên ưm một tiếng, sau đó nằm xuống tấm thảm lông cừu mềm mại. Vương Phác tựa khuỷu tay xuống giường, lại đưa tay khẽ vuốt ve lúm đồng tiền xinh xinh trên má Trần Viên Viên, nồng nàn nhìn nàng đăm dăm. Trần Viên Viên cũng âu yếm nhìn Vương Phác, Vương Phác áp thân thể cường tráng của mình lên thân hình mềm mại của nàng...

Cung Càn Thanh ở Tử Cấm Thành.

Hoàng đế Sùng Trinh là một người cuồng công việc hiếm thấy, chỉ cần tấu chương của quan viên các nơi, cho dù không có gì rõ ràng cụ thể, ông ta cũng muốn đích thân xem qua, tấu chương tới ngày nào, phúc đáp ngày đó, tuyệt đối không để sang ngày hôm sau. Lúc này hoàng đế Sùng Trinh mới vừa vừa phê xong một bản tấu, đang chuẩn bị đi ngủ, thì đường báo của Tuần phủ Thiểm Tây Trần Thuần Đức, vượt tám trăm dặm khẩn cấp trình lên trên ngự án của hoàng đế Sùng Trinh.

Nếu như là tấu chương thông thường, vì lo cho long thể của hoàng đế Sùng Trinh, đôi khi Vương Thừa Ân còn có thể giữ lại cho hoàng đế đọc sau, nhưng đường báo khẩn từ tám trăm dặm đâu phải chuyện chơi? Chỉ có tin tức về dị tộc đưa quân xâm lấn, dân chúng tiến hành làm phản với quy mô lớn, hoặc là phiên vương khởi binh làm chuyện đại nghịch bất đạo, thì mới có tư cách để báo khẩn về từ tám trăm dặm, mà chuyện quan trọng như vậy, có ăn gan trời cũng không ai dám tạm thời giữ lại?

Với tâm trạng căng thẳng, Hoàng đế Sùng Trinh vội vàng mở đường báo của Trần Thuần Đức ra, sau khi gấp gáp đọc xong, liền giận tím mặt, gầm lên:

- Phó Tông Long vô năng! Phó Tông Long hại nước! Phó Tông Long đáng chết!

Dứt lời, hoàng đế Sùng Trinh liền ném đường báo xuống đất.

Vương Thừa Ân lặng lẽ bước tới nhặt đường báo lên, vội vã đọc lướt qua, lập tức biến sắc, cũng không dám nói gì, chỉ có thể cẩn thận đặt lại đường báo lên ngự án.

Hoàng đế Sùng Trinh đi tới đi lui thật nhanh trong đại điện, nỗi tức giận vẫn chưa tan:

- Trẫm giao đại sự Thiểm Tây cho hắn, đem Thiểm Tây tam biên quan hệ đến an nguy của Đại Minh giao cho hắn, là hy vọng hắn có thể ổn định tình thế, trấn an dân chúng, thay trẫm làm yên lòng bá tánh Thiểm Tây, thay trẫm trấn giữ cửa ngõ tây bắc của Đại Minh, nhưng kết quả thế nào?

Vừa nói hoàng đế Sùng Trinh lại bắt đầu gầm lên:

- Kết quả là hắn nhậm chức chưa tới hai tháng, đã làm cho Thiểm Tây tam biên trở thành tối tăm hỗn loạn, dân chúng lầm than, dân chúng các phủ Duyên An, Tây An, Bình Lương dồn dập nổi loạn, Phó Tông Long không xứng đối với kỳ vọng của trẫm dành cho hắn, hắn nhất định phải chịu trách nhiệm về cuộc nổi loạn Thiểm Tây!

- Vạn tuế gia.

Vương Thừa Ân cẩn thận lựa lời khuyên nhủ:

- Phó Tông Long vô năng, hẳn là phải chịu trách nhiệm về cuộc nổi loạn Thiểm Tây, vạn tuế gia có thể lập tức phái Cẩm y vệ bắt hắn về kinh hỏi tội, nhưng không thể không coi trọng cuộc nổi loạn ở Thiểm Tây, phải phái người tài giỏi và đắc lực đến đàn áp ngay.

- Nhưng phái ai đi đây?

Hoàng đế Sùng Trinh buồn bã nói:

- Cả triều văn võ cũng không ai có thể gánh nổi nhiệm vụ nặng nề này, đáng tiếc là Đại Minh mênh mông, dân chúng đông đúc, lại không có được một bề tôi có thể trợ giúp cho trẫm. Ài! Nếu có được một, hai Hồng Thừa Trù nữa thì tốt biết mấy, trẫm cũng không đến nỗi lo cái này, mất cái khác, yên đằng đông thì lại rối đằng tây...

Vương Thừa Ân nhỏ giọng nói:

- Vạn tuế gia, muốn chọn người đàn áp cuộc nổi loạn ở Thiểm Tây, thật ra thì có một người.

- Hả?

Hoàng đế Sùng Trinh hỏi;

- Đó là ai?

Vương Thừa Ân nhắc:

- Trước mặt không phải là Phò mã gia còn đang ở Đại Đồng sao? Sao Vạn tuế gia không ra ý chỉ, phong cho Phò mã gia tạm nhận hàm tổng binh Đại Đồng, chỉ huy quân quân Đại Đồng trấn áp cuộc nổi loạn Thiểm Tây, với tài cần binh thiện chiến của Phò mã gia, nô tỳ cho rằng sẽ khống chế được cuộc nổi loạn Thiểm Tây trong thời gian ngắn nhất.

- Ngươi muốn nói đến Vương Phác?

Đôi mày của hoàng đế Sùng Trinh liền chau lại, lẽ ra Vương Phác đã phải trở về kinh cách đây nửa tháng, nhưng hắn lần lữa cho đến bây giờ vẫn không nhúc nhích, Tri phủ Đại Đồng Ngụy Đại Bản dâng tấu chương, nói Vương Phác thỉnh thoảng nhiễm phong hàn, đi lại không tốt, trước mắt không thể trở về, nhưng Sùng Trinh không tin, ông cảm thấy Vương Phác cố ý kéo dài, không chịu về kinh.

Hoàng đế Sùng Trinh không thể không suy nghĩ, tại sao Vương Phác không chịu trở về kinh? Rốt cuộc trong lòng hắn nghĩ cái gì?

- Vạn tuế gia, trước mắt cũng chỉ có Phò mã gia mới có thể trấn áp được cục diện ở Thiểm Tây.

Vương Thừa Ân nói như vậy cũng bởi vì nhận được lượng lớn tiền hối lộ của Vương Phác, càng không có ý dịnhd nói giùm cho Vương Phác, ông ta chỉ nói một cách thật lòng, hơn nữa còn đứng ở lập trường của hoàng đế Sùng Trinh mà suy nghĩ.

Thật lòng, hoàng đế Sùng Trinh không muốn để cho Vương Phác cầm quân ở trấn Đại Đồng.

Nhưng cuộc nổi loạn ở Thiểm Tây ngày càng nghiêm trọng, Trần Thuần Đức đã nói tất cả trong đường báo khẩn tám trăm dặm, nếu như triều đình không mau chóng phái binh tài tướng giỏi đến trấn áp, tình hình tỉnh Thiểm Tây rất có thể không còn kiểm soát được nữa, càng làm cho hoàng đế Sùng Trinh lo lắng là một khi không kiểm soát được Thiểm Tây, tỉnh Sơn Tây ở lân cận chắc chắn cũng không thể nào may mắn thoát khỏi.

Nếu như không còn kiểm soát được tình hình ở Sơn Tây, Thiểm Tây, hơn nữa Hà Nam đã bị Lý Tự Thành chiếm cứ, đại quân Lưu tặc có được địa bàn ba tỉnh, phạm vi thế lực sẽ được khuếch trương đến mức cao nhất, sự thống trị của Đại Minh ở phía bắc Trường giang có thể sụp đổ một cách nguy hiểm, bởi vì cái gọi là “Giữa hai cái tệ, phải chọn cái ít tệ hơn" (1), hoàng đế Sùng Trinh đành phải tạm thời gác qua một bên nghi kỵ đối với Vương Phác, để hắn dùng thân phận Phò mã Đô úy, tạm thời tiếp nhận hàm tổng binh Đại Đồng.

- Được rồi.

Sùng Trinh thở dài, nói với Vương Thừa Ân:

- Khanh lập tức tới Ty Lễ giám thảo chiếu chỉ, sai Vương Phác lấy địa vị Phò mã Đô úy, tạm thời nhận hàm tổng binh Đại Đồng, dẫn quân trấn áp cuộc nổi loạn ở Thiểm Tây.

- Nô tỳ tuân chỉ.

Vương Thừa Ân đáp ứng, lĩnh chỉ rời đi.

(1) Lưỡng hại tương quyền thủ kỳ khinh: có nghĩa đứng trước hai cái hại, sẽ chọn cái hại ít hơn.